Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp và hình thức phát triển tính tịch cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn

1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp và hình thức phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn”

2. Nội dung sáng kiến: Giúp giáo viên mầm non chúng ta tìm ra nhiều biện pháp và nhiều hình thức áp dụng vào giáo dục cháu khi hoạt động. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập kế hoạch giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động ta cần dựa trên các biện pháp và hình thức sau:

Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động

Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ(Đối với thể dục sáng)

Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ

Biện pháp trò chơi

Tổ chức ngày hội ngày lễ

Sử dụng đồ dùng trực quan

Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống ,đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ

Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục vào bài tập phát triển chung

Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối

Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ.

Phối hợp tuyên truyền đến các bật phụ huynh.

- Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng.

Hình thức tập cả lớp đồng loạt

Hình thức tập cả lớp – nối tiếp

Hình thức tập theo nhóm.

- Áp dụng biện pháp và hình thức như vậy kết quả tôi nhận thấy đa số cháu trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ rệt, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 95%, trẻ béo phì giảm 90%, Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng cơ thể của trẻ. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.

3. Mô tả sáng kiến: Hiện nay trẻ mầm non về thể chất phát triển chưa đồng bộ: Có trẻ béo phì, thấp còi, suy dinh dưỡng, không thích vận động, hoặc vận động gượng ép, cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa có phòng thể dục riêng, sân bãi chưa đáp ứng được yêu cầu vận động của trẻ. Để phát triển tính tích cực vận động cho trẻ trong hoạt động giáo dục thể chất chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp như: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động. Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ. Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ. Biện pháp trò chơi. Tổ chức ngày hội ngày lễ. Sử dụng đồ dùng trực quan. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống ,đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ. Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục vào bài tập phát triển chung. Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối. Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ. Phối hợp tuyên truyền đến các bật phụ huynh. Đây là những biện pháp có thể giúp trẻ tích cực hơn, nhanh nhẹn, thích vận động hơn trong hoạt động giáo dục thể chất và một phần nào cải thiện sức khỏe cho trẻ.

Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng: Hình thức tập cả lớp đồng loạt. Hình thức tập cả lớp – nối tiếp. Hình thức tập theo nhóm.

 

docx16 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 13187 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp và hình thức phát triển tính tịch cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần hiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. 
 Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ . Thời gian tập khoảng 10 – 15 phút., Trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng , hoa tua , cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập . khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lạimỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4- 6 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ
1.3. Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ. 
Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao. Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học. Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động. Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất.
1.4. Biện pháp trò chơi:
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu giáo, trong đó trò chơi vận động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Giáo viên mầm non phải tạo cho trẻ bầu không khí thật sự hứng thú, tích cực để trẻ bộc lộ khả năng, hạn chế trong khi thực hiện kĩ năng vận động của mình, từ đó giáo viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm giúp cho việc rèn luyện kĩ năng vận động của trẻ được hiệu quả hơn.
Biện pháp trò chơi có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ đến bài tập vận động, giúp trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, đánh giá được tương đối khách quan kết quả vận động của trẻ. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động  tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động phát triển tố chất vận động. Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực, củng cố kĩ năng vận động trong điều kiện thay đổi. Hoạt động trò chơi mang tính tổng hợp và được xây dựng kết hợp với những kĩ năng vận động khác nhau như chạy, nhảy, bòtrong khi chơi trẻ có khả năng giải quyết bài  tập mới xuất hiện một cách sáng tạo, thể hiện tính độc lập, nhanh trí trong việc lựa chọn cách thức vận động, những tình huống biến đổi bất ngờ trong quá trình chơi, sẽ kích thích thực hiện nhanh hơn, khéo léo hơn.
 Biện pháp này tiến hành dưới hai dạng:Đưa yếu tố chơi vào bài tập. 
Ví dụ: “Trườn sấp” giốn g như các chú bộ đội, “vươn thở” cho trẻ bắt chước gà gáy, thổi bóng, ngửi hoa, “bò” như chuột, nhảy qua rảnh nước, nhảy như thỏ.
- Sử dụng trò chơi vận động để tiến hành bài tập. Ví dụ trò chơi “đuổi bắt” vận động chạy, “chuông reo ở đâu?” rèn luyện khả năng định hướng âm thanh, không gian cho trẻ.
1.5. Tổ chức ngày hội ngày lễ:
Trẻ được thực hiện các vận động theo một trình tự đã được sắp xếp. Trong ngày hội này, tất cả các trẻ đều được tham gia thể dục, thể thao một cách tích cực, hào hứng sôi nổi, qua đó thúc đẩy các hoạt động tập thể, tạo không khí náo nức cho trẻ vì trẻ được tham gia “biểu diễn”, “thi tài” của lớp mình cho các bạn xem về một số trò chơi vận động hay trò chơi dân giang. Trong quá trình hoạt động tập thể như vậy sẽ phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn tự tin hơn, tinh thần tập thể và để lại cho trẻ ấn tượng cảm xúc vui vẻ, phấn khởi, óc thẩm mỹ về cái đẹp khi vận động của các “vận động viên tí hon”.
1.6. Sử dụng đồ dùng trực quan
Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình mẫu trực tiếp và hấp dẫn. Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận động dựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với động tác. Có hai hình thức giảng dạy trực quan là làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát (trực quan trực tiếp) và dùng lời nói để mô tả động tác kèm với phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung ra cách tập (trực quan gián tiếp). Khi giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cô cần phải phối hợp vận dụng cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học động tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quen với động tác mới.
- Làm thế nào giáo viên có thể tạo ra môi trường đồ dùng trực quan kích thích trẻ tích cực vận động hiệu quả?
Môi trường trong lớp: cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng, có thể tận dụng hành lang để những trẻ dư cân béo phì tăng cường vận động, có thể tổ chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ: Đi thăng bằng trên dây thừng hoặc trên ghế thể dục, ném còn, ném vòng vào cổ chai. Ngoài ra nên treo các quả bóng ở độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, một vài thùng giấy để trẻ bò chui qua đường hầm, những hình khối để trẻ có thể tự sắp xếp leo trèo, bật nhảy
Môi trường ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận động. Tất cả những trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả năng phối hợp. Thiết bị để trẻ leo trèo phải được đảm bảo an toàn. Khoảng đất phía dưới đồ chơi phải mềm để đở cho trẻ khi ngã. 
1.7. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống ,đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thểViệc giảng dạy giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện như vậy, và cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa vào giảng dạy cũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sởxây dựng các hệ thống tập luyện về sau.
Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ.Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội 
dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên.
1.8. Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục vào bài tập phát triển chung.
Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc một tiết học giáo dục thể chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường thì các giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài: “ một đoàn tàu” đi các kiểu chân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay, bụng chân, bật với nhịp hô của cô, nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ, trẻ sẽ không đạt chỉ số 14: “Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút”Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục. Cụ thể: Với phần khởi động tôi dẫn dắt hoặc kể câu chuyện phù hợp với chủ đề cho trẻ hát một bài hát phù hợp với chủ đề và đi khởi động kết hợp các kiểu chân.. sau đó cho trẻ về đội hình hàng dọc điểm số, tách hàng để tập bài tập phát triển chung. Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài tập Erobic có động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay, bụng, chân, bật có nhịp đầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động cơ bản. Và khi tập vận động cơ bản, quá trình trẻ tập tôi cho trẻ tập cùng nhạc, nhạc là những bài hát phù hợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện bài tập của mình. Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như: Tập dưỡng sinh, yoga,... kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt.
1.9. Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối 
- Khi trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp của mình . Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động tôi đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các chủ đề và ngày lễ hội 
Ví dụ: Vào ngày Tết trung thu tôi cùng các cô giáo ở lớp tổ chức cho trẻ giao lưu kéo co cùng các bạn trong khối mẫu giáo lớn. khi được tham gia giao lưu trẻ rất phấn khởi trẻ vận đọng hết sức mình kéo co để giành phần thắng về mình.
1.10. Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ.
Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vân dụng biện pháp này trong giảng dạy giáo dục thể chất, giáo viên cần cho trể tập đi tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương. Sau đố tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi.
VD: Khi cho trẻ đi dạo chơi trẻ vui đùa chơi thỏa thích nhung trẻ rất hứng thú tham gia các trò chơi vận động, thể hiện những bài tập.
Hay khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời giáo viên cũng cho trẻ tham gia vận động dưới hình thức vui chơi, dựa trên những kỹnăng đã học ở trên tiết học trẻ vừa chơi vừa củng cố lại những kiến thức đã học.
1.11 Phối hợp tuyên truyền đến các bật phụ huynh.
Thể lực của trẻ không chỉ được rèn luyện ở trường là đủ mà trẻ phải được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Do đó cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để cùng nâng cao thể lực cho trẻ. Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong buổi họp phụ huynh tôi đã thông báo những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi để phụ huynh biết. Vấn đề này đã được đưa ra trước cuộc họp, đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi. Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, kinh nghiệm để giúp trẻ phát triển thể lực tốt, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào. Tôi đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách rèn luyện ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ.
       Trong các giờ đón trả trẻ, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh về sự phát triển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác về tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ của trẻ là rất cần thiết. Cùng với phụ huynh, các bác cấp dưỡng động viên khuyến khích trẻ ăn nhiều, ăn hết khẩu phần đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và phát triển bình thường.  Nhắc nhở phụ huynh theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng theo kỳ, mỗi năm 4 kỳ và 2 lần khám sức khỏe, theo dõi sổ bé chăm ngoan .
       	Với những phụ huynh không có thời gian quan tâm tới việc chăm sóc, rèn luyện thể lực cho trẻ thì tôi tìm nhiều hình thức để trao đổi như: Trao đổi qua ông bà, gọi điện thoại, in những bài đăng nổi bật viết về tầm quan trọng của việc phát triển thể lực cho trẻ nhỏ rồi gửi về nhà cho phụ huynh đọc.
     	Ngoài ra tôi còn vận động phụ huynh cùng sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu và cùng làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc rèn luyện thể lực của trẻ đạt kết quả.
2. Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng.
Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, người ta tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, hội khỏe, giáo dục cá biệt, nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể dục các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên tiết học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cánh lựa chọn các phương pháp dạy học, mà con phụ thuộc đáng kể vào các hình thức dạy học. Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau:
2.1 Hình thức tập cả lớp đồng loạt: 
Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. 
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ.
2.2. Hình thức tập cả lớp – nối tiếp: 
Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 – 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập.
2.3. Hình thức tập theo nhóm: 
Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm , mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. 
Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. 
Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập.
Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.
2.4 Hình thức tập cá nhân 
Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong giáo dục thể chất với các biện pháp tôi nêu ở phần trên, trẻ lớp tôi đã mạnh dạn hơn trong tất cả các hoat động, những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn , không e dè sợ sệt nữa. đa số trẻ đều có kiến thức và kỹ năng tập các bài tập vân động. Những trẻ lười vận động đến bây giờ đã chăm chỉ, luyện tập hơn, có lúc các trẻ tự ra góc vận động lấy đồ dùng ra và tự tập với nhau, ngay cả khi giờ trả trẻ, có nhiều trẻ được bố mẹ đón ra ngoài, cho chơi đồ chơi ngoài trời nhưng có mấy trẻ tạo thành một nhóm tự ra góc vận động lấy đồ dùng thể dục ra và luyện tập lẫn nhau. Từ đó phụ huynh lớp tôi cũng quan tâm hơn tới khả năng vận động của con.
Qua một năm học nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Một số biện pháp và hình thức phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn” với 35 cháu ở lớp 5 tuổi Trường Mẫu Giáo Song Lộc thu được kết quả sau:
STT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Thời gian
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động.
Đầu năm
12/35
34,3
23/35
65,7
Cuối năm
30/35
85,7
5
14,3
2
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học
Đầu năm
11/35
31,3
23/34
65,7
Cuối năm
31/35
88,6
4
11,4
3
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt
Đầu năm
15/35
42,9
20/35
57,1
Cuối năm
33/35
94,2
2/35
5,8
4
Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt
Đầu năm
11/35
31,3
23/34
65,7
Cuối năm
30/35
85,7
5
14,3
Như vậy , qua bảng đối chứng cho thấy kết quả của học sinh cuối năm so với đầu năm chuyển biến rõ rệt.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
Trải qua quá trình thực hiện sử dụng một số biện pháp và hình thức phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân: 
- Trước hết phải lập kế hoạch tổ chức các bài tập vận động 
- Khi có kế hoạch rồi phải thống nhất với ban giám hiệu về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp 
- Sau khi thống nhất với ban giám hiệu xây dựng góc vận động 
- Để tổ chức tốt các giờ giáo dục thể chất cần có sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. 
- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí trẻ khi tổ chức các hoạt động thể dục cần khuyến khích tính tích cực, tự giác ở trẻ. 
- Tổ chức thể dục sáng cho trẻ tổ chức thường xuyên liên tục, đều đặn và đúng giờ kết hợp dụng cụ như: quả bông. Nơ. Vòng ,.. để trẻ tạp tích cực hơn. 
- Để giờ học của trẻ không mệt mỏi, uể oải cần đưa yếu tố âm nhạc vào bài học giáo dục thể chất 
- Hoạt động vận động để rèn luyện sức khỏe vì vậy giáo viên cần cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi 
- Vận động mang yếu tố thi đua để từ đó trẻ cố gắng vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ giao lưu với các trẻ ở lớp khác trong khối. 
- Để trẻ thực hiện tốt bài vận động cần xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống , đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
- Khi tổ chức các giờ học giáo dục thể chất, cần có những hình thức phong phú và đa dạng, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động.
* Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất tại trường . Bên cạnh những kết quả thu được là trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, nhanh nhẹn,phát triển tốt về thể lực vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong Ban giám hiệu nhà trường, các chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ hơn nữa. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn
 Song Lộc, ngày 20 tháng 03 năm 2016
 Người viết
 Thạch Thị Sáu

File đính kèm:

  • docxPHAT TRIEN VĐ 15-16.docx
Sáng Kiến Liên Quan