Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường THCS

Lao động nghề nghiệp sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, đồng thời góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách. Sự phát triển xã hội tuỳ thuộc vào sự tăng năng suất lao động của từng nghề . Muốn có năng suất lao động cao đáp ứng nhu cầu của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội , con người phải cải tiến công cụ, thiết kế mới những máy móc định ra phương pháp gia công hợp lý, tổ chức và sản xuất khoa học. Muốn làm được điều đó con người cần có tri thức , kỹ năng sáng tạo

Hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục học sinh lựa chọn nghề một cách tự giác có ý nghĩa là việc lựa chọn đó có sự phù hợp với yêu cầu của xã hội và phù hợp với những đòi hỏi của nghề. Nó là một quá trình giáo dục lâu dài, gian khổ và phức tạp. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của nền giáo dục phổ thông, hướng nghiệp là một vấn đề giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ góp phần vào việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng ý thức đúng đắn đối với lạo động, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho thế hệ trẻ tham gia lao động sản xuất và đào tạo nghề. Chính vì vậy công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một công tác giáo dục toàn diện.

Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông là một nội dung được pháp lý hoá bằng những qui chế ,qui định, chỉ thị nhà nước, một yếu tố quan trọng trong nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông và là yêu cầu giáo dục tất yếu trong nhà trường.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11264 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c
- Các lực lượng ngoài nhà trường: Đa số chưa nắm rõ nội dung chương trình hoạt động hướng nghiệp - dạy nghề nên thiếu sự quan tâm, chưa tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần. Phụ huynh có suy nghĩ học nghề để được cộng điểm còn không thì thôi.
c. Nội dung và hình thức tổ chức:
*Ưu điểm:
+ Cán bộ quản lý cùng hội đồng sư phạm đã bám sát nội dung chương trình,kế hoạch của công tác HN- DN 
+ Đã tổ chức hướng nghiệp cho HS khối 9 1tháng 1 tiết, dạy nghề 1tuần 1buổi(2tiết). 
+ Công tác HN-DN được tiến hành ngay đầu năm học .
* Tồn tại :
+ Hình thức tổ chức hướng nghiệp chưa phong phú,công tác hướng nghiệp trên hình thức thuyết trình, giáo viên chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản về mặt lý thuyết trên lớp, chưa có điều kiện để tổ chức cho học sinh tham quan học tập một số nghề ở địa phương, hoặc chưa mời nghệ nhân giới thiệu một số ngành nghề mà địa phương có.
+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên làm công tác HN với GVCN, GVBM.
+ Công tác hướng nghiệp chưa được tập huấn thường xuyên.
+ Chưa thành lập được ban quản lý chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp-dạy nghề trong trường học.
d. Cơ sở vật chất:
*Ưu điểm:
 Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục, các cấp Đảng chính quyền địa phương nên nhà trường đã vận dụng được một số kinh phí trong ngân sách cho phép như quỹ học phí để mua sắm một số thiết bị dạy học phục vụ cho công tác HN-DN.
*Tồn tại :
Do nhà trường mới thành lập được 3 năm nên còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu,phòng học chỉ để phục vụ hoạt động dạy học trên lớp, chưa có phòng HN-DN,sân bãi đang tiến hành mở rộng.
- Chưa tranh thủ các nguồn đóng góp của các lực lượng xã hội việc huy động cộng đồng còn hạn chế 
Với những tồn tại trên cho nên nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác giáo dục HN-DN.
 e. Quản lý chỉ đạo 
* Ưu điểm 
-Cán bộ quản lý có sự quan tâm chỉ đạo việc dạy HN-DN cho học sinh khối 9 phù hợp với yêu cầu và chỉ tiêu đề ra của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT.
-Xây dựng được kế hoạch thực hiện chương trình.
* Tồn tại 
- Đội ngũ cán bộ QL chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo HN-DN,một số nghề không có giáo viên dạy.
- Chưa chỉ đạo tốt trong việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường như GVCN, GVBM,hội cha mẹ HS,TTGDTX, các cơ quan sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn huyện.
g.Công tác kiểm tra đánh giá 
- Việc kiểm tra công tác dạy HN-DN chưa được thường xuyên
- Chưa có qui định rõ ràng trong việc đánh giá công tác DN của giáo viên
- Thực chất của việc kiểm tra công tác dạy nghề chỉ thể hiện qua kết quả thi nghề của học sinh, kiểm tra chỉ trên hình thức thực hiện chương trình còn chất lượng dạy nghề ra sao thì chưa đánh giá được.
Qua thực trạng hoạt động giáo dục HN- DN của khối 9 ở trường THCS Thị Trấn Khe Tre chúng tôi nhận thấy rằng công tác HN-DN được đưa vào trường PT là một việc làm rất cần thiết, trường đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai kế hoạch và quản lý chỉ đạo cụ thể song chưa quán triệt được tất cả những yêu cầu nội dung chương trình của Bộ GD-ĐT, chưa đáp ứng mục tiêu đào tạo, yêu cầu của xã hội do ảnh hưởng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đã có một số tồn tại đáng kể. Trên cơ sở những mặt đã làm được và những mặt tồn tại nêu trên, tôi xin nêu một số giải pháp đã và đang thực hiện sau:
Phần II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GDHN-DN Ở LỚP 9 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KHE TRE
	1) Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh và lực lượng ngoài nhà trường.
	Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục HN-DN, đây là một hoạt động để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
	a. Đối với cán bộ giáo viên.
	Cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng các hoạt động trong nhà trường vì vậy nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết.
	Trước hết là đối với hiệu trưởng, người cán bộ quản lý trường học phải nhận thức được tầm quan trong của công tác HN - DN ở trường phổ thông nhận thức được sự chỉ đạo, tổ chức hoạt động HN-DN là nhiệm vụ của hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục. Thấy được tầm quan trọng của công tác HN-DN trong trường phổ thông, giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp hoặc làm quen được một số nghề sau này có cơ sở để chọn nghề mà mình yêu thích. Qua đó hiệu trưởng không được xem nhẹ công tác này và biết đầu tư thích đáng để công tác HN-DN hoạt động có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất.
	Đối với khối 9 là khối cuối cấp, chương trình hướng nghiệp được đưa vào dạy học chính khoá, hiệu trưởng cùng giáo viên phải có sự quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho các em, các em phải có sự nhìn nhận, hiểu được tầm quan trọng của công tác HN-DN, đây là mục tiêu của việc giáo dục toàn diện học sinh.
	b. Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.
	Sự hợp tác của GVCN và GVBM có vai trò quyết định cho sự thành công của công tác hướng nghiệp vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo viên là việc cần làm. 
	Thông qua hoạt động ngoại khoá như tổ ngoại khoá, tham quan hướng nghiệp, phòng hướng nghiệp dạy nghề...giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nói chung và trường nói riêng nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh. Đặc biệt đối với GVCN khối 9 phải nhận thức được hoạt động HN-DN là một môn học chính khoá, hiểu được tầm quan trọng của bộ môn này từ đó có hướng giáo dục học sinh, tìm phương pháp giảng dạy phù hợp để công tác giáo dục HN-DN đạt hiệu quả cao nhất. 
	c. Đối với học sinh khối 9 
	Đây là lứa tuổi sắp làm người lớn nhưng chưa có sự hiểu biết sâu sắc về tầm quan trong của hoạt động này. Vì vậy nhiệm vụ của CBGV là giúp các em hiểu được tầm quan trọng của công tác HN-DN để các em tham gia đầy đủ, tích cực và có ý thức hoạt động tốt. 
	Thông qua các buổi ngoại khoá, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, hoặc các bộ môn văn hoá như: Công nghệ, Vật lý, Sinh học...CBGV giúp học sinh nhận thức được trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngoài việc đào tạo những người thầy phải cần đến những người thợ. Những kiến thức mà các em được học trên lớp cần phải được vận dụng vào thực tiễn.Thông qua hoạt động này sẽ giúp các em tìm hiểu một số nghề để các em định hướng đựoc nghề nghiệp trong tương lai của mình.
	d.Đối với lực lượng ngoài xã hội.
	Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang trên đà phát triển, nhu cầu về nhân lực đi hỏi ngày càng cao, để đáp ứng được nhu cầu đó thì yêu cầu học tập, hoạt động giáo dục nhà trường cũng được nâng cao. Để thực hiện mục tiêu giáo dục thì nhà trường cần có sự tiếp sức của lực lượng xã hội một cách có trách nhiệm. Nhà trường có trách nhiệm giúp phụ huynh học sinh, các lực lượng khác ngoài xã hội nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của hoạt động HN-DN. Hoạt động này không thể ảnh hưởng đến chất lượng các môn văn hoá mà đây là công tác giúp các em phát triển toàn diện. Từ nhận thức đầy đủ về hoạt động này nhà trường dễ dàng tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác của họ trong qúa trình giáo dục.
	2) Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động:
	Theo mục tiêu giáo dục của thời kỳ CNHĐH để phát triển toàn diện học sinh ngoài việc học các bộ môn văn hoá cần phải cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức cơ bản về một số nghề quen thuộc, giúp các em làm quen được với một số nghề mà em yêu thích, hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển KT-XH của đất nước, khu vực và địa phương, về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục phổ thông, THCN và dạy nghề cao đẳng, đại học ở địa phương và cả nước. Để giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này cần phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch từ đầu năm học.
	Công tác HN-DN được đưa vào kế hoạch hoạt động của năm học, đảm bảo đúng chỉ tiêu của Sở giáo dục đề ra tối thiểu là 80% học sinh khối 9 tham gia học nghề.
	Người phụ trách công tác hướng nghiệp của các lớp là GVCN. GVCN phối hợp với GVBM để làm tốt công tác.
	Công tác hướng nghiệp một tháng tổ chức một tiết , giáo viên lên lớp phải có giáo án và dạy theo đúng chủ đề của từng tháng.
	Tháng 9: Ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề .
	Tháng 10: Định hướng phát triển KT-XH của đất nước và địa phương.
	Tháng 11: Thế giới nghề nghiệp quanh ta.
	Tháng 12: Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương.
	Tháng 1: Thông tin về thị trường lao động.
	Tháng 2: Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của 
gia đình.
	Tháng 3: Tìm hiểu hệ thống GDTH và đào tạo nghề của TW và 
địa phương. 
	Tháng 4: Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS .
	Tháng 5: Tư vấn hướng nghiệp.
	Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN phối hợp GVBM thực hiện đúng chương trình do Bộ, Sở giáo dục đào tạo quy định.
	Giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp có thể tổ chức nhiều hoạt động giáo dục hướng nghiệp bằng nhiều phương pháp: 
	- Thuyết trình.
	- Tổ chức học sinh điều tra thông tin nghề.
	- Tổ chức thảo luận lớp về chủ đề hướng nghiệp.
	- Tổ chức học sinh học theo nhóm nhỏ.
	- Tổ chức trò chơi theo chủ đề hướng nghiệp.
	- Phương pháp đóng vai ( Diễn kịch ) mô phỏng.
	Phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp phải phù hợp với chủ đề từng tháng.
	Đối với chủ đề tìm hiểu thông tin nghề ở địa phương, hiệu trưởng chỉ đạo GVCN có thể mời một số thợ giỏi giới thiệu các nghề mà phổ biến ở địa phương như: Nghề dệt zèn, làm mặt mây, làm chổi đót...Hoặc cho các tham quan các cơ sở sản xuất chổi đót,sản xuất mặt hàng thổ cẩm ở địa phương.
	Đối với GVBM công nghệ, vật lý, sinh học...cần hướng nghiệp cho học sinh qua các tiết dạy, bài dạy. 
	Sưu tầm một số mẫu vật giới thiệu một số nghề mà các em chưa biết hoặc những tài liệu có mục đích tư vấn nghề nghiệp.
	Khi học lớp 9 học sinh nào cũng có những dự định chọn một hướng cho bản thân mình như: Một trường THPT, trường THCN, hoặc về gia đình tham gia lao động sản xuất... kèm theo dự định thường là những ước mơ về sự thành đạt trong tương lai. Sự hình thành dự định chọn một hướng đi này gần như bao giờ cũng gắn việc xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như hứng thú, năng lực bản thân với những khó khăn thuận lợi sẽ gặp. Đây là lần đầu tiên trong đời các em phải đối đầu với việc lựa chọn này. Do vậy, học sinh sẽ gặp không ít khó khăn hoặc mắc phải những sai lầm khi chọn cho mình một hướng đi phù hợp. Vì vậy thông qua buổi thảo luận lớp, giáo viên cần cho các em nhận thức những thuận lợi, khó khăn khi quyết định lựa chọn hướng đi của mình.
	3. Giải pháp 3: Tổ chức và chỉ đạo hoạt động, bồi dưỡng giáo viên và ban quản lý hoạt động HN-DN.
	Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN, GVBM, TPT đặc biệt là GVCN khối 9 phải nắm vững nội dung chương trình hoạt động HN-DN theo chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo, chương trình được xây dựng theo chủ đề hàng tháng.
	GVCN, GVPT công tác hướng nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ giáo án, có kế hoạch, hình thức tổ chức cụ thể tránh tình trạng soạn đối phó.
	Ngoài việc thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình phần bắt buộc cần phải thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức để tạo hứng thú cho học sinh.
	Thành lập Ban chỉ đạo hướng nghiệp .
	- Phó hiệu trưởng: Trưởng ban
	- Tổ trưởng CM :	Phó ban
	- GVCN :	Ủy viên 
	- Tổng phụ trách: Ủy viên
	Huy động học sinh học nghề tại trung tâm GDTX và trường phải đạt tối thiểu là 80% .
	Ban chỉ đạo hướng nghiệp mỗi tháng họp một lần và có sự phân công trách nhiệm cụ thể.
	Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN, GVBM cho học sinh tham quan học tập cách ươm giống cây ở vườn ươm của Lâm trường Khe Tre, mời Kỹ sư khuyến nông 
tập huấn cho học sinh cách trồng trọt chăn nuôi gia đình. Mời thợ dệt zèn giới thiệu nghề và kỹ thuật dệt các mặt hàng truyền thống, cho học sinh tham quan học tập ở cơ sở sản xuất và chế biến cau khô xuất khẩu, sản xuất chổi đót, hàng mặt mây. 
	Để hoạt động hướng nghiệp có hiệu quả, có chất lượng thì không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ quản lý, GVCN, GVBM, TPT mà là nhiệm vụ của tất cả hội đồng sư phạm và học sinh. Vì vậy bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên là một việc làm cần thiết.
	Hiện nay nội dung chương trình hướng nghiệp có yêu cầu cao song CBGV, TPT chưa được tập huấn nhiều vì vậy để làm tốt công tác hướng nghiệp cần tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ tổ chức công tác hướng nghiệp, cho giáo viên tham quan học tập một số cơ sở sản xuất ở địa phương mình hoặc địa phương khác.
	Đối với TPT thông qua hoạt động GDNGLL giáo dục cho học sinh ý thức tham gia hoạt động HN và các buổi học nghề.
	Ngoài các nghề mà trường để tổ chức cần phối hợp với trung tâm GDTX tổ chức cho học sinh học tập các nghề khác như: Nhiếp ảnh, điện dân dụng, nữ công gia chánh ...
	Tổ chức kiểm tra việc tham gia học tập hướng nghiệp và học nghề theo sự hướng dẫn của Bộ, Sở GD-ĐT.
	4) Giải pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động.
	Công tác hướng nghiệp được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau đi hỏi phải đầu tư nhiều kinh phí cho việc xây dựng phòng hướng nghiệp đặc biệt là việc mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động này. Hàng năm huyện đều dành một phần kinh phí trong ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị dạy học. Ngoài việc Huyện tạo điều kiện để sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ học phí, thì nhà trường phải huy động cộng đồng bằng cách vận động sự giúp đỡ của cá nhân phụ huynh, các cơ quan đoàn thể các doanh nghiệp đóng trên địa bàn,các tổ chức phi chính phủ ...ủng hộ cơ sở vật chất, thiết bị cho nhà trường.
	Tham mưu với Đảng bộ, UBND Thị trấn, Hội phụ huynh để tranh thủ hỗ trợ xây dựng vườn trường. Đầu tư một số kinh phí để mua sắm trang thiết bị giảng dạy cho giáo viên bộ môn, GVCN, những người phụ trách công tác hướng nghiệp như sách tham khảo, tài liệu hướng nghiệp, những mô hình sản phẩm mô tả nghề .
	5) Giải pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động HN-DN ở khối 9.
	Kiểm tra, đánh giá là một biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng hoạt động HN-DN. Bất kỳ một hoạt động nào ở trường cũng phải chú ý đến khâu kiểm tra, đánh giá. Không kiểm tra, đánh giá có nghĩa là không có quá trình quản lý. Vì vậy CBQL phối hợp với Ban chỉ đạo hướng nghiệp, các đoàn thể trong 
nhà trường phải thường xuyên kiểm tra đánh giá cụ thể công tác HN-DN của GVCN,GVBM.
	Thường xuyên dự giờ, kiểm tra các buổi hoạt động HN và các tiết dạy nghề để đánh giá chất lượng và hiệu quả của tiết dạy, hình thức tổ chức không phù hợp để kịp thời điều chỉnh và có biện pháp bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.
	Kiểm tra việc thực hiện chương trình theo đúng quy định của Bộ và Sở GD-ĐT.
	Sau khi kiểm tra cần đánh giá cụ thể những mặt mạnh, mặt yếu từ đó rút ra kinh nghiệm về hình thức, phương pháp hoạt động để bổ sung vào kế hoạch.
Phần III:	KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	 1) Kết quả đạt được 
	Nhờ sự quản lý chỉ đạo sát sao của Sở GD-ĐT, Phòng Giáo dục và Hiệu trưởng cùng với Hội đồng sư phạm để triển khai cụ thể các biện pháp nên hoạt động giáo dục HN-DN có bước chuyển biến rõ rệt. Giáo viên để nhận thức được vai trò vị trí của công tác HN trong trường phổ thông xem đây là một hoạt động tích cực thiết thực giúp học sinh phát triển toàn diện, định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, có sự cân nhắc khi lựa chọn nghề sau khi tốt nghiệp bậc THCS. Học sinh ý thức được nhiệm vụ của mình là phải tham gia đầy đủ các buổi tổ chức HN và các buổi học nghề tại trường hoặc tại trung tâm GDTX.
Kết quả đã huy động được số học sinh tham gia học nghề như sau:
Năm học 2007-2008
Các nghề
Tổng số HS
 tham gia học
Tỉ lệ
Tốt nghiệp và được cấp giấy CN
Lâm sinh
65
25,19%
65
Điện dân dụng
48
18,60%
48
Tin học
79
30,62%
79
Tổng cộng
192
74,41%
192
Năm học 2008-2009
Các nghề
Tổng số HS 
tham gia học
Tỉ lệ
Tốt nghiệp và được cấp giấy CN
Lâm sinh
93
36,90%
93
Điện dân dụng
47
18,65%
47
Tin học
55
21,82%
55
Nữ công gia chánh
46
18,25%
46
Tổng cộng
241
95,63%
241
 Trường đã tổ chức được 3 buổi hoạt động GDNGLL cho học sinh khối 9,ngoài ra ở các tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm đều có lồng ghép để tư vấn hướng nghiệp cho các em theo chủ đề từng tháng. 100% học sinh tham gia đầy đủ các buổi hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp
 Tóm lại với vị trí, vai trò tầm quan trọng và hình thức tổ chức thực hiện các biện pháp chỉ đạo trên ở trường THCS Thị Trấn Khe Tre hiện nay hoạt động hướng nghiệp để thật sự trở thành bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông.Thực hiện công tác HN là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng. Góp phần 
tích cực có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp.
	Thực hiện hoạt động HN tích cực có hiệu quả sẽ góp phần gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh. Gắn liền nhà trường và cuộc sống, đáp ứng được mục tiêu KT-XH và Quốc phòng.
	2) Bài học kinh nghiệm:
	Mặc dù chương trình HN mới được đưa vào học chính khoá ở trường phổ thông chỉ được một năm, công tác dạy nghề được hai năm nhưng qua việc thực hiện chương trình HN-DN ở khối 9 trường THCS Thị Trấn Khe Tre cho thấy nội dung chương trình hoạt động HN-DN rất phù hợp, hình thức tổ chức rất phong phú. Để hoạt động HN-DN có chất lượng, hiệu quả thì đội ngũ CBQL, Hội đồng sư phạm nhà trường phải có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và năng lực tổ chức quản lý hoạt động HN-DN ở khối 9 .
	Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch, phương hướng chỉ đạo hoạt động HN-DN
	Xây dựng Ban hướng nghiệp và có sự phân công cụ thể, đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận.
	Cần phải xây dựng nội dung hoạt động cụ thể để hướng dẫn học sinh chọn nghề.
	Nghiên cứu xây dựng phần mềm cho bộ môn kỹ thuật phù hợp với sự phát triển KT-XH của địa phương.
	Muốn thực hiện công tác HN có hiệu quả phải có sự phối hợp 4 thành phần: Nhà trường, chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất địa phương, cha mẹ học sinh.
	Phải tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động HN-DN thường xuyên đưa hoạt động này vào tiêu chí thi đua của trường.
Phần IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1.Kết luận
 Để đạt được mục tiêu của giáo dục là ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, CBQL giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Đảng và nhà nước để đưa chương trình hoạt động HN-DN vào kế hoạch giáo dục của trường phổ thông là một trong những biểu hiện rõ nhất của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Đảng và ngành giáo dục để chủ động bằng nhiều hình thức, biện pháp trong đó có biện pháp đổi mới phương pháp nội dung và hình thức dạy học . Việc đưa chương trình HN- DN văo trường phổ thông có tác dụng tích cực trong việc toàn diện học sinh.
	Để thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện học sinh nhà trường phải nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đối chiếu thực trạng và tình hình 
thực tiễn của trường, của địa phương để có tầm nhìn chính xác hệ thống, khoa học, sau đó nhân rộng và rút ra bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức HN-DN, tạo tiền đề cho các lớp tiếp theo đáp ứng yêu cầu giáo dục, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, thời kỳ toàn cầu hoá. Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng hoạt động HN-DN ở khối 9 trường THCS Thị Trấn Khe Tre cho thấy:
	Việc đưa chương trình HN-DN và trường phổ thông là một việc làm có tác dụng tích cực góp phần thức đẩy các hoạt động khác của nhà trường. Việc tổ chức hoạt động HN-DN theo nội dung chương trình quy định của Bộ, Sở GD-ĐT, hình thức tổ chức phong phú đa dạng hơn, thiết thực hơn trước đây, tạo điều kiện cho việc định hướng và phân luồng học sinh sau này.
2.Kiến nghị
	- Đối với Sở GD-ĐT cần tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ phụ trách công tác HN.
	- Đối với Phòng giáo dục 
	+ Cần phải có một bộ phận chuyên môn của phòng để chỉ đạo công tác HN trên địa bàn .
	+ Chú trọng công tác thanh tra .
	+ Có Hội nghị bàn công tác HN giữa trường và trung tâm GDTX của Huyện.
Nhận xét đánh giá xếp loại Người viết SKKN
 Của HĐSK cơ sở 
 Nguyễn Thị Thắng
Đánh giá của HĐSK cấp trên

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mon_huong_nghiep.doc
Sáng Kiến Liên Quan