Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Tiểu học nắm vững từ vựng trong dạy học tiếng Anh

Thực trạng của dạy và học từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học.

 Trong dạy học tiếng Anh, từ vựng đóng vai trò quan trọng, là một trong những thành tố tạp thành ngôn ngữ và là phương tiện, là cơ sở để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết. Từ vựng được thể hiện dưới 2 hình thức: chữ viết (spelling - letters) và lời nói (sound-pronunciation). Khi dạy từ vựng không được tách lời 2 yếu tố này.

Đề án ngoại ngữ 2008 - 2020 của Bộ Giáo dục đã đề ra mục tiêu sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học, học sinh có thể có vốn từ từ 500 - 700 từ và có thể vận dụng vốn từ đã học vào các tình huống giao tiếp đơn giản, gần gũi thông qua cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó chú trọng 2 kĩ năng nghe, nói. Tuy nhiên, thực tế dạy học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học rất khó khăn và việc đạt được mục tiêu đề ra là không hề đơn giản.

Trong những năm qua, chất lượng dạy học Tiếng Anh ở đơn vị tôi công tác nói riêng và ở các trường trong huyện nói chung đã đạt được kết quả khá cao. Học sinh có hứng thú với bộ môn Tiếng Anh, đa số các em hoàn thành được mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng bài học, môn học. Nhiều em có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh tốt. Tuy nhiên qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tiếp thu, ghi nhớ và vận dụng từ vựng đã học vào giao tiếp của học sinh còn nhiều hạn chế. Mặt khác việc giảng dạy của một bộ phận giáo viên còn bộc lộ những hạn chế nhất định về kỹ năng sư phạm trong tổ chức dạy học trên lớp và vận dụng các PPDH đặc biệt khi dạy nội dung từ vựng tiếng Anh cho học sinh.

Những hạn chế của học sinh về khả năng nắm từ vựng như sau:

- Nhiều em không thể ghi nhớ từ vựng trong một thời gian dài.

- Một số em ghi nhớ mặt chữ nhưng không biết cách phát âm và ngược lại. Đặc biệt phần phát âm các từ vựng các em còn sai nhiều.

Về phía giáo viên: Sử dụng phương pháp dạy từ vựng còn rời rạc, chưa có sự nhất quán, liên kết, chưa tạo mối liên hệ giữa 2 yếu tố của từ vựng là lời nói và chữ viết. Tổ chức trò chơi khi học về từ vựng chưa linh hoạt.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Tiểu học nắm vững từ vựng trong dạy học tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thao giảng, tôi luôn trăn trở tìm tòi cách thức giảng dạy làm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình, giúp các em học từ vựng Tiếng Anh một cách tích cực, thú vị và tự chủ hơn. Chính vì vậy, qua quá trình giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài "Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững từ vựng trong dạy học tiếng Anh ". 
1.2 Điểm mới của đề tài. 
	Đề tài về "Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững từ vựng trong dạy học tiếng Anh" được bản thân đúc rút qua thực tế giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở đơn vị. Đề tài này, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu đối tượng học sinh lớp 4, 5 và đưa ra các giải pháp chủ yếu giúp học sinh Tiểu học phát triển, ghi nhớ, khắc sâu từ vựng tiếng Anh để vận dụng vào bài học một cách tốt hơn. Bản thân viết sáng kiến này, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở cấp Tiểu học nói chung và nhằm giúp các em có được những thói quen tốt trong học từ vựng tiếng Anh, có đủ vốn từ cơ bản để các em tự tin bước vào học tập chương trình tiếng Anh ở các cấp học cao hơn.	
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của dạy và học từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học. 
	Trong dạy học tiếng Anh, từ vựng đóng vai trò quan trọng, là một trong những thành tố tạp thành ngôn ngữ và là phương tiện, là cơ sở để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết. Từ vựng được thể hiện dưới 2 hình thức: chữ viết (spelling - letters) và lời nói (sound-pronunciation). Khi dạy từ vựng không được tách lời 2 yếu tố này. 
Đề án ngoại ngữ 2008 - 2020 của Bộ Giáo dục đã đề ra mục tiêu sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học, học sinh có thể có vốn từ từ 500 - 700 từ và có thể vận dụng vốn từ đã học vào các tình huống giao tiếp đơn giản, gần gũi thông qua cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó chú trọng 2 kĩ năng nghe, nói. Tuy nhiên, thực tế dạy học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học rất khó khăn và việc đạt được mục tiêu đề ra là không hề đơn giản. 
Trong những năm qua, chất lượng dạy học Tiếng Anh ở đơn vị tôi công tác nói riêng và ở các trường trong huyện nói chung đã đạt được kết quả khá cao. Học sinh có hứng thú với bộ môn Tiếng Anh, đa số các em hoàn thành được mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng bài học, môn học. Nhiều em có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh tốt. Tuy nhiên qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tiếp thu, ghi nhớ và vận dụng từ vựng đã học vào giao tiếp của học sinh còn nhiều hạn chế. Mặt khác việc giảng dạy của một bộ phận giáo viên còn bộc lộ những hạn chế nhất định về kỹ năng sư phạm trong tổ chức dạy học trên lớp và vận dụng các PPDH đặc biệt khi dạy nội dung từ vựng tiếng Anh cho học sinh.
Những hạn chế của học sinh về khả năng nắm từ vựng như sau:
- Nhiều em không thể ghi nhớ từ vựng trong một thời gian dài. 
- Một số em ghi nhớ mặt chữ nhưng không biết cách phát âm và ngược lại. Đặc biệt phần phát âm các từ vựng các em còn sai nhiều. 
Về phía giáo viên: Sử dụng phương pháp dạy từ vựng còn rời rạc, chưa có sự nhất quán, liên kết, chưa tạo mối liên hệ giữa 2 yếu tố của từ vựng là lời nói và chữ viết. Tổ chức trò chơi khi học về từ vựng chưa linh hoạt.
	Vì vậy vào những tuần học đầu tiên, tôi thường xuyên quan sát, đánh giá, đồng thời đã tiến hành khảo sát cho học sinh làm một vài bài tập nhỏ để kiểm tra khả năng nắm từ vựng của các em. Kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Mức độ nắm từ vựng
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
4A
22
3
13,6
13
59,1
6
27,3
4B
22
4
18,2
12
54,5
4
18,2
5A
20
4
20,0
12
60,0
4
20,0
5B
20
3
15,0
12
60,0
5
25,0
Qua bảng số liệu cho thấy khă năng nắm từ vựng của học sinh còn nhiều hạn chế, tỉ lệ học sinh đạt mức tốt thấp và nhiều học sinh chưa nắm vững từ vựng Tiếng Anh.
Nguyên nhân của những hạn chế trên:
- Lứa tuổi tiểu học các em rất hiếu động, dễ mất tập trung, mau quên. Đa số học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin, ngại giao tiếp, ngại nói, ngại thực hành, 
- Một bộ phận học sinh chỉ học qua loa, thường không nhớ nghĩa của từ, đọc sai từ, viết sai từ,... không thuộc nghĩa hai chiều nên khi giáo viên yêu cầu các em đã không thực hiện được.
- Một số học sinh lười tập đọc, tập viết từ mới thường xuyên nên không khắc sâu được vốn từ đã học.
- Thiếu môi trường thực tế để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động giao tiếp có bằng Tiếng Anh. 
- Về phía giáo viên một số sử dụng phương pháp dạy học chưa linh hoạt, rập khuôn, nhàm chán, chưa lôi cuốn học sinh tham gia vào hoạt động học. Lựa chọn hình thức khắc sâu cho học sinh còn hạn chế. Việc tổ chức các trò chơi học tập chưa tạo sự hứng thú và hiệu quả chưa cao.
2.2. Các giải pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững từ vựng tiếng Anh.
Giải pháp 1: Nắm vững nguyên tắc dạy từ vựng cho học sinh tiểu học.
Với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học dễ mất tập trung, thích mới mẻ, thích hoạt động, thì khi dạy một ngôn ngữ mới, một kiến thức mới cho học sinh, giáo viên cần phải nắm rõ các nguyên tắc sau:
- Học mà chơi, chơi mà học: Cần tạo môi trường thoải mái, dễ chịu, giống như một sân chơi tiếng Anh cho trẻ tiếp thu một cách tự nhiên nhất.
- Đồ dùng dạy học trực quan: Vận dụng các trực quan sinh động như tranh ảnh, video, trò chơi, bài hát, vật thật vào việc dạy từ vựng. Tránh lý thuyết nhàm chán, khô khan. 
- Linh hoạt trong tổ chức hoạt động: Cần đa dạng hóa các hoạt động trong tiết học, thay đổi linh hoạt, thu hút học sinh tham gia. 
- Vui hơn điểm số: Giáo viên cần tạo không khí lớp học sôi động, khuyến khích học sinh học tập hơn là cho điểm số.
Ví dụ: Khi dạy bài về hoạt động yêu thích (What do you like doing?), khi GV muốn giới thiệu từ vựng về hoạt động cho học sinh (khoảng 8 - 10 từ) có thể dùng tranh hoặc dùng mining (động tác) để biểu thị từ vựng. Sau đó, GV linh hoạt sử dụng trò chơi để giúp học sinh nhớ, khắc sau từ vựng như Guessing, What's missing?, Bingo Những trò chơi này vừa giúp học sinh không nhàm chán mà còn dễ tiếp thu, dễ nhớ từ vựng, học sinh hào hứng hơn với tiết học. 
Giải pháp 2: Chú trọng thực hiện các bước dạy từ vựng cho học sinh tiểu học.
- Bước 1: Cung cấp, giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề của từ vựng. Đây là bước quan trọng giúp học sinh liên tưởng, động não đến những từ vựng liên quan đến từ vựng sắp học.
- Bước 2: Cho học sinh "nghe" từ mới. Mọi từ mới của bất cứ ngôn ngữ nào cần được dạy bắt đầu bằng nghe, sau đó mới đến nói, đọc, và viết. Cho học sinh nghe GV đọc mẫu hoặc nghe qua băng đĩa. Yêu cầu học sinh chú ý đến trọng âm của từ. 
- Bước 3: Cho học sinh nói, nhắc lại sau khi đã nghe. Cho cả lớp nhắc lại đồng thanh, sau đó gọi cá nhân để phát hiện và sửa lỗi kịp thời.
- Bước 4: Viết từ lên bảng, cho học sinh nhìn từ trên bảng và đọc. 
- Bước 5: Sau khi học sinh đã đọc chính xác từ, yêu cầu học sinh viết vào vở.
- Bước 6: Xác định xem học sinh đã hiểu nghĩa của từ hay chưa 
- Bước 7: Cho câu mẫu với từ, luyện tập. 
Ví dụ: Tieng Anh 4, Unit 8. What subjects do you have today? - Lesson 1
- Sử dụng bài hội thoại của Lesson 1 để giới thiệu chủ đề về môn học. Yêu cầu học sinh nêu 1 số môn các em đã biết.
- Giới thiệu từ vựng sử dụng hình ảnh kết hợp GV đọc mẫu để học sinh nghe từ mới (Vietnamese, English, Maths,.)
- Cho học sinh nhắc lại, chú ý sửa lỗi sai. 
- Viết từ lên bảng, HS nhìn và đọc lại. Sử dụng các trò chơi giúp học sinh ghi nhớ từ vựng như What's missing?, Spinning Wheel,Sau đó, HS viết từ vựng vào vở.
- GV sử dụng tranh luyện tập câu mẫu :I have Vietnamese today. 
Giải pháp 3. Các giải pháp giúp học sinh phát triển, ghi nhớ, khắc sâu từ vựng. 
1. Học từ vựng qua các trò chơi
Trong dạy và học tiếng Anh, sử dụng trò chơi để dạy từ vựng, mẫu câu là một cách rất hữu hiệu, giúp học sinh vừa chơi vừa học một cách hứng thú. Có rất nhiều trò chơi, nhiều cách tổ chức hoạt động, tùy vào mục đích, nội dung bài học cũng như lứa tuổi học sinh mà chúng ta áp dụng những cách khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, bản thân tôi đã vận dụng một số trò chơi và nhận thấy hiệu quả tích cực đối với học sinh tiểu học. 
* Chain Game:
Cách chơi: Giáo viên đặt yêu cầu nói từ về 1 chủ đề nhất định. Giáo viên bắt đầu nói 1 từ, học sinh thứ nhất lặp lại từ của GV và thêm 1 từ nữa vào danh sách, học sinh thứ 2 nhắc lại từ của GV, từ của HS thứ nhất và thêm 1 ý nữa. Tiếp tục như vậy đến heét. Ai không ghi nhớ hoặc sai từ thì bị phạt. Trò này có thể tổ chức chơi cá nhân hoặc chơi nhóm. 
Ví dụ: Từ về con vật (animals)
Giáo viên: dog
HS thứ 1: dog, cat
HS thứ 2: dog, cat, rabbit 
* Bingo:
Cách chơi: Học sinh nhắc lại 10-15 từ các em đã học .Giáo viên viết các từ đó lên bảng. Mỗi học sinh chọn 9 từ trong số các từ đó và viết vào ô. Giáo viên đọc các từ không theo trật t hoặc gọi học sinh chọn ngẫu nhiên. Học sinh đánh dấu ü vào từ đã chọn khi nghe giáo viên đọc từ đó. Học sinh nào đánh dấu được 3 ô vuông theo hàng ngang, hoặc trên xuống , hoặc theo đường chéo thì nói “ Bingo” và học sinh đó thắng cuộc. Kỹ năng này tôi thường sử dụng để áp dụng cho học sinh như là một trò chơi thường được sử dụng nhiều trong phần “ Revision” để củng cố từ vựng cho các em vào bài mới .
Ví dụ: Tieng Anh 4, Unit 7, lesson 1. 
playing table tennis, swimming, playing football, watching TV, reading books, riding a bike, flying a kite, taking photos, listening to music, playing badminton, skating
listening to music
riding a bike
reading books
playing table tennis
skating
swimming
watching TV
flying a kite
taking photos
* Kim's game:
Cách chơi: Chia lớp thành các đội. Giáo viên cho học sinh xem khoảng 10 từ (hoặc tranh) trong vòng 2 phút. Sau đó GV yêu cầu học sinh viết ra tất cả các từ mà các em đã ghi nhớ trong vòng 1 phút. Đội nào ghi được nhiều từ hơn sẽ thắng cuộc. 
Ví dụ: Tiêng Anh 5, Unit 9. What did you see at the zoo?
Giáo viên cho xem 10 bức tranh của từ vựng về animals (con vật). Sau 2 phút, yêu cầu học sinh viết ra những từ đã ghi nhớ. (zebra, elephant, monkey, lion, kangaroo, crocodile, panda, python, peacock, gorilla)
* Spinning Wheel:
Cách chơi: Có nhiều cách có thể sử dụng Wheel để chơi dùng cho cả từ vựng và ngữ pháp. Trong bài này, tôi xin giới thiệu một cách đơn giản mà tôi đã dùng đối với học sinh. Có thể chia học sinh thành 2 đội đứng thành 2 hàng, lần lượt từng thành viên của mỗi đội đứng trước Wheel. Giáo viên xoay vòng quay, kim chỉ từ nào, học sinh đọc nhanh hơn, đúng hơn sẽ được điểm. GV có thể viết hoặc vẽ, dán hình ảnh thay thế cho từ vựng đó. 
Ví dụ: Tiếng Anh 4, Unit 13.Would you like some milk? 
* Slap the board: 
Cách chơi: Giáo viên viết từ mới hoặc đính tranh lên bảng. Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm đứng cách nhau một khoảng bằng nhau. Giáo viên đọc to một từ Tiếng Anh. Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào tranh hoặc từ được gọi. Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.
Đây là trò chơi có thể nói là phổ biến nhất và quen thuộc nhất đối với học sinh. Có thể linh hoạt cho học sinh chơi cả lớp, hoặc chơi thành các nhóm nhỏ. Nhóm trưởng sẽ là người điều hành, đọc từ cho cả nhóm cùng lựa chọn. 
* Cross word:
Cách chơi: Thông qua hình ảnh hoặc câu gợi ý, học sinh đoán các chữ cần tìm. Nếu đội nào đoán được nhiều ô chữ hơn sẽ chiến thắng. 
* What's missing?:
Cách chơi: GV chuẩn bị khoảng 5 hoặc 6 từ vựng mà học sinh đã học, sử dụng tranh ảnh hoặc vật thật tùy theo nội dung bài. Đầu tiên GV cho học sinh xem tất cả các tranh, sau đó yêu cầu học sinh nhắm mặt, GV lấy đi một hoặc 2 tranh bất kì. HS mở mắt, nhìn và phát hiện bức tranh bị mất. Trò chơi này cũng vẫn sử dụng được khi học mẫu câu. 
Ví dụ: Tiếng Anh 5. Unit 9. What did you see at the zoo?
Sau khi sử dụng tranh để giới thiệu các con vật cho học sinh, GV sử dụng lại những tranh đó để tổ chức trò chơi What's missing? giúp học sinh khắc sâu từ vựng hơn. 
2. Xây dựng và sử dụng Cây từ vựng tiếng Anh
	Cây từ vựng (vocabulary trees) tiếng Anh phục vụ nhu cầu học tiếng Anh hàng ngày cho học sinh rất hữu ích. Vì thế những năm học vừa qua nhiều trường Tiểu học đã triển khai mạnh mẽ việc xây dựng cây từ vựng tiếng Anh ở tất cả các lớp học. 
Từ vựng sẽ được lựa chọn dựa trên bài học ở mỗi khối lớp, và từ vựng phải được cập nhật thường xuyên theo nội dung bài học. Học từ đến đâu, cập nhật cây từ vựng đến đó. Giáo viên quy định thời gian sử dụng cây từ vựng để học sinh cùng nhau ôn luyện vào 15 phút đầu giờ vào một số ngày cụ thể trong tuần. Việc sử dụng cây từ vựng thường xuyên đã giúp học sinh nắm từ vựng tốt hơn, nhớ từ vựng lâu hơn. Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, các em thường hay lơ đãng, mất tập trung, việc sử dụng cây từ vựng giúp từ vựng không bị "chết", không bị lãng quên, các em luôn được gợi nhắc đến các từ đã được học.
	Nội dung của cây từ vựng thường được giáo viên cung cấp, chuẩn bị. Tuy nhiên, để giúp học sinh nhớ và khắc sâu hơn vốn từ vựng đã học, giáo viên có thể yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị một từ theo sự sáng tạo của các em về chủ đề bài học trong tuần, tháng đã học để gắn vào cây từ vựng Tiếng Anh của lớp. Cách làm này học sinh vừa hào hứng học bài, giáo viên vừa đỡ nhiều công chuẩn bị. 
* Hình ảnh một số cây từ vựng: 
3. Học từ vựng qua “songs” và “chants”
	Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học với khả năng tập trung thấp, sự tập trung không kéo dài, thì việc dạy từ vựng khô khan sẽ rất dễ gây nhàm chán và nản. Đồng thời, học sinh tiểu học thường tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên không có chủ đích. Vì vậy, việc sử dụng songs (bài hát) và chants (bài vè vần điệu) vào việc dạy từ vựng cũng như ôn luyện khắc sâu sẽ rất thích hợp. Giúp học sinh học từ vựng một cách tự nhiên hơn. 
	Bên cạnh đó, việc sử dụng songs và chants sẽ rất thích hợp hướng dẫn cho học sinh về trọng âm cũng như ngữ điệu, đây là 2 yếu tố cực kì quan trọng trong việc dạy tiếng Anh. 
	Các bài songs và chants cần được thiết kế ngắn gọn, đơn giản, tập trung vào việc học từ vựng. 
	Các bài songs và chants sẽ được đưa vào luyện tập sau khi giáo viên đã giới thiệu cho học sinh về từ. Songs hoặc chants có thể do giáo viên thiết kế, hoặc lấy từ các nguồn trên Internet. Có rất nhiều nguồn phù hợp với học sinh tiểu học như DreamEnglish, English Singsing, Super Simple Song,. 
	Ví dụ: Tiếng Anh 4, Unit 3. What day is it today? 
Khi giới thiệu về 12 tháng trong năm, GV có thể sử dụng bài hát "Months of the year" from DreamEnglish (https://www.youtube.com/watch?v=v608v42dKeI). Bài hát có giai điệu vui nhộn, dễ hát, dễ thuộc. Sử dụng bài hát giúp học sinh hứng thú hơn, nhớ từ nhanh hơn đồng thời phát âm cũng tốt hơn. 
	Trong quá trình giảng dạy thời gian qua, tôi thường sử dụng jazz chant để giúp học sinh học từ vựng một cách hứng thú hơn. Đặc biệt khi sử dụng jazz chant, học sinh sẽ có nhận thức về stress (trọng âm) của từ. Bên cạnh đó, học sinh có thể tự ôn tập từ vựng ở nhà theo một cách rất vui nhộn chứ không nhàm chán như việc chép hàng chục từ vựng. 
	Jazz chants là một kiểu chants đặc biệt (mang âm hưởng nhạc jazz, chú trọng vần điều, tiết tấu) được giáo sư Carolyn Graham sáng tạo ra và bà đã ra rất nhiều bài nhằm mục đích dạy từ vựng cũng như ngữ pháp. Bên cạnh đó, Carolyn Graham còn hướng dẫn cách tạo chants để giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tùy theo nội dung của mình. 
	Các lưu ý, hướng dẫn tạo jazz chant:
- Lựa chọn topic, chủ đề từ vựng cần thiết gây hứng thú cho học sinh hoặc liên quan đến nội dung bài học
- Để thiết kế 1 bài jazz chant cho từ vựng, giáo viên cần chọn 3 từ vựng có 2 âm tiết, 1 từ có 3 âm tiết, và 1 từ có 1 âm tiết. Và kết hợp chúng theo cấu trúc AABA (câu thứ nhất, thứ 2 và thứ 4 hoàn toàn giống nhau, câu thứ 3 khác). 
- Các từ vựng được lựa chọn được phân bổ theo số lượng âm tiết như sau: (Vỗ tay theo nhịp 4) 
2 (clap)	3 (clap)	1 	clap
2 (clap)	3 (clap)	1 	clap
2 (clap)	3(clap)	2 (clap)	3 (clap)
2 (clap)	3 (clap)	1 	clap
	Ví dụ: Khi học về các môn thể thao, giáo sư Carolyn Graham đã tạo ra một bài jazz chant, đồng thời ba cũng sử dụng âm nhạc, dùng tiết tấu nhanh hoặc chậm để làm cho bài chant thêm hấp dẫn, lý thú. 
Baseball, basketball, golf.
Baseball, basketball, golf.
Baseball, basketball, baseball, basketball
Baseball, basketball, golf.
Bên cạnh việc tạo jazz chant, tôi cũng cho học sinh có cơ hội tự tạo một bài chant của chính mình. Sau một vài bài chant, học sinh từ nắm được quy luật, tiết tấu, các em có thể từ thay đổi từ vựng để làm thành bài chant của riêng mình. Các ví dụ dưới đây là các bài chant do tôi tạo ra nhằm giúp học sinh học từ vựng một cách hào hứng hơn.
VD1: Tieng Anh 5, Unit 3, Lesson 1
1	 2	 3 4
taxi 	 motorbike train (clap)
taxi 	 motorbike train (clap)
taxi 	 motorbike taxi 	 motorbike
taxi 	 motorbike train (clap)
VD2: Tieng Anh 5, Unit 8, Lesson 1. 
1	 2	 	 3 4
gentle hard-working kind 	(clap)
gentle hard-working kind 	(clap)
gentle hard-working gentle hard-working 
gentle hard-working kind 	(clap)
2.3. Hiệu quả của đề tài. 
	Sáng kiến kinh nghiệm trên đã được bản thân áp dụng vào thực tế dạy học một thời gian và đã đem lại một kết quả khả quan, một hiệu ứng tích cực. Không khí lớp học sôi nổi hơn, học sinh hoạt động tích cực hơn, các em cũng hứng thú hơn với bộ môn, nhiều em đã dành niềm yêu thích, đam mê cho môn học. Giáo viên cũng yêu nghề hơn, có trách nhiệm hơn trong công tác dạy học nhằm đem lại cho các em những giờ học lý thú, bổ ích. Nhìn nhận lại kĩ năng, vốn từ vựng của học sinh sau quá trình áp dụng sáng kiến đã có sự chuyển biến rõ rệt, vốn từ vựng của các em khá hơn, phong phú hơn, phát âm của các em có sự tiến bộ, mềm mại và chính xác hơn. Tỉ lệ học sinh nắm vững từ vựng đạt mức tốt tăng cao và tỉ lệ học sinh chưa đạt đã giảm mạnh, thể hiện rõ qua kết quả làm bài kiểm tra học kỳ I vừa qua:
Lớp
Sĩ số
Mức độ nắm từ vựng
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
4A
22
7
31,8
12
54,6
3
13,6
4B
22
8
36,3
12
54,6
2
9,1
5A
20
7
35,0
11
55
2
10,0
5B
20
6
30,0
11
55
3
15,0
3. KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài. 
Chúng ta có thể thấy rằng việc dạy, cung cấp vốn từ vựng tiếng Anh cho học sinh là cực kì quan trọng. Nó là chìa khóa, là nển tảng cần thiết của ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng sử dụng càng lớn, càng chính xác, hoạt động giao tiếp sẽ thể hiện rõ ràng và nhạy bén hơn. Tuy nhiên việc giúp học trò nắm vững và làm giàu vốn từ vựng không hề đơn giản và dễ dàng. Bởi công việc này không thể đi đến thành công dựa vào một phía giáo viên, mà phải là công sức của cả thầy và trò, cần phải có sự hợp tác của học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức một cách tích cực, tự giác. Vì vậy giáo viên không chỉ dừng lại ở việc tìm tòi sáng tạo nhiều phương pháp, nhiều cách thức hơn mà còn là nguồn cảm hứng, động viên, tạo được môi trường cho các em niềm tin yêu đối với Tiếng Anh. Việc vận dụng nhiều phương pháp dạy từ vựng đã giúp cho học sinh phần nào hứng thú hơn, yêu thích tiếng Anh hơn, đồng thời giúp các em tự học, từ rèn luyện bản thân. 
Trong điều kiện học sinh ở vùng quê còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất dạy học còn thiếu thốn thì những thành công ban đầu về gây dựng vốn kiến thức nền tảng, cho các em động lực và cách thức tự học, tự ôn luyện từ vựng và những tín hiệu đáng mừng và cần cố gắng pháp huy. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu áp dụng những phương pháp này cũng đã giúp cho tôi phát triển thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, thêm kinh nghiệm dạy và học. 
3.2. Kiến nghị, đề xuất. 
Để giúp giáo viên vận dụng đề tài hiệu quả, cá nhân tôi xin đưa ra một vài kiến nghị, đề xuất sau:
 - Nhà trường cần thường xuyên bổ sung đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cho việc dạy bộ môn tiếng Anh như từ điển, sách báo, băng đĩa, đèn chiếu, 
 - Các giáo viên dạy tiếng Anh tích cực tự học, mạnh dạn đổi mới và linh hoạt trong tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng đơn vị bài học và đối tượng học sinh cụ thể, tránh rập khuôn, máy móc gây nhàm chán cho học sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi tìm hiểu trong quá trình thực tế giảng dạy. Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, vì vậy rất mong được sự góp ý bổ sung của các đồng nghiệp, của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh và áp dụng hiệu quả hơn. 
	Tôi xin chân thành cám ơn. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_tieu_ho.doc
Sáng Kiến Liên Quan