Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để thư viện hoạt động hiệu quả tại trường Trung học Phổ thông Trung An năm học 2017 - 2018

Nội dung sáng kiến:

 Chúng ta biết rằng hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ là sách, báo, tài liệu. Sách, báo ,tài liệu chỉ có thể được quản lí tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức công tác thư viện một cách khoa học. Không một cán bộ thư viện chân chính nào lại muốn chôn sâu trong “bóng tối” những cuốn sách mà mình chăm sóc, nâng niu(sách chỉ nằm trong kho không một ai biết đến và tìm đọc). Sách ra đời đòi hỏi phải “sống”, phải được người ta tìm đọc. Người làm công tác thư viện là người chăm nom cho sách báo, chăm nom cho “cuộc sống” hữu ích của sách báo, hoàn toàn không phải là người chủ coi sách, báo như vật sở hữu của riêng mình. Qua một thời gian công tác thực tế trong ngành thư viện (Thư viện trường học) bản thân nhận thấy để thư viện thể hiện vai trò hữu ích của mình cần phải có một số phương pháp riêng áp dụng cho từng môi trường cụ thể.

 Thư viện trường THPT Trung An có ba phòng gồm: Một phòng đọc dành cho giáo viên, một phòng kho và một phòng đọc dành cho học sinh. Số lượng sách tham khảo và nghiệp vụ nhiều: 23.443 bản (khoảng 494.683.400 đồng). Có các tạp chí như: Thế giới mới, Thế giới trong ta, Tạp chí toán học tuổi trẻ, Văn học tuổi trẻ, Tạp chí xưa & nay, Tạp chí giáo dục, Tạp chí khoa học giáo dục, Dạy và học ngày nay, Tạp chí tin học trong nhà trường.Xét về mặt cơ sở vật chất là một điều kiện thuận lợi cho thư viện trường học, nhưng trên thực tế số lượng sách tham khảo nhiều nhưng hầu như chưa phát huy được hết hiệu quả của các nguồn sách vì nhiều nguyên nhân: Do khuôn viên nhà trường rộng mà chỉ có 15 phút ra chơi thì học sinh không thể nào dành cho thư viện. Đa số học sinh ít có thói quen đọc sách. Hiệu quả mà thư viện mang lại cho học sinh là chưa cao, do vậy cần phải tìm ra những giải pháp mang lại hiệu quả hơn.

 Thực tế trường THPT Trung An tổng thể gồm có 29 lớp, có 1.048 học sinh. Trong đó khối 10: 344 học sinh, khối 11: 354 học sinh, khối 12: 350 học sinh. Trong đó - Khối 10: 1 lớp bổ túc: 40 học sinh; - Khối 11: 1 lớp bổ túc: 37 học sinh; - Khối 12: 1 lớp bổ túc: 37 học sinh).

 Thư viện trường có 23.443 bản sách (Trong đó sách nghiệp vụ: 2.504 bản; sách tham khảo: 12.187 bản; sách giáo khoa: 8.752 bản). Có các loại báo và tạp chí: Toán học tuổi trẻ, Thế giới mới, Khoa học và đời sống, Tin học trong nhà trường.

 

docx8 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để thư viện hoạt động hiệu quả tại trường Trung học Phổ thông Trung An năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ.
1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THƯ VIỆN HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG AN NĂM HỌC 2017 - 2018
2. Quyết định công nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận: số 28/QĐ-THPTTA ngày 02/04/2018 của Hiệu trưởng trường THPT Trung An.
3. Tác giả sáng kiến:
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
 01
 Trần Thị Mãi Thị
 //1980
 Giáo viên, trường THPT Trung An
 ĐHSP Ngữ văn
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng:	12/2017 đến 03/2018
5. Nội dung sáng kiến:
	Chúng ta biết rằng hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ là sách, báo, tài liệu. Sách, báo ,tài liệu chỉ có thể được quản lí tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức công tác thư viện một cách khoa học. Không một cán bộ thư viện chân chính nào lại muốn chôn sâu trong “bóng tối” những cuốn sách mà mình chăm sóc, nâng niu(sách chỉ nằm trong kho không một ai biết đến và tìm đọc). Sách ra đời đòi hỏi phải “sống”, phải được người ta tìm đọc. Người làm công tác thư viện là người chăm nom cho sách báo, chăm nom cho “cuộc sống” hữu ích của sách báo, hoàn toàn không phải là người chủ coi sách, báo như vật sở hữu của riêng mình. Qua một thời gian công tác thực tế trong ngành thư viện (Thư viện trường học) bản thân nhận thấy để thư viện thể hiện vai trò hữu ích của mình cần phải có một số phương pháp riêng áp dụng cho từng môi trường cụ thể.
	Thư viện trường THPT Trung An có ba phòng gồm: Một phòng đọc dành cho giáo viên, một phòng kho và một phòng đọc dành cho học sinh. Số lượng sách tham khảo và nghiệp vụ nhiều: 23.443 bản (khoảng 494.683.400 đồng). Có các tạp chí như: Thế giới mới, Thế giới trong ta, Tạp chí toán học tuổi trẻ, Văn học tuổi trẻ, Tạp chí xưa & nay, Tạp chí giáo dục, Tạp chí khoa học giáo dục, Dạy và học ngày nay, Tạp chí tin học trong nhà trường...Xét về mặt cơ sở vật chất là một điều kiện thuận lợi cho thư viện trường học, nhưng trên thực tế số lượng sách tham khảo nhiều nhưng hầu như chưa phát huy được hết hiệu quả của các nguồn sách vì nhiều nguyên nhân: Do khuôn viên nhà trường rộng mà chỉ có 15 phút ra chơi thì học sinh không thể nào dành cho thư viện. Đa số học sinh ít có thói quen đọc sách. Hiệu quả mà thư viện mang lại cho học sinh là chưa cao, do vậy cần phải tìm ra những giải pháp mang lại hiệu quả hơn.
	Thực tế trường THPT Trung An tổng thể gồm có 29 lớp, có 1.048 học sinh. Trong đó khối 10: 344 học sinh, khối 11: 354 học sinh, khối 12: 350 học sinh. Trong đó - Khối 10: 1 lớp bổ túc: 40 học sinh; - Khối 11: 1 lớp bổ túc: 37 học sinh; - Khối 12: 1 lớp bổ túc: 37 học sinh).
	Thư viện trường có 23.443 bản sách (Trong đó sách nghiệp vụ: 2.504 bản; sách tham khảo: 12.187 bản; sách giáo khoa: 8.752 bản). Có các loại báo và tạp chí: Toán học tuổi trẻ, Thế giới mới, Khoa học và đời sống, Tin học trong nhà trường...
	Các biện pháp đã thực hiện trước đây:
	- Sử dụng tủ phích thư viện cho việc mượn sách.
	- Cho học sinh mượn sách về nhà.
	- Cho học sinh đọc tham khảo tại chỗ.
	Thực tế năm học 2016 – 2017(tử đầu học kì 2 của năm học) số lượt học sinh đọc sách tham khảo (kể cả lượng sách giáo khoa cho học sinh mượn ngay từ đầu năm).	
Khối lớp
10
11
12
Ghi chú
Lượt đọc
150
170
122
Như vậy, so với số lượng học sinh toàn trường thì lượng đọc của học sinh là rất ít. Thống kê này ghi nhận cả lượt đọc và mượn về nhà của các em học sinh.
 * Nguyên nhân:
	- Một bộ phận lớn học sinh không thích đọc sách tham khảo phục vụ cho môn học vì nhàm chán “khô khan”. Chỉ thích đọc sách có tranh vẽ, nội dung ngắn, hay truyện hoặc tiểu thuyết, các loại tạp chí sách báo không phục vụ nhiều cho việc học.
	- Thời gian giải lao giữa buổi ngắn khoảng 15 phút, học sinh lên thư viện gặp khó.
	- Khuôn viên sân trường rộng, thư viện lại được đặt trên lầu nên phần nào đã hạn chế các em đến với thư viện.
	- Chương trình học của học sinh nhiều, đặc biệt là các em khối cuối cấp mà thực tế các em này lại có nhu cầu tham khảo rất nhiều nhưng lại không có thời gian nhiều lên thư viện.
	- Việc nhà trường đặt hệ thống Wifi cũng tạo điều kiện cho học sinh tìm kiếm thông tin, kiến thức cần thiết khi lên mạng được đáp ứng nhanh chóng nên học sinh ít còn mặn mà với sách giấy nữa.
Đứng trước yêu cầu đặt ra của người làm công tác thư viện và trước những thuận lợi, khó khăn trên thì sáng kiến này giúp cho giáo viên và học sinh tiếp cận với sách ở mọi thời điểm, ở mọi nơi mà không nhất thiết phải vào thư viện đọc sách theo phương thức truyền thống. Đặc biệt, tạo cảm giác thoải mái và hứng thúc đọc sách cho bạn đọc, đưa những quyển sách hay, sách quý đến tay bạn đọc một cách thích thú, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc, thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng đông và đem lại lợi ích góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Thư viện là một tổ chức bảo đảm việc dùng sách hợp lí nhất, tiết kiệm nhất. Nước ta còn nghèo, trình độ văn hóa, kiến thức khoa học của nhân dân ta còn chưa cao nên chúng ta cần tổ chức và sử dụng tốt mạng lưới thư viện.
Trong quá trình làm công tác thư viện trường học, bản thân đã được đi tập huấn nhiều lần, được tham quan ở một số trường có thư viện hoạt động tốt, được học tập và hiểu thêm về hoạt động thư viện, biết cách sắp xếp, trang trí thư viện và biết cách thu hút bạn đọc đến thư viện. Từ đó, bản thân rút ra kết luận cơ bản : Trong hoạt động thư viện nếu chỉ có sách mà không có người đọc thì sách không những vô nghĩa mà còn lãng phí tiền bạc của Nhà nước và của nhân dân. Chính vì vậy, việc tổ chức một số giải pháp thư viện theo hướng thân thiện là việc làm cần thiết của người cán bộ thư viện và là sáng kiến mới trong công tác nghiệp vụ của Thư viện.
Với nhưng giải pháp thư viện gần gũi, giáo viên và học sinh có thể tham khảo tài liệu trên nhiều vị trí trong khuôn viên nhà trường mà không cần lên phòng thư viện chính; phong trào đọc và nghiên cứu tài liệu của giáo viên và học sinh chuyển biến tích cực; ý thức tham gia các hoạt động của học sinh được nâng cao; phát huy tính tích cực và tinh thần đoàn kết, phát huy văn hóa đọc và giữ gìn nét văn hóa địa phương và rộng hơn là góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc.
Và tại thư viện trường THPT trung An tôi triển khai một số giải pháp thư viện theo hướng thân thiện sau:
Giải pháp thứ nhất: “Không ngừng hoàn thiện, bổ sung cơ sở vật chất trong đó có một việc là bổ sung sách báo kịp thời”
Bổ sung sách báo phải thường xuyên liên tục. Đầu năm học, cuối học kỳ, đầu học kỳ hai tôi mở cuộc điều tra, thăm dò nguyện vọng của giáo viên, bằng cách cho giáo viên, học sinh đăng ký vào phiếu yêu cầu của mình cần mua những loại sách gì, tên sách và tên tác giả cụ thể. Dựa vào phiếu yêu cầu đọc của bạn đọc, nhờ giáo viên chủ nhiệm điều tra giúp về yêu cầu đọc của học sinh, từ đó mà bổ sung sách báo cho phù hợp với cấp học, chương trình soạn giảng của thầy, trình độ học tập của trò trong năm học. Ưu tiên bổ sung sách cho các lớp thay sách, lớp đầu cấp. Đặc biệt là những em học sinh giỏi, tôi đã chủ động gặp gỡ trao đổi với giáo viên bồi dưỡng, trực tiếp giảng dạy, gặp các em để biết được các thầy cô và các em cần mua những loại sách gì cần thiết và phù hợp vối lứa tuổi, trình độ chuyên môn. Mặt khác tôi còn thường xuyên liên hệ, dựa vào các danh mục hướng dẫn đặt mua sách mới của Sở giáo dục, các nhà sách nổi tiếng để chọn mua theo yêu cầu của thầy cô và các em học sinh. Cập nhật được những tài liệu mới nhất vào thư viện.
Giải pháp thứ hai “Góc sách nghệ thuật”
Góc nghệ thuật tại thư viện thân thiện hướng tới mục đích:
	+ Tạo không gian cho học sinh được thư giãn, được thực hiện các sở thích về nghệ thuật.
	+ Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ, phát huy tưởng tượng.
	+ Phát triển khả năng quan sát, cảm nhận, sáng tạo, thẩm mĩ và năng khiếu về hội họa, tạo hình.
	+ Giúp tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.
	Cách thực hiện như sau: Góc sách này sẽ được sắp xếp theo chủ đề hàng tháng trên thư viện, nhằm tạo sự mới lạ thu hút học sinh đến với thư viện. Các chủ đề theo tháng như: 22/12 (Thành lập quân đội nhân dân VN), 9/1 (Ngày học sinh sinh viên), 3/2 (ngày thành lập ĐCS Việt Nam), 8/3 (Ngày quốc tế phụ nữ), 26/3 (Ngày thành lập ĐTNCS HCM), 30/4 (Ngày thống nhất đất nước ,miền Nam hoàn toàn giải phóng), Góc sách này sẽ do cán bộ thư viện cùng với các em trong đội cộng tác viên thư viên sẽ thực hiện.
	Giải pháp thứ ba “thư viện góc lớp”
	Có thể là giá sách, tủ sách nhỏ hoặc sọt nhựa thường đặt ở cuối lớp.
	Lợi ích của thư viện góc lớp:
	+ Là giải pháp cho các trường có phòng thư viện hẹp, không đủ chỗ cho học sinh ngồi đọc sách.
	+ Học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và tài liệu. (Giải quyết được vấn đề hạn chế về thời gian của học sinh).
+ Hỗ trợ giáo viên việc tổ chức các hoạt động trong lớp học.
+ Tăng cường tính tự quản của học sinh.
	+ Học sinh có thể mang những quyển sách tham khảo của mình để chung vào trao đổi nguồn sách để cùng giúp nhau học tập tốt hơn.
	+ Góp phần tạo được sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp học sinh hạn chế tiếp xúc nhiều với smarphone, mạng xã hội, game,
Tổ chức hoạt động:
+ Giáo viên dùng nguồn tài liệu có trong thư viện góc lớp để tổ chức các hoạt động trong môn làm văn, thi đọc sách, sáng tác truyện, ôn tập các công thức (đối với các môn tự nhiên), học các từ mới (đối với các môn ngoại ngữ)
+ Học sinh có thể đọc sách để giải trí trong các giờ ra chơi, các giờ chuyển tiết để tạo tinh thần thoải mái cho các em trong những tiết học tiếp theo.
+ Tổ chức quyên góp sách.
Tổ chức quản lí:
+ Xây dựng nhóm hỗ trợ, chịu trách nhiệm cho các bạn mượn sách, trả sách, luân chuyển sách với các lớp khác hoặc mượn sách từ thư viện trường nhằm xác định vai trò tự chủ của các em trong hoạt động.
* Hiệu quả của sáng kiến 
- Tập cho các em có thói quen đọc sách, được tiếp xúc với nhiều loại sách và không bị nhàm chán về chủng loại sách.
- Tạo cho không khí học tập giảm bớt sự căng thẳng, hành vi đối xử giữa học sinh với học sinh thân ái hơn. Vì môi trường thân thiện như thế, tất nhiên sẽ không có bạo lực diễn ra.
- Tạo sân chơi nhẹ nhàng, văn hóa, không bạo lực. 
- Các em đến trường là được tiếp xúc với sách rồi nên không có các hành vi: “nhàn cư vi bất thiện” như: vẽ bậy lên tường, bẻ cành cây, vặt lá, hay các trò chơi không lành mạnh khác dễ dẫn đến các mâu thuẫn không đáng có.
- Góp phần lớn trong việc “cai nghiện” smartphone trong giới học sinh hiện nay.
- Sự tích cực trong học tập có chuyển biến tích cực.
- Phong trào đọc sách theo sự lan tỏa tự nó được hình thành.
Các giải pháp trên đặc biệt là giải pháp “thư viện góc lớp” đã tạo được sức hấp dẫn, thu hút và kích thích được học sinh đọc sách, tạo ra một không gian đọc, học tập thoải mái và tích cực góp phần gợi mở, gần gũi và thân thiện, đánh thức được sự ham đọc, ham tìm hiểu kiến thức trong sách, báo của đông đảo học sinh. Học sinh dễ tập trung, cảm nhận thoải mái và tự do hơn khi được đọc sách dưới góc lớp của mình thay vì phải chạy đua với thời gian để chen chút đến thư viện để tìm cho mình một quyển sách ưng ý. Thích hợp cho những ngày thời tiết không thuận lợi, các em học sinh có thể vô tư đọc sách mà không ảnh hưởng gì cả.
 Trước đây , số chỗ ngồi trong thư viện cố định (thư viện truyền thống ) chỉ phục vụ được 40 học sinh/lượt, nhưng từ khi có những giải pháp trên ra đời thì các em học sinh có nhiều không gian, chỗ ngồi hơn để đọc sách. Vì vậy, lượt bạn đọc mà thư viện phục vụ một ngày đã tăng lên so với cách bố trí cũ. Thư viện đã chuyển từ dạng kho đóng sang dạng kho mở, bạn đọc có thể tiếp cận sách và tư liệu theo các chủ đề, chuyên đề hàng tuần, hàng tháng được dễ dàng hơn, gần gũi hơn. Đồng thời, thư viện đã tạo ra khả năng luân chuyển sách để phục vụ bạn đọc từ đó vòng quay của sách tăng lên rất nhiều.
Chính những hoạt động này đã tạo được sự ham mê đọc sách trong học sinh, thư viện trở thành nơi sinh hoạt, giải trí lành mạnh và bổ ích không thể thiếu đối với các em học sinh khi đến trường, là môi trường thân thiện giúp các em học tập, sáng tạo, phát triển tư duy. Hoạt động của Thư viện nhà trường có những bước phát triển mới, tỉ lệ thu hút bạn đọc của thư viện ngày càng tăng, cụ thể:
Thư viện đã hình thành một mạng lưới cộng tác viên giáo viên và học sinh, đây là đội ngũ có khả năng giúp thư viện tổ chức được các hoạt động ngoài giờ hấp dẫn, hiệu quả. Học sinh đến thư viện nhiều hơn, ý thức sử dụng, bảo quản sách ngày càng cao, việc tự nghiên cứu sách báo giúp các em học theo phương pháp mới tốt hơn. Học sinh có thể tiếp xúc trực tiếp với sách, tự do lựa chọn sách ưa thích. Qua tham khảo ý kiến của các giáo viên chủ nhiệm các lớp, các cô cho biết trong lớp học các em tham gia ý kiến đóng góp xây dựng bài tích cực hơn. Hoạt động thư viện đã hỗ trợ tích cực trong công tác dạy và học, tỉ lệ học sinh giỏi hàng năm của nhà trường đều tăng, tạo sự chuyển biến về đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Số lượt học sinh tiếp xúc nguồn sách của thư viện so HKII năm học 2017 – 2018 tăng lên rõ.
Khối lớp
10
11
12
Ghi chú
Lượt đọc
352
242
198
 Như vậy số lượt bạn đọc đến thư viện đã tăng lên gấp ba lần và số lượt mượn sách tăng lên gấp bốn lần. (số liệu ghi chép từ thực tế).
6. Tính hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế: 
+ Làm cho nguồn sách thư viện tiếp cận được với bạn đọc (học sinh và giáo viên) một cách dễ dàng hơn, không làm cho nguồn sách được cung cấp về thư viện trường trở thành nguồn “sách chết” đó là một lợi ích kinh tế mà không thể nào cân đo đong đếm được.
+ Góp một phần công sức vào kết quả học tập của các em, từ kết quả học tập trên sẽ tạo ra nguồn lực to lớn cho xã hội.
- Lợi ích xã hội: 
+ Tập cho các em có thói quen đọc sách, được tiếp xúc với nhiều loại sách và không bị nhàm chán về chủng loại sách.
+ Tạo cho không khí học tập giảm bớt sự căng thẳng, hành vi đối xử giữa HS với HS thân ái hơn. Vì môi trường thân thiện như thế, tất nhiên sẽ không có bạo lực diễn ra.
+ Tạo sân chơi nhẹ nhàng, văn hóa, không bạo lực. 
+ Các em đến trường là được tiếp xúc với sách rồi nên không có các hành vi: “nhàn cư vi bất thiện” như: vẽ bậy lên tường, bẻ cành cây, vặt lá, hay các trò chơi không lành mạnh khác dễ dẫn đến các mâu thuẫn không đáng có.
+ Góp phần lớn trong việc “cai nghiện” smartphone trong giới học sinh.
+ Sự tích cực trong học tập có chuyển biến tích cực.
+ Phong trào đọc sách theo sự lan tỏa tự nó được hình thành.
7. Phạm vi ảnh hưởng
 - Sáng kiến có thể được áp dụng trong phạm vi thư viện các trường học và thư viện các xã (điều kiện để áp dụng các giải pháp này thư viện xã cũng có một đội ngũ cộng tác viên đầy tâm huyết như ở thư viện trường học, thông qua giải pháp này người quản lý thư viện ở xã có thể vận động nguồn sách có trong dân để làm cho nguồn sách thêm phong phú)
- Sáng kiến này nếu áp dụng tốt một cách bài bản sẽ tạo ra nguồn lợi ích rất to lớn. Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì sách giấy đang trên đà chìm vào quên lãng, nhưng bản thân sách giấy chứa đựng trong nó vốn tri thức rất lớn, nếu chúng ta biết cách khơi gợi tiềm năng ham tìm hiểu của độc giả thì tôi tin chắc rằng vốn tri thức ấy sẽ không bị phí phạm dù bất cứ trong thời đại nào.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Trung An, ngày 20 tháng 3 năm 2018
Người mô tả sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)
 	 Trần Thị Mãi Thị

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_de_thu_vien_hoat_dong.docx
Sáng Kiến Liên Quan