Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho nhóm học sinh chưa ngoan ở Lớp 3

Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3:

a) Thuận lợi:

-Được sự chỉ đạo sát sao chi bộ và ban giám hiệu nhà trường nên luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành các công việc được giao.

- Bên cạnh việc giáo đạo đức cho học sinh qua các tiết dạy chính khóa, nhà trường đã thường xuyên tổ chức sinh hoạt như chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp để nêu gương người tốt việc tốt cho học sinh noi theo, nhắc nhở uốn nắn kịp thời những thiếu sót để các em tiên tiến bộ.

- Hầu hết học sinh là con nông dân, lao động chất phác; sống xa trung tâm huyện thị nên ít tiếp xúc với môi trường nhạy cảm nên biết vâng lời, lễ phép, chăm ngoan.

- Giáo viên là người đã giảng dạy lâu năm ở trường nên phần nào nắm được tình hình địa phương, đặc điểm của phụ huynh học sinh và đã có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Hầu hết học sinh lớp 4 tôi phụ trách ngây thơ, hồn nhiên, biết vâng lời, chăm ngoan.

- Hầu hết phụ huynh học sinh nhiệt tình, luôn sát cách cùng nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục.

b) Những khó khăn:

- Các em học sinh hầu hết là con em nhân dân lao động ở địa phương nền kinh tế chưa phát triển, nhiều gia đình kinh tế còn khó khăn, phụ huynh bận làm ăn đầu tắt mặt tối không có nhiều thời gian chăm sóc cho con cái về cả vật chất lẫn tinh thần, do vậy mà phần đông các em tự chăm sóc cho mình là chính. Cá biệt, còn có một bộ phận phụ huynh còn phó mặc việc học hành cho nhà trường và các thầy cô giáo, không tham gia các cuộc họp phụ huynh, không quan tâm con học lớp nào, cô giáo nào chủ nhiệm và học tập ra sao.

- Địa phương nơi trường đóng thuộc vùng khó khăn, đường giao thông ở một số thôn trong xã khó khăn. Một số học sinh gia đình sống hẻo lánh, đường từ nhà đến trường cách xa hơn 5 đến 7 km phải qua nhiều khe, suối; phải tự đi học, không có người đưa đón nên những lúc mưa bão phải nghỉ học.

- Nhiều học sinh ở cách xa trường mà giáo viên lại không phải là người bản địa nên việc tìm hiểu hoàn cảnh học sinh gặp không ít khó khăn.

- Do hoàn cảnh khó khăn, thanh niên ở một số thôn phải đi làm ăn xa, nhiều thôn không thành lập được Chi đoàn nên việc kết hợp giáo dục của đoàn thể với nhà trường nhiều phần hạn chế.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho nhóm học sinh chưa ngoan ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng dẫn, tiếp sức để các em tiến bộ trong học tập; giao trách nhiệm cho các em học sinh tốt kèm cặp thêm để các em ngày càng tiến bộ.
Để các em giảm bớt phần khó khăn, tôi đã vận động học sinh trong lớp, trong trường hỗ trợ sách vở, áo quần giúp bạn;
Đối với những học sinh kinh tế gia đình khá giả nhưng lại lêu lỏng, ham chơi, không chấp hành quy định nhà trường bên cạnh sự quan tâm giáo dục bằng tình thương của người thầy giáo để cảm hóa các em, tôi cũng phải có biện pháp nghiêm khắc, cứng rắn hơn; thường xuyên theo dõi những hành động việc làm của các em để uốn nắn kịp thời và động viên khi em khắc phục sữa chữa. Có lúc cũng phải giao một số công việc cho các em phụ trách như chỉ đạo làm vệ sinh, kiểm tra vệ sinh lớp học báo cáo với cô giáo các để các em tự uốn nắn, khắc phục những sai sót của mình làm cho cô giáo vừa lòng và có uy tính với bạn bè.
Giải pháp 3: Phối hợp tốt giáo dục tay ba “Gia đình-Nhà trường-Xã hội”
Để góp phần tích cực vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và nhóm học sinh chưa ngoan nói riêng, bên cạnh giáo viên làm tốt việc giáo dục trong nhà trường, tôi đã thực hiện việc giáo dục tay ba. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Phối hợp với phụ huynh giáo dục các em.
Mặc dù 2 buổi/ ngày bận bịu giảng dạy trên lớp, nhưng tôi đã khắc phục khó khăn, tranh thủ mọi thời gian đến gặp phụ huynh để báo cáo tình hình học tập rèn luyện các em và cùng nhau tìm biện pháp giúp đỡ, uốn nắm các em, giúp các em tiến bộ.
- Đối với 5 học sinh yếu, có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnh gia đình, tôi thường xuyên đến thăm hỏi, động viên gia đình, phân tích thuyết phục cho gia đình thấy được sự cần thiết phải cho con học tập để có quyền lợi sau này, từ đó để họ động viên con, tạo điều kiện thêm cho con theo học.
- Đối với 4 học sinh chưa ngoan do bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà: Tôi trực tiếp gặp ông bà trao đổi tình hình và đề nghị ông bà nhắc nhở, quan tâm theo dõi em nhiều hơn; liên lạc với bố mẹ có trách nhiệm với con nhiều hơn, thường xuyên liên lạc với cô giáo để nắm tình hình, phối hợp giáo dục hoặc phải tranh thủ thời gian về thăm con để động viên nhắc nhở con.
- Đối với 2 học sinh có biểu hiện hư hỏng do gia đình buôn bán, chạy theo kinh tế: Tôi trực tiếp trao đổi với gia đình tình hình học sinh và phân tích, khuyên họ nên chăm lo con cái nhiều hơn, tranh thủ thời gian gặp cô giáo để nắm tình hình, tuyệt đối không nên cho con nhiều tiền ăn vặt và nên quản lý tiền bạc gia đình chặt chẽ hơn.
Thứ hai: Phối hợp với các đoàn thể giáo dục học sinh.
Nhằm góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh hiệu quả, bên cạnh việc phối hợp với gia đình, tôi đã trực tiếp gặp Trưởng thôn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội khuyến học báo cáo tình hình học sinh và đề nghị họ quan tâm phối hợp với gia đình, cô giáo nhắc nhở động viên, quản lý các em tốt hơn. Mặt khác, tham mưu với các đoàn thể tổ chức quyên góp nhằm giúp đỡ các em gia đình có hoàn cảnh khó khăn để động viên các em đến trường, đề nghị giảm bớt những phần đóng góp một số loại quỹ làm giảm bớt phần khó khăn.
Thứ ba: Đối với nhà trường.
Tham mưu với lãnh đạo phát động phong trào tự thiện giúp đỡ bạn nghèo, miễn giảm những khoản đóng góp trong phạm vi có thể cho các em. Đội Thiếu niên cần có biện pháp quản lý, giáo dục những học sinh lêu lỏng, la cà quán xá
Giải pháp 4: 	Dạy tốt các tiết dạy đạo đức hằng tuần: 
Dạy và học các môn học là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động của học sinh ở nhà trường và nội dung chương trình các môn học đã được xây dựng trên tinh thần gắn chặt giữa đức, trí,thể, mỹ đó là quan điểm giáo dục toàn diện nhằm tạo ra con người phát triển toàn diện. Giữa dạy chữ và dạy người, giữa tri thức và đạo đức. Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học thông qua những mẫu chuyện cụ thể sinh động để rút ra mẫu hành vi đạo đức, thông qua hệ thống bài tập giúp liên hệ để điểu chỉnh bản thân sao cho tốt hơn. Như vậy, dạy tốt môn đạo đức cũng góp phần tích cực vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và những học sinh chưa ngoan nói riêng. 
Ví dụ: 
*Dạy bài "Trung thực trong học tập" VBT đạo đức lớp 4 trang 3, giáo viên đưa ra tình huống về câu chuyện của Long- cậu học sinh ham chơi, không thực hiện yêu cầu của cô giáo...
Giáo viên đưa câu hỏi : 
+ Theo em bạn Long có những cách giải quyết như thế nào?
+ Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao?
*Dạy bài: "Biết ơn thầy giáo cô giáo" vở BT Đạo đực lớp 4, trang 20.
Giáo viên đưa ra tình huống về câu chuyện kể "Cô giáo Bình", sau đó yêu cầu học sinh thảo luận cùng chia sẽ tình huống trên bằng cách đặt câu hỏi cho các em như sau:
+ Em thử đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì khi nghe bạn Vân nói.
+ Nếu em là học sinh cùng lớp đó, em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao?	...
Như vậy, qua câu chuyện kể về một tình huống có vấn đề, giáo viên đã gợi cho các em có kĩ năng tư duy, suy luận và tự giải quyết tình huống, chia sẽ cùng nhau để nhận ra được những chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4 trong các mối quan hệ của các em với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo,... Từ đó, hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học trong các tình huống và biết thực hiện linh hoạt các chuẩn mực đã học trongcuộc sống hàng ngày.
Giải pháp 5: Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
          Trước hết, tôi phải xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết thân thiện, biết quan tâm chia sẻ hoàn cảnh của bạn trong lớp. Thành lập “nhóm học tập”, “đôi bạn cùng tiến” để không những giúp nhau trong học tập mà còn giúp đỡ kèm cặp nhau thực hiện tốt trong các phong trào, các hoạt động ở nhà trường và thôn xóm tổ chức. 
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động nhân các ngày lễ lớn như: Kỷ niệm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; ; Ngày 20/10: Thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Thi đua học tập tốt, vâng lời thầy cô chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Thi viết thư về biên giới hải đảo, nghe kể chuyện về anh bộ đội cụ Hồ nhân ngày thành Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
Qua việc tổ chức này, học sinh được giáo dục truyền thống, trãi nghiệm, đồng thời vừa giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, ghi nhớ công ơn người có công cách mạng... Mặt khác tạo môi trường hoạt động để thu hút học sinh tham gia, tạo điều kiện để các em hình thành các mối quan hệ, gắn bó với nhau vì quyền lợi, danh dự chung, gây niềm vinh dự, tự hào về lớp mình, rất có ý nghĩa và tác dụng sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của học sinh.
Bên cạnh đó, tổ chức sinh hoạt dưới cờ đầu tuần để biểu dương những thành tích các em đạt được trong tuần, đặc biệt là những học sinh chậm tiến, nhắc nhở các học sinh chưa ngoan để các em khắc phục kịp thời.
Giải pháp 6: Giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử của học sinh thông qua quá trình đứng lớp và dạy học các môn học khác:
          Bản thân quá trình dạy học và ngay trong các nhiệm vụ dạy học là nhằm góp phần giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử, nhân cách cho học sinh. Tính chất giáo dục của việc dạy học đòi hỏi nhà giáo phải khai thác đúng đắn, sâu sắc nội dung các môn học, thông qua việc dạy học mà thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục nhằm  phát triển các phẩm chất đạo đức, hoàn thiện nhân cách học sinh.
          Ngoài môn Đạo đức, tất cả các môn học khác ở Tiểu học, đặc biệt là môn Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, môn Toán đều có khả năng tiềm tàng, nếu được khai thác tốt, đúng hướng, nhằm vào việc giáo dục đạo đức. Chẳng hạn ở môn Tiếng Việt qua các câu chuyện kể, các bài văn, bài thơ có nội dung phong phú, sinh động ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, ca ngợi văn hóa, các tập quán truyền thống tốt đẹp của đất nước, của dân tộc nếu được khai thác, tiến hành đúng đắn sẽ mở rộng được kiến thức về đạo đức, về truyền thống văn hóa, về kinh nghiệm, lối sống mang tính dân gian, phản ánh bản sắc đạo đức của dân tộc. Tất cả sẽ giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và kể cả các chuẩn mực sơ giản trong giao tiếp, ứng xử về đạo đức 
          Khi hướng dẫn học sinh học bài, làm bài nhờ vận dụng đúng các nguyên tắc và phương pháp giáo dục và dạy học sẽ giúp học sinh đi từ mức độ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và nâng cao dần, sẽ tập luyện cho học sinh thói quen vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ học tập, bước đầu hoàn thành các phẩm chất ý chí, các nét tính cách, lòng yêu chân lý, yêu văn hóa khoa học. Cũng nhờ vậy mà tầm mắt của các em ngày càng mở rộng, càng phong phú thêm, góp phần làm cho kiến thức đạo đức, thái độ đạo đức về cuộc sống, vốn sống, kinh nghiệm sống của các em phát triển dần.
Ngoài việc giáo dục hành vi ứng xử với người lớn, thầy cô, bạn bè cho các em thông qua môn học đạo đức bắt buộc trong chương trình, trong quá trình giảng dạy, tôi đều tận dụng tối đa việc giáo dục cho các em thông qua giao tiếp giữa giáo viên – học sinh và lồng ghép giáo dục kịp thời qua nội dung môn học khác có liên quan với việc giáo dục đạo đức học sinh. Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giao tiếp trong quá trình dạy học giúp tôi điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa đạt ở học sinh khi nói chuyện với thầy cô, người lớn cần phải dạ thưa, nói có đầu có đuôi, không nói cộc lốc, trống không. Khi nhận vật gì mà người lớn đưa đều phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn
Như vậy, với việc giáo dục học sinh trong mọi hoạt động dạy học, giúp học sinh lớp tôi có những hành vi ứng xử tiến bộ rõ rệt các em biết nói dạ thưa với người lớn, xưng hô đúng mực với bạn bè, thầy cô giáo và các em học sinh ở những lớp dưới.
Ví dụ: 
- Dạy bài tập đọc "Con sẻ" SGK Tiếng Việt 4 tập 2- trang 90
	Từ hình ảnh con sẻ mẹ không sợ nguy hiểm, dũng cảm lao xuống trước mõm con chú hung dữ để cứu lấy con, đã giáo dục cho học sinh biết sự hi sinh cao cả và lòng yêu con vô bờ bến của người mẹ, qua đó các em thể hiện được sự biết ơn, những hành động cụ thể để thể hiện tình yêu thương đối với mẹ của mình liên hệ với bài đạo đức "Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ" - Sách đạo đức lớp 4, trang 7, ...
	- Dạy bài "Dải đồng bằng duyên hải miền Trung" Sách Lịch Sử- Địa Lý lớp 4, trang 135. Giáo viên cung cấp kiến thức giúp học sinh biết được đồng bằng duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ hẹp với những cồn cát, đầm, phá. Mùa hạ có thời tiết hanh khô, nóng và thường xuyên bị hạn hán. Cuối năm thì lại có mưa lớn dễ bị gây ngập lụt. Từ đó giáo dục kĩ năng sông 
Giải pháp 7: Giáo viên chủ nhiệm cần trang bị cho mình những kĩ năng mềm, những năng lực cần thiết để giáo dục được học sinh chưa ngoan, có biểu hiện hư hỏng một cách hiệu quả
Kỹ năng mềm giúp giáo viên chủ nhiệm sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa thầy với trò linh hoạt, phụ hợp, giáo viên có thể hòa mình vào, sống hay tương tác với hòa hợp với học sinh, xã hội, cộng đồng, tập thể lớp. Bên cạnh những năng lực cần thiết mà chuẩn nghề nghiệp GV đã yêu cầu, thì mỗi giáo viên chủ nhiệm cũng cần có những năng lực sau đây, giúp người thầy vượt qua được mọi thách thức trong giáo dục HS, đó là:
- Năng lực hiểu và thích ứng với học sinh: 
Người thầy phải hiểu được đặc điểm cũng như cá tính của từng đối tượng HS, biết chấp nhận và thích ứng với đối tượng mình đang giáo dục. Từ đó tìm phương pháp phù hợp để tác động chúng. Nếu không thích ứng được với những hành vi lệch chuẩn của HS, GV rất dễ sốc và rơi vào trạng thái bất lực, buông xuôi hoặc nóng giận trong xử lý tình huống.
- Năng lực ứng phó và xử lý các tình huống giáo dục một cách hiệu quả:
 Các tình huống luôn xảy ra trong lớp học với mức độ, tính chất ngày càng phức tạp, căng thẳng và khó xử. Bất cứ người thầy nào đang đứng trên bục giảng đều rất mệt mỏi và đầy áp lực trước những hành vi do HS hư gây ra. Vì vậy, GV phải biết ứng phó kịp thời và xử lý một cách  nghiêm khắc nhưng mềm dẻo, có tính sư phạm để tránh căng thẳng không cần thiết hoặc gây tổn thương cho GV và HS.
- Năng lực kiềm chế cảm xúc trước những hành vi lệch chuẩn của HS. 
Trong thực tiễn đã có nhiều thầy/cô do không kiềm chế được cảm xúc nên đã quát mắng, lăng mạ hoặc đánh đập thô bạo học trò, gây nên những hậu quả đáng tiếc và vi phạm qui định  nhà giáo. Vì thế,  trước những  hành vi hỗn láo, vô tổ chức kỉ luật, với thái độ "coi trời bằng vung" của một số HS hư, GV cần biết nén sự nóng giận của mình để tìm cách xử lý. Đây được coi là một trong những kỹ năng rất quan trọng của người thầy trong giáo dục HS, nhất là với HS cá biệt.
   Bên cạnh những năng lực trên, người giáo viên cần: 
+ Biết vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng. Hãy vừa là bạn, vừa là thầy của HS và cố gắng để các em luôn gần gũi, cởi mở với mình; 
+ Hãy cố gắng khơi dậy lòng tự trọng, sự tự tin và những ưu điểm trong mỗi HS. Đừng bao giờ cho rằng, những HS hư là đồ bỏ đi và không thể dạy dỗ được; - Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong lớp học và đừng độc đoán quá. Hãy nên nhớ, giờ học là một phần cuộc sống của HS, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó, cứng nhắc để tạo cho HS sợ hãi mà không dám cởi mở, say mê, sáng tạo;
 + Các cuộc gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh HS vi phạm kỷ luật là cần thiết, nhưng nên nhớ, đối với họ đứa con là quý giá nhất trên đời. Vì thế, người thầy hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh cũng như HS đó bị tổn thương; 
+ Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của người thầy trong mắt các em mà thôi. Khi HS mắc lỗi, GV không nên nóng nảy quá; 
+ Không thể giáo dục HS với một chút ít nhiệt tình mà hãy cố gắng sống hết mình với các em. Yêu thương và bao dung, nghiêm  khắc và dạy dỗ, dùng lời nói  và tình thương để tác động đến tâm hồn học sinh; 
+GV hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng trước mọi hành vi chưa đúng của học sinh để giáo dục các em từ từ theo hình thức" mua dầm thấm lâu".
Thiết nghỉ với những kĩ năng mềm ứng xử linh hoạt, những năng lực chuyên môn vững vàng, đặc biệt là tình yêu thương con trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp thì mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và giáo dục học sinh ngày càng tiến bộ, phát triển năng lực và hình thành phẩm chất tốt đẹp.
2.3. Kết quả thực hiện.
Qua một thời gian tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu tìm ra phương pháp giáo dục và áp dụng vào công tác giảng dạy, giáo dục trong học kì 1 năm học 2018-2019. Những biện pháp trên đã đem lại hiệu quả nhất định.
Bảng thống kê Phẩm chất cuối học kì 1 năm học 2018 - 2019
Phẩm chất
Đạt tốt
Đạt
Cần cố gắng
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
Chăm học, chăm làm
23
76,6
7
23,4
0
0
Tự tin, trách nhiệm
21
70
9
30
0
0
Trung thực, kỉ luật
22
73,3
8
26,7
0
0
Đoàn kết, yêu thương
24
80
6
20
0
0
Tập thể lớp 4C đã xây dựng được tình đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ vượt bậc: Kết quả học kỳ I năm học 2018 - 2019: 
Về năng lực có 30/30 em đạt mức Tốt và Đạt; về Phẩm chất Có 30/30 đạt ở mức Tốt và Đạt; 100% các em hoàn thành Tốt và hoàn thành các nội dung học tập và hoạt động giáo dục. Số học sinh chưa ngoan có biểu hiện hư hỏng đã khắc phục những sai sót, thói hư tật xấu, vượt qua những rào cản khó khăn về gia đình tham gia học tập chuyên cần, đạt được nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện. Đặc biệt là những học sinh chưa ngoan ở đầu năm học có 8/11 học sinh thì đều được xếp loại năng lực, phẩm chất Tốt và Đạt. Hoàn thành và Hoàn thành tốt nội dung các môn học và hoạt động giáo dục đạt tỷ lệ 100% (trong đó có 3/11 em có tiến bộ vượt trội được xếp loại Hoàn thành Tốt). Các em là những thành viên tích cực trong các phong trào xây dựng "lớp học thân thiện, học sinh tích cực". Kết quả rèn luyện tiến bộ của các em đã góp phần tích cực vào việc xây dựng lớp 4C Tiên tiến. 
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: 
Như chúng ta đã thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung, cho học sinh chưa ngoan có biểu hiện hư hỏng ở Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Trách nhiệm đó không phải chỉ của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Giáo dục đạo đức cho học sinh bậc tiểu học góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh sau này. Dưới đây là một số giải pháp về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 mà bản thân tôi với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện và mang lại hiệu quả:
Giải pháp 1: Tổ chức điều tra tìm ra nguyên nhân học sinh chưa ngoan.
Giải pháp 2: Phát huy vai trò chủ nhiệm lớp để làm tốt công tác giáo dục học sinh tiến bộ. 
Giải pháp 3: Phối hợp tốt giáo dục tay ba “Gia đình-Nhà trường-Xã hội”
Giải pháp 4: Dạy tốt các tiết dạy đạo đức hằng tuần: 
Giải pháp 5: Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Giải pháp 6: Giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử của học sinh thông qua quá trình đứng lớp và dạy học các môn học khác:
Giải pháp 7: Giáo viên chủ nhiệm cần trang bị cho mình những kĩ năng mềm, những năng lực cần thiết để giáo dục được học sinh chưa ngoan, có biểu hiện hư hỏng một cách hiệu quả.
Những biện pháp mà tôi vừa trình bày trên đây chỉ nằm trong phạm trù suy nghĩ của một cá nhân. Xuất phát từ thực tế trong công tác giảng dạy. Chắc chắn sẽ còn nhiều chỗ thiếu sót. Việc giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, không thể một sớm một chiều mà thành công được, nếu vội vàng, thiếu cố gắng thì sẽ không mang lại hiệu quả. Người thầy giáo, cô giáo đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm lớp hơn lúc nào hết khi bắt tay vào công tác giáo dục đạo đức đầy gian nan cần phải có nhiều tâm huyết với nghề, có tình yêu trẻ thực sự, tôi không dám nói tất cả những gì trên đây là đủ, là phù hợp với tất cả các bạn đồng nghiệp trong quá trình giáo dục đạo đức. Bởi lẽ việc giáo dục đạo đức có muôn vàn cái khó phải vượt qua và đôi khi cũng thất bại qua nhiều thử nghiệm để tìm ra phương pháp giáo dục đúng đắn, thành công. Qua thực tế những gì tôi đã áp dụng theo những phương pháp đã trình bày. Đã mang lại hiệu quả nhất định. Tôi tin tưởng vào những gì đã và đang là hợp lý, đúng đắn với tình hình lớp tôi đang giảng dạy và chủ nhiệm, phù hợp với môi trường sư phạm trường tiểu học và tình hình giáo dục chung hiện nay.
 3.2. Một số kiến nghị, đề xuất:
* Đối với giáo viên:
Giáo viên chủ nhiệm lớp cần có những kĩ năng mềm và năng lực chuyên môn vững vàng, bên cạnh đó giáo viên cần tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi học sinh để có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp, luôn lấy những câu chuyện, tấm gương tốt gần gũi để động viên, giáo dục hành vi đạo đức cho các em. Phối hợp thật tốt các lực lượng xã hội, các đoàn thể trong nhà trường để có những biện pháp giáo dục đạo đức học sinh gắn liền thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
*Về phía gia đình học sinh:
Cần phối hợp tốt với nhà trường, các lực lượng giáo dục khác ngoài xã hội để có biện pháp giáo dục con em ở nhà thật tốt, tránh quá nuông chiều, hoặc giáo dục đạo đức cho các em không đúng hướng.
*Về phía nhà trường:
Cần tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể, giúp các em mạnh dạn, có cơ hội bộc lộ những phẩm chất đạo đức, từ đó giúp giáo viên có biện pháp giáo dục cho các em hợp lý.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm: “Những biện pháp giáo dục đạo đức cho nhóm học sinh chưa ngoan, có biểu hiện hư hỏng ở lớp 3”. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên bản sáng kiến kinh nghiệm này có thể vẫn còn những hạn chế nhất định. Rất mong quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp góp ý để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_dao_duc_cho.doc
Sáng Kiến Liên Quan