Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp an toàn thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực

Trong mọi thời đại, giáo dục luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của xã hội. Trong thời đại hiện nay giáo dục lại càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của dân tộc. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Trẻ phải được giáo dục toàn diện để phát triển các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Vì thế, trong những năm học gần đây, Đảng và Nhà nước ta đầu tư kinh phí, xây dựng các phòng học, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường mầm non để tạo môi trường cho trẻ mầm non được hoạt động tích cực; đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy và phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó điển hình là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào này được phát động từ năm học 2008 – 2009, dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo toàn ngành triển khai. Đến nay phong trào đó đã được triển khai rộng khắp ở các bậc học. Năm học 2013 – 2014 là năm thứ sáu trường chúng tôi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, do đó bản thân tôi cũng như các giáo viên trong trường đã nhận thức rất rõ mục đích, yêu cầu của phong trào có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trường học thân thiện của lứa tuổi Mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, an toàn, nơi đó trẻ phải được đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ và tích cực tham gia vào quá trình học tập thể phát triển nhận thức một cách toàn diện. Vì vậy việc tạo môi trường thân thiện, an toàn, lành mạnh trong lớp học mầm non là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trong thực tế, ở trường chúng tôi từ những năm học trước, khi mới phát động phong trào, các giáo viên trường tôi cũng đã trang trí môi trường lớp học của mình sao cho trẻ vừa cảm nhận được sự thân thiện, vừa kích thích trẻ hoạt động. Song môi trường đó vẫn mang tính chất là tạo được môi trường đẹp cho lớp học, nhưng chưa thực sự đầy đủ các yếu tố tích cực cho trẻ hoạt động. Các giáo viên trang trí lớp học của mình nhiều hình ảnh, đồ dùng đồ chơi đẹp ở các góc nhưng trẻ lại không thực sự được tự mình hoạt động với những đồ dùng, đồ chơi đó. Do đó không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 69946 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp an toàn thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
4.3. Trang trí môi trường lớp học tạo sự thân thiện đối với trẻ.
Để tạo môi trường lớp học thân thiện cho trẻ cô nên trang trí các mảng hoạt động bằng những hình ảnh, những hoạt động thiết thực của trẻ ở trường mầm non. Để lôi quấn thu hút trẻ hoạt động với những mảng trang trí đó cô nên tự mình lựa chon gam màu phù hợp, cách trang trí khoa học bằng những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống hàng ngày để kích thích tính tích cực của trẻ.
Ví dụ: ở “Bảng theo dõi trẻ đến lớp”.
Với những đồ dùng được đan bằng mây tre lá như: quạt, rổ, miếng lót ly, tấm thảm kêtôi đã tạo thành một chiếc thuyền buồm có khuôn mặt bạn gấu. Sử dụng một đoạn dây thừng trang trí viền xung quanh cánh buồm cắt những sợi đề can mảnh chia thành 3 phần (3 tổ) dùng gai dính để gắn hình các bé vào các ô, mỗi tổ một màu. 
Mỗi buổi sáng đến lớp các bé sẽ gắn hình của mình vào vị trí tổ của mình, nếu hình bạn nào chưa được gắn lên là bạn đó nghỉ học ngày hôm đó. Chiều đi học về các bé gỡ hình ở cánh buồm gắn phía dưới thân thuyền bảng. Hoạt động này không những giúp cho giáo viên dễ dàng kiểm soát được số cháu đi và số cháu nghỉ học ngày hôm đó, mà còn giúp trẻ cảm thấy thích thú đến lớp để được gắn ảnh của mình lên chiếc thuyền xinh xắn đó. Hơn thế nữa, hoạt động này còn tạo mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ, sự quan tâm giúp trẻ phát hiện ra những bạn nghỉ học ngày hôm đó. 
VD: ở bảng “Một ngày của bé”.
Tôi đã dùng những chiếc CD, VCDcũ, dán những hoạt động của bé trên mặt đĩa. Cắt một miếng micca trong hình tròn có đường kính 60cm, gắn một kim chỉ ở tâm hình tròn sao cho kim chỉ có thể xoay tròn được. Dán một miếng đề can tròn màu xanh dương, trang trí thêm những họa tiết xung quanh hình tròn, thế là tôi đã tạo nên chiếc đồng hồ xinh xắn, rất đơn giản mà trông lại đẹp mắt, giúp trẻ nhớ được những hoạt động của mình ở trường Mầm non.
 Cũng có cách trang trí khác nhau nhưng tôi đã chọn kiểu trang trí như thế này vừa đơn giản, dễ hiểu, lại vừa gần gũi với trẻ, không những giúp trẻ nhận biết về thời gian mà còn giúp trẻ ghi nhớ được thời gian của từng hoạt động trong ngày. Đó cũng là cách tuyên truyền tốt nhất cho phụ huynh của trẻ biết được các hoạt động của con mình ở trường Mầm non. 
VD: ở bảng “Mừng sinh nhật của bé”.
Tôi sử dụng nguyên vật liệu chính là giấy. Dùng len và nút áo tạo thành khuôn mặt, cắt hai trái tim gắn thành hai cánh tay, chừa khoảng trống để dán hình của những bé có sinh nhật trong tháng. Như vậy tôi đã làm được hình ảnh em bé thật là ngộ nghĩnh, dễ thương, vừa hấp dẫn sự chú ý của trẻ, vừa tạo sự gần gũi thân thiện cho trẻ.
Tổ chức hoạt động sinh nhật của bé là một trong những hoạt động không thể thiếu được ở mỗi lớp Mầm non. Bởi trong hoạt động này không những tạo nên mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa cô vơí trẻ, giữa trẻ với trẻ mà còn giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương của cô giáo, sự quan tâm của bạn bè đối với mình. Từ đó tạo dựng được lòng tin đối với trẻ, khiến trẻ không sợ hãi mỗi khi đến lớp, ngược lại còn tích cực đến trường. Ngẫu nhiên mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của trẻ.
Tất cả những mảng trang trí tôi bố trí, sắp xếp để ở các vị trí hợp lý cho trẻ dễ thấy, dễ hoạt động với các mảng tường đó. Với màu sắc trang trí hài hòa, dễ hiểu, đơn giản mà lại lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, thân thiện như ở gia đình mình.
4.4. Trang trí chủ đề và các góc chơi bằng chính sản phẩm của trẻ.
Tôi luôn tận dụng các sản phẩm của trẻ lớp tôi để trang trí chủ đề hoặc vào các góc chơi trong lớp học. Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” trẻ được vẽ, xé dán, gấp, nặn các hình con vật thông qua hoạt động có chủ đích và hoạt động ở các góc chơi. Do đó sản phẩm của trẻ tạo ra rất phong phú, tôi đã tận dụng các sản phẩm này trang trí xung quanh lớp ở chủ đề, ở một số góc của lớp để làm nổi bật chủ đề đang thực hiện. Không tốn công sức, tiền bạc mà còn tạo được môi trường thân thiện cho trẻ. Giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự hào về những sản phẩm của mình làm ra, từ đó tạo cho trẻ sự phấn khởi, tích cực hoạt động ở các chủ đề sau.
Tuy nhiên những hình ảnh trang trí đó phải đảm bảo vừa tầm mắt quan sát của trẻ để trẻ có thể giao lưu, trò chuyện về sản phẩm của bạn và của mình. Từ đó cũng tạo cho trẻ những mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giúp trẻ ngày càng thêm gắn bó, gần gũi, đoàn kết với các bạn trong lớp.
4.5. Bố trí, sắp xếp các góc chơi.
Các góc chơi phải bố trí, sắp xếp phù hợp, linh hoạt để trẻ dễ lấy, dễ quan sát. Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với trẻ và phải thay đổi nội dung phù hợp với từng chủ đề.
VD: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc sách có thể đặt “Thư viện của gia đình bé” nhưng sang chủ đề “Thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “Thư viện của các loại cây”. Bố trí sắp xếp các góc chơi phù hợp với nhu cầu hoạt động của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ để được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Vì thế đối với lớp tôi, tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc ồn ào.
VD: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách. Góc xây dựng tránh lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên....
 Các góc có khoảng rộng cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và vận động của trẻ.
 Phải tạo ranh giới giữa các góc hoạt động. VD: Sử dụng giá đựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho các góc chơi. Ranh giới các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên.
 Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú cho trẻ.
Góc đồ chơi phải phục vụ thật sự cho việc học hỏi của trẻ, chứ không phải để trang trí. Trẻ phải được tự học theo hứng thú cá nhân và tổ chức hoạt động vui chơi, tự lựa chọn đồ chơi yêu thích cho mình, trẻ có thể tự hoạt động mà không cần sự hướng dẫn của cô giáo, Vì vậy các đồ dùng, đồ chơi trong các góc phải phong phú va được sắp đặt vừa tầm với trẻ để trẻ tự lấy, tự cất, tự hoạt động.
Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp phải đảm bảo an toàn cho trẻ, được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp không xa cách, tạo cho trẻ một tâm thế vui vẻ và hứng thú tham gia các hoạt động trong lớp. Sự thân thiện với môi trường trong lớp chính là tạo cho trẻ sự gần gũi. Nếu bước vào một lớp học rất đẹp nhưng trẻ không thấy được sự gần gũi, không dám sờ mó vào bất kỳ thứ gì, hoặc không được xê dịch mọi thứ thì không thể tạo được môi trường tích cực và thân thiện với trẻ. Vì vậy việc trang trí, sắp xếp các góc làm sao cho trẻ dễ dàng hoạt động cũng là một yếu tố tạo sự gần gũi thân thiện đối với trẻ. Ngoài ra có thể bố trí một hoặc hai góc chơi ra ngoài như góc khám phá, góc chơi dân gian để trẻ hoạt động không bị ảnh hưởng đến các góc chơi khác.
Mỗi đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ đề, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức tình cảm và mối quan hệ xã hội. Ngay từ đầu năm tôi đã lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho từng việc làm đồ dùng, đồ chơi: Cụ thể như sau: Tôi rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồ nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung từ từ theo từng chủ đề, đồ chơi nào cần phải bổ sung trước.để từ đó có hướng chuẩn bị các nguyên vật liệu cho phù hợp.
Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng sử ủng hộ của các bậc phụ huynh mang tới những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có như: thúng catton, xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trong bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, khối gỗTuy nhiên tất cả những nguyên vật liệu này phải đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên cô và trẻ có thể làm ra rất nhiều sản phẩm phù hợp với từng chủ đề trong tháng.
Những sản phẩm có thể làm ra phải đơn giản, dễ làm, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Từ đó mới kích thích được tính tích cực hoạt động tạo ra sản phẩm của trẻ. Bởi nếu sản phẩm nào khó, trẻ không tự mình làm được sẽ gây sự chán nản, không có hứng thú tự mình làm ra các sản phẩm nữa.
VD: Ở chủ đề Tết và mùa xuân: Tôi đã chuẩn bị đồ dùng như: lon nước yến, hộp giấy hình vuông, lá chuối, cành cây khô, giấy màu, hồ dán, tranh ảnh về ngày tết, bài hát, bài thơ về mùa xuânkhi trẻ chơi ở các góc trẻ có đủ đồ dùng để tham gia một số nội dung như: Dán hoa ngày tết, ngày xuân, tận dụng các khối xốp để làm bánh sinh nhật để chúc mừng cho những bạn có ngày sinh nhật trong mùa xuân. Bên cạnh đó phải thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu bằng chữ cái, chữ số nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự giúp đỡ của cô, từ đó trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình.
VD: Tôi đã chuẩn bị túi đựng hồ sơ màu để tất cả đồ dùng như: Sách các loại, bút, sáp màuvà ghi ký hiệu ngoài bìa. Đến giờ học trẻ tự lấy tự mở túi hồ sơ lấy sách cần học và tự cất gọn gàng, sạch sẽ. Đó là cách giáo dục tốt nhất để trẻ có thói quen cất đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ khi ở lớp cũng như ở nhà ngay từ lúc còn bé
4.6. Thường xuyên vệ sinh môi trường lớp, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp
	Môi trường trong lớp là nơi hàng ngày trẻ thực hiện các hoạt động học tập và vui chơi. Vì vậy nếu môi trường đó không sạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của đứa trẻ, trẻ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, các bệnh ngoài da Vì thế giáo viên phải thường xuyên vệ sinh môi trường lớp học, thường xuyên cọ rửa đồ dùng, đồ chơi ở các góc để tạo môi trường sạch sẽ cho trẻ học tập và vui chơi được tốt. Đối với lớp tôi, tôi thường xuyên lau nhà, cọ, rửa đồ dùng, đồ chơi, lau chùi giá đựng đồ chơi, lau nhà vệ sinh sạch sẽ để tạo môi trường giáo dục sạch - đẹp – an toàn cho trẻ.
4.7. Hướng dẫn trẻ hoạt động ở các góc.
Muốn trẻ được chơi tích cực, chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi trong các góc hoạt động ngay từ đầu tôi phải biết cách giới thiệu các góc đồ chơi và quản lý tốt quá trình trẻ chơi trong các góc. Biện pháp này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với góc chơi tiến hành chủ yếu vào đầu năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ chưa quen với đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp, chưa biết tên đồ chơi, vị trí góc chơi và chỗ để chơi. Vì vậy tôi phải giúp trẻ biết nơi để các đồ chơi, các góc chơi bắt đầu từ đâu, kết thúc từ đâu.
Giới thiệu góc chơi nên tiến hành ngay từ đầu giờ chơi hoặc vào giờ sinh hoạt chiều
Khi trẻ đã quen dần với góc chơi và vị trí các đồ chơi thì cứ mỗi đầu chủ đề nên giới thiệu nội dung chơi từng chủ đề.
Khi trẻ chơi cô phải bao quát trẻ, động viên hướng dẫn những trẻ còn nhút nhát. Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ đẻ hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo hơn.
Trong giờ chơi cô luôn giáo dục trẻ chơi ngoan, chơi xong cất gọn đồ chơi ngăn nắp.
Ngoài giờ hoạt động góc phải nên cho trẻ hoạt mọi lúc, mọi nơi để trẻ khám phá hết những điều mới lạ xung quanh.
Phải làm ký hiệu ở các góc để cho trẻ chơi tất cả các góc. Ký hiệu của trẻ bằng số hoặc bằng chữ cái.
4.8. Trang trí nhà vệ sinh tạo sự thân thiện cho trẻ.
Tạo môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện không chỉ trang trí môi trường bên trong và bên ngoài của lớp học mà khu nhà vệ sinh cũng là nơi cô giáo cần phải quan tâm và trang trí những hình ảnh phù hợp để giáo dục trẻ có thói quen ngay từ khi còn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định. Đi xong biết xả nước, rửa tay bằng xà phòngĐối với lứa tuổi mầm non, chúng ta nên sử dụng những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu như ảnh bé trai, bé gái, các hình ảnh về thao tác rửa tay đúng cách cho trẻ nhìn, đó là cách giáo dục trẻ tốt nhất, những hình ảnh đó không gò bó, áp đặt trẻ mà lại thu hút sự chú ý, hấp dẫn trẻ, giúp trẻ cảm thấy gần gũi thân thiện, từ đó tự giác thực hiện nội quy vệ sinh.
Khi trang trí nhà vệ sinh giáo viên không nên trang trí nhiều hình ảnh quá, chỉ nên trang trí các hình ảnh giáo dục nhẹ nhàng để tạo sự thông thoáng, mát mẻ, sạch sẽ cho nhà vệ sinh, cũng như tạo sự gần gũi cho trẻ. Đối với nhà vệ sinh lớp tôi, tôi sử dụng gam màu rất nhẹ nhàng, hình ảnh rất ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ đó là một vài con cá đang bơi dưới nước, có rong biển, các bức tranh về thao tác rửa tay để nhắc nhở trẻ sau khi đi vệ sinh nên rửa tay bằng xà phòng.
5. Kết quả đạt được:
5.1. Đối với trẻ
	Qua một năm áp dụng các biện pháp trên ở lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi cho thấy kết quả rõ rệt: 
	Trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo, phong phú, nhiều chủng loại theo các chủ đề của lớp học. Sự giao lưu giữa trẻ với trẻ tạo nên tình cảm gần gũi, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tổ chức và thực hiện trò chơi tốt hơn, sáng tạo hơn. Kết quả cụ thể như sau:
	STT
Tiêu chí
Chưa có
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
1
Trẻ cảm thấy sự thân thiện, gần gũi, yêu thương của lớp học đối với bản thân mình.
4/35
 3/35
28/25
2
Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường đã tạo trong lớp.
3/35
12/35
20/35
3
Kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu ở các góc để tạo ra sản phẩm.
5/35
2/35
28/35
5.2. Đối với cô:
	Bản thân tôi rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân : 
Muốn cho trẻ hoạt động tích cực và có kết quả cao thì môi trường đó phải có nhiều những đồ dùng, đồ chơi đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ.
Muốn tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực thì giáo viên phải trang trí xung quanh môi trường lớp bằng các hình ảnh gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ và tận dụng chính sản phẩm của trẻ, đồ dùng đồ chơi trẻ tạo ra để trang trí ở các mảng tường, ở các góc chơi.
Muốn tạo môi trường xanh - sạch đẹp thì giáo viên phải là người trồng, chăm sóc vườn cây cảnh, hoa và phải thường xuyên vệ sinh môi trường lớp sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ hưởng thụ không khí trong lành như ở chính gia đình mình vậy.
5.3. Kết quả làm đồ dùng, đồ chơi:
	Sau một năm nỗ lực của cô và sự tích cực của trẻ, lớp tôi đã làm được rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc, có kết quả cụ thể theo từng chủ đề:
- Đối với chủ đề “Trường mầm non” lớp tôi đã làm được các đồ chơi như: xích đu, cầu trượt, bập bênh, đu quay, một số cây xanh.
- Đối với chủ đề” Bản thân” lớp tôi làm được những con búp bê bé trai, bé gái, những chiếc bánh sinh nhật hay đôi dép, mũ, nón.
- Đối với chủ đề “ Gia đình” lớp tôi làm được các đồ chơi như: bộ ấm chén, cốc, ấm nước, tủ lạnh, đồng hồ số, đồng hồ cát, hộp đựng bút, bộ bàn ghế, giường ngủ, tủ đựng quần áo, đồng hồ, phích nước, đèn ngủ,lọ hoa, cái nôi cho em bé nằm.
- Đối với chủ đề "Nghề nghiệp" lớp tôi cũng làm được một số dụng dụng cụ của các nghề như: cái cày, cái cuốc, cái bừa, cái bàn là, một số bộ quần áo, máy sấy tóc, ống nghe khám bệnh.
- Đối với chủ đề “Thế giới động vật” lớp tôi làm được rất nhiều các con vật như: con voi, con mèo, con lợn, con gà, con thỏ, con chim, con thiên nga, con vịt.
- Đối với chủ đề "Tết và mùa xuân" lớp tôi trang trí được cây đào, cây mai và làm được những chiếc bánh chưng trong ngày tết. 
- Đối với chủ đề “ Thế giới thực vật” lớp tôi làm được rất nhiều loại cây như vườn cau, cây dừa, cây tre, cây khế, cây táo, cây cam, vườn rau bắp cải, vườn rau su hào, vườn cà rốt hay một số loại hoa
- Đối với chủ đề “ Giao thông” lớp tôi cũng làm ra nhiều phương tiện giao thông như: xe đạp, máy bay trực thăng, máy bay chở khách, tàu hoả, thuyền buồm, ca nô, tên lửa, tàu vũ trụ.
5.4. Những bài học kinh nghiệm:
	Từ những việc làm trên bản thân tôi tự rút ra cho mình những kinh nghiệm sau: Muốn xây dựng được môi trường lớp học xanh - sạch - đẹp - an toàn và thân thiện để trẻ hoạt động một cách tích cực thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Giáo viên phải nắm được tâm sinh lý, khả năng nhận thức và kỹ năng để lựa chọn phương pháp thích hợp.
- Giáo viên phải có kế hoạch trang trí môi trường lớp học ngay từ đầu tháng để có sự chuẩn bị về hình ảnh trang trí, về đồ dùng đồ chơi ở các góc làm sao cho phù hợp, làm toát lên chủ đề đang thực hiện.
- Cô nên tận dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí ở các góc và xung quanh môi trường lớp để tạo sự gần gũi cho trẻ, hoặc những hình ảnh cô sưu tầm phải có tính thẩm mỹ, những hình ảnh đó phải thiết thực trong cuộc sống.
- Đồ dùng, đồ chơi phải phong phú, đa dạng, màu sắc đẹp, hấp dẫn trẻ. Phải thay đổi theo từng chủ đề để trẻ không nhàm chán mà kích thích được sự tích cực của trẻ.
- Cô phải chuẩn bị các nguyên vật liệu phế thải phù hợp với từng chủ đề, phong phú nhiều chủng loại để kích thích được sự sáng tạo của trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê, hứng thú tham gia các hoạt động để tạo ra sản phẩm cho riêng mình.
- Đồ dùng, đồ chơi ở các góc phải được kiểm tra và cọ rửa thường xuyên để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với nó.
- Cô tận tình hướng dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ hoạt động một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép để kích thích trẻ hoạt động.
- Môi trường lớp phải được vệ sinh sạch sẽ, nhà vệ sinh phải được cọ rửa thường xuyên để tạo không khí trong lành cho trẻ hoạt động.
- Trong lớp phải trồng một số loại cây cảnh, chậu hoa để tạo không khí mát mẻ, xanh tươi, giảm bớt sự căng thẳng cho trẻ sau mỗi giờ học.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Trường học là cái nôi đầu tiên cho trẻ em bắt đầu cuộc sống và lao động. Trong nhà trường, trẻ em cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Trẻ phải được giáo dục toàn diện để phát triển các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Trường học thân thiện của lứa tuổi mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, an toàn, nơi đó trẻ phải được đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ và tích cực tham gia vào quá trình học tập để phát triển nhận thức một cách toàn diện. Vì vậy việc tạo môi trường thân thiện, an toàn, lành mạnh trong lớp học mầm non là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Cho nên việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non một cách toàn diện.
2. Ý kiến kiến nghị:
Để tiếp tục thực hiện các biện pháp trên có hiệu quả, phát huy những thành tích đạt được vào trong hoạt động thực tiễn, dựa vào điều kiện thực tế của trường tôi xin đề xuất những việc sau:
	- Nhà trường đầu tư mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cho các lớp học để kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực.
	- Tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư cơ sỏ vật chất xây dựng khuôn viên, tạo cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp tạo điều kiện cho trường chúng tôi thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
	- Tổ chức cho giáo viên trường được đi tham quan học tập môi trường lớp học của các trường trong huyện và ngoài tỉnh để học tập.
	Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc rút được trong những năm qua. Song tôi cần nghĩ rằng bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa để góp một phần nhỏ của mình trong công tác giáo dục./.

File đính kèm:

  • docSKKN PHAN THI LOAN - MN SON PHU 2014 moi.doc
Sáng Kiến Liên Quan