Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, tích cực vì sự phát triển toàn diện của học sinh

Cơ sở lý luận:

1.1.1. Khái quát về lớp học thân thiện.

Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua

nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều

rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Ngay từ năm

đầu tiên Bộ phát động phong trào, nhà trường đã tích cực hưởng ứng. Muốn phong

trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở mỗi trường đạt hiệu quả

thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh

tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học

thân thiện, học sinh tích cực”.

Xây dựng lớp học thân thiện là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn,

gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm

vui”. " Thân thiện" bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo

đối với thế hệ trẻ và xã hội. Lớp học thân thiện là lớp học mà ở đó học sinh đươch

tạo điều kiện để sống khỏe mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động

khác, được giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng, được gia đình và

cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn

và thuận lợi, quyền lợi đi học của học sinh được đảm bảo. Chất lượng của lớp học

thân thiện không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục mà còn là chất lượng của cả môi

trường học đường và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.

Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng

được nhiều lớp học thân thiện thì sẽ có trường học thân thiện, vững mạnh.

1.1.2. Một số nét về học sinh tích cực

Có nhiều tiêu chí để đánh giá một học sinh tích cực, song khái quát lại, học sinh

được đánh giá là tích cực khi:

- Chủ động sáng tạo trong học tập: xây dựng và nâng cao thói quen tự học, ý

thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất.

- Hăng hái nhận phần việc cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm

sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa ở địa phương.

- Tham gia bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan, môi trường ở nhà trường

và nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.

- Nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, nhất là các hoạt động

văn nghệ, vui chơi dân gian.5

- Đóng góp tích cực cho các hoạt động tập thể của Đoàn thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, của nhà trường và của cộng đồng ở địa phương.

1.1.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học thân thiện, tích

cực, vì sự phát triển toàn diện của học sinh.

- Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu

trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường Trung học ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên

chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”.

Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn

diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế

có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong

và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là linh hồn của lớp học, là người

góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân

tương lai của đất nước. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng

nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững

mạnh.

- Để xây dựng một lớp học thân thiện, tích cực vì sự phát triển của học sinh,

người làm công tác chủ nhiệm cần giáo dục học sinh thông qua các hoạt động tập

thể như cắm trại, tham quan, sinh hoạt đoàn, chủ điểm hàng tháng, thăm hỏi, giúp

đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn Giáo

viên chủ nhiệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để

giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn.

pdf37 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, tích cực vì sự phát triển toàn diện của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khỏe có tinh thần sống đẹp. 
2.2.3. Phát huy vai trò của các nhân tố nổi bật vì một lớp học thân thiện, tích cực. 
Một tập thể thân thiện, tích cực phải được xây dựng từ những cá nhân thân 
thiện, tích cực. Hiểu được điều đó, nên trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, bản 
thân tôi luôn luôn chú trọng việc phát hiện và nuôi dưỡng những nhân tố có triển 
vọng. Bởi những nhân tố đó sẽ là lực lượng nòng cốt, dẫn dắt và thúc đẩy sự phát 
triển của tập thể lớp. 
* Cách thức thực hiện : 
+ Phát hiện học sinh là nhân tố triển vọng: 
 Học sinh đó phải có tham vọng (sẵn sàng làm việc cật lực, thực sự cố gắng, 
khát vọng thành công, sẵn sàng trả giá – không sợ thất bại). 
 Học sinh đó phải có khả năng (kiến thức, trình độ tốt và ngày càng trở nên tốt 
hơn theo năm tháng và phải có rất nhiều năng lực để làm được việc). 
 Nhanh nhẹn (khả năng làm việc được ở nhiều môi trường khác nhau, khả năng 
làm việc trong môi trường đòi hỏi kết quả ngắn hạn và cả trong dài hạn). 
 Có khả năng thích nghi cao; biết nhận định về lượng kiến thức mà mình còn 
chưa biết đến; ham hiểu biết và khám phá; có suy nghĩ không bó buộc bản thân và 
 14 
thường tỏ ra cởi mở với những ý tưởng, cơ hội mới; dễ kết bạn hơn người xung 
quanh; có khả năng tự kiềm chế tốt; là những người hài hước. 
 Hiệu quả công việc (được xem xét trong tương quan về số lượng, thời gian). 
+ Các kênh để phát hiện những nhân tố triển vọng: 
 Từ kênh gia đình: 
Ngay từ đầu năm học, để hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình mỗi học sinh, tôi đã 
tổ chức đến thăm nhà học sinh, trao đổi trực tiếp với cha mẹ phụ huynh học sinh. 
Tôi đã lắng nghe những chia sẻ từ phụ huynh về con em họ, về những mặt mạnh, về 
năng khiếu, về sở trường cũng như những hạn chế của học sinh. Từ đó, tôi đã bước 
đầu nắm bắt những thông tin cơ bản, ngắm được đối tượng. 
 Từ kênh bạn bè: 
Đã học và hoạt động cùng nhau từ cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, nên bạn 
bè là người biết và hiểu những sở trường, sở đoạn của bạn mình. Lắng nghe những 
chia sẻ từ kênh bạn bè, giáo viên chủ nhiệm cũng sẽ phần nào định hướng trong việc 
ươm mầm và phát hiện những nhân tố triển vọng. 
 Từ các giáo viên dạy bộ môn: 
Lắng nghe chia sẻ từ những giáo viên dạy bộ môn cũng là một cách để giáo 
viên chủ nhiệm có cái nhìn toàn diện hơn về học sinh lớp mình chủ nhiệm. 
 Từ những buổi hoạt động ngoại khóa của lớp, của trường. 
Những buổi sinh hoạt tập thể là sân chơi vô cùng hữu ích trong việc kích thích 
các bạn học sinh bộc lộ năng khiếu bản thân. Có thể thấy, học sinh bậc THPT rất 
khao khát được thể hiện bản thân- GVCN giỏi sẽ là người giáo viên thông qua các 
hoạt động tập thể để phát hiện ra những nhân tố thực sự có tố chất. 
Từ việc tìm hiểu học sinh qua những lần trao đổi, trò chuyện trong những giờ 
sinh hoạt 15 phút, những giờ ra chơi, những giờ sinh hoạt cuối tuần. 
Quan sát thông qua hành vi, hành động, thao tác, động tác, lời nói, thái độ 
của học sinh. 
Từ các kênh đó, có thể phát hiện ra: 
Những học sinh có năng khiếu văn nghệ, thể dục thể thao. 
Những học sinh có năng lực tổ chức, năng lực quản lý. 
Những học sinh có năng khiếu vẽ, viết chữ đẹp 
Những học sinh có khả năng sáng tạo. 
Những học sinh đam mê nghiên cứu, tìm tòi... 
+ Bồi dưỡng những nhân tố triển vọng: 
Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện năng lực cá nhân bằng cách: 
 15 
 Giao những công việc phù hợp với năng lực của học sinh để học sinh có môi 
trường và điều kiện phát huy năng khiếu bản thân: Giao vị trí lớp trưởng, lớp phó 
học tập, lớp phó văn nghệ, lớp phó lao động... 
 Phối hợp với Đoàn trường , tạo điều kiện cho các em tham gia vào các câu lạc 
bộ, các hoạt động do Đoàn trường tổ chức, chủ trì. 
Tham gia vào các câu lạc bộ, đội văn nghệ, đội bóng đá, bóng chuyền của 
trường cho những học sinh có năng khiếu văn nghệ, thể dục thể thao. 
Tham gia dẫn chương trình trong các hoạt động của Đoàn trường với những 
bạn hoạt ngôn, có năng khiếu tổ chức, dẫn dắt. 
Viết và trang trí bảng tin với những bạn có năng khiếu vẽ, viết chữ đẹp, khả 
năng sáng tạo. 
Tham gia các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo khoa học với những học sinh 
say mê tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo.... 
Những nhân tố có khả năng, năng lực khi được giáo viên chủ nhiệm phát hiện, 
bồi dưỡng sẽ đóng vai trò là đầu tàu, thúc đẩy sự phát triển của tập thể lớp. 
Tôi nhận thấy học sinh THPT nhiều bạn đam mê ca nhạc và thực sự có năng 
khiếu đàn hát. Lớp tôi cũng thế. Với những học sinh có năng khiếu này, tôi khuyến 
khích các em lập nhóm nhạc, để trau dồi hơn năng khiếu bản thân, và cũng để các 
bạn mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi đứng trước mọi người... 
 16 
Thể hiện niềm đam mê sau giờ học phụ đạo 
Khi các lớp học đã học đã thực sự thân thiện, học sinh thực sự tích cực thì sẽ 
góp phần tạo nên một trường học thân thiên – học sinh tích cực. Mối thân thiện giữa 
thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm. Giúp các em không 
những nắm được kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng mà còn rèn cho các em 
nhiều kĩ năng khác góp phần giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện. 
2.2.4. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động tập thể nhằm xây dựng lớp học thân 
thiện, tích cực vì sự phát triển toàn diện của học sinh. 
* Khích lệ học sinh tham gia tất cả hoạt động do Nhà trường và Đoàn thanh 
niên tổ chức. 
- Mục đích, ý nghĩa: 
 17 
 Tạo sự gắn kết tập thể. 
 Tổ chức lớp phải gắn liền với các hoạt động phong trào của tập thể, phong trào 
của nhà trường. Vì vậy, giáo viên cần thông qua các hoạt động tập thể để xây dựng 
cho lớp học tinh thần đoàn kết, hòa đồng. Sự thân thiện, tích cực của tập thể lớp 
được hình thành và phát triển trong những hoạt động chung như thế. 
 Phát huy sở trường cá nhân và sức mạnh tập thể: 
Một thực tế cho thấy, nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp- đặc biệt chủ nhiệm bậc 
THPT- không muốn học sinh lớp mình tham gia vào quá nhiều các hoạt động do 
Đoàn trường tổ chức, vì họ sợ sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian học của học sinh. Bố 
mẹ các em nhiều người cũng có tâm lý như thế. Nhưng nếu đến trường chỉ để nhồi 
nhét kiến thức như một cái máy, các em sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán 
chường. Các em muốn được vui chơi, muốn được hoạt động, muốn được khẳng định 
bản thân. Và hơn hết, qua các hoạt động tập thể, tinh thần đồng đội sẽ được đẩy lên, 
sự gắn kết của tập thể cũng sẽ được nhân lên gấp bội. Sự đoàn kết thống nhất giữa 
các thành viên qua các hoạt động tập thể có ý nghĩa cực kì to lớn đối với việc xây 
dựng tập thể. 
- Cách thức tổ chức: 
+ Chủ động nắm bắt kế hoạch đầu năm của Nhà trường và Đoàn thanh niên. 
+ Lên kế hoạch hoạt động cho tập thể lớp. 
 Thành lập các nhóm bạn có chung sở thích, năng khiếu: 
 Nhóm bạn có năng khiếu văn nghệ: hát, múa 
 Nhóm bạn có năng khiếu hoạt động thể dục thể thao: bóng đá, bóng chuyền 
 Nhóm bạn có chung đam mê nghiên cứu, tìm tòi 
 Nhóm bạn có sở trường sáng tạo... 
+ Khích lệ học sinh luyện tập sau mỗi buổi học phụ khóa. 
Không chỉ động viên, khuyến khích các em tham gia đầy đủ các hoạt động bề 
nổi của trường theo kiểu tham gia cho có, mà tôi định hướng để các em tham gia 
một cách có đầu tư và có chất lượng. Vì thế, những hoạt động như diễn văn nghệ, 
cắm trại, làm báo tường, viết tập san, tham gia các hoạt động thể thao, thi gói bánh 
chưng và trang trí cây đào Tết- lớp chúng tôi đều hoàn thành xuất sắc, đạt thành tích 
cao, được Đoàn trường ghi nhận. 
 18 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM 
 Văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 
 19 
Khích lệ các bạn luyện tập thể dục thể thao sau mỗi buổi học phụ khóa 
 ở trường 
 20 
Gói và nấu bánh chưng nhân hoạt động Tết vì bạn nghèo do Đoàn trường 
tổ chức 
 21 
* Tổ chức cho học sinh đi tham quan, học tập, trải nghiệm. 
Ngoài việc động viên, khích lệ học sinh tham gia các hoạt động do Nhà trường 
và Đoàn tổ chức, tôi còn mạnh dạn kết hợp với Hội cha mẹ phụ huynh học sinh tổ 
chức cho các em được đi tham quan, học tập, trải nghiệm. Và tôi nhận thấy: sau mỗi 
chuyến đi, các em hòa đồng hơn, thân thiện hơn, có nhiều hơn những kỹ năng sống 
cần thiết để các em tự tin hơn khi bước vào đời. 
- Các hoạt động học tập trải nghiệm tôi đã tổ chức cho học sinh: 
Tham quan nhà máy Sam Sung ở Hà Tây 
 Du ngoạn ở Tràng An- Ninh Bình 
 Thăm núi Quyết, thăm các di tích lịch sử ở địa phương, chăm sóc nghĩa trang 
liệt sĩ... 
 Hoạt động tập thể tại biển Diễn Thành, biển Cửa Lò. 
- Mục đích: 
 Bồi dưỡng nhân cách, đạo đức: nhắn nhủ về lòng biết ơn, về lý tưởng sống cao 
đẹp... 
 Rèn kỹ năng sống: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tổ chức... 
 Kích thích các em học tập tốt hơn. Và giáo viên chủ nhiệm- thông qua các hoạt 
động- sẽ tạo nên 1 lớp học tích cực, thân thiện vì sự phát triển toàn diện của học 
sinh. 
 Mở mang tầm hiểu biết: "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" 
- Cách thức thực hiện: 
 + Cần nắm bắt được nguyện vọng, tâm tư của học sinh. 
Tôi hiểu nhu cầu, mong muốn được học hỏi, được khám phá của các em học 
sinh cấp THPT nói chung và của học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng. Học sinh muốn 
bản thân mình đến trường không chỉ được học kiến thức, mà còn được hoạt động, 
được trải nghiệm, được rèn giũa những kỹ năng cơ bản của cuộc sống: kỹ năng giao 
tiếp, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tổ chức. Các em muốn được khám phá, muốn 
được mở mang tầm nhìn, muốn được học hỏi... tất cả góp phần để các em được 
trưởng thành hơn khi ra đời. 
 + Cần có kế hoạch cụ thể. 
 Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch với hội cha mẹ 
học sinh, tôi trình bày mục tiêu, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức, dự kiến thời 
gian tổ chức, lựa chọn điểm đến và xin ý kiến biểu quyết. 
+ Kêu gọi sự chung tay của phụ huynh học sinh. 
Tôi vận động phụ huynh cùng tham gia và chung tay với lớp. Tâm lý phụ huynh 
nói chung đều mong muốn con em mình được "học mà chơi, chơi mà học". Một buổi 
 22 
hoặc một ngày được vui chơi trải nghiệm sẽ là động lực để các em phấn đấu trong 
suốt 1 kỳ/ 1 năm học, và cũng là phần thưởng bố mẹ dành cho con cái họ sau những 
nổ lực không ngừng nghỉ. Và khi có được sự hẫu thuẫn của hội cha mẹ học sinh, các 
vấn đề còn lại không còn quá phải lo ngại. 
+ Xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường. 
 Khi mà hoạt động trải nghiệm đang là 1 hoạt động tự phát, chưa được khuyến 
khích và tổ chức quy mô như bây giờ- thì nó cũng là 1 vấn đề khó khăn. Giáo viên 
nói chung và giáo viên trường chúng tôi nói riêng chưa từng có tiền lệ, nên e ngại là 
điều khó tránh khỏi. Nhưng thật may mắn, thầy giáo Phan Trọng Đông- hiệu trưởng 
trường tôi lúc bấy giờ- cũng như Ban chấp hành Đoàn trường- đã động viên, khuyến 
khích tôi trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm đó. Sau khi cầm "Đơn xin tổ chức 
hoạt động trải nghiệm cho học sinh" có dấu đỏ, tôi cùng hội phụ huynh đã bắt tay 
vào việc thực hiện kế hoạch. 
+ Bản lĩnh của GVCN. 
 Tôi nghĩ, để có thể thực hiện được các hoạt động trải nghiệm học tập cho học 
sinh, giáo viên chủ nhiệm cần thực sự phải muốn làm, và cũng cần có bản lĩnh để 
làm. Bởi nếu thiếu nhiệt huyết, thiếu bản lĩnh, chắc chắn người giáo viên sẽ bị gục 
ngã trước những nỗi lo sợ mang tên: Chẳng may..., Lỡ ra... 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
 23 
Chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ xã Diễn Hồng- huyện Diễn Châu- Tỉnh Nghệ An 
 24 
Hoạt động trải nghiệm tập thể 
 25 
+ Sau mỗi chuyến đi, mỗi hoạt động trải nghiệm, tôi cho các em viết bài thu 
hoạch- để bày tỏ cảm nhận của bản thân. Qua những bài thu hoạch nhỏ, tôi cũng rèn 
cho học sinh kỹ năng viết bài, kỹ năng chia sẻ cảm xúc... 
 26 
Bài thu hoạch trải nghiệm 
 27 
2.3. Kết quả thực hiện các biện pháp. 
- Kết quả định lượng: 
+ Những lớp tôi đã từng chủ nhiệm luôn tích cực, sôi nổi, hòa đồng và thân 
thiện. Học sinh của tôi biết tạo màu sắc riêng cho lớp học. 12A niên khóa 2016-2019 
là cả một sự thành công ngoài mong đợi của bản thân tôi nói riêng và của trường nói 
chung. Lần đầu tiên trong lịch sử trường, một giáo viên dạy văn được phân công chủ 
nhiệm lớp chọn toán và được đồng hành cùng các em trong suốt 3 năm học. Bằng 
những biện pháp đã nêu, tôi thành công trong công tác chủ nhiệm lớp và được tập 
thể ghi nhận. Cả tập thể năng nổ, nhiệt tình, học tốt, hoạt động tốt. Tất cả các phong 
trào do Trường và Đoàn tổ chức- tôi khuyến khích và tạo điều kiện để các bạn được 
tham gia- và tham gia hết mình- chứ không phải tham gia để cho có phong trào. Giải 
nhất văn nghệ, giải nhì tập san, giải nhất hoạt động luyện tập quân sự, giải nhì hội 
trại... là những thành tích mà tập thể lớp đã đạt được trong suốt 3 năm học theo học 
dưới mái trường. 
+ Nhiều bạn học sinh lớp tôi là những nhân tố triển vọng- đã được phát hiện và 
bồi dưỡng- đã gặt hái được nhiều thành tích cao trong các hoạt động bề nổi cũng 
như học tập. Hai bạn được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam khi 
đang học lớp 12 là niềm tự hào không chỉ của riêng tôi mà còn là niềm tự hào của 
tập thể nhà trường. 
 28 
 29 
+ Thành tích hoạt động đã khơi nguồn hứng khởi cho các thành tích về mặt học 
tập mà các bạn đã đạt được. 1 giải nhất Tỉnh môn Hóa học, 2 giải nhì Tỉnh môn Hóa 
và môn Anh văn, nhiều giải 3 các môn Lý, Toán... trong kỳ thi HSG Tỉnh năm học 
lớp 11 là những đóa hoa ngát hương các bạn học sinh lớp tôi gửi tặng thầy cô. Thành 
tích thi Đại học cũng tạo nên một tiếng vang lớn trong toàn Huyện và Tỉnh. Số điểm 
lớp tôi từ 24-28 điểm- xếp thứ 12 trên toàn Tỉnh. Đó là thành tích đáng được ghi 
nhận cho sự nổ lực của thầy, của trò lớp tôi, trường tôi. 
 30 
Kết quả thi tốt nghiệp và đại học của lớp 12A 
 31 
- Kết quả định tính: 
+ Giáo viên bộ môn đã từng giảng dạy ở lớp tôi chủ nhiệm ít nhiều đã nhận 
thấy sự thay đổi tích cực từ các em. Nhiều giáo viên tìm thấy niềm nhiệt huyết của 
mình trong mỗi giờ dạy từ chính sự nhiệt tình, tích cực của các em. Mặc dù là lớp 
chọn tự nhiên, nhưng các giáo viên dạy những môn xã hội đánh giá rất cao sự hăng 
hái, hợp tác trong mỗi giờ học tại lớp. Cô Chu Thị Thùy Lam- giáo viên dạy bộ môn 
Công dân đã chia sẻ: "Thực sự lớp 12A đã truyền lửa cho tôi. Trước các em- tôi 
không có khái niệm mệt mỏi". Cô giáo dạy bộ môn Lịch sử- Bùi Thị Xuân chia sẻ: 
"Các bạn nhiệt tình đến tận những giờ học cuối cùng. Lớp Toán nhưng không hề coi 
môn Sử là môn phụ. Công nhận 12A thật tuyệt". Thầy giáo dạy quốc phòng Bùi Văn 
Quang- trong buổi gặp mặt chia tay lớp- thầy nói trong niềm xúc động: "15 năm về 
trường- 15 năm đứng lớp- đã từng rất nhiều lớp mời thầy dự liên hoan cuối năm, 
nhưng thầy từ chối cả, cũng vì nhiều lý do, nhưng 12A thì thầy đến- lần đầu tiên 
thầy đến dự liên hoan cuối năm của các bạn tổ chức..." Thật sự lớp tôi đã ghi dấu 
trong trái tim của thầy cô... 
- Và bản thân tôi tự nhận thấy, khi công tác chủ nhiệm nhận được sự đầu tư 
thích đáng từ chính những người giáo viên chủ nhiệm, thì kết quả của công tác ấy 
tốt hơn rất nhiều so với khi nó không được đầu tư chu đáo. Điều đó có thể nhận khi 
so sánh giữa GVCN này và GVCN khác, và trong chính quá trình chủ nhiệm của 1 
giáo viên bất kỳ nào đó. 
 32 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận. 
1.1. Từ việc trải nghiệm công tác chủ nhiệm của bản thân, tôi nhận thức được 
vấn đề làm thế nào để xây dựng được một tập thể lớp học thân thiện, tích cực, vì sự 
phát triển toàn diện của học sinh là yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với chủ 
trương của ngành cũng như sự phát triển của xã hội. 
1.2. Để xây dựng một lớp học thân thiện, tích cực, vì sự phát triển toàn diện của 
học sinh, người GVCN cần tập trung chú ý một số vấn đề sau: 
+ Trau dồi kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý học sinh. 
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh toàn khóa. 
+ Thay đổi tích cực trong ứng xử giao tiếp với học sinh, tạo sự thân thiện trong 
tất cả các mối quan hệ. 
+ Khích lệ và phát huy tối đa trí tuệ và năng lực của học sinh. 
+ Vận dụng tối đa sự hỗ trợ của nhà trường và hội cha mẹ phụ huynh học sinh 
để tăng cường cơ sở vật chất, hướng đến một nền giáo dục hiện đại. 
1.3. Việc xây dựng lớp học thân thiện, tích cực vì sự phát triển toàn diện của 
học sinh là một yêu cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, nó sẽ không quá 
khó khăn đối với những giáo viên có trái tim nhiệt huyết, có niềm yêu thương và 
mong muốn sự tươi sáng cho tương lai của thế hệ trẻ. 
1.4. Việc xây dựng lớp học thân thiện, tích cực vì sự phát triển toàn diện của 
học sinh là một việc làm hết sức cấp thiết. Vì vậy, cần nhân rộng trong toàn trường, 
trong toàn các cấp học, với mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn 
diện. 
Đề tài của tôi được thực hiện trên thực tiễn công tác chủ nhiệm của bản thân, 
mặc dù đã rất cố gắng song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất 
mong sự góp ý của các thầy cô đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin 
chân thành cảm ơn. 
2. Kiến nghị. 
2.1. Với các cấp cán bộ quản lý: Cần thay đổi quan niệm: học sinh đến trường 
chỉ học văn hóa. Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị để người 
giáo viên nói chung và người giáo viên làm công tác chủ nhiệm nói riêng có điều 
kiện để hoạt động và hoạt động có hiệu quả. 
2.2. Với những người làm công tác chủ nhiệm: Giám nghĩ, giám làm, giám tổ 
chức, giám thay đổi- vì sự phát triển toàn diện của học sinh, vì một nền giáo dục 
vững mạnh. 
 33 
MỤC LỤC 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài. 
1.1. Phát triển toàn diện học sinh là chủ trương chung và cũng là mục 
đích hướng đến của giáo dục. 
1.2. Thực trạng của học sinh Trung học phổ thông (THPT) hiện nay. 
1 
1.3. Vai trò của GVCN. 
2. Mục tiêu, tính mới của đề tài 
2.1. Mục tiêu. 
 2.2. Tính mới. 
3. Phương pháp nghiên cứu. 
3.1. Nghiên cứu lý thuyết: 
2 
3.2. Nghiên cứu thực tiễn: 
4. Phạm vi nghiên cứu: 
3 
PHẦN II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 
1.1. Cơ sở lý luận: 
1.1.1. Khái quát về lớp học thân thiện. 
1.1.2. Một số nét về học sinh tích cực 
4 
1.1.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học 
thân thiện, tích cực, vì sự phát triển toàn diện của học sinh. 
1.2. Cơ sở thực tiễn: 
1.2.1. Tình hình chung về công tác chủ nhiệm của giáo viên ở 
trường phổ thông. 
5 
1.2.2. Tại đơn vị công tác. 
2. Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, tích cực, vì sự phát 
triển toàn diện của học sinh. 
2.1. Nguyên tắc, yêu cầu xây dựng lớp học thân thiện, tích cực, vì 
sự phát triển toàn diện của học sinh. 
6 
 34 
2.2. Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, tích cực, vì sự phát 
triển toàn diện của học sinh. 
2.2.1. Xây dựng không gian lớp học thân thiện vì sự phát triển toàn 
diện của học sinh. 
7 
2.2.2. Xây dựng quy tắc ứng xử để hướng tới việc tạo dựng một bầu 
không khí lớp học thân thiện, tích cực, vì sự phát triển toàn diện của 
học sinh. 
10 
2.2.3. Phát huy vai trò của các nhân tố nổi bật vì một lớp học thân 
thiện, tích cực. 
13 
2.2.4. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động tập thể nhằm xây dựng 
lớp học thân thiện, tích cực, vì sự phát triển toàn diện của học sinh. 
16 
2.3. Kết quả thực hiện các biện pháp. 27 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận. 
2. Kiến nghị. 
32 
 35 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TT TÊN TÀI LIỆU 
1 Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Nhà xuất 
bản Giáo dục Việt Nam 
2 Làm thế nào để thay đổi trường học của tác giả Tony wagner 
3 Dạy và học tích cực- một số phương pháp và kỹ thuật dạy học của Nhà 
xuất bản Đại học sư phạm. 
4 Cẩm nang phương pháp sư phạm của Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố 
Hồ Chí Minh 
5 Kỹ năng công tác giáo viên chủ nhiệm của nhà xuất bản Lao động 
 36 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 
----------------- 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, 
TÍCH CỰC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA HỌC SINH 
----------------------- 
Lĩnh vực: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
Tên tác giả : Nguyễn Thị Châu Hiếu 
Tổ : Văn - Anh 
Năm thực hiện: 2021 
Số điện thoại : 0977 555 678 
 37 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_than.pdf
Sáng Kiến Liên Quan