Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của trường thpt lê hồng phong trong quá trình thực hiện nghị quyết của đại hội lần thứ xi và thục hiện nghị quyết số 29-NQ/TW
I .Tình hình và nguyên nhân
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII và các chủ trương của
Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã
đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cụ thể là: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn
chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được
cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hoá. Số lượng học sinh, sinh viên tăng
nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo
dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát
triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân
sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã
hội hoá giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập
góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội.
Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định.
Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010. Cơ hội tiếp
cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các
đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào
tạo
Chí Minh, về truyền thống yêu nước và cách mạng của dân tộc ta. Chăm lo củng cố tổ chức và phát huy vai trò hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường (Công đòan, Đòan thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên) để các đoàn thể này cùng với ban lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác tập hợp, đoàn kết, giáo dục đoàn viên, hội viên nâng cao giác ngộ về lý tưởng cách mạng, rèn luyện đạo đức và lối sống lành mạnh; tích cực tham gia các phong trào dạy tốt, học tốt; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng trường lớp văn minh, sạch sẽ và các hoạt động xã hội ở từng địa phương. Lãnh đạo ngành giáo dục đào tạo kết hợp chặt chẽ với Ban tuyên giáo của cấp ủy tổ chức các lớp bồi dưỡng theo định kỳ (nghỉ hè và bồi dưỡng thường xuyên) về chính trị, nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý cho cấp ủy viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, cán bộ đoàn thể ở các trường. Cấp ủy thành phố tăng cường chất lượng hoạt động của các trung tâm bồi dưỡng chính trị; mở những lớp chuyên đề bồi dưỡng về Đảng đối với những người là đối tượng, cảm tình đảng, nâng cao trình độ lý luận và kinh nghiệm công tác cho các cấp ủy viên và đảng viên dự bị ở các chi bộ, nhà trường. Các chi bộ trường hàng năm có kế hoạch cho đội ngũ cán bộ quản lý; các cấp uỷ tham gia theo học lớp trung cấp chính trị. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp và ngành giáo dục dành thì giờ kiểm tra công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đòan thể các trường học, trực tiếp đối thoại với quần chúng, giải thích Người thực hiện: Võ Tá Tấn Trang: 16 đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và trả lời chất vấn của quần chúng khi có yêu cầu. Xây dựng chi bộ, đảng bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh. Các tổ chức đảng nhà nước cần sơ kết, rút kinh nghiệm về thực hiện các quy định số 97-QĐ/TW ngày 22-3-2004 của Ban bí thư Tung ưng Đảng về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp ; xây dựng bổ sung quy chế hoạt động; phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng đối với các hoạt động của nhà trường. Trong tình hình hiện nay, các tổ chức đảng trường học cần coi trọng lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tòan diện cho học sinh; lãnh đạo chuyên môn; kiểm tra giám sát việc thu chi tài chính, ngân sách của nhà trường theo đúng pháp luật; lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ; làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giử gìn an ninh trật tự trong nhà trường; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, phát huy quyền làm chủ của quần chúng; chống quan liêu, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác. Ở các trường dân lập, cấp ủy cấp trên trực tiếp cần kiểm tra số đảng viên hiện có; nếu có đủ 3 đảng viên chính thức trở lên thường xuyên làm việc tại trường thì sớm ra quyết định thành lập chi bộ, hướng dẫn hoạt động theo các quy định của điều lệ Đảng phù hợp với cơ chế quản lý trường dân lập. Đồng thời cần tổ chức các hội nghị đảng viên là giáo viên ở các trường công lập hoặc đảng viên nguyên là giáo viên đã về hưu nay đến trường dân lập dạy thêm để các đồng chí này tham gia ý kiến và đóng góp công sức vào việc xây dựng nhà trường vững mạnh, bảo đảm thực hiện tốt quan điểm đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong công tác đào tạo. Tăng cường và cải tiến sự chỉ đạo của các cấp ủy đối với công tác tổ đảng ở các trường học. Thành ủy có kế hoạch sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng ở các trường học ở tại phương mình trong thời gian qua, chủ yếu là từ khi có Nghị quyết Trung ương 3 (KhóaVII) về một số nhiệm vụ đổi mối và chỉnh đốn Đảng đến nay, đề ra kế hoạch chỉ đạo tăng cường công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng trường học đến năm 2020. Trong kế hoạch hành động sắp tới, cần xác định rõ mục tiêu phấn đấu từng năm và trọng điểm chỉ đạo đối với mỗi loại trường học có đặc điểm khác nhau. Nơi chưa có đảng viên và tổ chức đảng thì tập trung công tác chỉ đạo điều động cán bộ, đảng viên có chất lượng tăng cường cho Người thực hiện: Võ Tá Tấn Trang: 17 những nơi đó để vận động quần chúng, phát triển Đảng, tiến tới có tổ chức Đảng. Nơi đã có tổ chức Đảng thì tập trung công tác lãnh đạo, đổi mới phương thức hoạt động cuả cấp ủy, chi bộ; đồng thời thường xuyên quan tâm công tác phát triển Đảng, nhất là trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh ưu tú ở các trường học. Theo tinh thần đó, các chi bộ, đảng bộ trường học cần kiểm điểm tình hình công tác xây dựng Đảng ở các trường học trong thời kỳ qua; lập chương trình công tác xây dựng đảng ở các cơ sở từ nay đến năm 2020. Hàng năm, cấp ủy, chi bộ nhà trường sơ kết rút kinh nghiệm, bổ sung biện pháp phấn đấu đạt các mục tiêu đã đề ra. Các cơ quan có trách nhiệm cần nghiên cứu, bổ sung một số chế độ, chính sách đối với các trường như chính sách trợ cấp cho học sinh giỏi, con em các gia đình thưong binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia đình nghèo; chế độ phụ cấp cán bộ hoạt động công tác đảng, đòan thể; chế độ chỉ tiêu ngân sách nhà trường bao gồm chi cho các hoạt động của tổ chức đảng ở các trường. Thông qua sinh hoạt chi bộ, giúp cho mỗi đảng viên luôn luôn được rèn luyện và nâng cao về mọi mặt về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, có tình yêu nghề nghệip và lòng nhân ái đối với học sinh; đảng viên là giáo viên luôn phải làm “tấm gương” cho học sinh và quần chúng. Mỗi cán bộ đảng viên phải tự đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, đảng bộ, ghép mình vào khuôn khổ kỷ luật của Đảng. Thông qua sinh hoạt và bằng sinh hoạt chi bộ, không để một đảng viên nào đứng ra ngoài trách nhiệm quản lý của tổ chức, của tập thể. Đối với cấp ủy chi bộ phải quản lý chặt chẽ đảng viên thuộc chi bộ mình quản lý. Còn nếu đảng viên là hiệu trưởng nhà trường thì phải chịu trách nhiệm trước những biểu hiện vô kỷ luật, vô tổ chức của đảng viên thuộc trường mình quản lý. b. Nội dung sinh hoạt chi bộ theeo quy định 94-QĐ/TW ngày 23/03/2004 của Ban Bí thư. - Lựa chọn đúng vấn đề cần tập trung lãnh đạo để đưa ra sinh hoạt xuất phát từ nhiệm vụ cơ quan. + Vấn đề trọng tâm, trọng điểm nổi lên. + Tham gia giải quyết. Người thực hiện: Võ Tá Tấn Trang: 18 + Vấn đề nổi cộm cần giải quyết. - Dự thảo Nghị quyết phải ngắn gọn, cụ thể, sát tình hình nhiệm vụ. Trong dự thảo phải kiểm điểm đánh giá khách quan, toàn diện những việc làm được, chưa làm được, những tồn tại, nguyên nhân, trách nhiệm. - Quyết định thống nhất ngày sinh hoạt chi bộ hàng tháng (trừ đột xuất). - Chủ trì (chủ toạ) sinh hoạt là đồng chí Bí thư (phó bí thư hoặc chi uỷ viên được chi bộ phân công). Sinh hoạt Đảng phải đảm bảo 3 tính chất: Tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. - Sau phần thảo luận, phải kết luận các vấn đề một cách rõ ràng, tuỳ tính chất, nội dung, buổi sinh hoạt để tiến hành biểu quyết (giơ tay hoặc bỏ phiếu kín). - Chọn chuyên đề sinh hoạt chi bộ. Xuất phát từ tình hình đặc điểm của đơn vị mỗi quý hoặc 6 tháng chọn 1 chuyên đề. c. Nội dung cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt trong các chi bộ trường THPT ở Biên Hòa, Đồng Nai. Nghị quyết Trung ương đảng lần thứ V khóa VI nêu: “Mỗi loại hình chi bộ có nội dung và phương thức sinh hoạt cụ thể phù hợp với yêu cầu, tính chất, điều kiện công tác”. Thông thường hiện nay ở các chi bộ có 3 hình thức sinh hoạt sau: - Sinh hoạt học tập, triển khai Nghị quyết của Đảng cấp trên. - Sinh hoạt kiểm điểm công tác tháng trước và bàn công tác tháng sau. - Sinh hoạt theo chuyên đề, nhằm tập trung bàn, giải quyết một số vấn đề gì đó trong một thời gian nhất định. d. Nội dung sinh hoạt chi bộ thường tập trung vào 3 điểm sau: - Sinh hoạt để giúp cho đảng viên quán triệt đường lới, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ đó đề ra Nghị quyết, những quyết định về nhiệm vụ chính trị cho nhà trường. - Thực hiện dân chủ trong sinh hoạt đảng, thực hiện nghiêm túc tự phê bình, phê bình để khắc phục những quan điểm sai trái và bàn về công tác nội bộ của chi bộ. Người thực hiện: Võ Tá Tấn Trang: 19 - Thảo luận các vấn đề thời sự, chính sách, thông báo, thông tin những điều cần thiết đặc biệt là thông tin chuyên môn của ngành và thông tin kinh tế. Từ những nội dung cơ bản trên mỗi chi bộ cần vận dụng một cách thích hợp làm sao sinh hoạt chi bộ phải có nội dung chính trị tư tưởng, tổ chức thích hợp. các buổi sinh hoạt chi bộ, ngoài những buổi sinh hoạt học tập theo chương trình do Thành ủy quy định, hướng dẫn; còn những buổi sinh hoạt thường kỳ, đánh giá nhiệm vụ chính trị của đơn vị thì cần phải có kế họach cải tiến nội dung sinh hoạt, giảm bớt những công việc, sự vụ, tránh những cuộc tranh cãi có tính chất thành kiến cá nhân; nên dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu Nghị quyết, chỉ đạo cấp trên (Thành ủy, tỉnh ủy và của Trung ương cũng như những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục), những thông tin về chính trị, kinh tế xã hội của thành phố, tỉnh, trong nước và trên thế giới, nhằm giúp cho mọi đảng viên nắm bắt và thích ứng kịp thời với những biến động của tình hình mới. Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, phẩm chất đạo đức người thầy giáo từ đó mà nâng cao sức chiến đấu của chi bộ. Mặt khác sinh hoạt chi bộ có nhiều hình thức như đã nêu ở trên, từ tính phong phú đa dạng về hình thức sinh hoạt, nên các buổi sinh hoạt phải rõ ràng, cụ thể, thiết thực, phù hợp và thường xuyên được cải tiến, sẽ nâng cao được chất lượng sinh hoạt chi bộ. Tóm lại: Việc duy trì và giữ vững chế độ sinh hoạt của chi bộ hàng tháng, nó thể hiện tính Đảng và thể hiện tính nguyên tắc lãnh đạo tập thể của chi bộ đảng ở trường học. Đồng thời nó bảo đảm cho mỗi đảng viên thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình đối với Đảng. e. Tình hình, phương thức cải tiên và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bô các trường THPT ở Biên Hòa Đồng Nai. Từ chương trình công tác đảng cần phải xây dựng lịch sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt tổ đảng thống nhất với sinh hoạt của hội đồng giáo dục. Sinh hoạt chi bộ phải được Thường vụ Thành ủy và hiệu trưởng nhà trường thống nhất và coi đó là quy chế hoạt động của chi bộ, biện pháp này nhằm tạo sự chủ động, tự giác cho chi bộ, đồng thời loại trừ những lý do không chính đáng để bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc sinh hoạt chi bộ không đúng thời gian. Người thực hiện: Võ Tá Tấn Trang: 20 Trên cơ sở những yêu cầu và nguyên tắc đối với công tác giáo dục, tiếp tục xắp xếp lại tổ chức các tổ bộ môn, khối học sinh, văn phòng, quản sinh để từ đó kiện tòan tổ chức đảng cho phù hợp. Làm tốt công tác lựa chọn bầu cấp ủy và bí thư chi bộ. Bởi, sinh hoạt chi bộ có chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào cấp ủy, bí thư chi bộ. Cho nên việc lựa chọn và bầu được một tập thể cấp ủy mạnh là công việc quan trọng đầu tiên của chi bộ. Một tập thể cấp ủy mạnh là những ủy viên cấp ủy đoàn kết, thân ái, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lập trường chính trị vững vàng, có uy tín với quần chúng, nhiệt tình trong công tác đảng; có năng lực, nhạy cảm về chính trị, có khả năng phân tích và tổng hợp kịp thời, chính xác tình hình và rút ra được những quyết định đúng và có tính khả thi cao. Mỗi ủy viên cấp ủy và đặc biệt là bí thư chi bộ phải là người biết tập hợp, phát huy sức mạnh tập thể, tính chủ động sáng tạo của mỗi đảng viên thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, thông qua tổ chuyên môn, bộ phận mình phụ trách mà thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Ở trường THPT đội ngũ đảng viên hầu hết có trình độ chuyên môn đã tốt nghiệp đại học, cho nên cần phải lựa chọn chi ủy, đặc biệt là bí thư chi bộ có tiêu chuẩn tương đương với hiệu trưởng đặc biệt là trình độ chuyên môn cũng như trình độ chính trị theo quy định của đảng. Đồng thời phải tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, năng lực công tác cho bí thư và cấp ủy để họ có điều kiện thực hiện tốt vai trò lãnh đạo chi bộ. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và sự quản lý của Nhà nước, hơn nữa Biên Hòa là thàng phố có nhiều khu công nghiệp lớn, là địa phương có vốn đầu tư nước ngoài lớn, số lượng công nhân đông; tình hình an ninh rật tự phức tạp; là địa phương có nhiều dân theo đạo nên những nội dung được xác định trong các buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ, có những trường hợp chưa giải quyết sâu sắc và kịp thời yêu cầu bức thiết của cuộc sống, vì thế cần được bổ sung bằng sinh hoạt chuyên đề (mời các chuyên viên về báo cáo). f. Thực hiện tốt công tác phân công quản lý đảng viên kết hợp với việc sử lý kịp thời, nghiêm minh những đảng viên vi phạm sinh hoạt đảng nhằm tạo nề nấp, kỷ cương trong sinh hoạt đảng. Phân công công tác đảng viên: Người thực hiện: Võ Tá Tấn Trang: 21 Để tạo điều kiện cho đảng viên hòan thành tốt nhiệm vụ phải có sự phân công công tác cho mỗi đảng viên phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức, với năng lực, sở trường, sức khỏe của từng người. Mỗi đảng viên ngòai công tác chuyên môn theo sự phân công của chính quyền, của ngành thì đều phải làm công tác quần chúng, công tác xã hội theo sự phân công của xã hội. Không để cho đảng viên thoát ly thực tế, xa rời quần chúng. * Phân công công tác cho đảng viên có thể theo các nội dung sau: -Làm công tác vận động quần chúng. Nhận công tác trong tổ chức Đảng, chính quyền, công tác đoàn, hội. Tham gia các công átc đảng như: tổ trưởng đảng, tuyên giáo, theo dõi giúp đỡ đối tượng đảng *Công tác quản lý đảng viên. Việc quản lý đảng viên ở nơi công tác và nơi cư trú nhằm nắm chắc mọi hoạt động của từng đảng viên và cả đội ngũ đảng viên của chi bộ, nhằm phục vụ cho yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và tổ chức đảng, bảo vệ đảng về chính trị, ngăn ngừa những phần tử xấu chui vào hàng ngũ đảng, tạo điều kiện cho đảng viên nâng cao phẩm chất và năng lực. Công tác quản lý đảng viên tốt thì sẽ nắng và hiểu rõ từng đảng viên và đội ngũ đảng viên cả về quá khứ, hiện tại và triển vọng phát triển sau này. * Công tác quản lý đảng viên bao gồm: Quản lý về chính trị tư tưởng. Quản lý về năng lực công tác, trình độ chuyên môn. Quản lý về sinh hoạt gia đình và quan hệ xã hội. Công tác quản lý đội ngũ đảng viên: Quản lý về số lượng đảng viên (tăng, giảm , di chuyển). Quản lý cơ cấu đội ngũ (giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần, độ tuổi, tuổi đảng, trình độ). Quản lý về chất lượng đội ngũ đảng viên chủ yếu thông qua việc đánh giá chất lượng đội ngũ đảng viên hàng năm của Thường vụ thành ủy. Hiên nay và trong thời gian tiếp theo các chi bộ cần đổi mới việc đánh giá chất lượng đảng viên, phải đánh giá đúng thực trạng mặt mạnh, yếu của mỗi Người thực hiện: Võ Tá Tấn Trang: 22 đảng viên và cả chi bộ. Từ đó có biện pháp biểu dương những đảng viên ưu tú, giúp đỡ những đảng viên hạn chế về trình độ chuyên môn và có khao khăn gia đình tạo điều kiện cho đảng viên có việc làm và thu nhập chính đáng. Người thực hiện: Võ Tá Tấn Trang: 23 PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI VÀ KIẾN NGHỊ I. Một số giải pháp xây dựng Đảng: Gần ba mươi năm lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn vững vàng, thể hiện rõ bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học, kiên định chủ nghĩa Mác – lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới; xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Để xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: Một là, tăng cường xây dựng Đảng về chính trị. Tình hình mới đòi hỏi vừa phải kiên định đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ, hoặc chủ quan nóng vội, đổi mới vô nguyên tắc, vùa phải đổi mới tư duy, phát triển đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện xây dựng Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hai là, Tăng cường công tác tư tưởng, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển lý luận, làm sáng tỏ những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, nhất là vấn đề đảng cầm quyền; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ba là, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tập trung đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, “lợi ích nhóm”; phòng ngừa, loại trừ những biểu hiện “tự diễn biến”, tự chuyển hoá” từ trong nội bộ Đảng. Kiên quyết, kiên trì xây dựng một cơ chế phòng ngừa không thể tham nhũng; một cơ chế trừng trị, răn đe để không dám tham nhũng; một cơ chế bảo đảm để không có tham nhũng. Bốn là, xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, thẩm quyền, trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Năm là, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật. Thực hiện nghiêm túc Quy chế chất vấn trong Đảng. Sáu là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, cho Người thực hiện: Võ Tá Tấn Trang: 24 thôi giữ chức vụ, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác đối với những cán bộ tín nhiệm vụ thấp, không hoàn thành nhiệm vụ. Bảy là, đổi mới mạnh mẽ phương thức lảnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Đảng lãnh đạo nhưng không làm thay Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng; là người nối liền Đảng với quần chúng, trực tiếp truyền đạt đường lối chính sách của Đảng tới quần chúng và tổ chức thực hiện tốt các đường lối, chính sách đó; là nơi giáo dục, rèn luyện, xây dựng, sàng lọc đội ngũ đảng viên, cán bộ của đảng; đồng thời là nơi xuất phát để cử ra các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng. Trước tình hình mới, nhất là trong điều kiện đất nước đang thực hiện cơ chế quản lý mới và tập trung nguồn lực và tiềm năng cho công tác công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tòan Đảng đang tiến hành tự đổi mới và chỉnh đốn theo Nghị quyết Trung ương ba khóa VII và Trung ương bốn khoá XI, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ cấp bách của tòan Đảng, trong đó việc cải tiến và nâng cao sinh hoạt ở các chi bộ cơ sở là một trong những nội dung thường xuyên của tổ chức cơ sở Đảng. Và có như vậy, mới đáp ứng được nhu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đọan tiếp theo. II. Kiến nghị. Xuất phát tự nhiệm vụ chính trị và hoạt động thực tiễn của trường THPT ở Biên Hòa xin kiến nghị với Thành ủy và cơ quan chủ quản ngành giáo dục đào tạo một số điểm: Thành ủy cùng với Ban giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo kết hợp tăng cường công tác chỉ đạo lãnh đạo các trường THPT ở Biên Hòa. Thành ủy cùng với Ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo rà xét cân đối đội ngũ đảng viên để quản lý đảng viên một cách hiệu quả. Nghiên cứu và có phương án phát triển đảng viên trong các trường học. Bố trí đề bạt cán bộ quản lý các trường ngoài khả năng chuyên môn nhất thiết phải lả đảng viên. Đối với cấp ủy chi bộ các trường phải có kế hoạch tạo điều kiện cử những đảng viên có phẩm chất năng lực theo học các lớp bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ; mạnh dạn đầu tư nhân tài. Người thực hiện: Võ Tá Tấn Trang: 25 Trong việc phân tích chất lượng đảng viên ngoài chi bộ, phải kết hợp lấy ý kiến quần chúng , các đòan thể cơ sở và dư luận xã hội. Đối với Sở giáo dục: hàng năm trong quá trình đánh giá hoạt động của từng trường. Ban giám đốc, phòng tổ chức cán bộ sở giáo dục kết hợp đánh giá hoạt động của từng cấp ủy, chi bộ và từng đảng viên trên phương diện công tác của mình. Người thực hiện: Võ Tá Tấn Trang: 26 PHẦN IV Kết quả đạt được của chi bộ trường Lê Hồng Phong trong nhiệm kỳ IV (từ năm 2010- 2015)
File đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_khoi_12_giai_nhanh_bai_tap_ve_thoi_gian_va_duong_di_trong_dao_dong_dieu_hoa.pdf