Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách rèn học sinh chậm tiến môn toán ở lớp 4

 Bậc tiểu học là bậc học nền móng cho việc hình thành nhân cách, tri thức ở học sinh. Các môn học ở bậc tiểu học có liên quan mật thiết và cùng hỗ trợ cho nhau. Trong các môn học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có một vị trí rất quan trọng nhằm góp phần trang bị những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên , phân số, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Chính vì vậy việc hình thành kiến thức cơ bản cho học sinh ở bậc tiểu học là điều rất cần thiết. Đặc biệt là đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh cần được hỗ trợ.

Thực tế cho thấy, học sinh cần được hỗ trợ thường tiếp thu bài chậm, kĩ năng vận dụng thực hành hạn chế, ít chịu học bài, giao tiếp kém, tính tình nhút nhát, rụt rè Bởi vậy bên cạnh việc cung cấp chuẩn kiến thức của từng môn học, từng bài học. Một trong những hình thức nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh là phải có sự quan tâm thường xuyên và đúng lúc của giáo viên, bạn bè và gia đình.

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 19713 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách rèn học sinh chậm tiến môn toán ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. Đề tài : 
MỘT SỐ CÁCH RÈN HỌC SINH CHẬM TIẾN MÔN TOÁN Ở LỚP 4.
 II. Đặt vấn đề:
 Bậc tiểu học là bậc học nền móng cho việc hình thành nhân cách, tri thức ở học sinh. Các môn học ở bậc tiểu học có liên quan mật thiết và cùng hỗ trợ cho nhau. Trong các môn học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có một vị trí rất quan trọng nhằm góp phần trang bị những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên , phân số, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Chính vì vậy việc hình thành kiến thức cơ bản cho học sinh ở bậc tiểu học là điều rất cần thiết. Đặc biệt là đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh cần được hỗ trợ.
Thực tế cho thấy, học sinh cần được hỗ trợ thường tiếp thu bài chậm, kĩ năng vận dụng thực hành hạn chế, ít chịu học bài, giao tiếp kém, tính tình nhút nhát, rụt rèBởi vậy bên cạnh việc cung cấp chuẩn kiến thức của từng môn học, từng bài học. Một trong những hình thức nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh là phải có sự quan tâm thường xuyên và đúng lúc của giáo viên, bạn bè và gia đình.
 III. Cơ sở lí luận:
Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của quá trình dạy học và nâng cao hiệu quả giảng dạy, giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành môn học, từng bước tiến tới phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Bằng lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo, từ kinh nghiệm giảng dạy của mình, bản thân tôi đã nghiên cứu tìm tòi và rút ra được “ Một số cách rèn học sinh chậm tiến môn toán ở lớp 4”
 IV. Cơ sở thực tiễn :
 Qua nhiều năm dạy học ở bậc tiểu học bản thân tôi đã nhận ra do một số nguyên nhân sau:
 * Ở trường, lớp :
 - Thông thường, mỗi tuần học sinh chỉ được học năm tiết toán, mỗi tiết giáo viên chỉ kiểm tra đánh giá kiến thức được vài em học sinh. Sau mỗi phần, mỗi chương có một bài tự kiểm tra 1 tiết. Như vậy số lần đánh giá kiến thức về môn toán cho mỗi em học sinh không được thường xuyên trong từng buổi học.
 - Học sinh chậm tiến bộ môn toán lớp 4 đa số là do các em hụt hổng những kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán chậm. Trong khi đó thời gian để cho các em này luyện tập trên bảng lớp không được nhiều.
 - Trong một lớp học có rất nhiều đối tượng học sinh có mức độ học tập khác nhau. Thông thường đa phần các em học sinh học tốt thì việc kiểm tra kiến thức giáo viên thực hiện dễ dàng vì hầu hết các em hiểu bài, bắt kịp kiến thức giáo viên truyền đạt ở lớp nên các em dễ dàng làm được tất cả các bài tập giáo viên giao cho. Nhưng đối với các em chậm tiến thì rất khó khăn, vì các em tiếp thu bài chậm, thậm chí không hiểu bài. Khi không hiểu bài sẽ dẫn đến trường hợp các em không tự trải nghiệm, tương tác; thời gian cả lớp làm bài các em này thường nghịch phá hoặc làm việc riêng, nếu có làm thì cũng không hiệu quả.
* Ở nhà : Do phụ huynh đa số là người lao động chân tay, có cuộc sống vất vả thậm chí một số phụ huynh kiến thức còn hạn chế nên không có hoặc có rất ít thời gian kiểm tra hoặc không kiểm tra được bài vở của con mình . Còn các em thì chưa ý thức được việc học, ham chơi, đến lớp bị bạn bè trêu chọc khiến các em lơ là trong học tập.
 Qua khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi đã thấy số lượng học sinh chậm tiến nhiều. Cụ thể chất lượng khảo sát học sinh ngay từ đầu năm học của lớp 4/2 như sau:
TS học sinh
HS hoàn thành xuất sắc
HS hoàn thành
HS chậm tiến
21
6
8
7
Từ thực trạng trên, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi : Phải làm gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó và nâng cao chất lượng học sinh trong lớp? Trước tình hình đó tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
V. Nội dung nghiên cứu.
 1. Quá trình chuẩn bị:
 - Sau khi có kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học tôi đã tiến hành họp phụ huynh dầu năm thông báo kết quả học tập của từng em cho phụ huynh rõ và yêu cầu phụ huynh nhắc nhở các em học tốt hơn ở nhà. 
 - Bước tiếp theo đánh giá học sinh, nắm vững từng đối tượng học sinh.
 - Xếp chỗ ngồi cho học sinh, mỗi em học sinh tiếp thu tốt ngồi với một em học sinh cần hỗ trợ, xếp cho em này ngồi gần để giáo viên tiện việc kiểm tra.
 - Nắm vững hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập của từng em.
 - Trong khi soạn bài tôi nghiên cứu nội dung bài dạy và ghi chú những bài tập phù hợp với trình độ của các em để các em thực hành khắc sâu kiến thức, hiểu và làm được bài tập để các em tự tin dần. 
 2.Quá trình thực hiện:
 Trong quá trình thực hiện, tôi tiến hành một số giải pháp sau: 
 *Giải pháp 1: Phân luồng đối tượng học sinh chậm tiến
 Việc phân luồng đối tượng học sinh chậm tiến rất quan trọng, bởi lẽ: Nếu không biết được các em chậm tiến chỗ nào thì rất khó phụ đạo. Qua khảo sát chất lượng môn toán đầu năm có 7 em chậm tiến. trong đó có 3 em hỏng kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia (dạng có nhớ) và 4 em kỹ năng tính toán sai, chậm. Sau khi phân luồng đối tượng học sinh tôi tiến hành lên kế hoạch dạy học.
 *Giải pháp 2:Lên kế hoạch dạy học.
 Đối với 3 học sinh hỏng kiến thức: Tôi xác định mức độ hỏng, hỏng chỗ nào để có biện pháp bù chỗ hỏng cho các em.
 Với 3 em hỏng kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia tôi lên kế hoạch như sau:
 a) Dạy cộng, trừ:
 - Dạy đọc, viết số có nhiều chữ số (1 tuần)
 - Dạy cộng, trừ các số có nhiều chữ số (dạng có nhớ) ( 2 tuần)
 b) Dạy tính nhân, chia:
 - Cho học sinh hiểu, hình thành bảng nhân, từ bảng nhân học sinh rút ra bảng chia (2 tuần) 
 - Dạy tính nhân: 2 tuần.
 - Dạy tính chia: 2 tuần.
 c) Dạy về giải toán: 2 tuần.
 d) Hình thức dạy:
 Chia lớp thành hai nhóm đối tượng, và tiến hành dạy lồng ghép. Với 3 em này tôi hạ thấp mục tiêu bài học, dạy các em các bài dễ để các em tính cho thành thạo. Tôi tiếp tục chọn các bài tập cơ bản nhất trong bài học chương trình toán 4 theo chuẩn kiến thức để dạy các em. Ước lượng đến cuối học kỳ I các em sẽ đuổi kịp các bạn trong lớp về chương trình.
 *Đối với 4 em kỹ năng tính toán chậm: Ngoài việc dạy các kiến thức trong chương trình toán 4, tôi tiến hành lên kế hoạch như sau:
 -Thời gian đầu (khoảng 4-6 tuần) các em này sẽ được làm số lượng bài tập bằng1/2 số lượng bài tập theo quy định.
 *Ví dụ: Trong bài Phép chia cho số có 1 chữ số. Bài tập thực hành có 6 bài tập nhỏ. Học sinh trong lớp làm 6 bài, còn 3 em chậm tiến chỉ cần làm từ 3-5 bài (yêu cầu phải đúng) 
 -Giao bài tập làm thêm cùng dạng để học sinh về nhà làm và nhờ bạn cùng nhóm kiểm tra.
 *Ví dụ: Đặt tính rồi tính
2781:3 47590:2
3068:4 48090:5
 Ước lượng sau 4 - 6 tuần 3 em này sẽ đuổi kịp các bạn trong lớp.
 *Giải pháp 3: Dạy lồng ghép
 Sau khi lên chương trình dạy học thì giáo viên sẽ đưa vào dạy trong chương trình bằng hình thức dạy lồng ghép với học sinh trong lớp. Trong quá trình dạy học, học sinh chậm tiến làm bài dưới sự hỗ trợ của giáo viên .
 * Giải pháp 4: Khai thác tổ nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến
 Bên cạnh đó, ở lớp tôi còn xây dựng một đội ngũ quản lý tốt, năng nổ thường xuyên kiểm tra các bạn chậm tiến vào 15 phút đầu giờ trước khi vào học. Đặc biệt là xây dựng tổ nhóm, đôi bạn học tập. Trong mỗi tổ nhóm tôi chọn em hoàn thành xuất sắc kèm em chậm tiến, em khá hơn kèm bạn tiếp thu chậm hơn mình. Thành lập tổ nhóm 2 hoặc 3 em vào một nhóm trong đó có đủ các đối tượng học sinh. Các nhóm trưởng có nhiệm vụ thường xuyên báo cáo với giáo viên chủ nhiệm hàng ngày hoặc trong giờ sinh hoạt lớp.
 * Giải pháp 5 : Kết hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường trong việc giúp đỡ học sinh chậm tiến.
 Thực tế nếu chỉ giao cho đôi bạn học tập, kèm cặp, hoặc một giáo viên nào đó mà không có sự giúp đỡ chỉ bảo của phụ huynh thì kết quả khó mà thực hiện.
 Ngay từ đầu năm học, trong cuộc họp phụ huynh tôi đã hướng dẫn cách dạy học và cách kiểm tra vở ở nhà.
 Nếu phụ huynh có điều kiện, việc giúp đỡ các em học, ôn lại các kiến thức trong lớp là việc khá dễ dàng.
 Nếu phụ huynh không có điều kiện: Tôi yêu cầu phụ huynh có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra bài ở nhà của các em. Nếu vì lý do nào đó em nào chưa làm bài tập ở nhà thì phải có ý kiến của phụ huynh.
 Bằng những giải pháp trên, tôi đã hoàn thành việc rèn học sinh chậm tiến. Kết quả khảo sát như sau:
Số lượng học chậm tiến
7/21 em
Chuẩn kiến thức
Chậm tiến
Giữa kỳ I
2
5
Cuối kỳ I
3
4
 Từ kết quả đó, sang học kỳ II tôi tiếp tục áp dụng cách trên, rèn 4 em học sinh yếu cùng với sự hỗ trợ của các em học sinh tích cực trong lớp, các bậc phụ huynh và đã thấy rằng ở các bài học tiếp theo các em nhanh chóng bắt kịp kiến thức với các bạn trong lớp. Đạt kết quả như sau:
Số lượng học sinh chậm tiến
7/21 em
Chuẩn kiến thức
Chậm tiến
Giữa kỳ II
5
2
Cuối kỳ II
 VI. Kết quả thực hiện đề tài:
 Quá trình dạy học, nhờ đã kiên trì, bền bỉ thực hiện rèn cho học sinh chậm tiến môn toán lớp 4 nên hằng ngày các em được kiểm tra, nhận xét thường xuyên, giúp đỡ kịp thời nên hầu hết các em đã làm được bài tập phụ đạo mà giáo viên cho về nhà. Bằng sự nhiệt huyết, yêu nghề, bản thân có tinh thần trách nhiệm cao nên đã đẩy lùi tỉ lệ học sinh chậm tiến trong lớp.
Chương đọc viết số cơ bản các em nắm được cách đọc, viết các số tự nhiên có từ 6 đến 7 chữ số .
Về đo lường thì thuộc được bảng đơn vị đo lường và nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
Có kỹ năng thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia và những phần cơ bản của chương trình toán 4.
 Do có kế hoạch và được rèn tận tình nên tỉ lệ học sinh chậm tiến trong lớp đã giảm dần.
 VII/ Bài học kinh nghiệm : 
 Trong giờ học, tôi đặc biệt chú ý đến việc theo dõi và tiếp thu bài của các em. Chỗ nào các em chưa hiểu hay còn lúng túng tôi giảng lại thật chậm và tỉ mỉ để các em dễ dàng tiếp thu bài. Khi các em đã hiểu và làm được tất cả các bài tập giáo viên giao thì các em cảm thấy thích học. Về nhà làm bài tập đầy đủ, đến lớp các em không ngại ngùng, rụt rè mỗi khi cô gọi lên bảng làm.
* Kết luận chung :
 Đây là việc làm thiết thực, nhằm động viên, khuyến khích tinh thần học tập của các em, giúp cho các em hiểu, làm được các bài tập mà cô giáo giao cho, các em cảm thấy thích học và hay xung phong làm bài trên bảng. Từng bước nâng cao chất lượng học sinh trong lớp.
 Từ kết quả của năm học 2012-2013 và 2013-2014 tôi đã tiến hành sử dụng tiếp cho năm học 2014-2015 và thành công rõ rệt.
 Trên đây là một số giải pháp nhỏ của tôi trong việc giảng dạy môn toán nhằm mục đích cuối cùng nâng cao chất lượng học sinh trong lớp .
 Nhìn chung đạt được kết quả cao trong công tác giảng dạy của giáo viên cũng như trong việc học tập của học sinh. Tôi tin rằng các thầy cô giáo chủ nhiệm ở bất cứ lớp nào cũng có thể thực hiện được như tôi. Đề tài của tôi chắc còn nhiều hạn chế và thiếu sót rất mong được cấp trên và bạn bè góp ý bổ sung để sáng kiến này càng hoàn thiện và góp phần nâng cao chất lượng học sinh. 
 VIII.Ý kiến đề xuất
 Để việc học toán của các em tiếp tục được nâng cao, tôi xin đưa ra một vài ý kiến đề xuất như sau:
 Cần quan tâm hơn nữa đối với giáo viên tiểu học, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các phân môn, nhất là môn toán.
 Cung cấp đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên.
 Hằng năm tổ chức các sân chơi toán học cho học sinh trong khối, trong trường.
 Tích Thiện, ngày 25 tháng 4 năm 2015
 Người viết
	 Lâm Thị Nghiên Sương
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 4.
Tạp chí giáo dục Về dạy học Toán ở bậc Tiểu học. Xuất bản năm 2004. Tác giả: Tiến sĩ Đỗ Tiến Đạt.
 .
MỤC LỤC
I/ Đề tài : Trang 1
II/ Đặt vấn đề : Trang 1
III/ Cơ sở lý luận : Trang 1
IV/ Cơ sở thực tiễn Trang 1 - 2
V/ Nội dung nghiên cứu Trang 2 - 3
VI/ Kết quả thực hiện Trang 3
VII/ Bài học kinh nghiệm Trang 4
VIII/ Ý kiến đề xuất Trang 4
IX/ Tài liệu tham khảo Trang 5 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2014 – 2015
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH trường tiểu học Tích Thiện A.
1. Tên đề tài : Một số cách rèn học sinh chậm tiến môn Toán ở lớp 4
2. Họ và tên tác giả : Lâm Thị Nghiên Sương
3. Chức vụ : Giáo viên tổ khối 4
4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài :
a. Ưu điểm: 
b. Hạn chế : 
5. Đánh giá, xếp loại :
Sau khi thảm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH trường tiểu học Tích Thiện A thống nhất xếp loại : .
Người thẩm định Chủ tịch HĐKH
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH phòng GD-ĐT Trà Ôn
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên HĐKH phòng GD-ĐT Trà Ôn thống nhất xếp loại :.
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
( Ký ghi rõ họ tên) ( Ký đóng dấu, ghi rõ họ tên)
.
.
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH sở GD- ĐT Vĩnh Long:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên HĐKH phòng GD-ĐT Vĩnh Long thống nhất xếp loại :.
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
.
.

File đính kèm:

  • docKINH NGHIEM TOAN PHU DAO 4.doc
Sáng Kiến Liên Quan