Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động công đoàn nhằm hỗ trợ chuyên môn nâng cao chất lượng dạy học
Là lĩnh vực hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo và tâm huyết, giáo dục ngày càng cần đẩy mạnh hoạt động thi đua nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nhận thức đúng vai trò quan trọng đó của công tác thi đua trong giai đoạn mới, ngành giáo dục đã có những cố gắng đổi mới đáng kể trong chỉ đạo và đánh giá công tác thi đua. Mặc dầu vậy, trên thực tế công tác nầy còn tồn tại không ít những bất cập, hạn chế, thậm chí trở thành lực cản vô hình, kìm hảm sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cũng như mọi mặt hoạt động trong nhà trường.
Trên nền của phong trào thi đua “ Hai tốt”, trong thời gian qua,ngành giáo dục đã cụ thể hoá nội dung của công tác thi đua bằng việc triển khai các phong trào, các cuộc vận động thiết thực, có ý nghĩa. Chẳng hạn như cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “ Mỗi Thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Những phong trào, cuộc vận động thi đua nêu trên đã tạo ra hiệu ứng trong dư luận xã hội, ít nhiều đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ, tuy nhiên song song với các hiệu quả đạt được vẫn còn không ít các biểu hiện tiêu cực trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh cần được sớm khắc phục và qua đó vai trò của tổ chức Công đoàn cơ sở trong việc vận động tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động tham gia các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng dạy học là một tác nhân cần thiết và không thể thiếu trong các đơn vị trường học.
1. Tên đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN NHẰM HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC. 2. Đặt vấn đề: Là lĩnh vực hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo và tâm huyết, giáo dục ngày càng cần đẩy mạnh hoạt động thi đua nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nhận thức đúng vai trò quan trọng đó của công tác thi đua trong giai đoạn mới, ngành giáo dục đã có những cố gắng đổi mới đáng kể trong chỉ đạo và đánh giá công tác thi đua. Mặc dầu vậy, trên thực tế công tác nầy còn tồn tại không ít những bất cập, hạn chế, thậm chí trở thành lực cản vô hình, kìm hảm sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cũng như mọi mặt hoạt động trong nhà trường. Trên nền của phong trào thi đua “ Hai tốt”, trong thời gian qua,ngành giáo dục đã cụ thể hoá nội dung của công tác thi đua bằng việc triển khai các phong trào, các cuộc vận động thiết thực, có ý nghĩa. Chẳng hạn như cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “ Mỗi Thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...Những phong trào, cuộc vận động thi đua nêu trên đã tạo ra hiệu ứng trong dư luận xã hội, ít nhiều đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ, tuy nhiên song song với các hiệu quả đạt được vẫn còn không ít các biểu hiện tiêu cực trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh cần được sớm khắc phục và qua đó vai trò của tổ chức Công đoàn cơ sở trong việc vận động tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động tham gia các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng dạy học là một tác nhân cần thiết và không thể thiếu trong các đơn vị trường học. a/ Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu: Mục đích cuói cùng của phong trào thi đua “ Hai tốt” là nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức Công đoàn trường học nếu phối hợp tốt với chính quyền nhà trường, có nhiều biện pháp thực hiện tốt sẽ tập hợp được đội ngũ tham gia các phong trào thi đua trong nhà trường và từ đó sẽ nâng cao chất lượng dạy học. b/ Lý do chọn đề tài : Bản thân là giáo viên thâm niên trong nghề dạy học, nhiều năm tham gia công tác Công đoàn tại các Công đoàn cơ sở trường học và với vai trò là chủ tịch công đoàn cơ sở nên tôi quan tâm đến vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức vận động cán bộ, giáo viên- nhân viên trong việc tham gia các hoạt động trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy-học. c/ Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ xin trình bày các biện pháp tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở trường học. 3. Cơ sở lý luận: - Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) Chương I, điều 10 ghi: “ Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chứcvà những người lao động khác,tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. - Luật Công đoàn tại khoản 2 điều 2 đã khẳng định: “ Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế -xã hội, quản lý nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chứctheo qui định của pháp luật”. - Công đoàn giáo dục việt nam là một công đoàn ngành nghề, đại diện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động trong ngành giáo dục có nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động trong ngành giáo dục, đồng thời có trách nhiệm giáo dục cán bộ viên chức, vận động tổ chức cho cán bộ viên chức tham gia các phong trào thi đua do ngành giáo dục phát động nhằm nâng cao chất lượng dạy-học. 4.Cơ sở thực tiễn: - Trong công tác phối hợp với chính quyền nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức các hoạt động, tổ chức công đoàn cơ sở có trách nhiệm tập hợp đội ngũ, tổ chức tuyên truyền và vận động anh chị em cán bộ đoàn viên tham gia các cuộc thi đua; thực hiện các cuộc vận động do ngành phát động. Qua nhiều năm tổ chức thực hiện chúng tôi nhận thấy rằng đơn vị nào tổ chức tốt việc tập hợp cán bộ đoàn viên, xây dựng một tập thể đoàn kết nhất trí và nổ lực thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra trong kế hoạch các năm học. - Các phong trào thi đua trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy-học chỉ thực sự trở thành động lực lôi cuốn mọi cá nhân, tập thể tích cực tham gia khi nó được nhận thức đúng đắn và đầy đủ trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác và công khai, vì vậy việc tuyên truyền giáo dục làm cho cán bộ, giáo viên, và học sinh hiểu rõ ý nghĩa,vai trò của mỗi cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. - Thực tế phong trào thi đua “ Hai tốt” của Trường Trung học cơ sở Chu Văn An trong các năm qua đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên kể cả chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn trong đó có sự đóng góp rất tích cực của tổ chức công đoàn trong việc vận động cán bộ, giáo viên tham gia thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong các năm học, do đó tôi nhận thấy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn, ngoài việc chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của Cán bộ, đoàn viên nếu Công đoàn có nhiều biện pháp tổ chức vận động đoàn viên tham gia các phong trào thi đua nhất là tham gia thực hiện các cuộc vận động của Ngành sẽ hỗ trợ rất tốt cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học. 5. Nội dung nghiên cứu: Để góp phần cùng với chính quyền nhà trường thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch năm học, tổ thức thực hiện tốt các cuộc vận động do ngành phát động và phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” , trên cơ sở lĩnh vực công tác Công đoàn chúng tôi đã tổ chức các hoạt động với các nội dung và biện pháp như sau: I/ Công tác xây dựng đội ngũ: Xác định đây là một công tác hết sức quan trọng quyết định sự thành bại trong việc tổ chức, vận động tập hợp CB đoàn viên thực hiện nghị quyết nhiệm vụ năm học. Trong công tác này chúng tôi đã thực hiện một số nội dung sau: 1/ Xây dựng khối đoàn kết thống nhất: Sức mạnh của tổ chức Công đoàn nằm trong tập thể CNVC-LĐ do đó chúng tôi tạo được mối liên hệ chặc chẽ với CNVC-LĐ,đặc biệt là công tác xây dựng, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ: - Coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho CB đoàn viên, tập hợp đoàn viên thành lực lượng thống nhất ý chí và hành động. - Vận động, tổ chức CB đoàn viên tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ; học tập quán triệt các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và của ngành.Đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “ Mỗi Thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với cuộc vận động “ Hai không” của ngành kết hợp với phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chúng tôi nghĩ nhờ thường xuyên tập trung cho công tác này nên đã tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ, anh chị em giáo viên đề cao được ý thức tổ chức, kỹ luật, tự giác trong công việc và nổ lực cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của mình là công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 2/ Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Công đoàn: Cán bộ Công đoàn từ tổ trưởng đến các thành viên trong BCH và các ban quần chúng là những nhân tố có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết của nhà trường và Công đoàn đề ra, xây dựng đội ngũ CB Công đoàn có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng sẽ là đầu tàu thúc đẩy và động viên CNVC-LĐ trong công tác.CB Công đoàn cần thường xuyên gần gũi với đội ngũ giáo viên để hiểu về việc họ làm, hiểu về cuộc sống và tâm tư tình cảm của anh chị em, lắng nghe ý kiến phản ánh của họ trong công việc, trong sinh hoạt cũng như những khó khăn trong cuộc sống để từ đó đề ra kế hoạch, chương trình hoạt động cho phù hợp với yêu cầu thực tế của nhà trường. 3/ Xây dựng qui chế làm việc tạo nên mối quan hệ phối hợp chặc chẽ giữa công đoàn và chính quyền nhà trường: dựa trên nguyên tắc bình đẳng, phối hợp và tôn trọng lẫn nhau để thực hiện ba cùng: cùng phát hiện vấn đề; cùng xây dựng kế hoạch và cùng tổ chức thực hiện. II/ Tổ chức các hoạt động hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy học: Trong công tác tổ chức các hoạt động hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy học đơn vị chúng tôi chú ý tập trung các hoạt động sau: 1/ Phối hợp với chính quyền nhà trường tổ chức phát động các phong trào thi đua và tổ chức các hoạt động trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch năm học: a/ Đăng ký và phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua trong năm học: Qua sinh hoạt tổ chuyên môn và tổ công đoàn anh chị em giáo viên trao đổi thẳng thắn , tùy tình hình, năng lực và hoàn cảnh của mỗi cá nhân vận động anh chị em tự giác đăng ký và nổ lực phấn đấu thực hiện. Kết quả cho thấy chất lượng công việc đạt được nhất là chất lượng học tập của học sinh đã phản ảnh đúng thực chất năng lực và sự cố gắng của từng người từ đó lãnh đạo nhà trường dễ dàng có cơ sở trao đổi, đánh giá và điều chỉnh trong phân công lao đông hợp lý và có hiệu quả hơn. b/ Công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức các lớp bồi dưỡng, các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên:Cụ thể một số việc làm như sau: + Tổ chức lớp bồi dưỡng Ứng dụng công nghệ thông tin trong day học: Với cơ sở vật chất là phòng máy vi tính của Trường, công đoàn đã phối hợp với chuyên môn tổ chức vận động tất cả anh chị em giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về ƯDCNTT trong dạy học như sử dụng thành thạo các phần mềm : School Viewer 6.0 về quản lý điểm; phần mềm IMind map V4 về phương pháp dạy học bằng bảng đồ tư duy; phần mềm trắc nghiệm dùng trong việc ra đề kiểm tra v.v..., thực hành kỹ năng soạn giáo án Power point, qui trình quản lý điểm school Viewerkinh phí bồi dưỡng bằng nguồn kinh phí công đoàn (600.000 đồng).Tổng số buổi bồi dưỡng 12 buổi ( gv hướng dẫn là GV tin học của trường ). + Phối hợp với chuyên môn tổ chức hội thảo về “ Đổi mới phương pháp dạy học” , Hội thảo về thực hiện phương pháp “ bản đồ tư duy trong dạy học” v.v... c/ Tổ công đoàn phối hợp tổ chuyên môn đề ra các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả giờ lên lớp: Các đơn vị tổ đã triển khai có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học qua việc thực hiện hiện các chuyên đề ngành đã triển khai như chuyên đề “ Dạy học tích cực”; chuyên đề đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thúc đẩy đổi mới dạy học”, lồng ghép các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống; chuyên đề bảo vệ môi trường v.v.. Chú trọng vai trò của tổ chuyên môn; tổ công đoàn vì đây là đơn vị cơ sở triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy của nhà trường, trong sinh hoạt tổ cố gắng tránh các hình thức sự vụ , tập trung trao đổi, giúp đỡ nhau tháo gỡ những khó khăn trong chuyên môn thông qua các tiết dự giờ, thực tập, thao giảng.v.v.. Động viên giáo viên tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu d/ Vận động phong trào tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học: Do đặc thù về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học các bộ môn của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, công đoàn đã vận động tổ chuyên môn phối hợp tổ công đoàn và phụ trách công tác thiết bị dạy học của nhà trường rà soát các thiết bị đã có, tổ chức giáo viên đăng ký mượn sử dụng đồng thời đăng ký tự làm các đồ dùng dạy học có thể tự làm để phục vụ công tác dạy học. Công đoàn phối hợp với chuyên môn nhà trường tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường, qua việc làm này các tổ chuyên môn đều có đồ dùng dạy học dự thi và cò nhiều đồ dùng dạy học có giá trị và ứng dụng cao trong dạy học , đặc biệt năm học qua Công đoàn phối hợp nhà trường đã tổ chức hội thi Đồ dùng dạy học ứng dụng CNTT( trường có mời đại diện tổ chuyên môn của phòng GD&ĐT về tham dự) , toàn trường đã có 6 ĐDDH dự thi ( 3 tác phẩm đạt giải). d/ Phối hợp với chuyên môn tổ chức hội thảo về tổng kết viết SKKN và áp dụng SKKN,vận động giáo viên đăng ký và viết đề tài SKKN: Công đoàn tổ chức giới thiệu cách xây dựng đề cương và viết các đề tài SKKN ( đề tài phải phù hợp với thực tiễn và đã được áp dụng ở đơn vị) năm học qua toàn trường có 37 đề tài được chấm chọn đạt 26 đề tài xếp loại A, 11 đề tài xếp các loại B và C. Kết quả chấm chọn cấp Thành phố có 6 đề tài xếp loại A; 8 đề tài xếp loại B và 6 đề tài xếp loại C. e/ Phối hợp với Thư viện nhà trường Xây dựng tủ sách công đoàn phục vụ giảng dạy, nguồn sách do anh chị em giáo viên đóng góp (100 bảng), ngoài ra trong các năm học qua mỗi năm công đoàn đã hỗ trợ tiền mua báo để phục vụ anh chị em GV với số tiền gần một triệu đồng mỗi năm. 2/ Vận động CB đoàn viên phát huy tinh thần tự học, tự rèn, tham gia các lớp nâng chuẩn: Nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhiều Thầy, cô giáo đẫ cố gắng khắc phục khó khăn tham gia các lớp đại học, trung cấp chính trịNăm học qua có 2 đ/c hoàn cảnh gia đình khó khăn , con mọn nhưng vẫn cố gắng tham gia hoàn tất khóa học nâng tỉ lệ GV đạt trên chuẩn hiện nay là 50%. 3/ Tổ chức hoạt đông tham quan học tập: Song song với việc tổ chức , vận động anh chị em giáo viên tham gia các hoạt động trong công tác chuyên môn Công đoàn Trường bằng nhiều hình thức đã gây quỹ để tổ chức cho Cán bộ, đoàn viên có điều kiện đi tham quan, dã ngoại học tập các đơn vị bạn trong và ngoài Tỉnh để học tập cách làm hay trong chuyên môn đồng thời tạo nên không khí vui tươi đoàn kết hiểu rõ hoàn cảnh nhau động viên cùng nhau vượt khó và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Một số biện pháp để gây quỹ tham quan, học tập: Tranh thủ nguồn quỹ ủng hộ từ Phụ huynh học sinh: Hàng năm học Công đoàn Trường đều có trao đổi phối hợp với Ban đại diện PHHS về các hoạt động chính của Công đoàn trong năm học và đều được hỗ trợ về nguồn kinh phí( Mỗi năm từ 3.000000 đ đến 4.000000đ. Gây nguồn quỹ tự có bằng các hoạt động dịch vụ. Vận động anh chị em tự nguyện tiết kiệm đóng góp để tích luỹ ( nguồn quỹ này sẽ hoàn trả lại cho cá nhân nếu vì lý do đặc biệt nào đó không thể tham gia tham quan được). 6. Kết quả nghiên cứu: Với những biện pháp tích cực trên năm học vừa qua đơn vị chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau: + Đối với Học sinh: Năm học : 2010-2011: Đạt chỉ tiêu về chất lượng bộ môn đề ra trong kế hoạch năm học( Theo chỉ tiêu từng bộ môn đăng ký từ đầu năm học). Kết quả xét công nhận TN THCS ( 2010-2011) :99,2%. Số lượng học sinh lớp 9 trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2011-2012 : 74% Học sinh giỏi các cấp : + Năm học 2010-2011: + Giải quốc gia : Huy chương bạc IOE (lớp 9) + Cấp Tỉnh : 02 giải nhì ( Môn Anh văn và môn ngữ văn ) + Cấp Thành phố : Tổng số 62 giải. Trong đó : Giải nhất : 2; nhì : 10 ; ba : 26 và 24 giải KK + Thực hành : - Giải nhì đồng đội môn Sinh học ( 01 giải nhất; 01 giải nhì ) - Giải KK đồng đội môn Hóa học. + TTVH : Giải nhì cấp Thành phố. + Năm học 2011-2012: + Cấp Thành phố ( Học sinh giỏi khối lớp 9 ): Đạt tổng cộg 18 giải. Trong đó: 02 giải nhất; 03 giải nhì ; 06 giải ba và 07 giải khuyến khích. + Thi HS giỏi IOE : 02 giải ba và 14 giải KK. + Thi Violympic : 01 giải nhì; 02 giải ba và 03 giải KK. + Cấp Tỉnh ( Học sinh giỏi khối lớp 9 ): Đạt 04 giải. Trong đó gồm : 01 giải nhì; 01 giải ba và 02 giải KK. + Các môn thi HKPĐ: Đạt 02 giải ba và 01 giải KK cấp Thành phố; Huy chương bạc cầu lông đơn nữ và đôi nữ cấp Tỉnh. + Đối với tập thể: Năm học 2008-2009 : TTXS được UBND Tỉnh tặng bằng khen. Năm học 2009-2010 : Đạt danh hiệu trường tiên tiến, được Sở GD&ĐT khen thưởng. Năm học 2010-2011 : Đạt danh hiệu Tiên tiến , được Sở GD&ĐT khen tưởng. Qua thực tế tổ chức các hoạt động trên trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Công đoàn trong các năm học chúng tôi nhận thấy rằng việc phối hợp tích cực với Chính quyền nhà Trường là một yếu tố tạo động lực để nâng cao chất lượng dạy học. Việc làm này của chúng tôi đã được ghi nhận và được trình bày trong báo cáo tham luận tại Hội nghị Tổng kết hoạt động Công đoàn của Công đoàn Giáo dục Thành phố Tam Kỳ năm học 2010-2011. 7. Kết luận: Qua thực tế thực hiện các biện pháp đã trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng Công đoàn là tổ chức quần chúng rộng lớn của CNVC-LĐ . Sức mạnh của tổ chức Công đoàn nằm trong tập thể quần chúng lao động, Công đoàn có vai trò rất lớn trong việc tập hợp, vận động CB-GV nổ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình là nâng cao chất lượng dạy học.Muốn được như vậy cần chú trọng các vấn đề sau: -Quan tâm đên công tác tuyên truyền giáo dục CB đoàn viên về chủ trương đường lối của Đảng,các chính sách pháp luật của nhà nước, nghị quyết của Công đoàn cấp trên, tình hình công tác tại đơn vị. CB đoàn viên trong nhà trường phải thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ về mọi mặt để có thể vận dụng trong thực tiễn công tác. - Công đoàn cơ sở phải tập hợp CB đoàn viên thành một khối đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động. - Công đoàn cần chú trọng việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là nâng cao chất lượng day học. -Xây dựng mối quan hệ chặc chẽ giữa Công đoàn và chính quyền nhà trường trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trong công việc.Cùng nhau xâydựng kế hoạch trên cơ sở tình hình thực tế của đơn vị;cùng nhau phát hiện và giải quyết vấn đề, từ đó sẽ cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch và đạt kế hoạch đề ra . 8. Đề nghị: Nội dung đề tài trong phạm vi tổ chức các hoạt động của Công đoàn cơ sở và các giải pháp cụ thể được Ban chấp hành Công đoàn triển khai trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác Công đoàn trong các năm học và mang tính phối hợp với chuyên môn. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng dạy học chúng tôi nhận thấy điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường không đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học như phòng ốc, trang thiết bị dạy họcv.v... do đó đề nghị cần tăng cường việc xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thêm trang thiết bị phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Mặc khác, nhân sự tổ Công đoàn cũng thường thay đổi theo yêu cầu công tác tổ chức, do đó đề nghị BCH Công đoàn Giáo dục Thành phố xem xét mở các lớp bồi dưỡng cán bộ tổ công đoàn để đáp ứng tốt hơn trong công tác. 9. Phần phụ lục: (Đính kèm các hình ảnh một số nội dung hoạt động đã trình bày trong phần nội dung). 10. Tài liệu tham khảo: - Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992). - Luật Công đoàn Việt Nam. - Tài liệu bồi dưỡng cán bộ Công đoàn ngành Giáo dục của Công đoàn Giáo dục Việt Nam ( Nhà xuất bản lao động-2006). 11. Mục lục: TT Nội dung Trang 01 Tên đề tài 01 02 Đặt vấn đề 01 03 Cơ sở lý luận 01-02 04 Cơ sở thực tiễn 02-03 05 Nội dung nghiên cứu 03-06 06 Kết quả nghiên cứu 06-07 07 Kết luận 07 08 Đề nghị 07 09 Phụ lục 08 10 Tài liệu tham khảo 09 11 Mục lục 10 12 Phiếu đánh giá xếp loại SKKN 11
File đính kèm:
- SKKN.doc