Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh Lớp 3

Ngay từ cuốn Giáo trình phương pháp giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội viết năm 1963, các tác giả đã nhấn mạnh tính chất thực hành của phân môn Tập làm văn. Nhưng nói như cố giáo sư Tôn Thất Tùng: “Lời tuyên bố về lí thuyết thì dễ nhưng thực thi nó thì khác đi”. Một phần do chưa tinh thông lí thuyết trên cơ sở những hiểu biết khoa học xác đáng, một phần là do tính chất phức tạp, mới mẻ của công việc thực hành. Dạy lí thuyết, nói lí thuyết thì hầu như không khó khăn, nhưng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn thì bao giờ cũng là quá trình thử thách nỗ lực và trình độ ứng dụng của người thực hành.

Xét cả quá trình dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường TH thì Tập đọc có nhiệm vụ cung cấp kiến thức văn học, đặc biệt là hình thành những kiến thức khái quát về văn học; luyện từ và câu nhằm giúp học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp Việc rèn kĩ năng thông qua các phân môn đó dù sao cũng mang tính chất bộ phận. Chỉ đến công đoạn làm văn, học sinh mới được thực hành tổng hợp, tổng hợp về kiến thức và tổng hợp về kĩ năng. Với làm văn, kiến thức chung và kiến thức văn học của học sinh mới thực sự được củng cố và phát triển lên một bước cơ bản về chất, kiến thức lẻ tẻ được hệ thống hóa, phạm trù hóa, kiến thức “chết” trở thành kiến thức “sống”, kiến thức tản mạn trở thành kiến thức định hướng, thao tác và kĩ năng văn học lẻ tẻ, bộ phận được huy động tổng lực qua quá trình làm văn. Do đó, rèn kĩ năng làm văn cho học sinh nói chung và văn kể, tả ở lớp 3 nói riêng là quá trình thực hành thu nhận kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.

Chương trình Tiếng Việt 3 nêu rõ chuẩn kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn, văn bản bao gồm những nội dung sau:

- Viết đoạn văn kể và tả ngắn theo gợi ý.

- Điền vào giấy tờ in sẵn; viết đơn, viết báo cáo ngắn theo mẫu; viết bức thư ngắn, rình bày phong bì thư.

- Chuẩn của kĩ năng viết đoạn văn, văn bản được quy định trong Chương trình là:

- Biết viết đơn, viết tờ khai theo mẫu; biết viết thư ngắn để báo tin tức hoặc hỏi thăm người thân.

Viết được đoạn văn kể, tả đơn giản (6-8 câu) theo gợi ý.

- Trong sách Tiếng Việt 3, nội dung rèn kĩ năng viết đoạn văn, văn bản với nội dung dạy học chủ yếu là:

- Viết văn bản đơn giản, thông thường để phục vụ học tập và đời sống hàng ngày. Nội dung này bao gồm các kiểu bài tập sau:

+ Điền vào giấy tờ in sẵn.

+ Viết một số giấy tờ theo mẫu.

+ Viết thư.

+ Ghi chép sổ tay.

- Viết đoạn văn kể, tả ngắn về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao – văn nghệ, ( Ví dụ: tiết 8 Tập làm văn –trang 68/sách Tiếng Việt 3 tập 1: Viết 5-7 câu kể về một người hàng xóm mà em qúy mến; tiết 22 Tập làm văn –trang 38/ sách Tiếng Việt 3 tập 2: Viết một đoạn văn 5 đến 7 câu kể về người lao động trí óc mà em biết,.)

 

doc21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục Lục
 Trang 
1.Mở đầu 1
1.1. Lý do chọn đề tài 
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề 5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kỹ năng viết đoạn văn 7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18
3. Kết luận, kiến nghị 19
Tài liệu tham khảo 21
Danh mục các SKKN đã được xếp loại 22
 1 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi mong muốn chia sẻ một kinh nghiệm 
nhỏ trong dạy kiểu viết đoạn văn kể, tả cùng đồng nghiệp.
 Giúp học sinh nắm được các kĩ năng làm văn, đặc biệt là văn miêu tả, kể 
chuyện. Giúp các em biết vận dụng kiến thức tổng hợp từ phân môn Tiếng Việt 
và kiến thức xã hội, vốn sống, tư duy để thực hành làm văn hiệu quả.
 Rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp, thể hiện nhận thức, suy nghĩ của mình 
trước thực tế .
 Xác định chính xác hơn trình độ, năng lực học tập môn Tiếng Việt của học 
sinh nói chung, năng lực viết đoạn văn nói riêng.
 Tìm nguyên nhân và cách khắc phục những khó khăn, cản trở chất lượng học 
tập môn Tiếng Việt của học sinh, từ đó đưa ra những quyết định cho các giai đoạn 
và hoạt động dạy - học tiếp theo: Điều chỉnh, hỗ trợ trên các phương tiện, nội dung, 
phương pháp, phương tiện dạy học
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Tôi tập trung nghiên cứu biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn kể,tả ngắn cho 
học sinh lớp 3.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu lí 
luận dạy học, tâm lí học và tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài, đặc biệt là 
nghiên cứu kĩ nội dung chương trình Tập làm văn lớp 3, nhất là phần văn viết đoạn 
kể, tả.
 Phương pháp điều tra khảo sát tình hình thực tế dạy và học Tập làm văn của 
giáo viên và học sinh trường TH Quảng Phú; 
 Phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, xử lí số liệu,
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Ngay từ cuốn Giáo trình phương pháp giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm 
Hà Nội viết năm 1963, các tác giả đã nhấn mạnh tính chất thực hành của phân môn 
Tập làm văn. Nhưng nói như cố giáo sư Tôn Thất Tùng: “Lời tuyên bố về lí thuyết 
thì dễ nhưng thực thi nó thì khác đi”. Một phần do chưa tinh thông lí thuyết trên cơ 
sở những hiểu biết khoa học xác đáng, một phần là do tính chất phức tạp, mới mẻ 
của công việc thực hành. Dạy lí thuyết, nói lí thuyết thì hầu như không khó khăn, 
nhưng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn thì bao giờ cũng là quá trình thử thách nỗ 
lực và trình độ ứng dụng của người thực hành.
 Xét cả quá trình dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường TH thì Tập đọc có 
nhiệm vụ cung cấp kiến thức văn học, đặc biệt là hình thành những kiến thức khái 
quát về văn học; luyện từ và câu nhằm giúp học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả, 
 3 1 -Nói, viết về gia đình.
 -Nói, viết về bạn bè.
 - Nói, viết về thành thị, nông thôn.
2 Kể, tả sơ lược về cảnh - Nói, viết về cảnh đẹp đất nước.
 vật - Nói, viết về bảo vệ môi trường.
 Kiểu bài này yêu cầu học sinh phải vận dụng cả phương pháp kể và phương 
pháp tả khi làm bài. Muốn viết được đoạn văn hay, các em phải có kĩ năng quan 
sát, liên tưởng, tưởng tượng, lựa chọn từ ngữ, vận dụng các phép so sánh, nhân hóa 
đã họcĐây rõ ràng là điểm mới, điểm khó hơn hẳn so với kiến thức làm văn ở 
lớp 2. Bởi vậy, khi làm kiểu bài này, nhiều học sinh còn lúng túng. Trước yêu cầu 
của bộ môn, là giáo viên chủ nhiệm lớp 3, trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt, bản 
thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để rèn luyện được kĩ năng làm tốt bài văn kể, tả 
ngắn cho học sinh lớp 3 cũng như làm thế nào để các em hứng thú, thích học Tiếng 
Việt, say mê đọc, hiểu và nhất là thích viết lên những gì mình thấy, mình nghe, 
mình cảm nhậnChính bởi lí do đó, tôi thấy việc “rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả 
ngắn cho học sinh lớp 3” là rất cần thiết. Đó cũng chính là động lực để tôi nghiên 
cứu và viết đề tài này.
 2.2. Thực trạng của vấn đề. 
 2.1.1. Đối với nhà trường
 - Thuận lợi:
 Ban giám hiệu nhà trường sát sao với chuyên môn, quan tâm tổ chức các 
chuyên đề nâng cao năng lực sư phạm và đổi mới phương pháp dạy học cho giáo 
viên nhà trường. Trong đó nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các buổi 
sinh hoạt chuyên môn với những nội dung thiết thực, cần thiết với giáo viên như: 
phương pháp dạy Tập làm văn, dạy học dựa vào năng lực học sinh,
 - Khó khăn:
 Trường đóng trên địa bàn dân cư thuần nông, môi trường giao tiếp của học 
sinh không rộng nên kĩ năng giao tiếp của học sinh chưa tốt, vốn từ ít.
 2.2.1. Đối với giáo viên:
 - Thuận lợi: 
 Bản thân tôi đã có thâm niên công tác, có năng lực chuyên môn, giàu lòng yêu 
nghề, mến trẻ. Với tinh thần ham học hỏi, sự cầu thị cao, lại được ban giám hiệu và 
các các đồng nghiệp nhà trường nhiệt tình giúp đỡ, tôi đã nhanh chóng làm quen 
với chương trình dạy học mới. Tôi say mê học hỏi, nghiên cứu, tìm ra phương pháp 
dạy học đơn giản, dễ hiểu phù hợp với học sinh lớp 3 với mong muốn nâng cao 
chất lượng đại trà, làm nền móng cho các lớp 4, 5 và chuẩn bị cho học sinh vào 
THCS.
 - Khó khăn:
 5 trong sách giáo khoa, theo phân phối chương trình mà còn phải rèn cho các em kĩ 
năng thuần thục làm các kiểu bài kể, tả dưới hình thức một đoạn văn ngắn, giúp các 
em biết sử dụng tiếng mẹ đẻ thuần thục, linh hoạt; biết nói, viết ra những gì mà tâm 
hồn ngây thơ của mình cảm nhận được, bước đầu có kĩ năng làm văn, nên ngay sau 
khi nhận lớp, từ đầu tháng 9 tôi đã tiến hành ra đề văn mà các em đã được làm quen 
ở lớp 2 với đề văn: Hãy kể về gia đình em bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 
7 câu) để khảo sát năng lực của các em. 
 Thông qua bài kiểm tra khảo sát, tôi nhận thấy đa số các em còn lúng túng khi 
làm bài, chưa biết sắp xếp câu, đoạn văn thiếu mạch lạc, câu chữ chưa được gọt 
rũa, lỗi chính tả nhiều, sử dụng dấu câu tự do.Bài văn chưa đủ ý, bài đủ ý thì khô 
khan, không có hình ảnh, đoạn văn thiếu cảm xúc  Bởi thế, kết quả bài làm chưa 
cao. 
 Cụ thể:
 Lớp Số HS Điểm
 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5
 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
 3D 34
 3 8,8 6 17,6 17 50 8 23,5
 Từ bảng số liệu trên cho thấy kết quả khảo sát chất lượng bộ môn ở đầu năm 
chưa cao. Cụ thể: tỉ lệ HS đạt điểm dưới 5 chiếm tới 23,5%; số HS đạt điểm 5 – 6 
còn chiếm số đông (50 %) ; tỉ lệ HS đạt điểm từ 9 – 10 chưa cao (8,8%). 
 Trước thực tế bộ môn như vậy, bản thân tôi đã trăn trở, nghiên cứu tìm ra 
hướng giải quyết, đó là đúc rút kinh nghiệm để Rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả cho 
học sinh lớp 3.
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kĩ năng viết đoạn văn
 Tập làm văn, đúng như cái tên của nó, là một môn học có mục đích luyện tập, 
thực hành. Dĩ nhiên, để thực hành tốt, học sinh không thể không nắm vững về lí 
thuyết. Nhưng việc học lí thuyết làm văn ở lớp 3 còn chưa được thể hiện rõ nét, 
chưa có một tiết dạy lí thuyết nào mà chỉ qua thực tế phần Tập đọc giúp học sinh 
hình dung lại các nội dung mình cần kể, tả để “bắt chước” và qua một vài câu hỏi 
gợi ý để trả lời, trả lời các câu hỏi đó tức là đã tạo đoạn. Bởi thế, học sinh sẽ không 
nắm vững được lí thuyết làm văn. Mà không hiểu cách làm thì bài văn chưa hiệu 
quả là điều dễ hiểu.
 Để có kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn đòi hỏi học sinh phải bỏ ra nhiều thì 
giờ và công sức. Trong giới hạn của đề tài, tôi tập trung giúp học sinh bước đầu 
hiểu thế nào là văn kể, tả; bồi đắp lòng yêu thích văn thơ cho các em; tập cho các 
em biết trau dồi vốn từ; rèn kĩ năng nghe – nói; hướng dẫn cho các em cách thực 
hành viết đoạn văn.
 2.3.1. Giải pháp 1: Giúp học sinh bước đầu hiểu thế nào là văn kể, tả ngắn.
 7 Tôi chỉ cho các em thấy cần đọc từ, đọc câu như thế nào, giọng của các nhân vật 
trong bài ra sao, với bài thơ cần đọc nhịp như thế nào. Sau khi các nhóm học sinh 
đã đọc nhiều lần câu chuyện, bài thơ, tôi hướng cho các em nắm chắc nội dung của 
từng đoạn văn, đoạn thơ và nội dung chính của cả bài. Bước đầu, tôi cũng chú ý 
giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cách dùng từ, đặt câu, các hình 
ảnh nghệ thuật trong bài đọc.Và để kể được bài ở tiết học sau thì học sinh phải ghi 
nhớ nội dung từng đoạn văn, nội dung của cả bài, thậm chí học thuộc một đoạn nào 
đó mà em thích. Từ đó các em sẽ biết nhập tâm vào nhân vật, kể lại chuyện tốt, 
hiểu sâu và nhớ lâu.
 Chẳng hạn khi dạy tuần 26, với phần Tập đọc câu chuyện “Rước đèn ông sao” 
trang 71 sách Tiếng Việt tập 2, tôi đã đọc mẫu cho học sinh nắm được cách đọc. 
 Sau khi các em đã đọc bài và nắm được nội dung chính, tôi hỏi các em: Bài 
Tập đọc được chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn là gì? Nhìn vào 
giới hạn đoạn văn, học sinh sẽ trả lời được: cả bài gồm hai đoạn, đoạn 1 kể về mâm 
ngũ quả của bạn Tâm và đoạn 2 kể về chiếc đèn ông sao của bạn Hà hàng xóm và 
niềm vui được rước đèn ông sao vào dịp Tết Trung thu của các bạn nhỏ. Tôi cũng 
giúp học sinh thấy được trong bài tập đọc, tác giả đã sử dụng các từ chỉ hoạt động, 
các từ miêu tả màu sắc, âm thanh,.. giúp người đọc cảm nhận được không khí rộn 
ràng, không gian đẹp của đêm hội rước đèn ông sao. Hiểu được nội dung bài Tập 
đọc, học sinh sẽ yêu thích hơn những ngày hội của dân tộc và sẽ biết giữ gìn và 
phát huy truyền thống của người Việt. 
 Từ bài Tập đọc tôi sẽ nhắc các em hiểu rằng: những gì của cuộc sống thực tế 
đã đi vào văn thơ qua cái nhìn chủ quan của tác giả, nhưng vẫn phản ánh chính xác 
những gì đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta. Bởi vậy, yêu văn trước hết phải 
yêu cái chân thực và biết rung cảm trước cái đẹp. Đó cũng là tiêu chí quan trọng 
khi đánh giá đoạn văn của các em. Thông qua việc đọc – hiểu các câu chuyện, bài 
thơ, học sinh bước đầu đã được bồi đắp tình yêu văn thơ, vốn từ ngữ quan trọng, 
vốn sống cần thiết để các em có thể viết đoạn.
 2.3.3.Giải pháp 3: Trau dồi vốn từ, lựa chọn câu chữ và vốn hiểu biết về 
thực tế cuộc sống.
 Trau dồi vốn từ nghĩa là dạy cho học sinh hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ, 
lựa chọn từ ngữ khi nói và viết. Do nhận thức còn non nớt nên phần đông các em 
chưa hiểu được nghĩa của từ, còn phát âm mang tính địa phương, vốn từ ít ỏi lại 
chưa biết trau chuốt từ ngữ, câu văn nên đoạn văn thường rời rạc, thiếu ý. Để tăng 
vốn từ cho các em, tôi tập trung chuyển tải những đơn vị kiến thức Luyện từ và câu 
thành luyện nói, luyện viết.
 Khi dạy về từ ngữ, tôi khai thác tối đa vốn từ sẵn có theo chủ điểm học tập và 
thực tế. Chẳng hạn khi dạy học sinh mở rộng vốn từ về trường học, tôi hướng dẫn 
các em tìm một số từ quen thuộc: thầy giáo, học sinh, trường, lớp, bàn ghế, bạn 
bè,Nếu các em không tìm thêm được, tôi sẽ gợi ý cho học sinh tìm những từ ngữ 
chỉ tình cảm thầy trò, bè bạn như: yêu thương, quan tâm, chỉ bảo, đoàn kết, giúp 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_ren_ki_nang_vie.doc
Sáng Kiến Liên Quan