Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

1.1.Thuận lợi:

- Nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, có những chỉ đạo sát sao nhằm giúp giáo viên có kế hoạch kịp thời trong công tác chủ nhiệm lớp.

- Nhà trường tạo sự gắn kết chặt chẽ với phụ huynh học sinh và cộng đồng nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng tham gia trong các hoạt động giáo dục học sinh với các hình thức hoạt động phù hợp.

 - Được Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo địa phương chỉ đạo sâu sát, kịp thời. Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục học sinh.

- Giáo viên nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm lớp, có ý thức tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên chăm lo học hỏi đồng chí đồng nghiệp, qua sách báo tài liệu.

- Đa số các em ngoan ngoãn, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức. Tập thể lớp có ý thức phấn đấu, đoàn kết.

- Đa số phụ huynh quan tâm con em, trang bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập cho học sinh.

1.2. Khó khăn:

 Là một trường thuộc xã vùng ven của huyện Lệ Thủy, các em chủ yếu là con em của gia đình thuần nông. Vì đặc thù công việc nghề nghiệp như thế nên các em ít nhận được sự quan tâm từ phía gia đình.

 * Về giáo viên: Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy với đặc điểm học sinh còn nhỏ, ‎ý thức chưa cao nên nhiều giáo viên rất khó khăn trong việc truyền đạt, tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hình thành các nhóm phẩm chất và năng lực; rèn luyện các nền nếp cho học sinh khi bước vào môi trường học tập.

* Về phụ huynh: Một số phụ huynh chưa quan tâm, chú trọng vào việc học của con em mình, chưa nhắc nhở học sinh thực hiện tốt các nội quy trường lớp (thực hiện việc đồng phục, tư cách đội viên )

* Về học sinh: Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Nhà nghèo, ở với ông bà do cha mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nhà nên ảnh hưởng đến giờ giấc lên lớp của các em.

 - Học sinh chưa tự giác trong học tập, còn nói chuyện riêng nhiều, hay quên sách vở, bỏ bài không chịu làm

 - Trong lớp học chưa tự quản lớp tốt, còn ồn dẫn tới chất lượng học tập không cao.

 - Một số phụ huynh chỉ chú ý nhiều đến việc học văn hóa, ít chú ý đến giáo dục hành vi đạo đức cho con em của mình.

 - Với những thực trạng trên, để xây dựng nề nếp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh, tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến từng học sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết yêu thương học sinh như con mình. Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các em thực hiện thành một thói quen. Ví dụ: Trong giờ học vần, học sinh khi nào thì phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn, phân tích tiếng hay luyện nói đều theo quy định mà giáo viên đã quy ước với học sinh.Khi đánh vần, đọc trơn, giáo viên chỉ từng chữ hay cả tiếng, cả từ.Khi phân tích, giáo viên đặt ngang thước dưới tiếng hay từ cần phân tích. Học sinh thực hành theo dãy, theo nhóm 
- Kiên trì huấn luyện một học sinh có phong thái tự tin để làm lớp trưởng. Lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng, phải học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao.
Ví dụ : * Khi tập thể dục giữa giờ thì lớp trưởng điều hành các bạn chỉnh đốn hàng ngũ ngay ngắn và có trật tự. 
 * Khi học sinh tập ca múa hát tập thể thì lớp trưởng là người điều động các bạn sao cho thật nhanh thật ngay ngắn.
 - Sau mỗi tuần, tôi thường tổ chức những buổi sinh hoạt lớp để nhận xét công việc trong tuần qua: Cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện, nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong tuần qua.
Ví dụ: * Trong lớp có bạn học sinh thường nói chuyện riêng và làm việc riêng trong giờ học lớp nên nhắc nhở bạn tập trung, chú ý nghe cô giáo giảng bài. Tuyên dương những học sinh có ý thức phát biểu xây dựng bài.
 * Lớp có bạn học sinh thường hay đi học muộn lớp nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ. Tuyên dương học sinh gương mẫu.
 - Giáo viên ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết dược hành vi đúng sai. Giúp các em phát huy những thành tích mà mình đạt được và khắc phục một số hạn chế mà các bạn và cô giáo đã góp ý.
- Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh, tôi cũng rèn cho học sinh nề nếp tự quản bên cạnh đó tôi còn phối hợp với tổ chức Đội, sao nhi đồng nhằm xây dựng cho học sinh có ý thức tốt hơn.
Ví dụ : Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn thực hiện đúng theo lịch sinh hoạt của Đội. Các bạn trong lớp tự nhắc nhở nhau để thực hiện tốt mọi hoạt động kể cả khi không có cô giáo chủ nhiệm. Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, khi vắng giáo viên. Trên cơ sở đó giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa.
Với những việc các em làm tốt, tôi kịp thời khen thưởng, tuyên dương trước lớp nhằm động viên khuyến khích các em đồng thời để nhân rộng điển hình trong lớp, giúp các học sinh trong lớp học hỏi theo.
Ngay từ đầu năm học tôi đã làm một cuộc kiểm tra để phân biệt năng lực học tập của mỗi học sinh và từ đó phân các em thành nhiều nhóm: Phân loại theo đối tượng học sinh. Từ đó tôi có kế hoạch, phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh có ý thức học tập tốt hơn. 
- Tôi thường xuyên đến lớp sớm để cùng truy bài với các em. Công việc này được tổ chức thường xuyên vào đầu giờ học để tạo cho học sinh nề nếp học tập ngay từ đầu buổi học.
- Trong lớp có học sinh chưa học tốt, tôi liên hệ ngay với phụ huynh hoặc đến tận gia đình để tìm hiểu nguyên nhân để từ đó động viên học sinh tiến bộ.
 - Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn tôi đã đến gia đình thăm hỏi đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của các bạn học sinh trong lớp để giúp đỡ các em vượt qua khó khăn .
 - Việc nhận xét trả bài cho học sinh được tôi chú trọng một cách thường xuyên, đầy đủ để nắm được tình hình sức học của học sinh nhằm kịp thời uốn nắn, giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc phục. Bên cạnh đó tôi luôn học hỏi phương pháp giảng dạy tích cực của các đồng nghiệp đi trước để áp dụng vào công tác giảng dạy có hiệu quả.
- Trong quá trình dạy học, tôi luôn chú trọng việc tổ chức hướng dẫn cho các em học tập một cách tích cực bằng nhiều phương pháp học tập linh hoạt, sáng tạo nhằm thu hút học sinh.
Ví dụ: Trong phân môn Tiếng Việt 1 CN, phần việc 1(đọc) ta có thể tổ chức thành một trò chơi (tôi đố, tôi đố – đố gì đố gì?) Hoặc : để nhắc lại tên một vần đã học, tôi đã sử dụng trò chơi “Ô chữ kì diệu”. 
Hoặc: Thi đua 3 nhóm tiếp sức: viết số lên các toa tàu hoả, tàu nào được điền số xong nhanh nhất thì tàu đó về đích trước Ngoài ra việc sử dụng phương pháp: học mà chơi – chơi mà học cũng được áp dụng thường xuyên nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến những lớp xung quanh.
Ví dụ: Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi, không la lớn, không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô giao 
Tóm lại, nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả giảng dạy rất cao, học sinh có hứng thú để lĩnh hội đầy đủ những kiến thức.
2.3/ Biện pháp 3: Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
 Từ những năm học trước, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua các năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Ngay từ năm đầu tiên Bộ phát động phong trào, tôi đã tích cực hưởng ứng. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau: 
 + Trang trí lớp học thân thiện:
 Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: 
 - Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: Giáo viên cùng HS trồng các loại hoa, loại cây cảnh vào chậu, sau đó phân công cho các nhóm tự chăm sóc.
 - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng nhóm: mỗi nhóm phải sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học (Thủ công, Mĩ thuật) và được bao bên ngoài bằng giấy bóng trong suốt. Sau đó đóng lên vách tường xung quanh lớp.
 Hiện nay với sự đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Chúng ta đã áp dụng mô hình học Vnen. Nên khi trang trí tôi cũng đã làm được các nội dung để áp dụng vào mô hình mới.
 - Hướng dẫn cho HS tự bầu ra mô hình hội đồng tự quản. Sau đó tôi lập lại một mô hình cụ thể vào tờ giấy A0, trang trí thật đẹp và gắn lên tường để các em cùng biết được mình thuộc ban nào. Bên cạnh đó tôi đã làm 10 bước học tập theo mô hình ven để các em áp dụng vào góc học tập của mình.
 Ngoài ra, tôi cùng với học sinh đề ra 10 yêu cầu cơ bản đối với học sinh của một lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
10 YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA MỘT “LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
 1. Không có học sinh chán học, bỏ học và nghỉ học không có lí do.
 2. Lớp học phải được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao.
 3. Phải sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học; sử dụng tiết kiệm điện, nước.
 4. Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn, không có học sinh xả rác bừa bãi. 
 5. Có tập thể bạn học thân thiện: không nói tục, chửi thề; phải luôn hòa nhã với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập.
 6. Lớp học phải an toàn, không có nguy hiểm, không có tai nạn xảy ra.
 7. Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông.
 8. Học sinh học đủ các môn học theo qui định, chất lượng học tập ngày càng được nâng cao và vượt trội so với năm học trước.
 9. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như: thăm hỏi bạn khi đau ốm, động viên chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng sách cũ cho thư viện trường,
 10. Lớp học là môi trường bình đẳng nam nữ, không phân biệt giàu nghèo, không có hiện tượng học sinh bị phạt, bị kiểm điểm phê bình trước toàn trường.
 Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và 10 yêu cầu của “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Khi có học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tôi yêu cầu em đó đọc lại 5 nhiệm vụ của người học sinh và nêu rõ nhiệm vụ nào mình chưa làm được để sửa chữa, khắc phục. Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi phạm nội qui của nhà trường, của lớp ngày càng giảm dần.
 - Số học sinh của lớp, tôi chia thành 3 nhóm mỗi nhóm có một nhóm trưởng. Lớp phó lao động phân công theo dõi các nhóm làm trực nhật hàng ngày. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong nhóm làm trực nhật. Nhưng giáo viên phải luôn theo sát các em, các tuần dầu tôi phải đi sớm để hướng dẫn các em làm vệ sinh lớp như: quét lớp từ trong ra ngoài, từ trên cửa sổ, trên bục giảng xuống dưới; cách cầm chổi và đưa chổi sao cho nhanh sạch nhưng không bụi; cách trải khăn bàn, cách lau bảng, cách sắp xếp bàn ghế,... Cứ sau mỗi giờ ra chơi, tổ trực phải đổ rác và rửa sạch sọt rác rồi cất vào lớp. Với các tuần sau, tôi mới giao cho lớp phó lao động kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày. Tổ nào không làm tốt, lớp phó lao động có quyền phạt tổ đó làm trực nhật thêm một ngày. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học. 
 Đối với bồn hoa của lớp, mỗi tổ sẽ chăm sóc một tuần. Qui định bồn hoa phải sạch cỏ, đất không khô trắng, không có cành gãy và lá khô. Công việc kiểm tra, nhắc nhở là của lớp phó lao động. Tổ nào không làm tốt sẽ bị phạt chăm sóc bồn hoa thêm một tuần. 
2.4/ Biện pháp 4: Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
 Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bạn học giỏi sẽ giúp những bạn học yếu; ngược lại, bạn học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ (Học thầy không tày học bạn). Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò. Các em chia bè phải, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay giận. Còn các em nam thì lăm le đánh nhau. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. 
 Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, cần luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. 
 - Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của tuổi học trò, tôi tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra chơi, buổi sinh hoạt. Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tổ chức vào ngày sau. Hình thức tổ chức do các em trong ban cán sự quyết định. Nhưng chủ yếu chỉ là múa hát, là những lời chúc mừng và một món quà nhỏ khoảng vài chục ngàn đồng do cả lớp đóng góp.
2.5/ Biện pháp 5: Xây dựng nề nếp hành vi đạo đức, kết hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội.
- Về mặt tâm lý học tiểu học: Quá trình sư phạm tổng thể là một quá trình diễn ra cùng lúc hai quá trình cơ bản đó là quá trình giáo dục và quá trình dạy học. Hai quá trình này luôn luôn tác động lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng lâu dài và phức tạp: trong quá trình giáo dục có sự góp mặt của quá trình dạy học và ngược lại. Chính vì vậy người giáo viên ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản còn là một người mẹ hiền luôn tận tụy với những đứa con bé bỏng yếu ớt của mình. Nói cách khác: song song với việc dạy học còn có các khâu giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học.
Ví dụ : Bài “Môi trường xung quanh” Qua bài học các em biết giữ vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh lớp học, sân trường luôn sạch sẽ Tự giác bỏ rác đúng nơi quy định, biết nhắc nhở các bạn khác cùng thực hiện để giữ gìn vệ sinh chung.
 - Tôi luôn là người làm gương, là tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo. Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò tốt.
Việc động viên khen thưởng, phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường.
Tóm lại người giáo viên ngoài việc dạy chữ còn dạy người sao cho sau này các em trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội, cho đất nước. 
 - Sự giáo dục “ Xây dựng nề nếp cho học sinh” có thành công hay không cũng phải dựa vào mối quan hệ mật thiết này. Sự phối hợp tương đồng của nhà trường - gia đình - xã hội sẽ tạo cho chúng ta có một giải pháp tốt hơn để rèn luyện giáo dục các em. Nó góp phần hình thành ở học sinh những hành vi và thói quen đạo đức rất quan trọng của nhân cách người công dân, người lao động có khả năng hòa nhập tích cực vào cuộc sống của cộng đồng xã hội.
- Kết hợp với gia đình: Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, tôi đã yêu cầu bố trí giờ tự học cho  học sinh tiểu học ở nhà, góc học tập của trẻ cần cách biệt với không gian sinh hoạt ồn ào của gia đình. Các ngày nghỉ như chủ nhật, ngày lễ không buộc trẻ phải tự học, kết hợp cho trẻ vui chơi. Ngoài ra tôi còn nhắc nhở phụ huynh giáo dục con em về các hành vi đạo đức, không vi phạm pháp luật.
3. Kết quả đạt được
Tất cả những biện pháp mà tôi đưa vào trong sáng kiến đã được tôi vận dụng và đem lại hiệu quả khá tốt trong năm qua. Cụ thể như sau:
* Công tác chủ nhiệm và giảng dạy ở lớp 1D HKI năm học 2018 - 2019:
- Số lượng: 32/32 em – Đạt 100%
- Hoạt động giáo dục: Hoàn thành 32/32 em – TL: 100%
- Năng lực: Đạt 32/32 – TL 100%
- Phẩm chất: Đạt 32/32 em – TL: 100%
- Số HS đựơc khen trong HKI: 25 em, trong đó: 
+ Số HS khen hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: 11 em
+ Số HS khen có thành tích tiến bộ vượt bậc: 14 em
- Lớp đạt danh hiệu: Lớp Tiên Tiến
- Lớp đạt chất lượng “ Giữ vở sạch viết chữ đẹp”
* Chất lượng các hội thi: 
- Trang trí lớp học thân thiện chào mừng ngày Nhà giáo việt Nam 20/11: Đạt giải nhì.
- Thi hội khỏe phù đổng chào mừng ngày thành lập quân đội Nhân dân Việt Nam: Giải nhì đổ nước vào chai
- Thi cờ vua cấp trường: 2 em thi đạt 2 giải: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì lứa tuổi 6 - 8
- Thi Lớp học thân thiện, bồn hoa đẹp: Đạt giải ba
- Tham gia ngày hội học sinh tiểu học đạt giải nhì chung cuộc
- Lớp có 2 học sinh tham gia thi chữ đẹp cấp huyện.
- Kết quả thi đua do Đội TNTPHCM xếp đạt giải Nhì toàn Liên đội
 Bảng thống kê tình hình học sinh cuối học kì I của lớp như sau:
Tổng số
32 em
Đạt tốt
Đạt
Chưa đạt
T.số
TL
T.số
TL
T.số
TL
Năng lực
27
84.4
5
15.6
/
/
Phẩm chất
27
84.4
5
15.6
/
/
Kỹ năng sống
 28
 87.5
4
 12.5
 /
 /
Tự quản
28
 87.5
4
12.5
/
/
- Chất lượng qua Kiểm tra HKI: 
TT
Môn
Cuối học kì I
Điểm 10 – 9
Điểm 8 - 7
Điểm 6 -5
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Toán
17
53.1
12
48.9
2
6.2
0
/
2
TV
11
34.4
16
65.6
4
12.5
0
/
III. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài, phạm vi áp dụng đề tài
Sáng kiến “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp” có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người làm công tác chủ nhiệm như tôi. Qua nghiên cứu sáng kiến đã giúp cho tôi càng thấy rõ hơn về tầm quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học thì công tác chủ nhiệm lớp phải được đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ các em còn rất nhỏ, nhút nhát và tất cả mọi thứ đối với các em đều mới lạ, rất cần có sự quan tâm dạy bảo từng ngày, từng giờ và ở mọi lúc mọi nơi của gia đình và nhà trường. Qua thời gian thực hiện và vận dụng các biện pháp trên vào công tác chủ nhiệm giảng dạy tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
 - Theo tôi, muốn trở thành một nhà sư phạm, một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải:
 - Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen,...của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. 
 - Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban Cán sự lớp, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba. 
 - Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin vào người thầy.
 - Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn. 
 - Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. 
 - Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “lớp học thân thiện học sinh tích cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niểm vui. 
 - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh.
Với quy trình trên, nếu ngay từ đầu năm học giáo viên biết đầu tư thời gian, công sức cho công tác chủ nhiệm lớp thì chắc chắn các nề nếp lớp sẽ sớm được hình thành. Giáo viên sẽ có một tổ chức lớp thật tốt, hoạt động có hiệu quả, từ đó giáo viên có điều kiện để dành thời gian cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Học sinh sẽ có một môi trường giáo dục tốt để học tập, rèn luyện. Các em sẽ được phát triển toàn diện cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Các bậc cha mẹ sẽ thực sự yên tâm khi gửi gắm con em mình cho các thầy cô giáo và cho nhà trường.
2. Kiến nghị, đề xuất
Để một người hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp, ngoài sự nổ lực của mỗi giáo viên và học sinh cần có sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo nhà trường cũng như sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
* Đối với Chính quyền địa phương:
- Luôn tạo điều kiện giúp đỡ cho những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
* Đối với nhà trường: 
- Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng, nghiệp vụ làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
-Trang cấp đầy đủ các thiết bị dạy học, các tài liệu tham khảo, giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp của mình.
* Đối với giáo viên: 
- Phải nhận thức rõ công tác chủ nhiệm lớp có một vai trò hết sức quan trọng, là nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên Tiểu học, là cơ sở vững chắc để giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở lớp của mình và góp phần nâng cao chất lượng, giáo dục nhân cách cho học sinh.
- Giáo viên phải có năng lực giảng dạy, năng lực quản lí và phải là tấm gương về đạo đức để các em noi theo.
*Đối với phụ huynh: 
- Cần quan tâm hơn nữa đối với con em mình. Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm dể nắm bắt tình hình học tập của học sinh.
 Trên đây là một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tôi đã thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện trong những năm học tới. 
 Rất mong sự góp ý của Ban giám khảo, xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ve_cong_tac_chu_nhiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan