Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

Thực trạng của nhà trường.

 Trong năm học 2019 -2020 việc dạy học trải nghiệm cho học sinh đã được nhà trường chú trọng, triển khai thực hiện bằng các kế hoạch cụ thể từ nhà trường, chuyên môn , tổ chuyên môn đến từng giáo viên thực hiện với các nội dung

- Hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.

- Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường.

- Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học.

Với thời lượng cụ thể theo Hướng dẫn thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học trong CTGDPT 2018

35 tiết sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường).

35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn, quy mô lớp học).

35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề (quy mô lớp học, nhóm lớp học).

 Tuy nhiên hoạt động diễn ra chưa được thường xuyên, phạm vi chỉ mới gói gọn trong lớp học, trường học, chưa diễn ra ở ngoài trường học nhưng được đội ngũ cán bộ giáo viên đã nhận thức được về vai trò, vị trí của Hoạt động trải nghiệm trong quá trình phát triển toàn diện cho học sinh. Giáo viên nhà trường đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề và tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện. Thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh, nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng. Đồng thời nhà trường còn huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục, chăm sóc học sinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường. Đây cũng là nội dung thực hiện đúng vai trò của cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh cùng với nhà trường theo hướng dẫn của Thông tư 22/2016/TT/BGDĐT. Đối với học sinh được tham gia hoạt động trải nghiệm, các em phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, tự giải quyết vấn đề và có nhiều sáng tạo mới trong học tập và sinh hoạt hàng ngày.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 6613 | Lượt tải: 9Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ thuộc vào chương trình khung của chuyên môn, bên cạnh đó các yếu tố về không gian, địa lý như các khu di tích lịch sử, bảo tàng, các địa danh thường nằm khá xa địa điểm trường học, kinh phí tổ chức cho học sinh đi học trải nghiệm lại không nhỏ.
2.2.Các giải pháp 
Tổ chức Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là hoạt động dạy học áp dụng trong năm học 2019-2020. Tuy vậy, đây là công việc không dễ thực hiện. Khi bắt tay vào thực hiện sẽ gặp phải không ít khó khăn. Một yếu tố quan trọng phải kể đến, khi tổ chức các Hoạt động trải nghiệm, nếu không có sự chuẩn bị về tâm lí và phương pháp, các em học sinh dễ bị rơi vào sự thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi học trải nghiệm thành một chuyến tham quan. Khi tổ chức, yếu tố về sự an toàn trong quá trình tổ chức Hoạt động học tập trải nghiệm là rất quan trọng. Do khoảng cách địa lí, phương tiện di chuyển và đối tượng trải nghiệm nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức cho số đông học sinh tham gia học tập sẽ gặp không ít khó khăn.Để đạt được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp giáo dục, nhà trường cần có một chương trình, kế hoạch và phương pháp tổ chức thật sự khoa học và phù hợp. Khi xây dựng chương trình, cần chú ý đến hoạt động này trong thời lượng chương trình để việc sắp xếp và tổ chức xen kẽ vừa hợp lí vừa hiệu quả. Cần căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động học tập trải nghiệm sao cho hiệu quả, làm tốt công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể và địa phương trong khi tổ chức.
Trong mỗi chuyến trải nghiệm cho học sinh cần xác định, trải nghiệm không chỉ là quan sát, chiêm ngưỡng hay nghe giảng giải mà học sinh cần được tự tay mình làm những công việc thường ngày của cuộc sống. Tuy có thể không thành thạo nhưng việc tự làm những công việc dù là nhỏ, các em sẽ cảm nhận được sự vất vả, khó nhọc và rèn luyện đức tính yêu lao động.
Thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học”của người học. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.
Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả học và thực hành.
Căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phương để dựng kế hoạch Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong năm học sao cho học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia.
Tuy nhiên, đây là một nội dung mới nên trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về yêu cầu, cách thức tổ chức thực hiện, về khả năng của học sinh... Để việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh có hiệu quả, cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau: 
2.2.1.Tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBGV
Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số giáo viên làm thay học sinh ở hầu hết các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị. Học sinh chỉ tham gia thực hiện với số ít học sinh trong lớp. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy dủ các bước khi tổ chức Hoạt động trải nghiệm là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nên giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết.
2.2.2 Xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh. 
Khi tham gia Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiến. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thâp xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định. Đồng thời xây dựng niềm tin đối với học sinh. Giáo viên chỉ có thể tin tưởng các em thì mới có thể giao việc cho các em. Và ngược lại, học sinh chỉ có tin yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và bạn bè trong lớp những suy nghĩ của mình.. 
2.2.3.Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về Hoạt động trải nghiệm. 
 Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy của lớp, của trường, các kỹ năng cơ bản: tổ chức, làm việc nhóm, ghi chép vv Giáo viên cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức hoạt động trải nghiệm. Thông qua đó, học sinh cả lớp biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia hoạt động trải nghiệm.
Giáo viên nên hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả năm học dựa trên chủ điểm từng tháng, điều kiện, khả năng của bản thân, của lớp, của nhà trường, của địa phương có thể tổ chức được. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho học sinh. 
2.2.4. Tổ chức và duy trì tốt hoạt động của Hội đồng tự quản lớp. 
Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho Hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó có thêm các kĩ năng cần thiết để tổ chức hoạt động trải nghiệm hiệu quả. 
2.2.5.Tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trên lớp.
Hoạt động trải nghiệm có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Vì thế khi dạy học trên lớp, giáo viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, trò chơi, đố vui, ứng dụng công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc biệt là phương pháp Bàn tay nặn bột. Dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột chính là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngay trong từng môn học.
2.2.6. Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của Hoạt động trải nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua Hoạt động trải nghiệm hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Chính vì thế, để tổ chức hoạt động trải nghiệm. Mỗi giáo viên phải giúp đỡ, hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:
Bước 1. Xây dựng ý tưởng;
Bước 2. Xây dựng kế hoạch;
Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện;
Bước 4. Tổ chức thực hiện;
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.
Việc các em được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự giải quyết vấn đề vv Do đó giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào.
Bước 1. Giúp học sinh xây dựng ý tưởng
Ví dụ: Kết thúc hoạt động tháng 10, chuẩn bị cho hoạt động của tháng 11, giáo viên có thể gợi ý nhiều cách để học sinh xây dựng ý tưởng như sau:
+ Theo các em, tháng 11 có ngày lễ nào lớn nhất ? (20/11). Vậy các em có suy nghĩ gì về ngày đó ? Học sinh sẽ trả lời nhiều ý khác nhau. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ hướng cho học sinh thực hiện một hoạt động có ý nghĩa để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Bước 2. Học sinh phải định hình những công việc cần làm là gì ? Tổ chức ở đâu ? Những ai thực hiện ? Cần có sự giúp đỡ của ai ở trong hoặc ngoài nhà trường ? Cần những gì về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng để thực hiện ?
Ví dụ trên địa có các di tích lịch sử nào ? Lúc này, vai trò của Hội đồng tự quản lớp được phát huy. Các em vừa là người thu thập và xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm.
Ở bước này, giáo viên hỗ trợ cho học sinh ghi chép. Tùy theo các em có thể viết trong vở theo trình tự về nội dung, hình thức, công tác chuẩn bị, thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia,hoặc các em xây dựng bằng sơ đồ, bảng biểu, Như vậy, ngay từ hoạt động này, các em được bộc lộ nhiều khả năng: Ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán, lắng nghe, cách trình bày, tổng hợp, tính toán Đó là cái đích mà giáo viên đang rất cần ở các em. Vì thế phát huy vài trò của học sinh từ bước 2 là quan trọng để các em làm tốt các bước tiếp theo
Bước 3. Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ học sinh việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt: Sức khỏe, tác phong, lời nói, ăn mặc, đồ dùng, dụng cụ, ...phục vụ cho hoạt động. Đặc biệt giáo viên có thể tập huấn, hướng dẫn cho các em các kĩ năng nền cần thiết: cách ghi chép, phỏng vấn hoặc dự đoán tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải quyết
Bước 4. Học sinh tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi. GV cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của các em.
Bước 5. Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh tự đánh giá lại quá trình hoạt động. Hội đồng tự quản duy trì trực tiếp hoặc học sinh tự viết ra giấy, sau đó Hội đồng tự quản tổng hợp lại các ý kiến.
Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngoài lớp học tiếp theo,Thông qua đây, giúp học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách nhiệm của các em được bộc lộ.
Lập kế hoạch định hướng một số hoạt động trải nghiệm
Hoạt động 1: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh qua hoạt động các Câu lạc bộ
Hoạt động của Câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,
Câu lạc bộ là nơi để học sinh thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,
Thông qua các hoạt động của các Câu lạc bộ, giáo viên hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em. Mỗi lớp (hoặc khối) đều có thể tổ chức nhiều câu lạc bộ khác nhau cho các nhóm học sinh tham gia và cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi câu lạc bộ để việc tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả giáo dục cao như: CLB Em yêu Tiếng Việt; CLB Toán; CLB Thể dục thể thao; CLB Trò chơi dân gian
Hoạt động 2: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua tham quan dã ngoại
Với điều kiện thực tế của lớp, giáo viên có thể tổ chức cho các em:
- Tham quan, dâng hương Di tích lịch sử văn hóa ở địa phương vào ngày Hội trong xã.
- Tham quan xưởng cơ khí, nhôm kính, lò rèn ở địa phương để tìm hiểu về ứng dụng cũng như cách sản xuất đồ dùng từ hợp kim của sắt (thép): chấn song sắt, hàng rào sắt, cửa sắt, dao, cuốc, xẻng; từ nhôm: khung cửa, tủ bếp, 
- Tham quan vườn ươm cây giống ở địa phương để các em tìm hiểu các cách tạo ra cây con: gieo hạt, giâm cành, chiết, ghép, 
- Thăm hộ gia đình chăn nuôi nhiều gà giúp các em trải nghiệm về cách cho gà ăn, uống, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh cho gà
- Tham qua trụ sở Ủy ban nhân dân xã để tìm hiểu về vai trò cũng như một số hoạt động của Ủy ban nhân dân xã. 
- Viếng, chăm sóc Đài tưởng niệm liệt sĩ để thể hiện đạo lí Uống nước nhớ nguồn
Hoạt động 3: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trong lớp tham gia các hoạt động nhân đạo như:
- Mua tăm tre ủng hộ người mù.
- Quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, tiền ủng hộ các bạn hoàn cảnh khó khăn.
- Nuôi lợn đất lấy quỹ ủng hộ các bạn  trong lớp, trong trường có hoàn cảnh khó khăn.
- Giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh neo đơn trong trường, trong xã
Hoạt động 4: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh qua các hội thi, cuộc thi
Tùy theo nội dung theo từng chủ điểm mà hội thi/cuộc thi trong lớp học có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Thi vẽ tranh
- Thi viết chữ đẹp
- Thi kể chuyện theo sách, theo tranh
- Thi đọc thơ diễn cảm
Ngoài các hội thi tổ chức theo đơn vị lớp, giáo viên động viên học sinh tham gia các cuộc thi, giao lưu cấp trường, cấp huyện, tỉnh tổ chức như:
- Thi đấu đa cầu, bơi lội, điền kinh, cờ vua, bóng đá mi ni
Giáo viên cần lưu ý khi tổ chức hội thi phải linh hoạt, sáng tạo, nên kết hợp với các hình thức tổ chức khác (như văn nghệ, trò chơi) để cuộc thi/hội thi phong phú, đa dạng, thu hút được nhiều học sinh.
2.2.7: Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp
Các hình thức hoạt động trải nghiệm rất phong phú: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội, Để giúp các em tổ chức hoạt động trải nghiệm thì sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng. Nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ động đề xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương; các các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động... cùng tham gia. Các cơ sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà vườn, khu chăn nuôi, đồng ruộng hoặc ở mỗi gia đình đều có thể là địa điểm lý tưởng để học sinh được thực hành, trải nghiệm sáng tạo.
2.2.8. Làm tốt vai trò trung tâm của nhà trường.
Hoạt động trải nghiệm thường diễn ra trong không gian mở, có nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí nên nhà trường cần xây dựng thời khóa biểu hợp lí, linh hoạt. Có thể bố trí tiết hoạt động trải nghiệm liền với tiết SHTT để giáo viên có nhiều thời gian hơn bởi ở tiểu học, GVCN hàng ngày đều có mặt ở lớp, những nội dung nhận xét đánh giá tình hình của lớp có thể thực hiện ngay sau mỗi buổi học. Nhà trường cần giao quyền tự chủ và khuyến khích giao viên linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình thời khóa biểu.
Mặt khác hoạt động trải nghiệm không chỉ là trách nhiệm của riêng GVCN nên nhà trường cần đóng vai trò trung tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Bên cạnh đó, nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ cho hoạt động của các em; khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt dộng giáo dục thực tiễn, tăng cường tổ chức cho học sinh thực hành cần phải được tổ chức song hành với hoạt động dạy học trong nhà trường. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh. Thông qua các hoạt động này học sinh được nâng cao các tổ chất và tiềm năng của bản thân, nuôi dưỡng ý thức tự lập đồng thời quan tâm chia sẻ với những người xung quanh.
Nhờ những việc làm trên cuối HK1 năm học 2019 -2020 lớp tôi chủ nhiệm đã mạng lại kết quả như mong đợi. Số liệu cụ thể qua khảo sát : 
Môn học và HĐGD
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Cần cố gắng
25
SL
%
SL
%
SL
%
12
48%
13
52%
0
0%
Năng lực
Tổng số HS
Đạt tốt
Đạt
Cần cố gắng
SL
%
SL
%
SL
%
Tự phục vụ tự quản
25
12
48%
13
52%
0
0%
Hợp tác
25
18
72%
7
28%
0
0%
Tự học và GQVĐ
25
18
72%
7
28%
0
0%
Phẩm chất
Tổng số HS
Đạt tốt
Đạt
Cần cố gắng
SL
%
SL
%
SL
%
Chăm học chăm làm
25
25
100%
0
0%
0
0%
Tự tin, trách nhiệm
25
25
100%
0
0%
0
0%
Trung thực kỹ luật
25
25
100%
0
0%
0
0%
ĐK, yêu thương
25
25
100%
0
0%
0
0%
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1 Ý nghiã của đề tài
Thông qua việc tham gia vào các Hoạt động trải nghiệm học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân từ đó hình thành cho các em các năng lực, phẩm chất phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Hoạt động trải nghiệm có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục nghệ thuật thẩm mĩ, giáo dục lao động, giáo dục phòng chống ma túy và phòng chống các tệ nạn xã hội. Nội dung giáo dục của Hoạt động trải nghiệm thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng các hiểu biết của mình vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Thông qua các hoạt động này trong năm học 2019-2020 nhà trường đã định hướng tổ chức theo các qui mô khác nhau: Theo khối lớp, theo nhóm sở thích. Khối 1; khối 2,3 và khối 4,5; các câu lạc bộ theo sở thích: Câu lạc bộ võ thuật, vẽ tranh, viết chữ đẹp, câu lạc bộ hò khoan Lệ Thủy, Câu lạc bộ bơi lội, câu lạc bộ bóng đá.
3.2 . Kiến nghị, đề xuất:
Là một người giáo viên, hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác trồng người. Vì thế, bản thân tôi luôn cố gắng trau dồi sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo đức và chuyên môn. Hưởng ứng cuộc vận động về chủ đề năm học, bản thân đã cố gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những phương pháp mới nhằm hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng, năng lực cho học sinh từ môi trường giáo dục ở nhà trường; giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt, lối sống lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống. Đồng thời, để việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm có hiệu quả hơn nữa, tôi mạnh dạn đề xuất: 
Về phiá nhà trường: Có sự chỉ đạo sâu sát và đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ năm học, đặc biệt chỉ đạo công tác dạy học Hoạt động trải nghiệm, cần nhân rộng đề tài này để toàn bộ đội ngũ giáo viên trong toàn trường thực hiện.
Về phía giáo viên: Nhận rõ vài trò và nhiệm vụ của người giáo viên trong nhà trường Tiểu học. Mỗi giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao tay nghề đặc biệt là nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về dạy học trải nghiệm cho học sinh.
Về phiá địa phương và các tổ chức, đoàn thể.
Tạo điều kiện cho nhà trường khi đến liên hệ cho học sinh học các tiết học trải nghiệm. 
Rất mong sự góp ý chân thành của tất cả các bạn đồng nghiệp, Hội đồng Khoa học Nhà trường và Phòng Giáo dục & Đào tạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt chất lượng cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.doc
Sáng Kiến Liên Quan