Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đổi mới công tác chủ nhiệm nhằm góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực "người học sinh mới" tại trường THPT Anh Sơn 2, tỉnh Nghệ An

GVCN là nhà quản lí, nhà sư phạm đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt

những chủ trương, yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường đến với HS và tập

thể học sinh. Bằng phương pháp thuyết phục, sự gương mẫu, kinh nghiệm sư phạm

và uy tín của mình, GVCN giúp cho mỗi học sinh và tập thể lớp có trách nhiệm

tuân thủ và tự giác thực hiện nghiêm túc những yêu cầu này.

GVCN là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và

nuôi dưỡng nhân cách học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói

như PGS.TS Đặng Quốc Bảo - Học viện quản lý giáo dục thì: GVCN lớp là nhà

quản lý không có dấu đỏ. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu

sắc về giáo dục, có thể coi GVCN như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh

đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học;

người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học;

người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học

sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp. Một người GVCN giỏi sẽ góp

phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một

nhà trường vững mạnh. GVCN là cầu nối giữa nhà trường - gia đình và xã hội.

Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau

này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.

Trong công trình nghiên cứu Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, tác

giả Nguyễn Thanh Bình [3, 6] chỉ ra GVCN ở trường THPT có các chức năng sau:

- GVCN là người quản lí, giáo dục toàn diện học sinh một lớp học

- GVCN là cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh

- GVCN là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong và

ngoài nhà trường

- GVCN là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và

phong trào chung của lớp.

Để trở thành một GVCN chân chính thì người GV đó cần hội tụ đủ những

yếu tố sau: Có hiểu biết rộng về văn hóa chung, có tri thức sâu sắc; vững vàng về

môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm; có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục,

dạy học; có khả năng thu thập tích lũy tri thức để ngày càng nâng cao hoặc mở

rộng tầm hiểu biết của mình; có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi dậy

sự hứng thú và động cơ học tập, rèn luyện đạo đức ở học sinh; GVCN cần tự trang

bị cho mình nhiều kĩ năng sư phạm như: giao tiếp sư phạm trước đám đông, biểu lộ

và kiềm chế tình cảm, cảm xúc khi cần thiết, ứng xử các tình huống sư phạm linh

hoạt, Và trên hết, GVCN phải thực sự là một tấm gương sáng cho HS noi theo.

pdf62 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đổi mới công tác chủ nhiệm nhằm góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực "người học sinh mới" tại trường THPT Anh Sơn 2, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thể cán bộ, giáo viên của 
trường. Việc làm này chắc chắn sẽ mang lại kết quả đầy triển vọng với trường 
THPT Anh Sơn 2. 
 Tóm lại, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực vừa là mục tiêu giáo dục 
(xét về mục đích, ý nghĩa của dạy học), vừa là một nội dung giáo dục (xét về các 
tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt của người học) đồng thời cũng là một phương pháp 
giáo dục (xét về cách thức thực hiện). Do vậy, tăng cường đổi mới công tác chủ 
nhiệm nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực có một ưu thế vượt trội 
bởi vì nó hướng người học đi vào hoạt động cá nhân (hoạt động trong giờ, ngoài 
giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm) mà các 
hoạt động đó có vai trò quyết định đối với hình thành nhân cách. Vì vậy vấn đề tổ 
chức hoạt động cho HS, hướng HS phát triển toàn diện cả đức - trí –thể - mĩ đóng 
vai trò hết sức quan trọng, mà điều này lại phụ thuộc vào khả năng chỉ huy, lãnh 
đạo, điều phối của GVCN. Đổi mới công tác chủ nhiệm luôn là một công việc cần 
thiết và cần làm thường xuyên, liên tục, hệ thống. 
50 
C. KẾT LUẬN 
1. Đóng góp của đề tài 
 Vấn đề giáo dục để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 
chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Muốn hình thành và phát triển phẩm chất, năng 
lực HS một cách bền vững và lâu dài cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, 
gia đình và xã hội. Trong đó đổi mới công tác chủ nhiệm đóng một vai trò, ý nghĩa 
hết sức quan trọng. Công tác chủ nhiệm hiện nay mặc dù đã được chú ý nhưng 
chưa được chú trọng, người ta đề cập nhiều đến đổi mới công tác dạy học bộ môn 
mà chưa đẩy mạnh đổi mới công tác chủ nhiệm, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề 
hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực một “người HS mới”. Xuất phát từ 
thực trạng đó, với đặc điểm riêng của trường THPT Anh Sơn 2, bản thân tôi đã 
thực hiện một số giải pháp nhằm đổi mới công tác chủ nhiệm góp phần tích cực 
vào quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực “người HS mới” tại 
trường. Bao gồm bốn giải pháp sau: 
- Chú trọng đổi mới tiết sinh hoạt lớp: Trao quyền cho HS tiến hành tiết sinh 
hoạt lớp; Tổ chức tiết sinh hoạt lớp thành một buổi hội thảo nhỏ, chia sẻ kinh 
nghiệm sống, kinh nghiệm học tập cho HS; Tổ chức sinh hoạt lớp thành một buổi 
giao lưu văn nghệ; Tổ chức trò chơi trong tiết sinh hoạt lớp; Tổ chức tiết sinh hoạt 
cho các em “lắng nghe chính mình”. 
- Đổi mới cách thức họp phụ huynh (Cuộc họp phụ huynh đầu năm, đầu học 
kỳ 2, cuối năm). 
- Đổi mới cách thức điều hành, chỉ đạo, quản lý lớp. 
- Đổi mới cách thức phối hợp với Đoàn trường (Cho HS hoạt động ngoại 
khóa - trải nghiệm, hoạt động vui chơi – giải trí; Tổ chức tư vấn, tham vấn tâm lý 
cho HS). 
Đề tài đã đảm bảo được những yêu cầu sau: 
1.1.Tính mới 
Những giải pháp mà bản thân tôi đưa ra là những cách làm mới mẻ được triển 
khai một cách hệ thống, đồng bộ trong công tác chủ nhiệm lớp. Với đề tài này, HS 
không chỉ tiếp cận, được cung cấp kiến thức về mọi mặt của đời sống văn hóa xã 
hội mà còn được hình thành và phát triển nhiều phẩm chất quan trọng: nhân ái, yêu 
nước, trung thực, trách nhiệm; nhiều năng lực cần thiết: năng lực phát hiện và giải 
quyết vấn đề, năng lực tự học và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, 
năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, 
 Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào điều kiện thời gian, hoàn cảnh cụ thể, GVCN 
linh hoạt lựa chọn cách thức hoạt động phù hợp khi tiến hành công tác chủ nhiệm, 
chính vì vậy hiệu quả giáo dục học sinh được nâng cao rõ rệt và có tính bền vững. 
51 
 Quan trọng hơn, đổi mới công tác chủ nhiệm nhằm góp phần hình thành và 
phát triển phẩm chất, năng lực HS như trên đã tạo nên mối quan hệ gắn bó mật 
thiết giữa GVCN với HS, GVCN - HS - Phụ huynh - Các tổ chức trong nhà trường. 
Mọi thành viên đều được tôn trọng và trao quyền chủ động trong quá trình giáo 
dục HS. 
 Hơn nữa, cùng với các giải pháp đổi mới công tác chủ nhiệm này, HS đã 
làm ra được nhiều sản phẩm đẹp, có tính giáo dục cao. Đây cũng là một hướng đi 
sáng tạo, đổi mới. 
1.2. Tính khoa học 
 Sáng kiến kinh nghiệm này phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban 
chấp hành trung ương (Khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 
tập trung đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng vào giáo dục phẩm chất, năng 
lực cho học sinh. 
Sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi được triển khai trên cơ sở lý luận và 
thực tiễn vững chắc, có tính cụ thể, rõ ràng, chính xác, khách quan cao. Sáng kiến 
còn được trình bày, giải quyết vấn đề với một hệ thống các đề mục rõ ràng, logic 
và mạch lạc. Mọi khía cạnh đều được lập luận chặt chẽ, có cơ sở, có tính thuyết 
phục cao. 
1.3. Tính hiệu quả 
Nhiệm vụ hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học là mục 
tiêu quan trọng hàng đầu của quá trình giáo dục tổng thể, phù hợp mục đích giáo 
dục theo hướng hiện đại. Riêng trường THPT Anh Sơn 2, công tác chủ nhiệm đã 
có nhiều đổi mới và đạt được những thành tựu đáng kể góp phần hình thành và 
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách hiệu quả. 
1.4. Tính ứng dụng thực tiễn 
Đề tài đã được triển khai, áp dụng trong các năm học 2017-2018 và 2018-2019 
cho học sinh lớp 11D và 12D tại trường THPT Anh Sơn 2 đồng thời được kiểm kiểm 
nghiệm ở lớp 10D1 năm học 2017 – 2018, 11D1 năm học 2018 – 2019 của trường 
THPT Anh Sơn 1; lớp 10 C4 năm học 2017 – 2018, 11 C4 năm học 2018 – 2019 
của trường THPT Anh Sơn 3. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng áp 
dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho tất cả các nhà trường THPT trên địa bàn 
huyện Anh Sơn, trên phạm vi toàn tỉnh Nghệ An nói riêng và trên phạm vi cả nước 
nói chung trong thời đại hiện nay. 
2. Kiến nghị, đề xuất 
 2.1. Đối với nhà trường 
 - Thứ nhất, trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch cảu Bộ giáo dục và đào tạo nói 
chung, Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An nói riêng, mỗi trường học cần có một 
khung chương trình định hướng nội dung, mục tiêu giáo dục cụ thể, thống nhất, 
phù hợp để định hướng cho GVCN. Nghĩa là nhà trường cần kế hoạch hóa cụ thể 
52 
và có mục tiêu rõ ràng về công tác chủ nhiệm cho từng khối lớp một cách thiết 
thực và linh hoạt. 
 - Thứ hai, mở nhiều lớp tập huấn, thường xuyên xây dựng tổ chức các 
chuyên đề về đổi mới công tác chủ nhiệm để GVCN thấy rõ: Sứ mệnh người thầy 
của mình trong quá trình giáo dục học sinh, cách thức tổ chức hoạt động cho HS 
một cách sinh động, mới mẻ, hấp dẫn, các hình thức kỷ luật giáo dục tích cực áp 
dụng đối với từng trường hợp, đối tượng HS cụ thể. 
 - Thứ ba, tổ chức cho học sinh gặp gỡ với các chuyên gia tư vấn tâm lý để 
các em giải đáp thắc mắc và được chia sẻ những lời khuyên bổ ích và học hỏi các 
kỹ năng mềm quan trọng (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng từ 
chối,...). 
 - Thứ tư, tổ chức nhiều buổi hội thảo, buổi hoạt động ngoại khóa về nhiều chủ 
đề liên quan đến đời sống học đường (pháp luật, truyền thống dân tộc, truyền thống 
tôn sư trọng đạo, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thời trang và tuổi trẻ, bảo vệ môi 
trường,), nhiều hoạt động trải nghiệm (làm thiệp chúc mừng, làm bánh dân gian, 
kinh doanh ẩm thực) nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của 
“người học sinh mới”. 
- Thứ năm, bên cạnh việc xây dựng những nội quy kỷ luật học sinh, cần phải 
xây dựng nội quy kỷ luật lao động của giáo viên, tạo ra bầu không khí tâm lý tích 
cực trong nhà trường, giáo viên có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ, đoàn 
kết lẫn nhau, có môi trường sống lành mạnh, thân thiện. Sự mẫu mực trong sinh 
hoạt, lối sống của giáo viên sẽ là tấm gương soi sáng và có tác dụng giáo dục rất 
lớn đối với học sinh. 
 2.2. Đối với giáo viên 
 - Một là, GVCN cần dành thời gian để quan tâm đến học sinh lớp chủ nhiệm, 
kịp thời hiểu được tâm tư nguyện vọng và giải quyết khó khăn của HS. 
 - Hai là, GVCN phải kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn, 
đoàn thanh niên trong việc giáo dục toàn diện cho HS. 
 - Ba là, mỗi thầy cô phải thực sự là một tấm gương đạo đức, “tấm gương tự 
học và sáng tạo”. 
- Bốn là, GVCN nên tạo một môi trường hoạt động thân thiện, lành mạnh, 
tích cực và có kỷ luật cho các em tự tin học hỏi, trải nghiệm, khám phá, rút kinh 
nghiệm và hoàn thiện mình. 
- Năm là, GVCN cần không ngừng cập nhật những văn bản mới về giáo dục 
HS đồng thời không ngừng học hỏi, đổi mới cách thức chủ nhiệm lớp để bồi dưỡng 
và phát huy tối đa phẩm chất, năng lực của người học sinh. Đặc biệt các GVCN 
cần nâng cao vai trò trách nhiệm của mình để chủ động xây dựng nội dung chủ 
nhiệm và vận dụng các phương pháp chủ nhiệm một cách linh động, hiệu quả nhất. 
53 
 2.3. Đối với gia đình 
 Một là, trong gia đình ông bà, cha mẹ cần thường xuyên quan tâm, yêu 
thương, nhắc nhở động viên các em cả khi các em làm điều hay cũng như lúc các 
em vấp ngã. 
 Hai là, gia đình cần thường xuyên kết hợp chặt chẽ với GVCN để nắm bắt 
kịp thời tâm sinh lý, nguyện vọng và những ưu thế, hạn chế của con em mình. Từ 
đó, góp phần hỗ trợ, giúp đỡ các em hoàn thiện mình, hình thành và phát triển 
phẩm chất năng lực tốt. 
 Ba là, gia đình cần khuyến khích con tự lập, chăm chỉ học tập, làm việc nhà, 
không bao bọc con mà biết ở bên để giám sát, kiểm tra, hỗ trợ các em. 
 2.4. Đề xuất hướng phát triển đề tài 
 Đây là đề tài được xuất phát từ ứng dụng thực tiễn và nhận thấy có hiệu quả 
cao ở trường THPT Anh Sơn 2 và các trường lân cận. Vì vậy rất mong được cá 
trường THPT thường xuyên tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm để giáo viên có 
được nhận thức đúng đắn và áp dụng những giải pháp nhằm rèn cho học sinh 
những kĩ năng cần thiết, hữu ích để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm góp 
phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS trong môi trường nhà 
trường nói riêng và xã hội nói chung. 
 Ở bốn giải pháp mà bản thân đề xuất ở trên, giải pháp thứ nhất đóng vai trò 
quan trọng nhất vì nó diễn ra hàng tuần, liên quan tới tất cả ba giải pháp còn lại. 
Hơn nữa, sắp tới có thể còn có nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu và đưa ra được 
thêm nhiều cách cụ thể, hợp lý nữa. Ví dụ: đổi mới cách thức quản lý, chỉ đạo lớp 
chủ nhiệm: ngoài phương án vận dụng thêm facebook, google drive chúng ta có 
thể vận dụng thêm các phương tiện công nghệ khác để hỗ trợ thêm: onenote, 
kahoot, bộ công cụ Violet, 
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình chủ nhiệm hướng 
đến đổi mới công tác chủ nhiệm theo góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, 
năng lực của “người HS mới” một cách toàn diện. Mặc dù đã rất cố gắng trong 
nghiên cứu, đúc rút, trình bày nhưng bản sáng kiến chắc chắn còn nhiều điểm phải 
bàn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và hội đồng khoa học 
các cấp. 
 Anh Sơn, tháng 4 năm 2019 
 Tác giả 
 Hà Thị Vinh Tâm 
54 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Quản 
lý cán bộ giáo dục – đào tạo Trung ương, Hà Nội. 
 2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng đến 
tương lai – Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 3. Nguyễn Thanh Bình (2000), Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, mã số: 
SPHN – 09 – 465 NCSP. 
 4. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo dục 
5. Vũ Thị Nho (2008), Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
6. Phan Thị Tố Oanh (2012), Tài liệu bồi dưỡng công tác chủ nhiệm trường 
trung học, Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. 
7. Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 
8. Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, 
giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 
2012-2013. 
 9. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương Đảng, khóa 
XI. 
 10.Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá 
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông 
có nhiều cấp học. 
 11.Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, Thông tư ban hành Quy chế đánh giá, xếp 
loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. 
 12. Thông tư số: 32/2018/TT-BGDĐT, Thông tư ban hành chương trình giáo 
dục phổ thông. 
55 
PHỤ LỤC 
1. Mẫu phiếu khảo sát 
1.1. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
1. Thầy/ cô có thường chuẩn bị kỹ càng, chu đáo nội dung và cách thức tiến 
hành cho giờ chủ nhiệm lớp không? 
a. Có b. Không 
2. Thầy/ cô có chú trọng đổi mới nội dung và cách thức chủ nhiệm lớp không? 
a. Có b. Không 
3. Mỗi giờ chủ nhiệm lớp, bản thân thầy/cô có hứng thú không? 
a. Có b. Không 
4. Theo thầy/cô, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với vấn đề hình thành 
và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh? 
.
.
.
. 
. 
5. Thầy/cô mong muốn điều gì trong vấn đề hình thành và phát triển phẩm 
chất, năng lực của học sinh lớp mình chủ nhiệm? 
.
.
.
. 
. 
56 
1.2. PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH 
1. Lớp em có nhiều hình thức tổ chức trong giờ chủ nhiệm lớp để bản thân em 
được trải nghiệm không? 
a.Không b. Ít c. Nhiều 
2. Em có hứng thú với các hoạt động của lớp không? 
a. Có b. Không 
3. Theo em, mục đích của giờ chủ nhiệm lớp là gì? 
.
.
.
4. Trong các hoạt động của lớp, em thích nhất là hoạt động nào? 
.
.
.
. 
5. Em nhận thấy mình được hình thành và phát triển những phẩm chất, năng 
lực nào trong các hoạt động của lớp do GVCN hướng dẫn? 
..
...
.
. 
57 
1.3. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN 
 Nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong 
trường học, quý thầy/cô đã quan tâm và đưa ra giải pháp để giáo dục cho học sinh 
THPT tại lớp mình chủ nhiệm? 
 Vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn 
Nội dung 
thăm dò 
 Năm học 2016-2017 Năm học 2017- 2018 Năm học 2018-2019 
Thường 
xuyên 
 Không 
thường 
xuyên 
Chưa 
thực 
hiện 
Thường 
xuyên 
Không 
thường 
xuyên 
Chưa 
thực 
hiện 
Thường 
xuyên 
Không 
thường 
xuyên 
Chưa 
thực 
hiện 
Trong công tác 
chủ nhiệm tại 
trường, thầy/cô 
quan tâm đến 
việc đổi mới 
công tác chủ 
nhiệm nhằm 
hình thành và 
phát triển 
phẩm chất, 
năng lực cho 
học sinh như 
thế nào? 
Bản thân 
thầy/cô đã lập 
kế hoạch tăng 
cường đổi mới 
công tác chủ 
nhiệm nhằm 
hình thành và 
phát triển 
phẩm chất, 
năng lực cho 
học sinh chưa? 
58 
2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 
GVCN cùng HS trải nghiệm 
59 
Tập hợp lời tự bạch nội dung về chính bản thân mình 
Tập hợp phiếu khảo sát GV và HS 
60 
HS tham gia Câu lạc bộ tiếng Anh 
HS trang trí góc học tập của lớp 
61 
HS trình bày chủ đề trong buổi hội thảo của giờ sinh hoạt lớp 
 Kết quả thảo luận của nhóm 9 về chủ đề: Tâm sự gửi thầy cô 
62 
Một số sản phẩm của HS được trình bày trong tiết sinh hoạt lớp 
63 
Sản phẩm thiết kế power point của nhóm 2 
Thực hiện: Trâm , Đ.Hằng , M.Hiếu , Thi , P.Đ.Mạnh
Nội dung
A. SƠ LƯỢC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ HIỆU YÊN XUÂN
 1. Địa điểm
 2. Kiến trúc
 3. Lịch sử xây dựng
B. CÔNG TÁC BẢO TỒN, GÌN GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN
A.
SƠ LƯỢC 
DI TÍCH LỊCH SỬ
HIỆU YÊN XUÂN
ĐỊA ĐIỂM
- Hiệu Yên Xuân trước 
đây thuộc làng Dương 
Xuân, tổng Đặng Sơn, 
phủ Anh Sơn . Nay 
thuộc xã Lĩnh Sơn- Anh 
Sơn-Nghệ An. 
KIẾN TRÚC
ở di tích có các di vật
HIỆU YÊN XUÂN
NƠI IN MẦM NHỮNG ‘‘HẠT GIỐNG ĐỎ’’
B
công tác bảo tồn và phát triển
Gìn giữ các hiện vật
Tôn tạo, bảo dưỡng
Vào ngày 20/10/2015 
Ban Quản lý di tích 
danh thắng tỉnh Nghệ 
An đã tiến hành triển 
khai tu sửa, tôn tạo di 
tích. Hiện tại vẫn đang 
hoàn thiện
Tổ chức các buổi học ngoại khóa
Vệ sinh cảnh quan
64 
3.BÀI TRÌNH BÀY TRONG BUỔI HỘI THẢO CỦA LỚP 
Chủ đề: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa địa phương - Di tích lịch sử Hiệu 
Yên Xuân 
Anh Sơn một mảnh đất nằm bên dòng sông Lam thơ mộng không chỉ được 
mọi người biết đến với những cảnh đẹp mê hoặc lòng người như lèn Kim Nhan cao 
vời vợi hay Pù Mát – một trong những vườn quốc gia nổi tiếng nhất Việt Nam mà 
nơi đây còn được biết tới với những con người chân chất, thật thà và đặc biệt mang 
trong mình lòng yêu nước mãnh liệt. Mảnh đất Anh Sơn nói chung và Dương Xuân 
nói riêng đã là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách của rất nhiều nhà yêu nước 
như: Phan Thái Ất, Hoàng Khắc Bạt hay Nguyễn Văn Bác, có thể bây giờ các cụ 
không còn nhưng những gì các cụ đã làm để đóng góp cho cách mạng Việt Nam 
thì vẫn còn được lưu giữ tại Hiệu Yên Xuân – nơi được Bộ văn hóa công nhận là 
di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày hôm nay tôi sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu một vài 
nét về Hiệu Yên Xuân và cách bảo tồn phát triển văn hóa ở Hiệu Yên Xuân. 
 * Địa điểm : 
Hiệu Yên Xuân trước đây thuộc làng Dương Xuân, tổng Đặng Sơn, phủ Anh 
Sơn, nay là xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Di tích cách thành phố 
Vinh 75 km về hướng Tây Bắc theo đường Quốc lộ số 7. 
 * Kiến trúc : 
Hiệu Yên Xuân là một ngôi nhà hai tầng, kiến trúc kiểu “song diêm”, ngoảnh 
mặt về hướng Nam. Nhà làm hoàn toàn bằng gỗ lim, lợp ngói vẩy. 
 Các đầu giao được cách điệu hình Rồng. Tầng dưới có 6 cột gỗ lim tròn, cửa 
chính có 8 cánh, 
 Hai cửa sổ và hai cửa ra vào đằng sau. 
 Tầng hai sàn lát bằng gỗ các loại, phía trước có cửa sổ, lan can bằng gỗ song 
thưa cao 0,8 m hai cửa kéo hai đầu hồi, hai cửa chính trạm trổ hoa văn hình 
chữ X. 
 Từ tầng dưới lên tầng trên có cầu thang bằng gỗ. 
 Hồi trước Tầng dưới dùng làm nơi bán hàng tạp hoá, thuốc Bắc, may mặc. 
Tầng trên dùng để khám bệnh và đó cũng là nơi họp bàn việc bí mật. 
 Hiện trong di tích còn giữ được một số hiện vật của cửa hiệu như: tủ đựng 
thuốc Bắc, hòm đựng tiền quỹ, 
 * Nguồn gốc hình thành và phát triển : 
 Năm 1922, được giác ngộ bởi các vần thơ yêu nước của cụ Phan Bội Châu 
một nhóm tâm giao gồm có: Hoàng Khắc Bạt, Cao Xuân Khoách, Phan Thái Ất và 
Nguyễn Văn Bác được hình thành ở làng Dương Xuân. Mục đích của nhóm là góp 
vốn mở một cửa hiệu bán thuốc Bắc; đồng thời làm nơi đi lại, đàm luận thời cuộc 
và xây dựng quỹ cho việc nghĩa. Bên cạnh việc góp vốn, nhóm còn tổ chức góp 
ruộng cày chung, hưởng hoa lợi theo sự đóng góp. Uy tín của cửa hàng về việc bốc 
thuốc và giá cả hàng tạp hoá phải chăng nên khách hàng và số người tham gia góp 
cổ phần ngày càng đông - lên đến 40 người. Từ năm 1922-1924, nhóm này đã góp 
65 
sức vào việc vận động 11 thanh niên trong vùng xuất dương du học. Năm 1925, 
những người tham gia góp cổ phần đó đã lập “ Hội ái hữu bí mật”, một tổ chức 
mang tính chất cách mạng ra đời sớm nhất ở Anh Sơn. Mục đích của Hội là “ Đồng 
lao cộng tác, thông công dịch sử”, có nghĩa là: đồng cam cộng tác, đổi công hợp 
tác. 
 Khi buôn bán đã phát đạt, vốn kha khá, yêu cầu phải mở rộng cửa hiệu. Năm 
1925, Hội đã mua lại căn nhà của một công chức kiểm lâm người Pháp ở làng 
Lãng Điền( nay là xã Đức Sơn) đem về làng Dương Xuân làm trụ sở Hội. Hội đã 
phân công ông Cao Xuân Hỷ và Nguyễn Văn Toàn giám sát thi công. Nhà làm 
xong, nhận thấy hầu hết hội viên là người của hai làng Dương Xuân và Yên Lĩnh, 
Hội đã quyết định dùng tên ghép của hai làng đặt tên cho cửa hàng là: Hiệu Yên 
Xuân. 
 Ngày 16/11/1988 Bộ Văn hoá đã ra quyết định số 1288 VH/QĐ công nhận 
Hiệu Yên Xuân là di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia. 
1. Công tác bảo tồn và phát huy di tích lịch sử Hiệu Yên Xuân : 
 Giữ gìn các hiện vật . 
 Tôn tạo, bảo dưỡng. 
 Tổ chức các buổi học ngoại khóa cho học sinh. 
 Vệ sinh cảnh quan 
Ngày nay Hiệu Yên Xuân đã trở thành phòng truyền thống của địa phương. 
Chính quyền địa phương cũng thường dùng Hiệu Yên Xuân làm nơi tổ chức kỷ 
niệm các ngày lễ lớn của dân tộc. Các thế hệ trẻ Anh Sơn rất tự hào về truyền 
thống của cha ông mình. 
2. Kết thúc : 
Tóm lại vấn đề bảo tồn phát huy không phải là việc của riêng một cá nhân 
hay một tổ chức nào mà nó cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Chúng 
ta cần có những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ di tích lịch sử Hiệu Yên 
Xuân nói riêng và di sản văn hóa Anh Sơn nói chung bởi chúng ta là những chủ 
nhân tương lai của đất nước./. 
( Bài viết của nhóm 2- lớp 11D) 

File đính kèm:

  • pdfvideo_81.pdf
Sáng Kiến Liên Quan