Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi

- Hình thành và xây dựng một số kinh nghiệm giúp cho trẻ mẫu giáo mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thích khám phá, tò mò thể hiện tính hiểu biết về thế giới xung quanh.

- Hoạt động ngoài trời rất tốt đối với sức khỏe và việc hoạt động vui chơi của trẻ là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm Non. Nó mang lại cho trẻ không khí trong lành, trẻ được tắm nắng ban mai, thỏa mãn nhu cầu vận động, tiếp cận thông tin, khám phá sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội dưới sự hướng dẫn của cô và do trẻ tự tìm tòi khám phá.

- Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ được thay đổi môi trường hoạt động trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được trực tiếp quan sát những hoạt động của xã hội, khám phá những điều mới lạ qua các hoạt động như: Quan sát hiện tượng thiên nhiên, môi trường sống của các sự vật, tiếp xúc với cát, nước, sỏi, nhặt lá cây cùng cô làm những đồ chơi đơn giản, chăm sóc vật nuôi, cây trồng của lớp, của trường,

- Điều này được thể hiện qua nhận thức của trẻ, trẻ tò mò ham hiểu biết, mạnh dạn nêu lên những gì trẻ đã được trải nghiệm, trẻ thường nêu lên những câu hỏi phức tạp, số lượng nhiều hơn về các sự vật, hiện tượng theo tượng theo từng chủ đề mà trẻ cần khám phá.

- Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân phát triển kĩ năng vận động thô như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, giữ thăng bằng, kết hợp các giác quan và tiếp nhận cảm giác trẻ thể hiện được tính tự do tự nguyện, tính cộng đồng, trẻ biết thành lập theo nhóm làm đồ chơi, chơi các trò chơi vận động, dân gian. Chơi tự do cùng nhau làm những thí nghiệm đơn giản đặc điểm tâm sinh lí của trẻ phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Do đó để trẻ chơi tốt hoạt động ngoài trời chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.

- Tổ chức hoạt động ngoài trời được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

- Đồng hành với những suy nghĩ ấy chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vần đề này như thế nào? Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặc chẽ từ ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Do đó đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi” là một đề tài mới mà bản thân tôi muốn đóng góp một phần nào đó trong việc giáo dục trẻ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ .

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 4817 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát với tôi, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiều về một số loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem, hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn cho trẻ tham quan vườn hoa ở công viên, cô có thể cùng kết hợp với phụ huynh tổ chức cho trẻ những chuyến đi dã ngoại, về nguồn tìm hiểu những khu di tích lịch sử như: khu di tích lịch sử Bình Hòa Hưng ở Đức Huệ, đền thờ liệt sĩ, ngoài ra cô cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ. Khi tổ chức quan sát cô có thể tích hợp trò chơi vào hoạt động nhằm gây hứng thú cho trẻ. 
Ví dụ với chủ đề Thực vật hoạt động có chủ đích là “ Quan sát các loài hoa trong vườn trường”, cô tích hợp trò chơi vận động “ Tìm lá cho hoa”, chơi tự do với đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi mang theo như: bóng, vòng, phấn, giấy. Cô có thể tiến hành như sau:
+ Trước khi ra ngoài trời: ( Cô nói rõ địa điểm, mục đích buổi đi dạo)
+ Trước khi ra ngoài trời cô cho trẻ ăn mặc quần áo gọn gàng, phù hợp với thời tiết, đi giày, dép và xếp thành 2 hàng dọc.
+Cô nói: Chúng ta đang sống ở một thế giới với rất nhiều các loài hoa thơm, quả ngọt làm đẹp môi trường, làm đẹp cuộc sống. hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu một số loài hoa nhé! Ngoài ra chúng mình còn được chơi rất nhiều trò chơi nữa, chúng mình thích không nào? Khi ra sân trường các con nhớ là không được xô đẩy nhau, hái hoa, ngắt lá, bẻ cành. Các con nhớ chưa nào? Và khi nghe hiệu lệnh của cô( tiếng xắc xô) các con phải tập trung lại.
*Hoạt động có mục đích: Quan sát hoa hồng, hoa cúc
Các con đang đứng ở đâu?
Trong vườn có những loại hoa gì?
Ai biết gì về hoa hồng nói cho cô và các bạn nghe nào?
Cô khái quát lại đặc điểm, hình dạng, màu sắc của hoa hồng.
- Tương tự với hoa cúc.
- Các cô các bác trồng hoa để làm gì?
- Hằng ngày các cô, các bác phải làm gì để có vườn hoa tươi đẹp?
- Vậy muốn vườn hoa trường mình luôn tươi đẹp các con phải làm gì? 
* Trò chơi vận động: “ Tìm lá cho hoa”
- Cô hỏi trẻ: Chúng mình đã được chơi trò chơi “ Tìm lá cho hoa” chưa?
 + Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ:
 > Cách chơi: Mỗi bạn có một chiếc lá của hoa hồng, hoa cúc, hoa gừa. các cháu vừa đi vừa hát khi nào có hiệu lệnh “ Tìm cây” thì ai có lá của cây hoa nào thì tìm về đúng cây hoa đó.
 > Luật chơi: Ai tìm sai phải nhảy lò cò.
 - Cô phát cho mỗi trẻ một lá cây.
 - Trẻ chơi 3-4 lần. Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi lá cây cho nhau. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét.
 * Trò chơi tự do: 
 - Cô còn nhiều trò chơi nữa: Ở khu vực này có vòng, ở khu vực kia có phấn, bạn nào thích vẽ những ngôi nhà thì chúng mình cùng vẽ. Khu vực này cô có bóng, khu vực kia cô có đu quay,Bây giờ ai thích chơi ở khu vực nào thì mình về khu vực đó chơi.
 - Trong khi trẻ chơi cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ. Cô chơi cùng trẻ.
 * Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không những thế cũng đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
6. Lấy trẻ làm trung tâm:
- Đồng thời với với phương pháp mới luôn lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình quan sát chính vì thế cô cần có những kiến thức rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ. Cho trẻ được tự nhận xét, đánh giá, được cầm, sờ nắm,Trẻ phải tự nói lên ý kiến của mình. 
- Để có thể kết hợp giữa hoạt động chung và hoạt động ngoài trời tạo hứng thú để trẻ hoạt động.
VD: Hoạt động ngoài trời quan sát một số loại cây xanh.
- Tạo điền kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhiện được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Trao dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận.
- Cô cho trẻ dạo quanh sân trường và quan sát các loại cây xanh.
- Cho trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ về một số loại cây xanh trong trường.
- Trẻ nêu lên sự hiểu biết của mình về một số loại cây xanh..
- Dựa vào hiểu biết của trẻ cô gợi ý để mở rộng sự hiểu biết của trẻ và cung cấp một số đặc điểm mà trẻ hiểu sai.
Trẻ quan sát các bộ phận của cây xanh
Trẻ cùng nhau chăm sóc hoa
VD: Phát triển nhận thức: Quan sát quá trình phát triển của cây từ hạt với chủ đề “Thực vật”, chủ đề nhánh “ Cây xanh”
- Sau khi kiến thức đã được cung cấp trong giờ hoạt động chung thì ở hoạt động ngoài trời có thể kết hợp trong giờ quan sát sự nảy mầm của cây qua thí nghiệm “ Sự nảy mầm của cây” do cô và trẻ cùng thực hiện. Cô cho trẻ nói tên các loại cây nảy mầm từ hạt.
- Cô có thể tích hợp trò chơi vận động “ Ghép tranh” về quá trình phát triển của cây để phát triển tố chất nhanh nhẹn cho trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ tự do tìm tòi và khám phá đối tượng, tự trẻ suy luận cô đặt những câu hỏi mở.
- Theo con cây này là cây gì?
- Tại sao con đặt tên như vậy?
- Làm cách nào để chăm sóc cây?
- Muốn bảo vệ cây xanh chúng ta phải làm gì?
- Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực
- Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của trẻ.
7. Chuẩn bị các nguyên vật liệu từ địa phương phục vụ cho hoạt động ngoài trời:
- Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các hiện tượng sự vật xung quanh mình.
VD : Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng thì cô cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cùng trò chuyện với nhau về lá vàng.
- Cô hỏi trẻ hoặc cho trẻ tự hỏi nhau một số câu hỏi như:
+ Đố bạn đó là lá của cây gì? Tại sao bạn biết?
+ Tại sao lá rụng, quan sát trên cây lúc này như thế nào?
+ Cây cần gì để sống, người ta trồng cây để là gì?
+ Theo bạn mình bảo vệ cây bằng cách nào?
+ Quan sát xem có bao nhiêu cây cùng giống với loại cây này?
- Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đem nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt đã luộc sẵn, rau muống, cỏ và thay đổ nhiều hình thức cho phong phú.
- Cô gợi ý cho trẻ chơi, giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình.
8. Sưu tầm thơ, đồng dao, hò, vè, câu đố ứng dụng vào trò chơi nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ
- Ví dụ: Qua những câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động vừa hát vừa vui vẻ nhặt lá vàng rơi hay thích thú khi vẽ những lá vàng mà trẻ đã nhặt được trong sân trường. Đồng thời còn giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ về các từ khó như chữ “ v, r “ rèn luyện cho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữ gìn bảo vệ môi trường sạch ở mọi nơi và phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên.
 Nghe vẻ nghe ve
 Nghe vè nhặt lá
                                      Thấy lá vàng rơi
 Các bạn mình ơi
                                  Cùng nhau thi nhặt
                                      Nhặt lá vàng rơi
 Ta cùng vui chơi
                                     Sân trường thêm sạch
                                     Thêm sạch cái mà thêm sạch
Ví dụ: Trò chơi “ Năm chú vịt”. Với trò chơi này giúp trẻ ôn lại một số các bộ phận trên cơ thể, giúp trẻ biết cách mô tả hình dáng của mình và của bạn. Cô cho trẻ thuộc lời ca và thực hiện động tác theo lời ca:
Năm chú vịt con mà tôi được biết( 2 tay xòe trước ngực đưa qua đưa lại)
Chú thì cao nhồng, ( nhón gót) chú thì lùn tịt( tay đưa xuống thấp, ngồi xổm)
Chú thì ốm nhom ( 2 tay chụm lại đưa ra trước ngực)
Chú thì mập ú( 2 tay làm thành vòng tròn)
Chú thì điệu quá( 2 tay chụm lại lắc người)
Chú thì bé tẹo teo( đưa ngón tay út ra phía trước lắc qua lắc lại)
Nhưng các chú vịt này rất yêu thương nhau( 2 tay xoay xoay trước ngực)
Là lá la la la( 2 tay lắc lư và nhày vòng tròn)
Là lá la la la( 2 tay lắc lư và nhày vòng tròn).
Ví dụ: Trò chơi bẫy cá Chơi tập thể với số lượng từ 10 bạn trở lên.
- Luật chơi : Khi nghe hiệu lệnh thì những bạn làm bẫy sẽ ngồi xuống, những bạn nào còn nằm trong vòng tròn thì sẽ bị bắt và thay thế làm bẫy.
- Cách chơi:
+ Chia làm hai nhóm, một nhóm làm bẫy và nhóm còn lại làm cá. Nhóm làm những con cá thì hai tay chụm lại, lượn sóng chạy ra chạy vào vòng tròn còn những bạn làm bẫy thì nghe hiệu lệnh nắm chặt tay và ngồi xuống. Khi bắt đầu chơi cả hai nhóm đều hát bài hát cá vàng bơi. Khi đã bắt hết cá thì các bạn đổi vai cho nhau.
+ Với trò chơi này giúp cho trẻ củng cố lại các bài hát mà trẻ đã được học và phát triển các cơ cho cho trẻ nhanh nhẹn qua các hoạt động chạy, uốn lượn tay khi chạy đồng thời kích thích cho trẻ hứng thú khi được vận động chơi.
- Ví dụ: Chơi chuyền
+ Cô cho trẻ xem cách chơi của cô và sau đó đàm thoại với trẻ. Cho trẻ tìm nhóm chơi từ 3-5 người. Đồ chơi (cỗ chuyền ) của trẻ  gồm 10 que nhỏ bằng tre, dài 20cm, vót tròn, nhẵn hoặc là các que tính có sẵn trong lớp.
+ Đối với trẻ 5-6 tuổi không thể vừa nhặt que và đỡ bóng được nên trò chơi sẽ được linh hoạt để trẻ đỡ tay không, nhặt que, và đọc bài chuyền.
+ Trẻ có thể oẳn tù tì để xác định trước, sau
+ Cho trẻ ngồi duỗi một chân, rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc một câu, vừa vờ như tung hòn cái, vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt hòn cái không để rơi.
+ Lời ca như sau:
+ Bàn một : cái mốt, cái mai, con trai, con hến, con nhện, chăng rơ, quả mơ, quả mít, chuột chít, lên bàn đôi. (lấy mỗi lần một que).
+ Bàn đôi : Đôi tôi, đôi chị, đôi cành thị, đôi cành na, đôi lên ba. (lấy mỗi lần hai que)
+ Bàn ba:  Ba đi ra, ba đi vào, ba cành đào, một lên tư (3 lần nhặt mỗi lần 3 que, 1 lần nhặt 1 que)
+ Bàn tư:  Tư củ từ, tư củ tỏi, hai lên năm (2 lần nhặt mỗi lần 4 que, 1 lần nhặt 2 que).
+ Bàn năm: Năm con tằm, năm lên sáu (2 lần nhặt mỗi lần 5 que)
+ Bàn sáu: Sáu củ ấu, bốn lên bảy (1 lần nhặt mỗi lần 6 que, 1 lần nhặt 4 que)
+ Bàn bảy: Bảy quả cà, ba lên tám (1 lần nhặt mỗi lần 7 que, 1 lần nhặt 3 que)
+ Bàn tám: Tám quả trám, hai lên chín (1 lần nhặt mỗi lần 8 que, 1 lần nhặt 2 que)
+ Bàn chín : Chìn cái cột, một lên mười (1 lần nhặt mỗi lần 9 que, 1 lần nhặt 1 que)
+ Bàn mười : Tung năm mươi, mười vơ cả, ngã xuống đất, cất tay chuyền. (đặt 10 que xuống, nhặt 10 que lên, làm 2 lần).
+ Chơi như bàn chuyền một vòng, hai vòng, hoặc ba vòng, vừa chuyền vừa hát bài đồng dao, sau đó lại quay về bàn một, tính là hết ván.
+ Phần thưởng của cuộc chơi là người thua làm kiệu cho người thắng đi một vòng quanh sân.
+ Thông qua những câu chuyện kể trong lớp cô có thể gợi ý cho trẻ một số hình ảnh trong sân trường và trẻ có thể sáng tạo câu chuyện trong chuyện qua hình ảnh đó.
9. Tạo mọi điều kiện để trẻ được thực hành trải nghiệm. 
- Một hoạt động chỉ được tổ chức thành công khi trẻ thể hiện sự hứng thú, tập trung chú ý vào bài học. Chính vì vậy, khi tổ chức các hoạt động giáo dục, tôi luôn tận dụng mọi cơ hội có thể, nhằm cho trẻ được thực hành trải nghiệm, luôn luôn lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích kịp thời, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Từ những thực nghiệm của chính bản thân mình, hình thành cho trẻ kỹ năng quan sát, óc phán đoán, biết giải thích, suy luận, qua đó có thể cung cấp hoặc củng cố kiến thức cho trẻ. 
Ví dụ : - Cô tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm: Thí nghiệm về sự phân hủy của lá cây; thí nghiệm về không khí bị ô nhiễm từ khói, sự bay hơi của nước 
- Trong lĩnh vực con người với thế giới thực vật : Cô tổ chức các thí nghiệm:  cây cần nước, ánh sáng, không khí; điều kiện hạt nảy mầm 
10. Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
- Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.
- Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm .
- Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.
- Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.
- Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
- Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình.
PHẦN C: KẾT LUẬN
I. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP:
- Một số kinh biện pháp giúp cho trẻ chơi tốt hoạt động ngoài trời là một trong những cơ sở tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người. Đối với trẻ thơ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nhân cách là hình thành ở trẻ tình yêu  thiên nhiên, yêu cuộc sống con người qua đó hình thành cho trẻ những thói quen biết quan tâm đến mọi người và môi trường xung quanh mình, có ý thức học tập tốt. Trẻ luôn có thái độ chăm sóc bảo vệ cây xanh, vệ sinh cá nhân cũng như các hoạt động ở trường, lớp.
- Thông qua hoạt động ngoài trời, trẻ biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây kiểng, tưới cây góc thiên nhiên, có ý thức tốt bảo vệ môi trường của lớp, của trường luôn sạch đẹp.
1. Về phía trẻ
- Qua một thời gian tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra những hướng tốt nhất cho cháu khi hoạt động ngoài trời tôi nhận thấy đa số cháu đã trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ rệt, cụ thể là các cháu có tính nhút nhát như: Cháu Mẫn, Quỳnh Như, Thảo Nhi,, đến gần cuối năm học các cháu trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, hoạt bát hơn và không còn rụt rè nhút nhác như lúc đầu năm học, hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh cũng phát triển rõ rệt, cháu chăm học hơn và luôn chủ động trong mọi hoạt động khám phá về thế giới xung quanh.
- Mặt khác những cháu khác trong lớp đã nắm được một số kiến thức
khoa học, kiến thức xã hội khi tham gia tích cực vào những hoạt động thiên nhiên, hoạt động ngoài trời. Chẳng hạn cháu hiểu được:
+ Làm thế nào để vườn cây của bé luôn xanh tươi sạch sẽ?
+ Tại sao lại có hiện tượng sấm chớp khi trời mưa?
+ Trong đất có những gì?
+ Phải nói chuyện như thế nào để vừa lòng người nghe?
Bảng tổng hợp kết quả, khảo sát đánh giá trẻ như sau
STT
         Tính tích cực của trẻ
  Đầu năm
 Cuối năm
Đạt
Chưa     đạt
Đạt
Chưa đạt
1
Sự tự tin
 SL
16/30
14/30
30/30
0
 TL
53,3%
46,7%
100%
0%
2
Khả năng giao tiếp của trẻ
 SL
18/30
12/30
29/30
1/30
 TL
60%
40%
96,7%
3,3%
3
Trẻ tò mò ham hiểu biết
 SL
19/30
11/30
29/30
1/30
 TL
63,3%
37,7%
96,7%
3,3%
4
Trẻ thể hiện một số hiểu biết về thế giới xung quanh
 SL
18/30
12/30
30/30
0
 TL
60%
40%
100%
0%
2. Về phía giáo viên
- Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.
- Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm.
- Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.
- Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.
- Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
- Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Với vai trò là người giáo viên, là người hướng dẫn trẻ tôi đã được tham gia tập huấn đầy đủ, nắm chắc nội dung giáo dục giúp trẻ chơi tốt hoạt động ngoài trời. Để từ đó tôi đã tìm ra những phương hướng, biện pháp tích cực và triệt để nhất để áp dụng ,vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những kĩ năng giao tiếp linh hoạt hơn.
- Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường đó là một bài học để mình thử nghiệm phương pháp dạy của mình trên trẻ, qua đó ta thấy được những trò chơi nào nên áp dụng và áp dụng vào lúc nào, vào thời điểm nào để lôi cuốn sự chú ý của trẻ và tạo cho trẻ sự hứng thú, thoải mái trong khi chơi. Với đồng nghiệp cùng học hỏi những kinh nghiệm qua những trò chơi dân gian, phương pháp gây hứng thú cho trẻ khi quan sát 
- Luôn tìm tòi và khám phá các cách sử dụng và tái chế các nguyên vật liệu cũ để làm thành các công cụ dạy học và các đồ dùng, đồ chơi. 
- Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ phát triển tốt nhất bằng nhiều cách .
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
- Sau một thời gian thực hiện tôi nhận thấy khả  năng của trẻ có những chuyển biến rõ nét. Trẻ hứng thú với tích cực tham gia chơi hoạt động ngoài trời, trẻ khi nhìn thấy người khác xả rác thì biết nhắc nhở. Biết thu gôm những phế liệu, biết giữ gìn bảo vệ môi trường, trẻ có thể tự tổ chức trò chơi cho các bạn trong lớp của mình, trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện các vai chơiBản thân tôi nhận thấy đề tài” “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi” là đề tài tôi tâm đắc nhất vì qua một năm cho cháu hoạt động ngoài trời theo các phương pháp trên tôi nhận thấy cháu trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Cháu biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời. Bên cạnh đó ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn là niềm vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục.
IV. KIẾN NGHỊ.
1/ Về phía nhà trường:
- Trang bị về cơ sở vật chất, tạo môi trường xanh- sạch- đẹp, tạo thêm sân chơi thoáng mát cho trẻ trong trường học.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được học tập kinh nghiệm các tiết ngoại khóa. 
2/ Về phía giáo viên:
- Giáo viên luôn có tin thần học hỏi và trao dồi kinh nghiệm là tấm gương điển hình cho trẻ học tập.
- Giáo viên cần cho trẻ thực hành thường xuyên và trải nghiệm cùng cô, tạo môi trường làm việc hứng thú cho trẻ.
- Luôn tìm tòi học hỏi nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ.
- Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi bằng các nguyên liệu mở để phục vụ công tác giảng dạy.
3/ Về phía gia đình
- Phối hợp tốt với nhà trường, giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Hỗ trợ nhiệt tình các nguyên vật liệu cho giáo viên ở lớp và nhà trường khi cần thiết cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
V. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP ĐỀ TÀI:
 - Đề tài:“Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi" đã được áp dụng xuyên suốt ở lớp lá của tôi, trong quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả rất tốt.
- Từ những thành quả trên, tôi sẽ tiếp tục áp dụng đề tài này cho những năm học tiếp theo và tìm tòi nghiên cứu bổ sung thêm những biện pháp mới hay hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài trời cho trẻ.
- Trên đây là toàn bộ những suy nghĩ của tôi về đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi". Với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn cho nên việc viết sáng kiến kinh nghiệm không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Đề tài này là một sự suy nghĩ của bản thân, bản thân tôi còn nhiều hạn chế về những từ ngữ và cách thức trình bày trong nghiên cứu khoa học. Tôi rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo của nhà trường, của ngành có những đóng góp ý kiến giúp cho đề tài mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
Thuận Bình, ngày 15 tháng 04 năm 2016
 Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
- Phương pháp dạy trẻ Mầm Non nhà trẻ, mẫu giáo
- Trang web hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com
- Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
- 101 trò chơi nhân gian cho trẻ mẫu giáo.
- Sách chương trình giáo dục mầm non mới

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_ngo.doc
Sáng Kiến Liên Quan