Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Công tác chỉ đạo: Chưa chủ động.

- Việc tổ chức thực hiện: việc tổ chức học còn mang tính hình thức; chưa kết hợp được nội dung học tập các chuyên đề với đổi mới sinh hoạt chính trị dưới cờ đầu tuần; phương pháp tổ chức học tập đơn điệu, chưa tạo cơ hội cho học sinh học tập theo hướng trải nghiệm sáng tạo, chưa cuốn hút, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

- Về nhận thức: Trong cán bộ, giáo viên và học sinh còn nặng tư tưởng chỉ coi trọng giờ học chính khóa, ngại tham gia, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (NGLL) vì sợ thêm việc, mất thời gian, tốn kém thêm kinh phí ).

- Về mặt kiến thức: Người dạy chưa để tâm đi sâu tìm hiểu kiến thức, chưa định hướng cho học sinh tìm tòi sáng tạo (trong khi nguồn tư liệu kiến thức chính thống về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh rất phong phú và hấp dẫn), dẫn đến người học biết không đầy đủ chính xác về bối cảnh đất nước, cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Về kỹ năng: Học sinh chưa bộc lộ được năng lực của bản thân, chưa phát huy được thế mạnh và sức mạnh của tập thể; việc phát triển năng lực cho học sinh trong quá trình học tập còn nhiều hạn chế.

- Về thái độ: Học sinh chưa thấm được những bài học giá trị về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; vẫn còn những cán bộ, giáo viên, học sinh đứng ngoài cuộc, thờ ơ với các buổi sinh hoạt chính trị do đó việc làm theo Bác còn hạn chế.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ thuật với chủ đề “Năm mươi mùa xuân nhớ Bác”.
- Kế hoạch tổ chức cuộc thi cắm hoa nghệ thuật với chủ đề “Hoa dâng Bác”.
Mục đích: Để tạo được nhiều sân chơi, nhiều cơ hội để học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, được bộc lộ bản thân, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực. Mỗi sân chơi, mỗi cách thể hiện là một tham số để giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh
2.1.3. Lãnh đạo chỉ đạo nhóm liên môn xây dựng khung kiến thức về “Hành trình 79 mùa xuân”; “Bác Hồ với quê hương Ninh Bình” dưới dạng biểu kiến thức, sơ đồ, biểu đồ (Phụ lục 02)
Mục đích: Kiến thức được dầy dặn trong cách nhìn đa chiều; vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn
2.1.4. Xây dựng đội ngũ: Thành lập Ban chỉ đạo/Tổ Tư vấn/Kỹ thuật viên/Lực lượng phối hợp/Chọn lọc thí sinh qua các vòng thi (Phụ lục 3) đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; công tác phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả.
2.1.5. Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt động: Rà soát lại hệ thống mạng Internet/Xây dựng phòng đọc, phòng CNTT lắp đặt hệ thống máy vi tính thông mạng/ Các điều kiện trang trí khánh tiết, âm thanh, hình ảnh trên sân khấu trong các chương trình (cuộc thi, các vòng thi)/ Kinh phí tổ chức thực hiện
2.2. Phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục NGLL chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với mùa xuân quê hương, đất nước”
2.2.1. Hình thức: Chương trình ngoại khóa liên môn Ngữ Văn - Lịch sử - GDCD được tổ chức dưới hình thức các cuộc thi Kể chuyện, thi sáng tạo nghệ thuật (vẽ tranh, sáng tác thơ, cắm hoa); tổ chức cho học sinh các khối lớp học tập trải nghiệm tại di sản văn hóa gắn với cuộc đời và sụ nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và điểm nhấn là “Ngày hội văn hóa”: Hội thi tìm hiểu Hành trình 79 mùa xuân - Bác Hồ với Ninh Bình - Tuổi trẻ Hoa Lư làm theo lời Bác.
2.2.2. Phương pháp:
* Kết hợp hiệu quả việc giảng dạy kiến thức theo chủ đề với việc đổi mới tổ chức sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ đầu tuần: Cuộc thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác được thực hiện theo từng chủ đề và theo Kế hoạch sinh hoạt chính trị dưới cờ.
* Đổi mới cách tiếp cận vấn đề: Từ cách tiếp cận cụ thể (từng câu chuyện) sang cách tiếp cận chủ đề (Kiến thức được phân đoạn thành những chủ đề nhỏ, hướng dẫn học sinh tìm hiểu, học tập và báo cáo kết quả trong các buổi sinh hoạt chính trị dưới cờ đầu tuần:
Chủ đề 1: Quê hương trong tôi: Tìm hiểu về tiểu sử và thời niên thiếu của Bác Hồ đến khi Người ra đi tìm đường cứu nước (tháng 6/1911); Bác Hồ với quê hương Ninh Bình.
Chủ đề 2: Lý tưởng sống của thanh niên: Tìm hiểu hành trình tìm đường cứu nước (5/6/1911đến khi tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp T12/1920); những hoạt động của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ tháng 12/1920 đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930.
Chủ đề 3: Khát vọng về độc lập tự do cho đất nước: Tìm hiểu về những hoạt động của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ khi thành lập Đảng (3/2/1930) đến khi Người về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng (tháng 28/1/1941) và quả trình trực tiếp lãnh đạo cách mạng Tháng 8/1945 thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).
Chủ đề 4: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Tìm hiểu về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng từ sau ngày cách mạng Tháng Tám thành công đến khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ (2/9/1945 - 19/12/1946) và trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946 – 1954).
Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc sống đời thường: Tìm hiểu về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1954 - 1969; Bản Di chúc thiêng liêng và ký ức về Bác kính yêu. 
* Xây dựng lộ trình các bước thực hiện: 
Bước 1: Cuộc thi được tổ chức tại các lớp do GVCN phối hợp với GV giảng dạy bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD lớp đó chủ trì.
Ảnh: 
Nữ sinh Nguyễn Hồng Nhung – Lớp 12D (năm học 2018 - 2019) đạt giải nhất Hội thi Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại lớp.
Bước 2: Từ cuộc thi của 30 lớp, lựa chọn ra 30 thí sinh xuất sắc nhất, bốc thăm chia thành 5 đội tham gia vòng thi sơ khảo cấp trường được tổ chức trong các giờ sinh hoạt chính trị dưới cờ đầu tuần. Có 30 câu chuyện được kể lần lượt theo 5 chủ đề. 
Bước 3: Qua 10 chương trình, Ban tổ chức đã lựa chọn được những thí sinh, những tiết mục kể chuyện xuất sắc nhất tham dự Hội thi tìm hiểu “Hành trình 79 mùa xuân - Bác Hồ với Ninh Bình”.
Ba mươi thí sinh được chia thành 5 đội thi mang các tên gọi: “Quê Hương”, “Khát Vọng”, “Độc Lập”, “Hòa Bình” và “Vạn Xuân”; mỗi đội thi bao gồm 06 thí sinh đến từ khối lớp 10,11,12 (liên chi); mỗi đội sẽ trải qua 3 phần thi:
Phần 1. “Theo chân Bác” 
Với yêu cầu nội dung tái hiện cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các giai đoạn bằng các hình thức xây dựng các tiểu phẩm, hát, múa đương đại kết hợp các hình thức nghệ thuật khác nhau có sử dụng hình ảnh, tư liệu... phù hợp với nội dung thông qua sự hỗ trợ của màn hình lớn trên sân khấu. 
Phần 2. “Đi tìm ẩn số” 
Là phần thi tìm hiểu những kiến thức về Chủ tịch Hồ Chí Mình trong Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân; Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê hương Ninh Bình. Tham dự phần thi, các thí sinh trong các đội thi sẽ bốc thăm chọn gói câu hỏi; trả lời 5 câu hỏi để lật các mảnh ghép của các bức tranh/ảnh với những kiến thức thuộc lĩnh vực văn học, lịch sử, GDCD, câu mở rộng (âm nhạc, nghệ thuật, Bác Hồ với Ninh Bình), câu hỏi về bức tranh/ảnh chủ đạo trong gói câu hỏi.
Phần 3. “Bác còn sống mãi”. Mỗi đội sẽ cử đại diện tham gia phần thi kể chuyện - Những câu chuyện mang giá trị đạo đức về chủ tịch Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn trong hành trình 79 mùa xuân cuộc đời và sự nghiệp cao cả của Bác; qua từng câu chuyện kể sẽ rút ra ý nghĩa và bài học; sự liên hệ vận dụng với bản thân và thế hệ trẻ hôm nay. Trong các tiết mục dự thi kể chuyện, khuyến khích sử dụng tư liệu, tương tác với màn hình sân khấu.
* Tổ chức hoạt động NGLL phụ trợ với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn để tạo nhiều cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy năng lực, trau dồi phẩm chất theo tinh thần đổi mới, tạo sức sống và sức lan tỏa trong cộng đồng (Theo nhóm kế hoạch phụ trợ).
3. Điểm mới của sáng kiến
3.1. Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Việc làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng luôn có ý nghĩa dọn đường cho “Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
- Công tác lãnh đạo chỉ đạo được đổi mới theo hướng chủ động, tích cực, linh hoạt đã định hướng cho các tập thể và cá nhân chủ động, sáng tạo trong việc dạy và học, việc học tập và làm theo Bác; kế hoạch tổng thể đảm bảo quỹ thời gian cho các hoạt động giáo dục NGLL, đảm bảo tính chủ động và hiệu quả công việc; công tác phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả
3.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi thành viên; quan tâm bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lục người học.
3.2.1. Phát huy hiệu quả hoạt động giáo dục NGLL
Hoạt động NGLL là một trong những sân chơi để học sinh tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân giúp học sinh giải tỏa căng thẳng, tìm tòi ra những bài học từ trong cuộc sống, phát triển kĩ năng; được khám phá bản thân, phát triển những kĩ năng mới, tập làm quen với việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình giúp triển khai các mục tiêu, dự định cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm quản lý và làm việc theo nhóm. Tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh cân bằng cuộc sống, thư giãn và tiếp thêm sinh lực từ đó khám phá ra những sở thích mới mẻ, những trải nghiệm thú vị, phát triển rất nhiều kỹ năng đặc biệt là kỳ năng sống (KNS) góp phần hoàn thiện bản thân cùng với những kiến thức được học để xây dựng hành trang vững chắc nhất khi bước vào cuộc sống xã hội với những bổn phận và trách nhiệm của người công dân.
3.2.2. Đổi mới cách tiếp cận vấn đề hướng tới bồi dưỡng phẩm chất phát triển năng lực cho học sinh THPT 
+ Từ tiếp cận các văn bản chỉ đạo và nội dung kiến thức của phạm vi chuyên đề đều được tiếp cận từ hai hướng: 
- Sự lãnh đạo chỉ đạo của Sở Giáo dục Đào tạo (Phòng công tác Chính trị tư tưởng, phòng Giáo dục Trung học) về nhiệm vụ công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho HSSV và nhiệm vụ dạy học chủ đề và tích hợp liên môn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục - Đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).
- Sự lãnh đạo chỉ đạo của Huyện ủy Hoa Lư về thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường gắn với nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương, định hướng nội dung sinh hoạt chính trị gắn với những ngày lễ trọng đại của đất nước, quê hương. những kiến thức, câu chuyện, bài học về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
+ Giáo viên và học sinh đều qua bước tiếp cận từ bối cảnh lịch sử đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác; từ câu chuyện, bài học cụ thể đến các giai đoạn; từng bước làm rõ “Hành trình 79 mùa xuân - “Bác Hồ với Ninh Bình” - “Tuổi trẻ Hoa Lư làm theo lời Bác”. 
 - Hoạt động giáo dục NGLL với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn cũng là những cách tiếp cận vừa mang tính khoa học, tính độc đáo và sáng tạo; điều đó đã tạo nhiều cơ hội cho học sinh học tập, trải nghiệm, phát hiện mình, phát huy năng lực, trau dồi phẩm chất theo tinh thần đổi mới.
- Hội thi diễn ra dưới hình thức sân khấu hóa được thể hiện bằng các vai diễn, đa dạng các loại hình nghệ thuật cùng với sự hỗ trợ của màn hình điện tử, sự ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, điều đó đã làm nên một “Ngày hội văn hóa” sống động, đậm chất nghệ thuật, gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu đậm về Bác và thấm đượm tình cảm tri ân đối với Bác kính yêu. Kết quả đạt được của các hoạt động là thước đo tình cảm, tài năng, trí tuệ của mỗi tập thể và cá nhân.
3.2.3. Phát huy phương phát dạy học tích hợp liên môn, tăng cường tính hợp tác trong hoạt động giáo dục NGLL.
Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn sẽ làm rõ được nội dung kiến thức; hợp tác (nhóm) sẽ hội tụ được kiến thức, tài năng, trí tuệ trong giải quyết vấn đề; phát huy tài năng, tính sáng tạo của các cá nhân và tập thể; học sinh trong vai trò chủ thể trong mọi hoạt động; giáo viên với vai trò định hướng, cố vấn, dẫn dắt, giúp đỡ; mỗi nhóm chủ đề hoặc đội thi là sự hợp sức của từ 3 đến 6 lớp (chi đoàn). Cả tập thể sư phạm, các em học sinh và các bậc phụ huynh cùng chung sức đồng lòng, bền bỉ, nỗ lực phấn đấu trong suốt năm học. Điều đó đã làm nên điều khác biệt, sức thuyết phục của chương trình; làm nên sức sống và sự lan tỏa trong cộng đồng, phát huy tối đa việc thực hiện xã hội hóa giáo dục.
3.2.4. Sân khấu hóa các bài học, đẩy mạnh sự tương tác và ứng dụng CNTT
	Chuyên đề ngoại khóa liên môn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với mùa xuân quê hương, đất nước” được thực hiện sân khấu hóa. Tại vòng chung kết với 3 phần thi “Theo chân Bác”, “Đi tìm ẩn số”, “Bác còn sống mãi”. Các cuộc thi, Hội thi qua các vòng thi đều có sự hỗ trợ của CNTT qua màn hình sân khấu lớn; kịch bản dàn dựng công phu; hình ảnh tư liệu minh họa sống động, phong phú. Điều đó đã làm nên một “Ngày hội văn hóa” thấm đẫm chất nghệ thuật gây xúc cảm mạnh mẽ và để lại những kỷ niệm sâu lắng về Người Cha già - Vị Anh hùng dân tộc - Danh Nhân Văn hóa thế giới - Hồ Chí Minh. 
	3.2.5. Kết hợp giảng dạy nội dung kiến thức lịch sử văn hóa dân tộc với lịch sử văn hóa địa phương trong nội dung “Bác Hồ với Ninh Bình - Tuổi trẻ Hoa Lư làm theo lời Bác”. Tuổi trẻ Hoa Lư A mãi khắc ghi những ký ức thiêng liêng về Bác, những lời căn dặn của Người trước lúc đi xa và những kỷ niệm thiêng liêng của 5 lần được đón Bác về thăm.
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
Hiệu quả kinh tế
- Sự tích hợp nội dung giảng dạy về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giờ chính khóa với hoạt động giáo dục NGLL và lịch sử, văn hóa địa phương; việc lồng ghép nội dung học tập với nội dung sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ đầu tuần đã tiết kiệm và sử dụng hợp lý quỹ thời gian cho các hoạt động giáo dục; 
- Việc khai thác hiệu quả nguồn học liệu trên Internet đã tiết kiệm nguồn kinh phí và làm tường minh hơn những nội dung và sâu sắc hơn những bài học về tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ; đạt được mục tiêu bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh qua hoạt động giáo dục NGLL. 
- Hình thức sân khấu hóa nội dung học tập đã tái hiện được “Hành trình 79 mùa xuân” - “Bác Hồ với Ninh Bình”; đã đưa những câu chuyện về Bác, những bài học gần hơn với các em học sinh. “Theo chân Bác” - Bác không phải là “Một ẩn số” - “Bác còn sống mãi” trong trái tim của người dân Việt Nam mà không cần đến nhiều những trang vở, những cuốn sách.
2. Hiệu quả xã hội
2.1. Đối với trường THPT Hoa Lư A
Khép lại các hoạt động cao điểm, nhiều giải thưởng đã được trao cho các tập thể liên chi và các cá nhân.
Với tình cảm khôn nguôi nhớ Bác, năm học 2018 - 2019 thầy và trò trường THPT Hoa Lư A thật hạnh phúc và tự hào khi được đồng hành cùng 79 mùa xuân cuộc đời của Bác cùng với những ký ức sâu đậm của 5 lần quê hương Ninh Bình được đón Bác về thăm; khắc ghi những lới căn dặn của Bác Thầy và Trò nhà trường luôn nêu cao đạo đức nhà giáo, phát huy tính năng động, sáng tạo, ý chí, nghị lực của tuổi trẻ, lao động và học tập theo tấm gương đạo đức của Bác trong từng công việc nhỏ, hàng ngày cần mẫn nhặt hái từng “bông hoa nhỏ” kính dâng lên Bác. Liên tục những năm gần đây nhà trường luôn giữ được kỷ cương nền nếp tốt; chất lượng GD-ĐT của nhà trường được nâng lên; tập thể sư phạm đoàn kết và không ngừng tiến bộ; học sinh được học tập, rèn luyện trong môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn, vui nhộn. Với tinh thần “không bỏ lại ai ở phía sau”, mọi thành viên nhà trường cùng các bậc phụ huynh, cựu học sinh và các nhà hảo tâm đã cùng chung tay xây dựng quỹ “Cứu trợ nhân đạo”, tổ chức “Tết xum vầy”, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ gần 200 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả năm học 2018 - 2019 đã có nhiều tập thể và cá nhân đạt được thành tích cao trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sáng tạo KHKT... Đã có 10 học sinh tiêu biểu xuất sắc được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam; Trường THPT Hoa Lư A năm thứ hai liên tiếp xếp thứ Nhất trong khối THPT và đạt danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”.
- Đối với giáo viên: Có thêm những thông tin, kiến thức, nguồn tư liệu quý giá, quan trọng để chủ động giảng dạy tích hợp. Thiết thực góp phần đổi mới hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực học sinh; rèn kỹ năng sống, lý tưởng cách mạng trong thời kỳ đổi mới, hội nhập.
- Đối với học sinh: Được trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, trải nghiệm, thể hiện, bộ lộ bản thân, có thái độ, xúc cảm tích cực, nâng cao ý thức trách nhiệm với bản than, gia đình và tương lai đất nước. 
Qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phẩm chất chủ yếu đã được hình thành và phát triển như: Yêu nước, Nhân ái - Khoan dung, Chăm chỉ - Tiết kiệm, Trung thực - Dũng cảm, Trách nhiệm - Kỷ luật... Các năng lực cũng được hình thành bao gồm các năng lực cốt lõi trong đó 3 năng lực chung gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tự chủ được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người với bản thân. Năng lực hợp tác được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người với người khác. Năng lực sáng tạo được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người với công việc. Bên cạnh đó những năng lực đặc thù cũng được phát triển, bao gồm: năng lực sử dụng ngôn ngữ (gắn với các môn Ngữ văn), năng lực thẩm mỹ (gắn với các môn Nghệ thuật), năng lực tính toán, năng lực tin học và năng lực thể chất và các năng lực đặc biệt (năng khiếu).
2.2. Đối với các lực lượng ngoài nhà trường
- Với phụ huynh học sinh: Có thêm hiểu biết về hoạt động giáo dục trải nghiệm của nhà trường và con em mình, từ đó thêm tin tưởng, nêu cao trách nhiệm trong công tác phối hợp quản lý, giáo dục học sinh.
- Với xã hội: Ngày hôm nay đất nước đang bước đi trên con đường Đổi mới và hội nhập quốc tế; đứng trước bao thời cơ, vận hội mới và những thách thức lớn lao; công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của toàn dân tộc đặc biệt là thế hệ trẻ. Hơn bao giờ hết, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta càng nhận thức đấy đủ hơn về ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng và những giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Điều kiện áp dụng
1.1. Về cơ sở vật chất 
- Có phòng máy vi tính kết nối Internet tốc độ cao, máy chiếu (Tivi màn hình lớn), thiết bị âm thanh, màn hình Led; việc trang trí khánh tiết cho chuỗi chương trình tiện lợi, dễ thay đổi, sử dụng cho phù hợp với yêu cầu công việc. 
- Xây dựng thư viện nhà trường có phòng đọc, nhiều đầu sách sắp xếp khoa học tiện cho GV và HS nghiên cứu và học tập; có hệ thống máy vi tính nối mạng Internet tốc độ cao để hỗ trợ cho GV và HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
1.2. Về nhân lực
- Nhà quản lý: Có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quan điểm chỉ đạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy - học và thực hiện các nhiệm vụ chính trị để định hướng cho mọi hoạt động trong nhà trường; làm tố công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phân công nhiệm vụ hợp lý để phát huy tối đa các nguồn nội lực và tranh thủ được sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội.
- Đối với nhà giáo: Có lập trường tư tưởng chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; luôn phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; tích cực tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; tâm huyết với nghề và yêu học trò; làm việc khoa học, có tổ chức, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp; tranh thủ được sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội; phát huy tính năng động, linh hoạt và óc quan sát, tinh tế để kịp thời điều chỉnh các hoạt động giáo dục sao cho hiệu quả đạt được cao nhất.; sử dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm hỗ trợ.
Cần có đội ngũ “chuyên gia” giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và thông thạo các kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy - học và tổ chức các hoạt động; có sự tham mưu, đầu tư công phu và chuẩn bị kỹ càng cho việc tổ chức thực hiện chuyên đề.
- Đối với học sinh: Tham gia vào hoạt động ngoài giờ lên lớp ở vị trí người học, học sinh cũng cần phát huy tinh thần chủ động hoạc tập để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cần xác định được nhiệm vụ; sẵn sàng tham gia các hoạt động GD trải nghiệm; sẵn sàng hợp tác, chia sẻ; biết vận dụng, sử dụng những kỹ năng, hiểu biết mới áp dụng vào tình huống thực hành, tự điều chỉnh kế hoạch, cách thức học của mình và tiếp tục sử dụng những kinh nghiệm vừa học được để bắt đầu cho trải nghiệm tiếp theo.
- Đối với các lực lượng ngoài nhà trường:
Phụ huynh học sinh: Có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nhiệm vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường; đồng thuận và sẵn sàng phối hợp trong công tác quản lý, giáo dục học sinh.
Các cơ quan hữu quan và lực lượng chức năng khác: Cùng phối hợp tốt trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trường.
1.3. Về tài liệu tham khảo
Xây dựng từ các nguồn văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng, Ban Tuyên giáo và các cấp lãnh đạo quản lý giáo dục; từ đầu sách, bộ tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành áp dụng trong các cơ sở giáo dục; từ nguồn tư liệu trên sách, báo và các kênh chính thống trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet.
2. Khả năng áp dụng
Sáng kiến có thể vận dụng tổ chức hoạt động giáo dục NGLL trên cho các cơ sở giáo dục phổ thông cùng cấp và có thể điều chỉnh để vận dụng cho các cơ sở giáo dục cấp THCS trong việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Ninh Bình, ngày 09 thánh 10 năm 2019
XÁC NHẬN
CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
Người nộp đơn
 Đoàn Thị Mận

File đính kèm:

  • docHLA Một số giải pháp BD phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh THPT qua hoạt động giáo dục ngoà.doc
Sáng Kiến Liên Quan