Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp - Bùi Thị Phương Nhung

Cơ sở thực tiễn:

 Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi nhỏ các em còn ham chơi nhiều

hơn ham học, rất ít em có ý thức tự giác trong học tập và trong mọi hoạt động

của trường. Trong thực tế hiện nay, các em được sống trong môi trường thuận

lợi. Ngay cả khi ở nhà các em cũng gần như không phải làm việc gì, đến

trường tham gia lao động, cần chổi quét sân cũng khó khăn. Những vấn đề

tưởng như đơn giản đó cũng vẫn rất cần sự hướng dẫn của giáo viên chủ

nhiệm. Không chỉ là công việc dạy học, giáo viên chủ nhiệm còn dạy các em

hình thành các kĩ năng sống, ý thức đạo đức, . nhưng không phải là lúc nào

chúng ta cũng thực hiện một việc làm giống nhau với tất cả các đối tượng và

thực hiện suốt cả năm học, như thế sẽ gây tâm lý nhàm chán, không hiệu quả.

Mỗi giáo viên cần có những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc

riêng và luôn có sự đổi mới, có những biện pháp tích cực để tạo sự mới mẻ,

ham thích đối với học sinh nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu

mà giáo viên đưa ra.

pdf33 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp - Bùi Thị Phương Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác ngày lễ lớn bằng các hoạt 
động: thi văn nghệ, làm báo tường, vẽ tranh, ..... 
- Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò 
chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều 
quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân 
thiện, học sinh tích cực. Chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao. 
 VD: Rất nhiều em trước kia nhút nhát giờ đây đã tự tin lên nhiều. Ngay 
cả em Hoàng Anh, Loan, Hằng (HSKT) đã có thể đứng lên hát trước lớp sau 
mỗi lần mà em này bị thua trong các trò chơi khởi động, trong các buổi sinh 
hoạt lớp được Ban văn nghệ mời lên. 
4.5.5. Hướng dẫn học ở nhà (Hoạt động ứng dụng theo mô hình 
VNEN). 
Nhiều em về nhà, có gia đình bố mẹ bận công việc nên học tập của con 
em mình không sát sao được dẫn đến về nhà lười học, học qua loa, học 
 22
chống đối, bài tập làm đối phó. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này? 
Với mô hình VNEN thì ngoài hoạt động cơ bản và hoạt động thực hành 
được thực hiện tại lớp còn có hoạt động ứng dụng làm ở nhà dưới sự hướng 
dẫn trợ giúp của phụ huynh nếu HS cần. Vậy ngay đầu năm học tôi tổ chức 
họp phụ huynh để trao đổi vấn đề này, hướng dẫn phụ huynh cách dạy con 
học ở nhà, dạy con ý thức tự học. Tôi giúp phụ huynh hiểu không nên quan 
niệm Hoạt động ứng dụng là buổi học thứ ba của con ở nhà trong một không 
khí gò bó, cứng nhắc về nội dung và thời gian. 
Việc giúp con hoàn thành hoạt động ứng dụng có thể diễn ra mọi lúc, 
mọi nơi trong sinh hoạt gia đình một cách tự nhiên. 
Ví dụ: 
- Khi đang nấu con, hỏi và lắng nghe con đọc bài thơ vừa thuộc ở lớp. 
- Những lúc nghỉ, khi chơi đùa với con, cha mẹ hướng con vào những 
trò chơi gắn với những điều con đã học như: học thuộc lòng những câu tục 
ngữ, ca dao, đố vui về tên một loài chim, loài hoa, ... để mở rộng vốn từ. 
- Khi cùng con cho gà, vịt ăn hướng dẫn con quan sát hoặc cùng nhận 
xét để ghi lại những chi tiết, hình ảnh đẹp chuẩn bị cho bài văn kể, miêu tả 
con vật, .... 
- Cùng con thực hành đo (hoặc ước lượng) chiều dài, chiều rộng sân 
nhà, mảnh vườn, chiều cao các thành viên trong gia đình, ... 
Vì thế, hấu hết các em làm bài chuẩn bị bài rất tốt. 
Như đã nêu ở phần trên, đầu năm học, vẫn còn có em lười học, không 
làm bài tập ở nhà. Các em này đều là em học yếu vì không hiểu bài dẫn đến 
chán, ngại làm, bố mẹ có khi không biết cách hướng dẫn để các em hiểu. Vậy 
trước khi kết thúc buổi học, tiết học tôi yêu cầu các em xem bài tập ứng dụng 
xem có hiểu không, có hỏi gì không để tôi hướng dẫn. Khuyến khích các em 
trao đổi với nhau về bài tập trước khi mang về nhà. Bản thân tôi cũng phải tìm 
hiểu bài đó có khó không, khoảng bao nhiêu em làm được để có thể hướng 
dẫn một nhóm học sinh, hay cả lớp để 100% sẽ làm bài trước khi đến lớp. 
 23
Tôi cho phụ huynh số điện thoại liên lạc để có khó khăn gì hãy gọi cho 
tôi để tôi giúp đỡ. 
Hướng dẫn học sinh lập thời gian biểu ở nhà phù hợp để thực hiện hiệu 
quả việc học tập, sinh hoạt của mình. 
4.6. Hợp tác với phụ huynh học sinh: 
Đây là phần việc rất quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm chúng ta. 
Để giúp học sinh của mình pháp triển một cách toàn diện phải có sự phối kết 
hợp các môi trường giáo dục, đặc biệt là nhà trường và gia đình. 
Giáo viên chủ nhiệm phải biết vận động, động viên phụ huynh cùng với 
phụ huynh bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con học tốt, giáo dục đạo đức 
ở gia đình, thu nộp đầy đủ các khoản quy định. Cùng chi hội phụ huynh của 
lớp thăm hỏi học sinh đau ốm kịp thời... Thường xuyên thông báo để phụ 
huynh biết tình hình học tập của con em mình từ đó có định hướng để giáo 
dục tốt con em. Có những vấn đề gì khúc mắc tôi yêu cầu phụ huynh thẳng 
thắn trao đổi để cùng giải quyết. Có thể nhờ Ban giám hiệu nhà trường can 
thiệp để tránh hiểu nhầm không đáng có giữa GVCN và phụ huynh, GVCN 
với học sinh. 
- Đối với phụ huynh đi làm ăn xa, tôi cũng yêu cầu thường xuyên liên 
lạc với tôi để trao đổi thông tin về việc học của con em mình. 
VD: Phụ huynh em Vui (bố em) rất hay liên lạc với tôi để hỏi han về 
tình hình học tập cháu . Tôi rất nhiệt tình chia sẻ, có vấn đề gì là tôi thông báo 
ngay để gia đình biết. 
Phụ huynh học sinh lớp tôi rất nhiệt tình, ủng hộ hết mình các phong 
trào của lớp, của trường. 
VD: Phụ huynh em Long đã làm tặng lớp một giá để cây xanh bằng sắt 
rất đẹp. 
- Đầu năm học, phụ huynh tham gia cùng giáo viên trang trí lớp học. 
- Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đứng lên kêu gọi xây dựng quỹ 
lớp để hoạt động. Phụ huynh đã tổ chức thăm hỏi học sinh khi đau ốm. Năm 
học này Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đã đến từng gia đình phát động 
 24
ủng hộ em Loan đi mổ tim bẩm sinh với số tiền 300 000đồng (tuy ít ỏi nhưng 
tôi thấy rất có ý nghĩa và thấy được phụ huynh rất nhiệt tình). 
- Trong các đợt sơ kết học kì, tổng kết năm học Ban đại diện đều có 
phần thưởng (mua vở) tặng các em có thành tích học tập tốt để động viên, 
khích lệ. 
4.7. Mối liên hệ mật thiết giữa GVCN với Ban giám hiệu và Hội 
đồng giáo dục nhà trường 
Mối quan hệ giữa GVCN lớp với BGH và HĐGD nhà trường là mối 
quan hệ của người bị quản lý đối với lãnh đạo. Mỗi tháng một lần, Ban giám 
hiệu lại tổ chức họp Hội đồng Sư phạm một lần vào đầu tháng để triển khai 
các công việc trong tháng, trong đó có công tác chủ nhiệm. 
 Tôi tiếp nhận chủ trương, kế hoạch và những định hướng cho từng 
hoạt động cụ thể của BGH và HĐGD nhà trường. Từ đó, xây dựng kế hoạch 
và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp 
chủ nhiệm. Trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch, nếu xuất hiện 
những khó khăn hoặc những tình huống đột biến không thể hoặc không thuộc 
quyền xử lý thì tôi báo cáo kịp thời với BGH và HĐGD để lấy ý kiến chỉ đạo, 
bổ xung, điều chỉnh kế hoạch hoặc thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức 
hoạt động tận dụng sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất của cấp trên. 
Tôi luôn báo cáo kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp theo định kỳ (cuối 
học kỳ, cuối năm học) hoặc đột xuất nếu có với BGH và HĐGD theo hướng 
dẫn chung của nhà trường (đánh giá, xếp loại học tập, rèn luyện đạo đức và 
các mặt hoạt động khác của từng học sinh và của cả lớp). 
Tôi luôn lắng nghe và đề đạt nguyện vọng chính đáng của học sinh lớp 
chủ nhiệm với BGH và HĐGD nhà trường, đề xuất các phương án giải quyết 
với sự suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng. Đồng thời phản ánh những ý kiến nguyện 
vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay phản bác đối với những chủ 
trương, quy định của trường trong các mặt hoạt động giáo dục để cấp trên có 
sự xem xét, giải đáp hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế. 
4.8. Sự kết hợp của GVCN lớp với GVCN các lớp khác cùng khối. 
 25
Trong tổ chức nhân sự của nhà trường, những GVCN thuộc cùng một 
khối lớp được thiết lập thành một tổ chủ nhiệm khối lớp. Đây là cơ hội để 
giáo viên chủ nhiệm chúng tôi trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thiện công tác 
chủ nhiệm của mình. 
Tôi thường bàn bạc, thống nhất với GVCN trong khối về nội dung, kế 
hoạch, cách thức, tiến bộ các hoạt động chủ nhiệm tương ứng với những thời 
điểm cụ thể của kế hoạch năm học, trao đổi kế hoạch phối hợp với các khối 
chủ nhiệm khác trong trường. 
 Báo cáo hoạt động của lớp chủ nhiệm về các mặt giáo dục, đề xuất 
thỉnh cầu sự giúp đỡ, phối hợp của các lớp cùng khối đối với một số công việc 
nhằm tạo phong trào, phát huy sức mạnh của cộng đồng khối lớp. 
 Trao đổi những kinh nghiệm thành công hoặc thất bại, sáng kiến được 
chọn lọc trong quá tình thực thi công tác chủ nhiệm của bản thân với đồng 
nghiệp để cùng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo môi trường đồng cảm, đồng 
trách nhiệm đối với thế hệ trẻ. 
4.9. Công việc của GVCN với các giáo viên bộ môn giảng dạy tại 
lớp chủ nhiệm 
Các giáo viên bộ môn giảng dạy tại chủ nhiệm lớp chủ nhiệm ở tiểu học 
có số thời gian làm việc tiếp xúc với học sinh không nhiều, nhưng vẫn có điều 
kiện hiểu biết năng lực, sở trường của mỗi học sinh đói với hoạt động chủ đạo 
của các em - hoạt động học tập. Vì thế việc phối hợp chặt chẽ GVCN với giáo 
viên bộ môn trong công tác chủ nhiệm sẽ giúp cho GVCN nắm bắt tình hình 
học sinh thường xuyên, liên tục, cụ thể để từ đó có những tác động cần thiết 
tới đối tượng giáo dục, vừa góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy, 
vừa đảm bảo tính đồng bộ khách quan, thực tiễn và cá biệt trong khi triển khai 
kế hoạch chủ nhiệm và đánh giá kết quả phấn đấu rèn luyện của học sinh. 
Việc phối hợp GVCN với giáo viên bộ môn được thực hiện thông qua những 
công việc sau: 
Nắm bắt số lượng cụ thể giáo viên bộ môn dạy lớp chủ nhiệm, lịch 
trình giảng dạy của mỗi người trong năm học. 
 26
 Có hiểu biết cơ bản về tính cách năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, vai 
trò và vị thế của mỗi người giáo viên trong trường, hoàn cảnh sống của họ. 
Liên hệ mật thiết với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tình hình học 
tập của mỗi học sinh đối với bộ môn họ giảng dạy về thái độ, trình độ nhận 
thức, kết quả học tập. Nhờ những thông tin do giáo viên bộ môn cung cấp, 
GVCN có thể có được một bức tranh cụ thể, rõ nét hơn về mỗi học sinh, từ đó 
có được cách thức tác động, điều chỉnh, bổ xung phù hợp với đặc điểm phát 
triển nhân cách của đối tượng giáo dục. 
Thông báo cho giáo viên bộ môn tình hình phấn đấu rèn luyện, những 
mặt mạnh và mặt yếu của tập thể lớp, những học sinh có năng lực học tập tốt, 
những học sinh có năng lực học tập yếu kém, những học sinh có phẩm chất 
đạo đức cần phải lưu tâm, uốn nắn. 
 Phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động ngoại khoá phục vụ 
hoạt động dạy học, đồng thời tạo cơ hội để tập thể lớp có được môi trường 
giao lưu và tăng thêm khả năng nắm bắt tình hình thực tế xã hội cho mỗi học 
sinh. 
 4.10. GVCN phải có sự phối hợp với các lực lượng xã hội: 
Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới 
hiệu quả trong việc thực hiện giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người 
giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường phổ thông. Giải quyết tốt nhiệm vụ này 
cũng chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục, một trong những giải pháp trọng 
yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện 
nay. 
5. Kết quả đạt được. 
 Sáng kiến của tôi không có gì là to tát, những biện pháp tôi đã làm cũng 
rất đỗi bình thường. Qua việc tác động trực tiếp vào lớp 3A tôi chủ nhiệm 
trong năm học 2014 – 2015 và tiếp tục là lớp 4A đang chủ nhiệm ở năm học 
2015 – 2016 (Lớp 3A năm học trước) tôi thấy kết quả đạt được lại rất khả 
quan. Rõ ràng qua cách làm này, kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến 
bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi 
 27
đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và 
thân thiện, nề nếp tự quản của lớp, thành tích của từng cá nhân, của lớp trong 
học tập, trong mọi hoạt động đã có biến chuyển và đạt được những thành 
công nhất định. 
 5.1. NÒn nÕp líp häc: 
- B¶n th©n t«i lu«n cã tinh thÇn tr¸ch nhiÖm trong c«ng viÖc, lu«n s¸t 
sao tíi c«ng t¸c chñ nhiÖm cña líp. 
- Hội đồng tự quản của lớp làm việc hiệu quả. 
- C«ng t¸c chñ nhiÖm ®−îc ban gi¸m hiÖu nhµ tr−êng ®¸nh gi¸ cao. 
- NÒ nÕp líp häc lu«n ®−îc duy tr×. 
- Ho¹t ®éng truy bµi ®Çu giê c¸c em thùc hiÖn nghiªm tóc. 
- Nền nếp tự quản của lớp, công tác chủ nhiện của tôi được hội đồng 
nhà trường đánh giá cao. 
- Học sinh tự tin lên rất nhiều trong học tập và giao tiếp. 
5.2. ChÊt l−îng gi¸o dôc: 
5.2.1. Lớp 3A năm học 2014 – 2015: 
- Các em thi đua nhau cùng học. Không còn hiện tượng học sinh bỏ bài, 
lười học. 
- C¸c giê häc ®−îc c¸c em chuÈn bÞ tèt tr−íc khi ®Õn líp. 
- ChÊt l−îng ®¹i trµ lu«n ®¶m b¶o. 
- Chất lượng học tập của lớp đạt kết quả rất cao cuối năm học. 
Môn Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm < 5 
Toán 12/23 = 52,5% 10/23 = 43,5% 1/23= 4,3% 0 
 Tiếng Việt 16/23 = 69,6% 7/23 = 30,4% 0 0 
- Lớp có 22/23 em được hiệu trưởng xét khen thưởng đạt tỉ lệ 95,7% 
- Lớp 3A là một trong số ít những lớp có điểm kiểm tra cuối năm các 
môn học không có điểm yếu. 
- 100% số học sinh của lớp đạt được năng lực và phẩm chất theo thông 
tư 30 – Bộ GD. 
5.2.2. Học kì I lớp 4A năm học 2015 – 2016: 
 28
- Các em không ngừng tiến bộ vươn lên trong mọi mặt. 
- Tôi gần như không phải mất quá nhiều thời gian về nền nếp lớp chủ 
nhiệm. 
- Lớp đã xây dựng được một tập thể đoàn kết, vững mạnh, thi đua học 
tập. Cuối kì I, lớp 4A là lớp duy nhất trong trường được công nhận là: 
Lớp: Xuất sắc. 
- Kết quả học tập các em đạt được ở học kì I năm học 2015 – 2016 như 
sau: 
Môn Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm < 5 
Toán 5/23 = 21,7% 13/23 = 56,6% 5/23= 21,7% 0 
 Tiếng Việt 15/23 = 65,2% 8/23 = 34,8% 0 0 
Khoa học 7/23 = 30,4% 15/23 = 65,2% 1/23 = 4,4% 0 
LS và ĐL 16/23 = 69,6% 7/23 = 30,4% 0 0 
- 100% số học sinh của lớp đạt được năng lực và phẩm chất theo thông 
tư 30 – Bộ GD. 
5.3. Kết quả các hoạt động khác: 
5.3.1. Lớp 3A năm học 2014 – 2015: 
- Các em tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ngoại khóa và các 
hội thi do nhà trường tổ chức: 
+ Trong hội thi "Viết chữ đẹp" lớp có 5 em tham gia trong đó có 3 em 
đạt giải cao của khối: Em Hiền giải Nhất, em Chi giải Nhì, em Vui giải Ba. 
+ Tham gia hoạt động chào mừng ngày 20 - 11 các em đã hăng say tập 
luyện văn nghệ để biểu diễn chúc mừng các thầy cô. Đồng thời, cả lớp tham 
gia làm báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Kết quả báo tường 
đạt giải Nhất. 
+ Trong Hội khỏe Phù Đổng tổ chức ngày 22/ 12/ 2014 các em hào 
hứng tham gia và mang về lớp: 
* Giải Ba đồng diễn thể dục. 
* Giải Ba tập thể 
 29
* 1 giải Nhất của em Hoàng Phi Hùng và 1 giải Ba của em Phạm Minh 
Phúc về vẽ tranh theo đề tài: Chú bộ đội. 
- Các em biết chia sẻ, giúp đỡ với nhau trong học tập. Biết quan tâm 
đến nhau khi bạn của mình đau ốm. 
VD: Lớp có em Nguyễn Ngọc Loan bị bệnh tim bẩm sinh. Các bạn rất 
lo lắng. Tự các em biết tổ chức đến thăm, động viên bạn để bạn yên tâm đi 
chữa bệnh. Hội đồng tự quản cùng ban Quyền lợi biết phân chia công việc 
cho các nhóm để cả lớp giúp đỡ bạn Loan. Phụ huynh học sinh cũng vào 
cuộc. 
5.3.2. Lớp 4A năm học 2015 – 2016 (Tính đến hết tháng 2/2016) : 
- Các em tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ngoại khóa và các 
hội thi do nhà trường, Phòng giáo dục tổ chức: 
+ Trong hội thi "Viết chữ đẹp" cấp huyện, lớp có 4 em tham gia và cả 
4 em đều được chọn vào vòng thi “Viết chữ đẹp” cấp Tỉnh. 
Kết quả: 2 em được chọn bài viết mang đi Tỉnh. 
+ Trong Hội khỏe Phù Đổng tổ chức ngày 22/ 12/ 2015 các em đoàn 
kết tham gia nhiệt tình và mang về lớp: 
* Giải Nhất tập thể. 
+ Lớp có HS tham gia các đội tuyển thi Tiếng Anh qua mạng, Toán qua 
mạng, bóng đá mini, Aerobic. 
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: 
Sáng kiến này rất dễ áp dụng, tất cả giáo viên Tiểu học chúng ta có thể 
nắm bắt được nội dung phần biện pháp một cách dễ dàng để áp dụng vào 
công tác chủ nhiệm. Chỉ với những công việc, hành động, việc làm rất thực tế 
giáo viên chủ nhiệm sẽ hiểu được học sinh của mình hơn. Từ đó, công tác chủ 
nhiệm sẽ thực sự hiệu quả. "Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ 
nhiệm lớp" này, tôi tin chắc rắng sẽ phù hợp với các trường và giáo viên Tiểu 
học chúng ta. 
 30
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
Sáng kiến "Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp” tôi 
đưa ra đã phần nào khắc phục được một số thực trạng về các vấn đề chủ 
nhiệm hiện nay mà nhiều giáo viên chủ nhiệm gặp phải. Tôi tin chắc rằng, 
nếu các đồng chí áp dụng các biện pháp trên đối với lớp chủ nhiệm đều sẽ hài 
lòng về học sinh lớp mình, giải tỏa được những căng thẳng, áp lực với học 
sinh. 
Mười biện pháp tôi đưa ra trong sáng kiến rất phù hợp với giáo viên, 
với tư duy, nhận thức, tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học. Giáo viên đọc 
sáng kiến của tôi cũng sẽ thấy dễ hiểu, dễ áp dụng. 
Qua quá trình áp dụng và những kết quả đạt được của lớp, tôi nhận thấy 
được các biện pháp tôi đưa ra rất hữu hiệu. Chứng tỏ tôi đã thực sự hiểu được 
học sinh của mình và ngược lại. 
Với mong muốn tìm ra các giải pháp tốt nhất trong công tác chủ nhiệm, 
tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này. Qua tìm hiểu thực tế chủ nhiệm ở 
trường, tôi đã nhận thấy sáng kiến tôi đưa ra đã giúp tôi hài lòng về học sinh, 
yêu các em hơn, điều mà bấy lâu nay cũng là sự trăn trở của nhiều giáo viên 
chủ nhiệm lớp. 
2. Khuyến nghị: 
 Sau khi áp dụng: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm 
lớp, tôi thấy có hiệu quả rõ rệt nên tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: 
2.1. Đối với cấp cơ sở: 
- Quan tâm chỉ đạo sâu sát tới các hoạt động của các nhà trường trong. 
Phòng giáo dục cần tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp 
vụ cho giáo viên trong toàn huyện thông qua các đợt chuyên đề, hội thảo, lựa 
chọn sáng kiến hay về mọi nội dung, lĩnh vực trong giáo dục và triển khai 
rộng rãi tới giáo viên trong huyện để mọi người học hỏi, trao đổi, áp dụng. 
 31
2.2. Đối với cấp quản lý: 
- Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng công tác chủ nhiệm cho giáo 
viên qua các đợt kiểm tra chuyên đề, các hội thi (Hội thi giáo viên chủ nhiệm 
giỏi), các chuyên đề liên trường. 
 - Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn cần chú ý kèm cặp những giáo 
viên mới ra trường, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ 
nhiệm. Tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi về phương pháp chủ nhiệm để đồng 
nghiệp chia sẻ, học hỏi. 
2.3. Đối với giáo viên: 
- Để nâng cao công tác chủ nhiệm của mình trong nhà trường, người 
giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ. 
 - Giáo viên cần thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học 
sinh của mình thì sẽ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
- Luôn có sự đổi mới trong các hình thức rèn luyện, thi đua, giáo dục, 
tạo hứng thú, mới mẻ đối với học sinh. 
- Thật sự xem mỗi học sinh là một đứa con của mình để từ đó giáo dục 
bằng tất cả tấm lòng, tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm. 
- Tìm hiểu về các tình huống sư phạm thường gặp để có cách ứng xử 
hợp lí. 
- Nghiên cứu, học tập và bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp thông 
qua module TH 34, 35. 
Trên đây là sáng kiến về " Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ 
nhiệm lớp" mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp 
để chúng ta cùng thực hiện tốt sự nghiệp trồng người. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn! 
 32
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Điều lệ trường tiểu học; 
2. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo 
Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
3. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng 
Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy đinh đánh giá học sinh tiểu học; 
4. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, 
học sinh tích cực”; 
5. Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam (Nhà xuất bản 
giáo dục Việt Nam) – Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung – Vụ 
trưởng vụ giáo dục Tiểu học: Phạm Ngọc Định – Lưu hành nội bộ. 
6. Hướng dẫn sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong mô hình 
trường học mới Việt Nam (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) – Tổ chức bản 
thảo và chịu trách nhiệm nội dung – Vụ trưởng vụ giáo dục Tiểu học: Phạm 
Ngọc Định – Lưu hành nội bộ. 
7. Module TH34: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học – Tác giả: 
Nguyễn Việt Hùng. 
8. Module TH35: Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường Tiểu học 
– Tác giả: Nguyễn Dục Quang. 
 33
MỤC LỤC 
STT NỘI DUNG TRANG 
1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 
2 TÓM TẮT SÁNG KIẾN 2 
3 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 4 
4 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 4 
5 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn 4 
6 3. Thực trạng của vấn đề. 5 
7 4. Các biện pháp khắc phục 7 
8 5. Kết quả đạt được 26 
9 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng 29 
10 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30 
11 1. Kết luận 30 
12 2. Khuyến nghị 30 
13 PHỤ LỤC 32 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tich_cuc_trong_cong_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan