Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 3-4 tuổi A1 tường Mầm non Tam Đa
Thực trạng việc xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 3 - 4 tuổi A1 trường Mầm non Tam Đa.
Năm học 2021-2022 tôi được phân công dạy lớp 3 tuổi A1, với tổng số trẻ là 28 gồm 16 trẻ nam và 12 trẻ nữ, tôi nhận thấy rằng ở độ tuổi này có đặc điểm như sau:
a. Ưu điểm:
Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và sự quan
tâm tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất của Ban giám hiệu trường mầm non Tam Đa.
Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêng
cho từng nhóm từng độ tuổi.
Các cháu ăn bán trú 100%.
Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên để thống nhất sự chăm sóc giáo dục trẻ được tốt.
Bản thân tôi tâm huyết yêu nghề mến trẻ.
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ, đi học đôi khi còn quấy khóc.
Một số trẻ do công việc của bố mẹ bận rộn, chưa có nhiều thời gian riêng dành cho con, buổi sáng đưa bé đi học sớm, buổi chiều có thể đón về muộn nên cũng hạn chế về việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Kết quả khảo sát đầu năm:
Từ những nhận thức của mình về vấn đề “Xây dựng lớp học hạnh phúc”, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc nghiên cứu này. Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những mục tiêu cần thiết để “Xây dựng lớp học hạnh phúc” cho trẻ mà tôi đã xác định ở trên.
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Thực trạng 2 a. Ưu điểm 2 b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 2 2. Biện pháp thực hiện 4 a Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của chính bản thân mình. 4 b. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập an toàn về thể chất và 5 tinh thần dành cho trẻ. c. Biện pháp 3: Xây dựng lớp học hạnh phúc. 8 d. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường để trẻ thực sự là “trung tâm”, trẻ 9 được yêu thương, hạnh phúc. e. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và 11 nhà trường. 3.Kết quả (áp dụng thực tiễn) 12 a.Kết quả đạt được 12 b.Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm (sau khi áp dụng thực tiễn) 13 4.Kết luận 14 5. Kiến nghị, đề xuất 14 a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn 14 b. Đối với lãnh đạo nhà trường 14 c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 15 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 15 PHẦN IV: CAM KẾT 16 2 Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” với sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của bản thân mình và của học sinh, để từ đó cùng chung tay xây dựng “Lớp học hạnh phúc” một cách có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 3 - 4 tuổi A1 tường Mầm Non Tam Đa” làm đề tài sáng kiến PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng việc xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 3 - 4 tuổi A1 trường Mầm non Tam Đa. Năm học 2021-2022 tôi được phân công dạy lớp 3 tuổi A1, với tổng số trẻ là 28 gồm 16 trẻ nam và 12 trẻ nữ, tôi nhận thấy rằng ở độ tuổi này có đặc điểm như sau: a. Ưu điểm: Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất của Ban giám hiệu trường mầm non Tam Đa. Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêng cho từng nhóm từng độ tuổi. Các cháu ăn bán trú 100%. Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên để thống nhất sự chăm sóc giáo dục trẻ được tốt. Bản thân tôi tâm huyết yêu nghề mến trẻ. b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế: Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ, đi học đôi khi còn quấy khóc. 4 Qua khảo sát tôi thấy trẻ lớp tôi đa số còn chưa hứng thú khi tới lớp, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt chia sẻ, giúp đỡ người khác còn rất ít trẻ đạt yêu cầu. Bé chưa cảm nhận được nhiều về vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh bé, những con vật nuôi trong gia đình. Từ kết quả trên, tôi đã nghiên cứu các biện pháp cụ thể để “Xây dựng lớp học hạnh phúc” như sau: 2. Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại lớp 3 - 4 tuổi A1 trường mầm non Tam Đa. a. Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của chính bản thân mình. Trước đây, có những giai đoạn chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt, đã gây ít nhiều những trở ngại trong học tập cho trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Và bản thân tôi cũng nhận thấy việc quan trọng cần phải thay đổi tư duy trong cách làm việc, cách cảm nhận về trẻ. Thay vì áp đặt ý kiến chủ quan của mình, tôi đã động viên, khuyến khích trẻ thỏa sức sáng tạo và có định hướng tiến bộ trong những sáng tạo đó của trẻ. Hình ảnh: Cô và trẻ cùng trò chuyện Giáo viên luôn gần gũi, quan tâm, chia sẻ với học trò. 6 Hình ảnh: Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Tâm sự của hòn đá” Trò chơi 2: “Bé nhanh, bé khéo” Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 chén nước Không gian tổ chức: Sân bóng mini Cách chơi: Cả lớp vừa đi vòng tròn vừa chọn cho mình một chén nước, cô mở nhạc cho trẻ nghe. Trẻ vừa đi thành vòng tròn vừa bưng chén nước. Khi kết thúc bài hát. Trên tay trẻ nào chén nước còn đầy hơn trẻ đó sẽ được tuyên dương và tham gia chơi lần 2. Ở trò chơi này phát huy khả năng tập trung chú ý, kỹ năng khéo léo của trẻ. Trong biện pháp này, tôi còn chú trọng việc phối hợp với phụ huynh trong việc xây dựng môi trường bên ngoài theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tính lan tỏa đến phụ huynh được thể hiện như thế nào? Đó chính là việc khéo léo thu hút phụ huynh tham gia vào các hoạt động cùng trẻ trong giờ đón - trả trẻ. Ví dụ như trò chơi “Bật chụm tách chân”, “Đi cầu khỉ” Hay ba mẹ cùng trẻ chơi tại góc “Kĩ năng sống”, cùng bé tưới nước cho cây tại góc “Uơm mầm yêu thương. 8 Việc tổ chức các hoạt động nhằm khai thác mục đích giáo dục theo môi trường đã xây dựng đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên có sự thay đổi, sáng tạo trong cách bố trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi và phương tiện để trẻ hoạt động, tránh gây nhàm chán trên trẻ. Điều này có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, hình thành các kĩ năng, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. c. Biện pháp 3: Xây dựng lớp học hạnh phúc Lớp học là nơi hằng ngày trẻ học tập, vui chơi, trải nghiệm. Vào đầu năm học, tôi chủ động trang trí lớp theo quan điểm: “Lấy trẻ làm trung tâm”. Trang trí lớp sao cho vừa tầm với trẻ, cả về tầm nhìn và tầm tay trẻ với. Các hình ảnh trang trí ở các góc phải gần gũi, màu sắc phù hợp với độ tuổi mầm non. Ngay cửa ra vào, tôi đã nghiên cứu tìm tòi và trang trí các hình ảnh yêu thương như: Bắt tay, trái tim, ôm nhau...Mỗi buổi sáng khi trẻ vừa đến cửa lớp, trẻ sẽ chọn cho mình một biểu tượng yêu thích và thể hiện hành động phù hợp với biểu tượng đó cùng với cô hoặc với một bạn nào đó trong lớp của mình. Trẻ thể hiện tình cảm như: ôm, đập tay khi đến lớp 10 thiết lập được mối quan hệ tốt với trẻ, tạo cho trẻ cảm thấy được an tâm, tin tưởng và cảm thấy được yêu thương. Trẻ được đắm mình trong môi trường an toàn, tràn ngập sự yêu thương từ đó trẻ tự tin thể hiện hết khả năng của mình. Qua các giờ học, giờ chơi, các hội thi, dịp lễ hội mà nhà trường tổ chức như: “Ngày hội đến trường của bé”, “Vui Hội trung thu”, Hoạt động trải nghiệm như: “Tham quan vườn rau sạch của các bác cấp dưỡng”, tham gia “các trò chơi dân gian” là cơ hội để trẻ được thể hiện khả năng của mình, trẻ được tham gia biểu diễn, rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà trường tham gia cùng trẻ, Ba mẹ có cơ hội được tham gia trải nghiệm cùng các con, gắn kết tình cảm gia đình và nhà trường thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ những sân chơi bổ ích, nhiều ý nghĩa. Hình ảnh: Cô và trẻ tham quan vườn rau sạch 12 Như vậy, giữa gia đình và nhà trường tạo được sợi dây liên kết chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện được những hành vi tốt cho trẻ. Ngoài ra, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, tôi đã trao đổi bằng cách chụp hình ảnh, quay video sinh động gửi cho phụ huynh thường xuyên. Và ngược lại, Phụ huynh cũng nhiệt tình chia sẻ với cô về những hoạt động của các con. Cô giáo cùng với phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với nhau 3. Kết quả( áp dụng thực tiễn). a. Kết quả đạt được: Những biện pháp trên đã giúp trẻ lớp tôi có sự tiến bộ tốt hơn. Ngay khi mới vào lớp nhiều trẻ tôi nhận còn quấy khóc, các con từ lớp nhà trẻ lên mẫu giáo các kĩ năng về cảm xúc còn hạn chế. Qua một quá trình rèn luyện cho trẻ với các biện 14 - Nghiên cứu thực hiện hình thức đổi mới, nội dung phương pháp theo hướng lấy trẻ làm trung tâm giúp cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, có cảm xúc với cái đẹp để tạo ra sản phẩm trẻ yêu thích. 4. Kết luận Trẻ thể hiện sự vui vẻ, không sợ người lạ, biết cách nói lên suy nghĩ của mình, biết hành động hợp lí trong mọi hoàn cảnh, thích đi học, yêu thương mọi người, yêu thiên nhiên xung quanh mình, yêu những con vật nuôi gần gũi trong gia đình... Sự cần thiết phải xây dựng môi trường sống hạnh phúc cho trẻ. Tin tưởng vào khả năng của trẻ, căn cứ vào đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp tiếp cận phù hợp với trẻ. Có như vậy mới giúp trẻ trở thành người năng động, tự tin, hạnh phúc khi trưởng thành. 5. Kiến nghị, đề xuất. a) Đối với tổ, nhóm chuyên môn. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên theo lịch BGH đã đề ra. - Trao đổi và thảo luận nhiều hơn trong các buổi sinh hoạt về việc rèn các kỹ năng cho trẻ để lên kế hoạch học tập và giáo dục cho khối của mình, lồng ghép vào các bài dạy và các hoạt động khác trong ngày, trong tuần. - Các giáo viên trong khối không ngừng nâng cao, hoàn thiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt chương trình đổi mới trong giáo dục. - Chuẩn bị môi trường giáo dục, sưu tầm, làm đồ dùng, đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương phục vụ cho các tiết dạy để trẻ hứng thú. - Thường xuyên đánh giá hoạt động dựa trên các mục tiêu yêu cầu đề ra trong từng tháng. - Tiếp cận các kênh thông tin, các phương tiện kỹ thuật hiện đại làm tăng thêm hiệu quả cho việc rèn luyện cho trẻ. - Phối hợp với nhà trường và gia đình, cha mẹ học sinh, bản thân giáo viên nghiên cứu tài liệu để giáo viên nắm vững các biện pháp “Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại lớp 3 - 4 tuổi A1 trong trường mầm non Tam Đa”. b) Đối với lãnh đạo nhà trường. - Tổ chức những buổi kiến tập các lớp “kĩ năng sống” để chúng tôi có cơ hội học hỏi chị em đồng nghiệp trong trường.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc