Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học

Hiện nay, vấn đề bán trú trong trường học đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, chất lượng học, ăn, ngủ nghỉ trưa và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. . Đối với trường Tiểu học có các lớp học bán trú thì việc tổ chức học và ăn nghỉ tại trường buổi trưa giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ cho học sinh nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của các em trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.

Trong các trường Tiểu học có các lớp học bán trú nói chung và trường Tiểu học tôi đang phụ trách nói riêng vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng học, đặc biệt là ăn, nghỉ trưa là vô cùng quan trọng đối với chúng tôi song việc đảm bảo vệ sinh an toàn trong giờ nghỉ trưa đặc biệt được quan tâm. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học, thời kì này trẻ vẫn còn non nớt, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng nó giúp cho các em học tốt vào buổi chiều.

 Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức ngủ nghỉ trưa tại trường, bản thân tôi là một nhà quản lý phụ trách chung các hoạt động của nhà trường, trong đó có việc chỉ đạo quản lý học sinh bán trú ngủ nghỉ trưa tại trường từ nhiều năm qua. Với kinh nghiệm công tác và những kiến thức đã được học nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017 - 2018.

 

doc22 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2017-2018.và tuyên truyền ý nghĩa của giấc ngủ trưa đối với con người nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng.
	Thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và Lễ khai giảng năm học mới 2017-2018.
	Ngay sau ngày khai giảng năm học mới (5/9/2017) tổ chức cho học sinh ăn ở bán trú tại trường.
	Phát huy vai trò của liên đội trong việc giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn trong học tập và các hoạt động khác.
	Hoàn thiện cơ sở pháp lý của công tác thanh tra kiểm tra các điều kiện tổ chức mô hình bán trú và xây dựng nội quy và tổ chức thực hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm những sai pham trong công tác quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa.
	Tổ chức tốt các trò chơi dân gian, sân chơi trí tuệ để thu hút học sinh tham gia hoạt động này nhằm góp phần vào xây dựng tốt trường học thân thiện học sinh tích cực.
	Thường xuyên tu bổ cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị đồ dùng nhằm phục vụ tốt cho công tác chăm sóc học sinh bán trú và tạo môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp.
	Quan tâm tốt tới chất lượng phục vụ bán trú đặc biệt là công tác quản lý giờ nghỉ trưa nhằm nâng cao thể lực cho học sinh.
	Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học, luôn lắng nghe ý kiến phản ánh từ phía cha mẹ học sinh.
	Làm tốt công tác thi đua khen thưởng kịp thời, công khai
Giai đoạn 2: Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục
	Tham mưu với UBND xã, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội hình thành một tổ chức chỉ đạo hoạt động liên ngành nhằm triển khai làm tốt Điều 23-Luật giáo dục 2005 trên các vấn đề sau:
	Làm tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các tầng lớp xã hội về luật giáo dục 2005; Luật bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em, nhằm nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, thống nhất ý chí, hành động và quyết tâm thực hiện trong cơ quan quản lý giáo dục. 
Tư vấn cho chính quyền địa phương tuyên truyền “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường trong quần chúng nhân dân, ở tất cả các cấp học, bậc học, tạo ra một không khí sôi nổi của một xã hội học tập”.
	Tư vấn cho chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các gia đình có con em đi học gặp khó khăn được vay vốn ưu đãi để sản xuất và hỗ trợ học tập. 
	Tư vấn cho địa phương, các dòng họ xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ học sinh nghèo vượt khó
	Kêu gọi cán bộ, giáo viên đỡ đầu chăm sóc học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Giai đoạn 3: Giai đoạn hoạt động của cộng đồng.
	Đây là giai đoạn quan trọng nhất vì mục đích cuối cùng là tạo ra được một phong trào có tính rộng khắp và bền vững của cộng đồng trong việc thực hiện xã hội hoá trong công tác chăm sóc sức khỏe học sinh.
Thông thường lúc đầu chưa sôi nổi, nhược điểm này có tính phổ biến mà nguyên nhân của nó thường do:
	- Phong trào chưa lần nào được tổ chức trong cộng đồng.
	- Thiếu tính kiên quyết và chưa đủ mạnh của các tổ chức điều hành.
	- Thiếu tính kế hoạch.
	- Nhận thức của lãnh đạo chưa sâu sắc, trình độ dân trí và hiểu biết của một bộ phận người dân còn hạn chế.
	Cần phải làm rõ các nguyên nhân này thông qua Hội nghị cha mẹ học sinh để cùng trao đổi và xây dựng kế hoạch cụ thể từng bước có biện pháp khắc phục.
	Mục đích cuối cùng của giai đoạn này là tạo sự chuyển biến về hành động của cộng đồng, mỗi gia đình và mỗi người dân thấy được rõ ưu việt của học bán trú. Hoạt động này phải là hoạt động tích cực, chủ động với động cơ là vì sự nghiệp của chính con em mình, vì chất lượng cuộc sống, vì hạnh phúc của mỗi gia đình
Giai đoạn 4: Giai đoạn thực hiện kế hoạch.
	Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng chăm sóc học sinh bán trú của nhà trường, đòi hỏi nhà quản lý, các thầy cô giáo và các cô nuôi đều phải hết lòng vì học sinh thân yêu. Bằng hành động thiết thực đem lại lợi ích tốt nhất cho học sinh của mình đó là xây dựng kế hoạch và thực hiện ngay từ ngày đầu tiên học sinh đến trường cho tới kết thúc một năm học. Nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa đem lại niềm tin đối với nhân dân góp phần tôn vinh thêm truyền thống tốt đẹp của nhà trường bằng những thành tích thiết thực trong mỗi năm học. Tôi đã nghiên cứu đưa ra các biện pháp thực hiện chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày một đi lên.
4. Các biện pháp giải quyết :
Căn cứ vào Luật giáo dục 2005, Luật phổ cập giáo dục tiểu học tại các Điều 10, Điều 93 Trách nhiệm của nhà trường, Điều 94: Trách nhiệm của gia đình,Điều 97. Trách nhiệm của xã hội (các khoản a,b,c,d) và trước tình hình thực tế nêu trên, người làm công tác quản lý nhà nước trong ngành giáo dục cần xác định rõ mục tiêu để tổ chức có hiệu quả học bán trú ở tiểu học như sau: 
Nhà trường là con đẻ của xã hội, cho nên phương thức sản xuất trong xã hội sẽ ảnh hưởng đến phương pháp giáo dục trong nhà trường ... Giáo dục tiểu học là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục nhà trường xã hội chủ nghĩa. Vì thế phải tạo cho trẻ một cơ hội học tập tốt nhất đảm bảo sự công bằng để phát triển toàn diện cho trẻ.
Căn cứ vào Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về thu và sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội.
Căn cứ vào những nguyên nhân nêu trên, căn cứ Luật giáo dục 2005; Luật phổ cập giáo dục tiểu học tôi xin đưa ra một số biện pháp tổ chức tốt mô hình học bán trú ở tiểu học bằng việc chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghr trưa như sau: 	
4.1.Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình. 
Làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh nhận thức rõ trách nhiệm của cha mẹ đối với các con của họ.
	Nhà trường có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu, trách nhiệm mà Luật giáo dục đã quy định.
	Nhà trường là nơi dạy dỗ các em về mọi mặt, giúp các em trưởng thành về đức - trí - thể - mĩ. 
Nhà trường có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn thêm cho cha mẹ học sinh các phương pháp khoa học giáo dục trẻ em, tổ chức các họat động tạo điều kiện cho mọi trẻ em đều được học tập và phát triển. Để thực hiện được các chức năng này, nhà trường cần kết hợp với gia đình, các tổ chức xã hội và tiến tới xã hội hoá công tác chăm sóc sức khỏe học sinh. 
Tạo môi trường thân thiện giúp các em yêu trường, yêu lớp, quý trọng thầy cô và thích đến trường, ở trường để được các thầy cô chăm sóc.
4.2.Tham mưu, phối kết hợp với chính quyền địa phương:
 Thực hiện Luật giáo dục 2005, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học và Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Có thể nói: một chi bộ vững mạnh là một chi bộ làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mỗi làng xã văn hoá, mỗi khu dân cư kiểu mẫu phải là công tác giáo dục và công tác trẻ em được thực hiện tốt và có hiệu quả.
Từ việc xác định trách nhiệm như vậy, các cấp uỷ Đảng có hướng lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phải thường xuyên đưa vấn đề đào tạo, giáo dục Tiểu học vào nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, đưa việc xây dựng mô hình học bán trú ở Tiểu học vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các ban ngành đoàn thể có kế hoạch thực hiện các chương trình này. 
Để nâng cao chất lượng loại hình học bán trú ở Tiểu học trước hết cần phải làm tốt công tác điều tra tìm nguyên nhân gây khó khăn từ đó xây dựng phương hướng, kế hoạch cụ thể để giải quyết.
Tham mưu với chính quyền địa phương và tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp, giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để họ có vốn tăng gia sản xuất, đồng thời xây dựng các quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ chữ thập đỏ, quỹ học sinh nghèo vượt khó,... (thực hiện Điều 11 Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học). Tăng cường đầu tư củng cố cải tạo xây mới trường lớp đảm bảo đủ điều kiện chuẩn giúp cho học sinh có trường lớp khang trang sạch đẹp.
4.3.Nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc ngủ trưa:
Tổ chức chuyên đề đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên về nội dung phương pháp chăm sóc học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa tại trường.
Làm tốt công tác tuyên truyền tới cha mẹ học sinh (ngay kỳ họp cha mẹ học sinh toàn trường đầu năm học) và đối với học sinh trong các buổi hoạt động ngoài giờ (chào cờ đầu tuần, sinh hoạt cuối tuần) để hiểu được ngủ trưa có tác dụng: tăng năng suất lao động chân tay cũng như trí óc, gia tăng sự tỉnh táo, cảm giác sảng khoái, ngăn ngừa mất trí nhớ, cải thiện trí nhớ, cân bằng huyết áp, tăng tấc độ tái tạo da, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch 37%, kiểm soát cân bằng giảm cảm giác đói, tăng cường hệ miễn dịch 
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên trải thăm quan học tập ở 1 số trường điểm về mô hình bán trú.
Tổ chức cho học sinh thực hành thực hiện nội quy bán trú ở mỗi lớp 
4.4. Nâng cao kiến thức về quản lý học sinh trong giờ nghỉ trưa. 
	4.4.1.Tổ chức tốt cho học sinh ăn uống và nghỉ ngơi trước khi ngủ trưa:
	- Tổ chức cho học sinh ăn uống đúng giờ và khoa học là rất quan trọng, Từ 10 giờ 30 phút đến 11 giờ giáo viên, nhân viên tham gia chăm sóc học sinh có nhiệm vụ chia thức ăn và hướng dẫn học sinh ăn. Quan sát học sinh ăn, kịp thời động viên học sinh ăn yếu ăn hết khẩu phần của mình, giữ trật tự và giữ vệ sinh khi ăn uống (lưu ý trước khi ăn uống phải rửa tay)
Ảnh học sinh trong giờ ăn trưa tại trường
	- Sau khi ăn, từ 11 giờ đến 12 giờ hướng dẫn cho học sinh nghỉ ngơi trước khi ngủ như đọc sách báo, trò chuyện (yêu cầu không chạy nhảy đùa nghịch). Chú ý xây dựng ý thức tự quản cho học sinh. Trong thời gian này giáo viên có thể hướng dẫn thêm cho học sinh kỹ năng sống tự phục vụ như chuân bị chỗ ngủ, chăm chiếu, gối,
4.4.2. Tổ chức cho học sinh ngủ đúng giờ:
	Từ 12 giờ đến 13 giờ tổ chức cho học sinh ngủ đay là giai đoạn quan trọng nên giáo viên, nhân viên cần chu ý hướng dẫn cách ngủ như giữ im lặng, nhắm mắt hít thở sâu 3 lần và đếm nhẩm trong óc từ 1 đến khi các em sẽ tự ngủ (giáo viên chú ý tư thế ngủ, những học sinh có biểu hiện ốm đau thi cần phải cách ly). Trong khi ngủ chú ý các em phải giữ ấm về mùa đông vầ mát về mùa hè.
 Ảnh các em HS trong giờ ngủ trưa tại trường
4.4.3. Thức dậy sau khi ngủ:
	Từ 13 giờ đến 13 giờ 30 giáo viên đánh thức học sinh dậy hướng dẫn vệ sinh cá nhân và sau đó có thể tổ chức cho học sinh 1 số trò chơi dân gian hoặc 1 số động tác thể dục giúp các em sảng khoái và tạo tâm thế tốt cho học buổi 2. 
	* Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng biện pháp trên, bản thân tôi đã tích lũy cho mình rất nhiều những kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất quản lý học sinh trong giờ nghỉ trưa đã giúp cho việc nghỉ trưa của học sinh đi vào nề nếp và tăng cường sức khỏe tiếp thu bài học ở buổi 2 được tốt hơn. 
4.4.4.Thực hiện tốt công tác đánh giá kiểm tra:
	Lãnh đạo nhà trường tham gia trực trưa để cùng làm tốt công tác quản lý học sinh bán trú giờ nghỉ trưa.
	Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của cả giáo viên và học sinh từ đó điều chỉnh kịp thời nội quy bán trú cho hợ l.
	Giao cho đồng chí Phó hiệu trưởng sơ kết vào cuối tuần trong giờ sinh hoạt chuyên môn chung.
	Đánh giá tuyên dương các lớp trong tiết chào cờ đầu tuần.
4.4.5. Thực hiện thi đua khen thưởng: 
	Ngay đầu năm học tiến hành họp ban thi đua và đưa vào tiêu chí xét khen thưởng có nội dung quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa.
	Thi đua xét thành 2 kỳ vào cuối kỳ 1 và cuối năm học.
	Chú ý khen những học sinh trong đội tự quản.
Từ những kết quả đó, nhà trường luôn nhận được sự tin cậy của phụ huynh học sinh khi cho con học bán trú. Kết hợp với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu và chuyên môn giảng dạy tốt của các cô giáo nên các học sinh xin học bán trú ngày một đông, vượt chỉ tiêu kế hoạch của nhà trường đề ra.
       Để đạt được những kết quả trên, trước hết bản thân tôi có tâm huyết mô hình học bán trú, luôn nâng cao trình độ quản lý, mang hết sức mình để chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của học sinh. Luôn học hỏi ở trường bạn và các đồng nghiệp qua các buổi tham quan giao lưu.
4.4.6. Nâng cao công tác quản lý hành chính:
Làm tốt công tác kỷ cương, tình thương, trách nhiệm. Nhà trường đã xây dựng được nề nếp học tập, vui chơi cho học sinh đảm bảo khoa học và có hiệu quả. 
Thực hiện đúng nguyên tắc thu - chi quản lý tài chính và có kế hoạch hỗ trợ cho những học sinh nghèo khó khăn, tiết kiệm chi tiêu ngân sách để tăng thêm nguồn chi cho các hoạt động học bán trú.
Vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ đỡ đầu cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để giúp các em cũng được học bán trú. 
Ngoài các cơ quan tổ chức nêu trên còn có một lực lượng đóng vai trò to lớn đối với việc tác động tới việc học bán trú của trẻ đó là: Cộng đồng họ hàng, làng xóm cụm dân cư xung quanh các gia đình có trẻ chưa được học bán trú, lực lượng này phần lớn dùng tình cảm để thuyết phục để các em sẽ được gia đình tạo điều kiện học bán trú.
Làm tốt công tác tổ chức quản lý bếp ăn bán trú cũng như quản lý học sinh trong giờ nghỉ trưa (kể cả những học sinh ở gần trường cũng ở lại sinh hoạt trưa tại trường)
5. Kết quả thực hiện:
5.1.Duy trì phát triển số lượng học sinh bán trú:
Năm học
Tổng số học sinh bán trú
Tỷ lệ %
Tổng số lớp bán trú
Tỷ lệ %
2013-2014
80,0
83,9
2014-2015
85,0
88,2
2015-2016
90,0
91,3
2016-2017
95,6
92,0
2017-2018
97,4
95,8
Mặc dù, năm học 2017-2018 tỷ lệ học sinh bán trú của nhà trường tăng so với những năm học trước và cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn đặc biệt về phòng học (không đủ mỗi lớp/1 phòng học). Ở điểm lẻ không đủ điều kiện để tổ học bán trú nhưng Ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch mượn thêm phòng học để học sinh được học 2 buổi/ngày, từ đó tạo điều kiện để tuyển sinh thêm học sinh bán trú học ở khu Trung tâm. 
5.2.Nhận xét: 
Do có kế hoạch và những giải pháp hữu hiệu về quản lý học bán trú trong giờ nghr trưa nên trường Tiểu học mà tôi quản lý đã đạt được kết quả rất khả quan. Tỉ lệ học sinh giỏi qua các kỳ cuộc thi tăng hơn so với năm học trước rất nhiều. Trong năm học 2017-2018 tổng số 31 em đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện cụ thể: 
Môn thi
Số HS
dự thi
Số học sinh đạt giải
Nhất
Nhì
Ba
Khuyến khích
Tiếng Anh IOE
8
 2
3
1
Viết chữ đẹp
24
1
4
4
6
Tìm hiểu 
5
1
4
Tin học trẻ
4
1
1
Tiếng Anh Victoria
8
2 
(1 XS)
4
2
Năm học 2017-2018 chất lượng giáo dục của nhà trường và số học sinh đạt học sinh giỏi cấp Huyện luôn trong tốp đầu trong toàn Huyện.
Với kết quả trên chắc chắn sẽ là cơ sở nền tảng để nhà trường phấn đấu vươn lên thực hiện tốt công tác dạy và học, sẽ là động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong những năm học tiếp theo. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I.KẾT LUẬN:
	“Giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa ở tiểu học” là sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu và thực hiện ở trường tiểu học mà tôi quản lý, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện học bán trú trong năm học 2017-2018 đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận đó là:
	- Sự nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên có nhiều chuyển biến về thái độ cũng như hành vi thực hiện ngày càng hiệu quả hơn. Phong trào này cũng đã chuyển biến đến một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh, nên họ đã cùng nhà trường ủng hộ để đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nên đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ như trên.
	- Trong quá trình xây dựng nhà trường theo các tiêu chí trường chuẩn quốc gia nên việc thực hiện mô hình học bán trú cũng gặp không ít khó khăn song Ban giám hiệu đã cố gắng xây dựng kế hoạch hợp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động của nhà trường. Để nâng cao chất lượng giáo dục chung và đặc biệt là chất lượng chăm sóc học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa
	Do đó, cần nắm vững thực trạng của nhà trường, biết nguyên nhân hạn chế, từ đó có biện pháp giải quyết những hạn chế để đạt được kết quả cao trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý học sinh bán trú trong giờ nghỉ trưa.
	Chất lượng và số lượng học bán trú tăng hơn đây chính là thành công của đề tài này mà tôi đã lựa chọn để nghiên cứu.
Chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên cũng được nâng lên và nhà trường cũng đã đạt thành tích cao trong công tác thi đua khen thưởng hàng năm. 
Cha mẹ học sinh rất yên tâm tin tưởng cho con mình vào học bán trú, để có thêm thời gian làm kinh tế và công tác. Vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng được phát huy và có hiệu quả. 
Cơ sở vật chất trường học ngày càng được cải thiện, môi trường cảnh quang sư phạm của nhà trường ngày càng được củng cố để đủ điều kiện học bán trú.
 2. KHUYẾN NGHỊ: 
Đây là cơ sở ban đầu thực hiện, tuy kết quả đạt được là khá tốt, song không sao tránh khỏi những hạn chế ở từng đối tượng giáo viên, nhân viên, cô nuôi, học sinh, phụ huynhVề mặt cơ sở vật chất tuy có chuyển biến tích cực song cũng còn hạn chế và thiếu nhiều so với yêu cầu. Do đó, mong các cấp sớm ban hành văn bản cụ thể để thực hiện có hiệu quả hơn mô hình học bán trú, đồng thời quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất ở tất các điểm trường đều khang trang hơn đảm bảo nhu cầu 100% học sinh được học bán trú, để mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui. 
Nhà nước cần có chính sách tuyển dụng nhân viên phục vụ bếp ăn bán trú cho học sinh Tiểu học, hỗ trợ tiền chăm sóc cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để giảm bớt khó khăn cho cha mẹ học sinh, giúp các nhà trường thuộc các vùng khó khăn, vùng miền núi có thể tổ chức tốt mô hình học bán trú, tiến tới 100% học sinh Tiểu học được học bán trú.
Đề nghị các cấp quản lý giáo dục tăng cường hỗ trợ thiết bị cho bếp nấu, nhà ăn, phòng ngủ đạt được tiêu chuẩn cao về vệ sinh môi trường và an toàn trường học. Thực hiện các chuyên đề cho mô hình học bán trú ở Tiểu học.
Trên đây là những hiểu biết của tôi qua nghiên cứu thực tiễn. Do khuôn khổ bài viết và kỹ năng bản thân nên quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cô nuôi, các bậc phụ huynh học sinh và các em học sinh của trường Tiểu học mà tôi đang quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học trong huyện đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài này.
 Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan “Sáng kiến kinh nghiệm” của tôi thực hiện trong năm học : 2017 - 2018. Không sao chép của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1.Tình huống và cách xử lý tình huống trong quản lý-Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.2000.
	2. Chỉ thị số 15/2000/CT-BGD&ĐT ngày 17 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc quản lý dạy thêm của các trường phổ thông công lập.
3. Bộ Luật Giáo dục 2005, Nxb CTQG,HN,2006
	4. Bộ Giáo dục và đào tạo - Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017-2018 về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và các trường sư phạm, Nxb giáo dục Hà Nội 2017.
5. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em/2004
6. Văn kiện đại hội Đại biểu đảng toàn quốc lần VIII, IX, X, XI, XII Nxb chính trị quốc gia.
MỤC LỤC
 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trang 1
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trang 4
III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI THỰC HIÊN:
Trang 4
IV. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trang 5
1. Mục đích nghiên cứu :
Trang 5
2. Phương pháp nghiên cứu:
Trang 5
3. Kết cấu đề tài
Trang 5
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Trang 6 
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trang 6
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trang 7
1. Tình hình chung của nhà trường
Trang 7
2.Thuận lợi
Trang 7
3. Khó khăn
Trang 7
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ TRONG GIỜ NGHỈ TRƯA
Trang 9
1.Mục tiêu 
Trang 9
2.Nguyên nhân và hậu quả khi không thực hiện tốt giờ nghỉ trưa
Trang 9
2.1. Nguyên nhân:
Trang 9
2.2. Hậu quả
Trang 9
3.Kế hoạch thực hiện chỉ đạo quản lý học sinhbans trú trong giờ nghỉ trưa
Trang 10
4. Các biện pháp giải quyết:
Trang 12
5. Kết quả thực hiện:
Trang 16
5.1.Duy trì phát triển số lượng học bán trú:
Trang 16
5.2.Nhận xét
Trang 16
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trang 18
1.Kết luận
Trang 18
2. Khuyến nghị:
Trang 18

File đính kèm:

  • docSkkn_QLBTru_XuanBTa.doc
Sáng Kiến Liên Quan