Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn cho học sinh Trung học Phổ thông

.1.1 Khái niệm động lực và động lực học tập

1.1.1.1. Khái niệm động lực

 Có rất nhiều định nghĩa về động lực song chúng ta có thể khái quát lại: Động lực (motivation):

• Là lực thúc đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa thỏa mãn.

• Là yếu tố giúp con người đi đến hành động hay lựa chọn.

• Là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường sự nỗ lực để đạt được mục đích hay kết quả cụ thể

• Là niềm hy vọng hay một sức mạnh khác giúp khởi đầu một hành động với nỗ lực tạo ra một kết quả cụ thể nào đó.

Tóm lại: Động lực bao gồm tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu.

1.1.1.2 Động lực học tập

• Là sự khát khao và tự nguyện của người học tập đểnỗ lực hướng tới mục tiêu của bản thân.

• Là những nhân tố bên trong kích thích con người tíchcực học tập trong điều kiện cho phép để đạt kết quả cao.

• Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê học tập nhằm đạt được mục tiêu của gia đình, nhà trường cũng như bản thân người học tập.

1.1.2. So sánh khái niệm động lực và động cơ

Nhiều người cứ băn khoăn đây là hai khái niệm gần nghĩa nhau cùng nghĩa hay khác nghĩa có thể thay thế cho nhau được hay không. Trong tiếng Anh: motive (động cơ, duyên cớ, lí do), Motivation (cố gắng, động lực, gắng sức). Trên thực tế có thể hiểu động cơ là lý do tại sao chúng ta muốn làm một việc nào đó, còn động lực nằm ngoài cả lý do mà bạn muốn làm, thôi thúc bạn làm, động cơ là cụ thể, còn động lực là tổng quát (khó hình dung, không thể cảm nhận ngay). Động cơ là cần đến sức mạnh, năng lượng hay tác động ngoại vi trong khi động lực tồn tại từ bên trong, do sức mạnh hay năng lượng nội tại tạo ra mà sức mạnh đó bao gồm cả sự tác động của các yếu tố ngoại vi đã được chuyển hóa thành nội tại. Nếu động cơ là thích, muốn thì động lực là đam mê, cần phải. Nói cách khác, động cơ và động lực có quan hệ mật thiết, ở một góc độ nào đó động cơ là một phần của động lực, nhưng trước đây các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm động cơ thay thế cho động lực.

 Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Động cơ “Cái có tác dụng chi phối, thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động”còn động lực là “Cái thúc đẩy làm cho phát triển”

Do vậy, dù có thể có một vài sự phân biệt giữa động cơ và động lực trong những trường hợp cụ thể nhưng trên thực tế chúng ta thường dùng hai khái niệm thay thế cho nhau. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi cũng thống nhất hiểu khái niệm này thống nhất và thay thế cho nhau.

 

docx49 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi
- Đánh giá được khả năng và kết quả của các đội thi
- Tham gia dẫn chương trình cùng giáo viên.
5. Nhiệm vụ của giáo viên
- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức học sinh tham gia các phần thi, đánh giá.
- Quan sát, đánh giá các sản phẩm của học sinh.
- Tổng kết, trao giải, rút kinh nghiệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
6. Tiến trình cuộc thi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- Học sinh biểu diễn văn nghệ
- HS dẫn chương trình
1. Khai mạc cuộc thi
- Văn nghệ: Bài hát Tiếng Việt – Thơ Lưu Quang Vũ - Nhạc Nguyễn Lê Tâm
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu thành viên ban giám khảo và thư kí, giới thiệu nội dung chương trình
- HS dẫn chương trình giới thiệu luật thi
- Các đội thi thực hiện phần thi của đội mình
 BGK theo dõi và đánh giá cho điểm
- HS dẫn chương trình công bố kết quả của các đội thi
- HS dẫn chương trình giới thiệu luật thi
- Các đội thi thực hiện phần thi của đội mình
 BGK theo dõi và đánh giá cho điểm
- HS dẫn chương trình công bố kết quả của các đội thi 
- HS dẫn chương trình giới thiệu luật thi
- Các đội thi thực hiện phần thi của đội mình
 BGK theo dõi và đánh giá cho điểm
- HS dẫn chương trình công bố kết quả của các đội thi 
- HS dẫn chương trình điều hành trò chơi dành cho khán giả, tặng quà cho khán giả
- HS dẫn chương trình giới thiệu luật thi
- Các đội thi thực hiện phần thi của đội mình
 BGK theo dõi và đánh giá cho điểm
- HS dẫn chương trình công bố kết quả của các đội thi 
- HS dẫn chương trình giới thiệu luật thi
- Các đội thi thực hiện phần thi của đội mình
 BGK theo dõi và đánh giá cho điểm
- HS dẫn chương trình công bố kết quả của các đội thi
- HS dẫn chương trình giới thiệu luật thi
- Các đội thi thực hiện phần thi của đội mình
 BGK theo dõi và đánh giá cho điểm
- HS dẫn chương trình công bố kết quả của các đội thi 
- 
- HS dẫn chương trình giới thiệu luật thi
- Các đội thi thực hiện phần thi của đội mình
 BGK theo dõi và đánh giá cho điểm
- HS dẫn chương trình công bố kết quả của các đội thi 
- HS dẫn chương trình giới thiệu luật thi
- Các đội thi thực hiện phần thi của đội mình
 BGK theo dõi và đánh giá cho điểm
- HS dẫn chương trình công bố kết quả của các đội thi 
- HS dẫn chương trình giới thiệu luật thi
- Các đội thi thực hiện phần thi của đội mình
 BGK theo dõi và đánh giá cho điểm
- HS dẫn chương trình công bố kết quả của các đội thi 
- HS biểu diễn văn nghệ; Ban giám khảo và thư kí tổng kết điểm; Học sinh (là khán giả) bình chọn đội thi ấn tượng nhất theo phiếu bình chọn(đã phát từ đầu buổi)
- HS dẫn chương trình công bố kết quả
Đại diện ban tổ chức trao giải
- Ban tổ chức rút kinh nghiệm sau cuộc thi
2. Các phần thi
2.1. Phần thi chào hỏi
a) Luật thi- Nội dung: Đội chơi giới thiệu thành phần tham gia, ý nghĩa đội chơi mang tên
- Hình thức: Có thể giới thiệu bằng nhiều hình thức khác nhau như: kịch, hát, hò, vè
- Thời gian: 3- 5 phút
- Thang điểm cho mỗi đội là:10
b) Các đội trình bày phần thi
- Màn chào hỏi của đội Nhân học
- Màn chào hỏi củađội Nhân văn
c) Công bố kết quả phần thi chào hỏi
2.2. Phần thi hùng biện
a) Luật thi
- Nội dung: 
- Hình thức: Mỗi đội cử một đại diện bốc thăm chủ đề hùng biện kết hợp trình chiếu PP
- Thời gian hùng biện: 5-7 phút
- Thang điểm: 10
b) Các đội trình bày phần thi
- Bài hùng biện của đội Nhân học: Văn học là gì? 
- Bài hùng biện của đội Nhân văn: Học Văn để làm gì?
c) Công bố kết quả phần thi hùng biện
2.3. Ai giỏi Văn hơn - Phần thi trả lời nhanh các gói câu hỏi
a) Luật thi
- Nội dung : Thi trả lời câu hỏi về Văn học gồm các kiến thức lí luận văn học, lịch sử văn học, tác giả, tác phẩm, vận dụng Văn học, tiếng Việt, làm văn 
- Hình thức: 03 gói
+ Hai đội cùng trả lời câu hỏi vào bảng.
+ Mỗi đội có 2 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 2 điểm. Nếu đội chơi chính không trả lời được hoặc sai trong vòng 10s thì đội chơi còn lại sẽ giành được quyền trả lời, trả lời đúng sẽ được cộng tương ứng 2 điểm, nếu sai đội bạn bị trừ 1 điểm.
+ Đội nào bấm chuông nhanh hơn sẽ được trả lời, nếu sai đội bạn được trả lời lại.
 - Thời gian – thang điểm: 
b) Các đội trình bày phần thi
- Đội Nhân học trả lời nhanh gói câu hỏi vừa lựa chọn
- Đội Nhân văn trả lời nhanh gói câu hỏi vừa lựa chọn
c) Công bố kết quả phần thi thuyết trình của các đội.
2.4. Phần thi bình thơ
a) Luật thi
- Nội dung: 
 - Hình thức: Mỗi đội cử một đại diện bốc thăm chủ đề 
- Thời gian bình thơ: 5 phút
- Thang điểm: 10
b) Các đội trình bày phần thi
- Văn bản của đội Nhân học: 
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần .
Tôi sung sướng . Nhưng vội vàng một nửa.
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” (Vội vàng- Xuân Diệu) 
 - Văn bản của đội Nhân văn: 
“Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.” ( Tôi yêu em – A. Pu s kin)
c) Công bố kết quả phần thi bình thơ
2.5 Trò chơi dành cho khán giả
- Trò chơi dành cho khán giả: Bạn là người thông thái (trả lời các câu hỏi kiến thức về Ngữ văn)
- Ai trả lời đúng được một phần quà
2.6 Làm thế nào để giỏi Văn
a) Luật thi
- Nội dung: Thống kê các khối thi và ngành thi có môn Văn 
Thống kê các cách để học giỏi Văn
- Hình thức: cùng viết ra giấy A0 
- Thời gian diễn xướng: 5 -6 phút 
- Thang điểm: Đội nào nhiều hơn thắng được 10 điểm
Đội ít hơn thua 8 điểm
b) Các đội trình bày phần thi của mình
c) Công bố kết quả của các đội
2.7Trải nghiệm tình huống
a) Luật thi
Mỗi đội cử một đại diện bốc thăm chủ đề và diễn xuất giải quyết tình huống.
Tình huống 1:Em học giỏi Văn và các môn xã hội muốn thi đại học. Nhưng bố mẹ bảo đại học khối C khó xin việc nên chỉ cần tốt nghiệp rồi đi xuất khẩu lao độngđể nhanh giàu
Tình huống 2:Em rất yêu thích môn và thích học Văn. Bạn em lại bảo học Văn chán chết, học chẳng để làm gì chỉ trên sách vở.
- Thời gian diễn xướng 10 phút
- Thang điểm: 10
b) Các đội trình bày phần thi của mình
- Đội Nhân văn tình huống 1 
 - Đội Nhân học tình huống 2 
c) Công bố kết quả của các đội
2.8. Thách đố của 2 đội
a) Luật thi Mỗi đội đưa ra 2 câu đó, 2 bức tranh liên quan đến Văn học đố đội bạn
 - Thời gian thể hiện 2 phút
- Thang điểm: 5 đ/ 1 câu hỏi và câu trả lời đúng.
b) Các đội trình bày phần thi của mình
- Đội Nhân văn 
 - Đội Nhân học 
c) Công bố kết quả của các đội
2.9.Sáng tác và diễn xướngVăn học
a) Luật thi
- Nội dung: sáng tác văn học thể loại tự chọn 
- Hình thức: ngâm một bài thơ hoặc hát một bài hát phổ thơ
- Thời gian diễn xướng: 5 -6 phút 
- Thang điểm: 10.
b) Các đội trình bày phần thi của mình
- Đội Nhân văn 
- Đội Nhân học 
c) Công bố kết quả phần thi sáng tác và diễn xướng của các đội
2.10: Bài tập về nhà 
 Tạo lập một số văn bản vềchủ đề Văn học bằng nhiều phương thức biểu đạt và hình thức khác: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
2.11. Tổng kết và trao giải:
- Văn nghệ: Tiết mục Em đi chùa Hương phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp
- Công bố kết quả chung cuộc; trao giải Nhất, Nhì và các giải phụ, chụp ảnh lưu niệm
- Rút kinh nghiệm về cuộc thi (tiến hành sau buổi thi)
 Giáo án trình chiếu Powerpoint (phụ lục 10)
	4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, giáo viên thăm dò ý kiến và kết quả đạt được như sau: (phiếu đánh giá ở phụ lục 11)
Đánh giá chất lượng giờ dạy học qua bài kiểm tra TNKQở 4 lớp thực nghiệm và đối chứng cụ thể:
Bảng 3.1. Hứng thú của học sinh khi giáo viên áp dụng các giải pháp tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn cho học sinh THPT.
Lớp
Sĩ số
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Không thích
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
11 C1
41
30
73%
6
14.63%
4
9.76%
1
2.44%
11C3
38
32
84%
3
7.89%
2
5.26%
1
2.63%
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra thường xuyên của lớp thực nghiệm
Lớp
Sĩ số
>,= 8 điểm
6.5 -8 điểm
5 -6.5 điểm
< 5 điểm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
11C1
41
20
49%
14
34.15%
6
14.63%
1
2.44%
11C3
38
19
50%
15
39.47%
3
7.89%
1
2.63%
Bảng 3.3. Kết quả bài kiểm tra thường xuyên của lớp đối chứng
Lớp
Sĩ số
>,= 8 điểm
6.5 -8 điểm
5 -6.5 điểm
< 5 điểm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
11A1
40
10
25%
12
30.00%
14
35.00%
4
10.00%
11A3
39
8
21%
11
28.21%
13
33.33%
7
17.95%
Bảng 3.4. Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm XiTB
Lớp
Sĩ số
Phương án
Điểm XiTB
>,= 8 điểm
6.5 -8 điểm
5 -6.5 điểm
< 5 điểm
Phân phối kết quả kiểm tra
11TN
79
TN
39
29
9
2
11ĐC
79
ĐC
18
23
27
11
% học sinh đạt điểm XiTB
11TN
79
TN
49%
37%
11%
3%
11ĐC
79
ĐC
23%
29%
34%
14%
Phân tích kết quả thực nghiệm
Về phía học sinh: Qua số liệu thống kê tại một số lớp cụ thể, với việc áp dụng phương pháp như trên, tôi nhận thấy học sinh vô cùng hứng thú trước hình thức dạy học mới, hiện đại, tạo môi trường cho học sinh được làm chủ trong việc hình thành kiến thức - kĩ năng, xây dựng thái độ tích cực và những năng lực - phẩm chất cần có cho bản thân, kết quả bài kiểm tra cho thấy nhóm % học sinh đạt trung bình đến khá; giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.Tỷ lệ % học sinh đạt mức yếu kém của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng...Với những lớp không áp dụng phương pháp của đề tài, giờ học uể oải, hiệu quả thấp.
Về phía giáo viên
Phần lớn các giáo viên áp dụng phương pháp này đều thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn.
Như vậy, qua kết quả trên cho thấy việc áp dụng các giải pháp trên sẽ tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn cho học sinh từ đó phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, năng lực của học sinh trong học tập. Đặc biệt là phát huy được khả năng tự học, độc lập suy nghĩ, tự khám phá và sáng tạo của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức – kĩ năng để giải quyết vấn đề của thực tiễn. ..Với những kết quả đó, chúng tôi có thể khẳng định rằng hoạt động giáo dục chú trọng vào việc nâng cao động lực học tập môn Ngữ văn của học sinh sẽ thực sự góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, nâng cao chất lượng dạy học cũng như tạo được hứng thú và niềm đam mê đối với bộ môn Ngữ văn cho học sinh ở trường THPT nói riêng và với Văn học trong đời sống nói chung.
Ở phần này đã đưa ra cách thức đánh giá HS sau khi thực nghiệm và kết quả thực nghiệm dạy học áp dụng các giải pháp nâng cao động lực học tập môn Ngữ văn tại trường THPT nơi tôi công tác với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhằm chứng minh tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Thông qua các biểu hiện của động lực học tập: Trước khi thực nghiệm sư phạm, hầu hết HS trong lớp thụ động, không thực sự hào hứng học tập, chỉ ghi chép theo những gì thầy cô giảng trên lớp, không tích cực phát biểu, chỉ những HS khá, giỏi hào hứng, chú ý học và phát biểu. Đa số các biểu hiện tự học đều có được nhờ kinh nghiệm tích luỹ của bản thân. Nhưng sau khi thực nghiệm dạy học dụng các giải pháp nâng cao động lực học tập môn Ngữ văn tinh thần học tập của HS rất hào hứng, tích cực hoạt động và phát biểu, hầu như nắm được bài. Tuy nhiên mỗi phương pháp, biện pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là chúng ta biết lựa chọn, kết hợp với nhau để có hiệu quả tốt nhất.
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN 
1. Quá trình nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các bước: Lý do chọn đề tài; Đối tượng nghiên cứu của đề tài; Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục tăng cường động lực học môn Ngữ văn cho học sinh trên địa bàn công tác; Tìm kiếm tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài; Cung cấp tư liệu để học sinh nghiên cứu; Thực nghiệm sư phạm ở lớp thực nghiệm; Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài... Và tôi thấy việc áp dụng các giải pháp nâng cao động lực học tập môn Ngữ văn sẽ mở những cơ hội học tập linh hoạt, tích cực, hiệu quả cho người học. Ứng dụng các giải pháp nâng cao động lực học tập môn Ngữ văn sẽ giúp HS được trải nghiệm phong phú những hình thức học tập khác nhau, tăng hứng thú và phát triển được năng lực đọc hiểu; đồng thời, đòi hỏi người dạy cũng cần “toàn năng” hơn để tận dụng tối đa các hình thức, các phương tiện, kĩ thuật vào DH. 
2. Kết quả nghiên cứu:
2.1. Tính mới của đề tài
Đề tài đã đưa ra được những các giải pháp nâng cao động lực học tập môn Ngữ văn mang tính mới mẻ, sáng tạo. Các giải pháp đưa ra đã được triển khai, kiểm nghiệm trong hai năm học vừa qua, mang lại sự phấn khởi, hứng thú cho giáo viên và học sinh. Đề tài không chỉ giúp cho học sinh có động lực học tập môn Ngữ văn, nắm vững kiến thức Ngữ văn mà cả thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành các phẩm chất năng lực cần thiết và tốt đẹp. Đề tài đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử theo yêu cầu phát triển năng lực của Bộ giáo dục và đào tạo đề ra. Vận dụng đề tài vào thực tiễn dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn những tài liệu cũ, cách làm cũ.
2.2. Tính khoa học
Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học bộ môn, quan điểm tư tưởng. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng quy định. Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng quy chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo, có tính thuyết phục cao.
2.3. Tính hiệu quả
Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Hai năm qua tôi và các đồng nghiệp đã thể nghiệm phương pháp dạy học này và hiệu quả dạy học được nâng lên rõ rệt. Qua việc thiết kế, thực hiện thử nghiệm các giải pháp tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn cho học sinh THPT nhằm phát triển NLTH của HS, chúng tôi kết luận đây là những hoạt động giáo dục hiệu quả, góp phần bồi dưỡng tình yêu Văn học, sử dụng tốt ngôn ngữ vào cuộc sống và nâng cao khả năng tự học, hiệu quả học tập môn Ngữ văn của người học. Tự học là yêu cầu bắt buộc của thời đại, là hành trang mà bất cứ ai cũng phải chuẩn bị trong xã hội hiện đại. Những lợi ích của việc dạy học theo hình thức này là rất lớn đối với cả người học, người dạy và nhà trường. Về phía người học: Tăng sự chuyên cần, tự tin và cải thiện đáng kể thái độ học tập, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện những điểm mạnh của bản thân và phát triển những kĩ năng tư duy bậc cao, những kĩ năng thế kỉ XXI quan trọng và cần thiết cho công việc và cuộc sống ngoài đời của học sinh. Về phía người dạy: Dạy học chú trọng tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác giữa các đồng nghiệp cũng như cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Giáo viên cảm thấy yêu nghề hơn khi xây dựng một đề tài mang tính hiệu quả cao và làm cho học sinh của mình thích thú, đam mê hơn với bộ môn Ngữ văn. Thúc đẩy phong trào mỗi giáo viên là tấm gương tự học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Dựa trên thực tiễn nghiên cứu tại địa bàn huyện tôi công tác, để có điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất ở trên một cách có hiệu quả tối ưu xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:
1. Với các cấp quản lí giáo dục
 	Sở Giáo dục và Đào tạo nên định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng thêm về tâm lí lứa tuổi, tâm lí hành vi bên cạnh các lớp hướng nghiệp theo môn học liên quan và nghiệp vụ, kỹ năng về đổi mới PPDH dưới hình thức các chuyên đề cụ thể cho GV của các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
2. Đối với các trường trung học phổ thông
Chú trọn hơn các hoạt động tăng cường động lực học tập, thực hiện tốt định hướng giáo dục toàn diện trong đó chú trọng nhân cách người học. Đồng thời, đầu tư trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và học sinh ứng dụng các mô hình đổi mới PPDH một cách hiệu quả.
3. Đối với giáo viên
Mỗi thầy, cô giáo cần tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng để có kiến thức sâu rộng về bộ môn, về tâm lí học, cần hiểu được đặc tính của từng đối tượng học tập để phát hiện ra ưu điểm cũng như hạn chế của học sinh, trên cơ sở đó, kịp thời điều chỉnh để tăng thêm động lực học tập cho học sinh. Mặt khác, người dạy cũng cần cập nhật thường xuyên những yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT trong việc đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá bộ môn qua các phương tiện thông tin đại chúng để giờ học trở nên thiết thực hơn, các GV cần xây dựng nền tảng CNTT và triển khai bồi dưỡng, nâng cao trình độ. 
Các giải pháp tăng cường động lực học tập có thể áp dụng ở bất kỳ môi trường học tập nào và bất cú bài nào trong chương trình Ngữ văn phổ thông vì vậy nên tích cực áp dụng, triển khai.
4. Đối với học sinh
 HS có ý thức tạo, duy trì và tăng cường động lực học tập cho chính mình tích cực chủ động hợp tác, thực hiện tốt không chỉ ở trường học mà cả ở mọi nơi mọi lúc. Đồng thời nên chia sẻ các mục tiêu, ước mơ của mình với thầy cô, cha mẹ, bạn bè để có thêm sự đồng hành hỗ trợ, khích lệ động viên kịp thời, hiệu quả. Từ đó tăng niềm say mê đối với văn chương; tích cực, chủ động học tập môn ngữ văn và đưa những giá trị của môn Ngữ văn vào cuộc sống. 
 Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), CT THPT, môn Ngữ văn.
Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 (cơ bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Cảnh Toàn- Nguyễn Kỳ- Vũ Văn Tảo- Bùi Tường(2001). Quá trình dạy - tự học. NXB Giáo dục.
Lê Thị Phượng- Bùi Phương Anh(2017), Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. Tạp chí Quản lí giáo dục, số 10, tr1-8.
Nguyễn Thanh Thuỷ (2016),Hình thành kĩ năng tự học cho sinh viên- Nhu cầu thiết yếu trong đào tạo ngành Sư phạm, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Đồng Nai, số 03,tr10-16.
TS. Dương Thị Kim Oanh (2013) Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập- Tạp chí khoa học đại học sư phạm TP.HCM số 48.
 TS. Nguyễn Thơ Sinh(2013)Từ điển bách khoa Tâm lý giáo dục học, NXB Giáo dục Việt Nam - Hà Nội do GS. Phạm Minh Hạc chủ biên - mục con từĐộng lực, tr 253.
 J Piajet(1996) Tâm lý học, NXB giáo dục - Hà Nội, tr 26
MoniqueBoeKaerts (2001) Động cơ học tập sách của Học viện giáo dục quốc tế (IAE),.
Stephen R. Covey (1997) “Bảy thói quen để thành đạt” những bài học bổ ích về biến đổi cá nhân, NXB Thống kê Hà Nội.
Nguyễn Thanh Thuỷ(2016). Hình thành kĩ năng tự học cho sinh viên- Nhu cầu thiết yếu trong đào tạo ngành Sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Đồng Nai, số 03,tr10-16.
 Thái Thị Phương Chi (2019), SKKN “Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo”
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
2
4. Đối tượng, phạm vi, địa bàn khảo sát:
2
5. Phương pháp nghiên cứu:
2
6. Đóng góp mới của đề tài
2
7. Cấu trúc của đề tài
3
PHẦN II: NỘI DUNG
4
I. CƠ SỞ KHOA HỌC	
4
1. Cơ sở lí luận
4
2. Cơ sở thực tiễn
13
II. ĐỀ XUẤT MỘT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỘNG LỰC HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THPT
17
1. Tạo động lực thông qua việc giáo dục nhân cách, vun đắp ước mơ, mục đích học tập và định hướng nghề nghiệp
17
2. Tạo động lực bằng cách hướng dẫn học sinh có những phương pháp học tập môn Ngữ văn hiệu quả.
23
3. Tạo động lực thông qua các hoạt động đưa Văn học vào thực tiễn cuộc sống
26
4. Tạo động lực thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với Văn học
27
5. Tạo động lực từ người giáo viên truyền cảm hứng và những giờ học hứng thú.
29
6. Tạo động lực thông qua các hoạt động liên quan đến văn học
29
7. Tạo môi trường học môn Văn
30
8. Đổi mới sáng tạo trong kiểm tra đánh giá
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
31
1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm sư phạm
31
NỘI DUNG
2. Đối tượng, thời gian, quy trình thực nghiệm:
31
3. Thiết kế kế hoạch dạy học thực nghiệm	
32
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
41
PHẦN III: KẾT LUẬN
44
I. KẾT LUẬN 
44
1.Quá trình nghiên cứu
44
2. Kết quả nghiên cứu
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
45
1. Với các cấp quản lí giáo dục
45
2. Đối với các trường trung học phổ thông
45
3. Đối với giáo viên
45
4. Đối với học sinh
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
47

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tang_cuong_dong_luc_h.docx
Sáng Kiến Liên Quan