Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi ở trường mầm non

Giáo dục mầm non là một trong những chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước ta trong công tác giáo dục và đào tạo. Nhiều chính sách ưu đãi cho giáo dục mầm non đã được Chính phủ ban hành, đặc biệt hơn đã có nhiều đề án, nhiều chế độ đãi ngộ cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo .

Cần khẳng định “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi” là một trong những quy định quan trọng được bổ sung tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó nhấn mạnh Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ em vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. Bộ GD&ĐT xây dựng Đề án triển khai thực hiện quy định PCGDMN cho trẻ em năm tuổi nhằm tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư có hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và trẻ em năm tuổi nói riêng với mục tiêu là đảm bảo hầu hết mọi trẻ em 5 tuổi ở các vùng miền được đến lớp để thực hiện chương trình giáo dục 2 buổi/ngày, đủ 1 năm học nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý để trẻ sẵn sàng vào lớp 1 ở bậc học tiểu học.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cảm, nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ và thể chất cho học sinh năm tuổi là nội dung giáo dục vô cùng quan trọng góp phần thực hiện công tác phổ cập trẻ em năm tuổi của nhà trường.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em năm tuổi, tôi đã chỉ đạo các lớp mẫu giáo 5 tuổi nghiêm túc thực hiện chương trình, đảm bảo đúng thời gian biểu trên lớp của trẻ, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, mặt khác tích cực tham mưu ưu tiên về đầu tư cơ sở vật chất cho lớp 5 tuổi, ưu tiên giáo viên có trình độ năng lực dạy lớp 5 tuổi. 
 Nói tóm lại, trong thời gian qua tôi đã triển khai đầy đủ tất cả các văn bản đến từng cán bộ, giáo viên và không bỏ sót bất cứ một chi tiết nào. Bản thân tôi nhận định, chỉ có đọc văn bản, hiểu văn bản và nghiên cứu những nội dung liên quan sẽ giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt nhất khâu chỉ đạo, quản lý và điều hành công việc của mình.
Giải ph¸p2: Thực hiện tốt công tác điều tra, tổng hợp, xử lý số liệu, nhập vào phần mềm phổ cập.
Công tác điều tra dân số là một việc làm thường xuyên hằng năm của mỗi nhà trường, tuy nhiên ít ai đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác này trong vai trò phát triển giáo dục của mỗi địa phương là như thế nào. Từ rất lâu, bậc học tiểu học đã thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học, tiếp  đến là bậc trung học cơ sở, vì vậy các nhà quản lý ở hai bậc học này thường đã có kinh nghiệm trong công tác điều tra dân số. Vì xác định được vai trò của công tác điều tra dân số trong việc lập kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm và từng giai đoạn, tôi đã quan tâm chỉ đạo công tác này và xem đây là một công tác không kém phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.
 Đầu tháng 6 tôi tham mưu với trưởng ban chỉ đạo phổ cập thành lập tổ cộng tác viên làm công tác phổ cập chia theo từng thôn, các cộng tác viên là giáo viên của trường đến từng hộ gia đình điều tra trẻ từ 0 - 5 tuổi, rà soát đối tượng trẻ có hộ khẩu thường trú trên địa bàn xã, số trẻ đến tạm trú, trẻ có hộ khẩu thường trú nhưng đi học nơi khác và số trẻ nơi khác đến học .... cập nhật thông tin vào phiếu điều tra theo mẫu của Sở, tập huấn công tác điều tra cho giáo viên và phân công mỗi giáo viên chủ chốt, có kinh nghiệm điều tra, thông thạo địa bàn phụ trách một điểm để tránh tình trạng bỏ sót hộ dân. Trong công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi thì mảng điều tra, huy động trẻ ra lớp là một bước quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công tác này, vì vậy trong quá trình thực hiện tôi đã suy nghĩ vạch ra các bước cụ thể và lên kế hoạch điều tra trẻ em trong độ tuổi.
	* Phân công nhiệm vụ đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: Địa bàn xã có 10 thôn, mỗi thôn phân công từ 2 giáo viên phụ trách, một giáo viên người sở tại nên thuận lợi cho việc điều tra. 
	Trong quá trình điều tra, yêu cầu giáo viên phải đi thực tế xuống các hộ gia đình để lấy thông tin chính xác từ sổ hộ khảu của gia đình so với giấy khai sinh, tuyệt đối không dừng lại ở chỗ chỉ đến nhà cộng tác viên dân số để lấy số liệu. Có như vậy mới ghi chép chính xác theo yêu cầu của việc điều tra; ghi đầy đủ không bỏ qua cột nào trong phiếu điều tra và phải có minh chứng cụ thể. Bởi sai sót bất cứ cột nào cũng gặp khó khăn trong quá trình xử lý số liệu, báo cáo thống kê và huy động ra lớp. Số học sinh chuyển đi và chuyển đến phải lên danh sách chuyển đi và chuyển đến, có xác nhận của công an xã và phải được cập nhật vào sổ theo dõi phổ cập giáo dục; Tất cả các danh sách được thiết lập được chốt ngày tháng điều tra và có chữ ký của giáo viên, trưởng thôn, hiệu trưởng của Trưởng Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục. 
	Từ phiếu điều tra lên danh sách theo độ tuổi, từ danh sách vào sổ theo dõi phổ cập, trở về khâu thống kê số liệu báo cáo tổng hợp từng thôn trên toàn địa bàn quản lý vào sổ theo dõi phổ cập.
	Đối cán bộ quản lý : Bản thân tôi và một nhân viên văn phòng phụ trách công tác phổ cập. Để thực hiện tốt công việc này, trước hết phải theo dõi số học sinh chuyển đi, chuyến đến, số học sinh khuyết tật, có sổ theo dõi diễn biến tình hình học sinh từng tháng hằng năm, sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, cập nhật thời gian đi, đến, nơi đến, Từ đó làm căn cứ để ghi vào sổ danh bạ của nhà trường. (Ghi đầy đủ theo yêu cầu của sổ vì thiếu cột nào cũng gây khó khăn cho quá trình kiểm tra, đối chiếu). 	 
	Sau khi giáo viên đi điều tra và nộp sổ điều tra, danh sách độ tuổi trong điều tra về lại cho văn phòng. Tôi phân công đồng chí nhân viên văn phòng cùng đồng chí y tế nhập tất cả số hộ điều tra trong 10 thôn vào phần mềm phổ cập sau đó tôi cho giáo viên điều tra lên dò lại trên phần mềm một lần nữa mới xuất ra Exel chỉnh sửa và in ra phiếu điều tra hộ gia đình từng năm. Do đó khi nhập dữ liệu vào phần mềm phải nhập đủ thông tin trên phiếu thì tất cả các biểu mẫu khi xuất ra tính chính xác cao hơn . Chính vì lý do trên nên tôi chọn đồng chí phụ trách công tác phổ cập có tính cẩn thận, kiên trì, nhiệt tình biết ứng dụng công nghệ thông tin. 
	Số trẻ phải phổ cập trong địa bàn phải luôn luôn bằng tổng số học sinh đang học trong trường cộng với số trẻ đi học nơi khác, cộng trẻ chuyển đến, trừ đi số trẻ nơi khác đến học, trừ trẻ chuyển đi, trẻ chết và trẻ khuyết tật nặng không ra lớp được. Mọi khâu đều phải kiểm tra, việc điều tra, thống kê, tìm minh chứng có sự cộng tác của giáo viên, nhân viên chuyên trách phổ cập của trường và sự chỉ đạo, theo dõi, giám sát của lãnh đạo nhà trường.
	Giải pháp 3. Thực hiện tốt công tác quản lý số liệu và quản lý hồ sơ PCGD 
	Để thực hiện tốt công tác quản lý số liệu trẻ phải phổ cập trong địa bàn và lập hồ sơ lưu trữ có giá trị lâu dài, tôi suy nghĩ rằng: nhiệm vụ đầu tiên của người làm công tác PCGD là phải có kế hoạch tổng điều tra giai đoạn 5 năm và điều tra bổ sung hằng năm để nắm chắc số liệu cần tập trung huy động ra lớp đồng thời làm căn cứ cho việc lập kế hoạch phát triển trường lớp theo từng giai đoạn cụ thể. Kế hoạch phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành gắn với nội dung thi đua của từng cá nhân và tập thể.
Hồ sơ gồm: 
+ Phiếu điều tra hộ gia đình: Tổng số: 663 hộ; Phiếu được sắp xếp theo thứ tự hộ của từng thôn, ghi đầy đủ các thông tin trong biểu mẫu rõ ràng. Cuối biểu mẫu Giáo viên điều tra, chủ hộ ký vào và có xác nhận của Trưởng thôn, Hiệu trưởng nhà trường và Trưởng ban chỉ đạo Phổ cập.
+ Sổ theo dõi tình hình phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi: Danh sách trẻ được tổng hợp theo thứ tự từng thôn . Cuối mỗi thôn tổng hợp số liệu trẻ (gồm trẻ trai, trẻ gái, trẻ chuyển đi các nơi, trẻ học trái tuyến và trẻ khuyết tật). Cuối danh sách từng năm Hiệu trưởng xác nhận. Nhìn vào danh sách có thể nhận biết được rõ ràng trẻ theo thứ tự từng thôn và theo thứ tự trong phiếu điều tra hộ gia đình.
+ Danh sách trẻ sinh từng năm: Danh sách được tổng hợp theo thứ tự theo thôn của từng độ tuổi. Cuối mỗi năm tổng hợp số lượng trẻ (trẻ trai và trẻ gái). Cuối danh sách từng năm có xác nhận của Hiệu trưởng.
+ Sổ theo dõi tình hình phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi gồm:
Biểu số 1: Thống kê trẻ em từ 0 đến 5 tuổi: Biểu mẫu này thống kê theo số lượng như đã điều tra trong phổ cập có xác nhận của Trưởng ban chỉ đạo và Hiệu trưởng.
+ Biểu số 2: Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên Trường Mầm non Hồng Thủy năm học 2012 - 2013: Biểu mẫu này thống kê tất cả các cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Biểu mẫu được cập nhật đầy đủ các thông tin chính xác.
+ Biễu số 3: Thống kê tiêu chuẩn phòng học, cơ sở vật chất Trường Mầm non Hồng Thủy năm học 2012 - 2013: Biễu mẫu này thống kê đầy đủ các phòng học, chức năng, cơ sở vật chất trong nhà trường.
+ Danh sách theo dõi trẻ chuyển đi: Danh sách này được tập hợp đầy đủ các thông tin theo trẻ theo độ tuổi, có xác nhận của Trưởng ban chỉ đạo và Hiệu trưởng nơi chuyển đi.
+ Danh sách theo dõi trẻ chuyển đến: Danh sách được tập hợp theo số liệu chính xác, có xác nhận của Trưởng ban chỉ đạo và Hiệu trưởng nơi chuyển đến.
Các loại hồ sơ đầy đủ, ghi chép rỏ ràng, đầy đủ thông tin, số liệu chính xác, trình bày khoa học 
Giải pháp 4. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi
	Xác định công tác tuyên truyền là một trong những phương tiện thông tin nhanh nhất và giúp chúng ta thực hiện vấn đề mà mình đang hướng tới đạt hiệu quả nhất. Ngay sau khi triển khai đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đến tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, tôi tiến hành triển khai ngay chủ trương này đến tất cả các bậc phụ huynh học sinh thông qua Hội nghị cha mẹ học sinh toàn trường vào đầu năm học. Sau khi thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường đã thành lập Ban tuyên truyền “Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi” bao gồm các cán bộ chủ chốt của nhà trường, các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh để phối hợp thực hiện. Ban tuyên truyền có nhiệm vụ, cung cấp, tuyên truyền những nội dung cần thiết liên quan đến công tác giáo dục của nhà trường và các văn bản liên quan trong từng cụm dân cư, trong các buổi sinh hoạt đoàn thể. Về phía nhà trường, tôi cử đại diện cán bộ, giáo viên của trường hiện đang cư trú tại từng thôn tham gia sinh hoạt và theo dõi, báo cáo kết quả đã triển khai trong tổ về Ban chỉ đạo phổ cập của nhà trường.
	 Về phía địa phương, tôi tham mưu với UBND xã tuyên truyền trên loa phát thanh của địa phương về công tác phổ cập GDMN trẻ năm tuổi hằng tuần, hằng tháng nhằm giúp mỗi người dân, đặc biệt là những gia đình có con em trong độ tuổi mẫu giáo nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi. Từ đó các bậc phụ huynh tích cực vận động trẻ ra lớp đầy đủ để trẻ được học chương trình giáo dục mầm non và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào học lớp 1. Bên cạnh, thông qua các hoạt động mang tính tập thể cho học sinh toàn trường để thu hút trẻ và sự chú ý của phụ huynh về công tác giáo dục của nhà trường, các chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ....
Giải pháp 5. Thực hiện đổi mới nội dung chương trình, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục.
          Trường Mầm non của tôi đang công tác thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở 100% các nhóm, lớp, nhà trường đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ . Là một người làm công tác quản lý, tôi đã nghiên cứu kỹ Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và đưa ra một số biện pháp chỉ đạo đối với giáo viên dạy lớp 5 tuổi như sau: Bám sát các nội dung đánh giá theo Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT để có hướng xây dựng nội dung, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với trẻ 5 tuổi. Theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi theo giai đoạn 4 lần/ năm ( Mỗi giai đoạn đánh giá 30 chỉ số).Kết quả qua đánh giá lần 4 đạt 98,4%. Tăng cường hơn nữa trong việc phối hợp với các bậc cha mẹ cùng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đặc biệt là trẻ cá biệt, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ khuyết tật, trẻ câm điếc. 100% trẻ ăn bán trú tại trường, đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ, nâng cao chất lượng bữa ăn. tổ chức cân đo, khám sức khỏe định kỳ, phát hiện và có biện pháp chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Do đó tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp cả 2 thể 7,75%. 100% cán bộ, giáo viên có chứng chỉ A tin học trở lên, biết ứng dung công nghệ thông tin soạn bài. Có 85% giáo viên sử dụng máy vi tính để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Tham mưu với lãnh đạo các cấp để mua sắm, đầu tư kinh phí trang bị đủ đồ dùng tối thiểu theo quy định tại thông tư 02 cho các lớp 5 tuổi, để giáo viên có đủ điều kiện thuận lợi thực hiện chăm sóc và giáo dục trẻ. .
 Đảm bảo chế độ chính sách theo quy định tại Nghị định 49/2010 của Chính Phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, tiền ăn trưa đảm bảo chăm sóc trẻ ăn bán trú và học hai buổi / ngày 100% với số tiền là: 
Giải pháp 6: Củng cố mạng lưới trường lớp, tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi.
Hàng năm nhà trường tập trung mọi nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng và mua sắm theo kế hoạch đã duyệt .Trong năm học 2012 – 2013 tiếp tục thực hiện cã hiệu quả c¸c nguồn vốn của địa phương. của huyện để x©y dựng cơ sở vật chất theo kế hoạch đã duyệt đầu năm học, đẩy mạnh hoạt động tự làm đồ dùng, đồ chơi, thu hót sự quan t©m của c¸c phụ huynh trong việc tăng trưởng đồ dùng đồ chơi vµ tµi liệu phục vụ c«ng t¸c chăm sãc gi¸o dục trẻ. Đồng thời tăng cường c«ng t¸c kiểm ta việc sử dụng vµ bảo quản c¸c trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi vµ tµi liệu phục vụ chương tr×nh GDMN theo th«ng tư của Bộ Gi¸o dục vµ §µo tạo ban hµnh. Tăng cường c«ng t¸c tham mưu với l·nh đạo địa phương để thực hiện đề ¸n từ 2011 - 2015 theo yªu cầu của QĐ 149/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng chÝnh phủ. 
* Tæng kinh phÝ ®Çu t­ cho môc x©y dùng c¬ së vËt chÊt: 154,0 triÖu ®ång 
1. Mua s¾m c¸c trang thiÕt bÞ míi trong phßng häc (theo TT 02. høíng trang bÞ)
* Kinh phÝ ®Çu t­ môc nµy: 344,0 triÖu ®ång
2. X©y dùng, tu söa c«ng tr×nh vÖ sinh vµ nguån n­íc s¹ch:
* Kinh phÝ ®Çu t­ môc nµy: 15.0triÖu ®ång
3. Mua s¾m vµ tu söa c¸c lo¹i kh¸c:
* Kinh phÝ ®Çu t môc nµy: 20,0 triÖu ®ång
	- Trường mầm non của tôi đang công tác. Trường có một điểm chính có 04 phòng học kiên cố, 01 phòng bán kiên cố và hai điểm phụ có 05 phòng học bán kiên cố, phù hợp cho trẻ đi lại, có đủ phòng học, phòng chức năng, bàn ghế đúng quy cách, trang thiết bị như máy vi tính, bộ nghe nhìn, ti vi, đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ 5 tuổi đảm bảo theo quy định tại thông tư 02/2010/TT của Bộ GD-ĐT
Giải pháp 7. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
          Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên cũng đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi bởi vì trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của mỗi học sinh. Xác định được điều này, tôi đã xây dựng kế hoạch , động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên của mình học nâng cao chuẩn trình độ chuyên môn từ trung cấp,cao đẳng sư phạm lên đại học sư phạm. Tính đến thời điểm hiện nay, đơn vị chúng tôi có 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 19/31 giáo viên trên chuẩn đạt 61,3% . Riêng lớp 5 tuổi có 7/9 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn tỉ lệ 77,8%. . Tăng cường công tác tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 Tạo điều kiện để cán bộ giáo viên đi học các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ. Đến tại thời điểm này trường MN có 17 giáo viên , nhân viên theo học các lớp đại học.
 Tăng cường đổi mới nội dung phương pháp, kỹ năng nghiệp vụ cho giáo viên để thực hiện chương trình GDMN ngày càng có hiệu quả hơn.
Về nghiệp vụ giảng dạy, tôi đã tham mưu phân công những giáo viên có năng lực chuyên môn, có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi vì đây là lớp cuối cùng chuyển cấp, trẻ phải nắm vững kiến thức chương trình học khi vào lớp 1. Các giáo viên dạy lớp 5 tuổi cũng thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hơn, ưu tiên tổ chức các hoạt động chuyên đề ở khối mẫu giáo Lớn. Ngoài ra, tôi còn động viên, khuyến khích giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đăng ký các danh hiệu thi đua để giáo viên có trách nhiệm hơn vào việc đầu tư chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy nhằm đạt thành tích vào cuối năm học. 
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
	Yếu tố quyết định cho sự thành công của công tác PCGD MN cho trẻ 5 tuổi đó là sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ có trách nhiệm của các đoàn thể, ban ngành... trong địa phương, sự đồng tình của cha mẹ học sinh và nhân dân. Bên cạnh đó là nổ lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường trong công tác dạy và học, nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục. Kết quả đã đạt được:
 Tổng số trẻ điều tra 0 – 6 tuổi là: 627 cháu
- Số trẻ ra lớp: 409/ 627 cháu tỉ lệ 65,2 %
- Số trẻ 5 tuổi ra lớp: 142/142 tỉ lệ 100%
- Tỷ lệ chuyên cần: 99,3%
- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi SDD thể thấp còi: 7,75%; SDD thể nhẹ cân: 7,75%
- Phòng học 4/4 lớp 5 tuổi đủ điều kiện theo điều lệ
- Giáo viên lớp 5 tuổi: 9/9 giáo viên đạt chuẩn, trong đó 7/9 giáo viên trên chuẩn tỉ lệ 77,8%
Là đơn vị làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp, không có sai sót đáng tiếc về hồ sơ PCGD MN, không phải mất nhiều công sức của bộ phận làm hồ sơ, được tiếp cận với các đoàn kiểm tra, được đánh giá là đơn vị thực hiện khá tốt công tác điều tra, báo cáo, thống kê, xử lý số liệu, minh chứng cụ thể, giải trình thông suốt của cán bộ chuyên trách phổ cập, hồ sơ của các cấp chỉ đạo về công tác phổ cập cũng được lưu trữ đầy đủ, khoa học dễ tìm và được cấp trên đánh giá cao. Đặc biệt là biết kết hợp với các hội, đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã huy động được trẻ em khuyết tật ra lớp, duy trì sĩ số học sinh... Kết quả đó nhờ sự tuyên truyền vận động của đội ngũ giáo viên; từng cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng thấy rõ hơn vai trò trách nhiệm của mình để tự giác tham gia công tác điều tra bổ sung, huy động trẻ ra lớp, thiết lập hồ sơ báo cáo thống kê hằng năm.	
C. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp.
	Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển của toàn xã hội. Do đó nhà trường phải có mối quan hệ mật thiết với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, với ngành; phải huy động được sự chung tay góp sức về mọi mặt của toàn xã hội vì mục tiêu "Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.
	Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch là thành công bước đầu, vì bất cứ công việc gì muốn có kết quả tốt thì phải có kế hoạch cụ thể. Từ thực tiễn đã làm và kết quả đạt được trong năm học qua, tôi nhận thấy rằng để làm tốt công tác PCGD MN cho trẻ 5 tuổi tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
	Cơ quan thường trực phải chủ động, kiên trì trong công tác tham mưu để kịp thời để kịp thời ban hành các văn bản đảm bảo chính xác, phù hợp với điều kiện địa phương và có tính khả thi cao.
	 Thực hiện tốt công tác điều tra huy động trẻ ra lớp, nắm chắc số liệu trong địa bàn để huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 100% đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công của công tác PCGD MN cho trẻ 5 tuổi.
	Thực hiện tốt công tác nhập phần mềm phổ cập, tổng hợp, xử lý số liệu, đây là việc làm cũng không kém phần quan trọng vì nếu làm tốt công tác điều tra huy động nhưng việc nhập phần mềm, tổng hợp, xử lý số liệu không chính xác dẫn đến việc lên kế hoạch không chính xác.
	- Thực hiện tốt công tác quản lý số liệu và quản lý hồ sơ PCGD MN cho trẻ 5 tuổi, việc làm này có ý nghĩa thiết thực trong việc lưu trữ hồ sơ có giá trị lâu dài. 
 - Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt quan tâm tới giáo viên dạy lớp 5 tuổi
 - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định cho các nhóm lớp, quan tâm tới lớp mẫu giáo 5 tuổi
 3.2. Đề xuất:
	Để làm tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:
	Với cán bộ, giáo viên, nhân viên, nâng cao nhận thức về hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, thực hiện tốt tinh thần trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp "Trồng người". Mà trước hết là tham gia làm tốt công tác điều tra PCGDMN.
	Với ngành Giáo dục, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách phổ cập, tạo điều kiện để cán bộ chuyên trách phổ cập các trường có thể giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Tập huấn thêm phần mềm công tác phổ cập để việc cập nhật và Xử lý dữ liệu chính xác, việc quản lý hồ sơ cũng dẽ dàng hơn
	Với chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về tinh thần lẫn vật chất, cần có tiếng nói chung để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia công tác giáo dục tích cực hơn,
	Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ để làm tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm học vừa qua tôi đã áp dụng vào đơn vị. Tôi hy vọng rằng những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm này sẽ phần nào giúp cho công tác PCGD MN cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non tham khảo và áp dụng vào công việc của đơn vị mình, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong công việc./.
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG MẦM NON HOA THỦY 

File đính kèm:

  • doc“Một số biện pháp thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi ở trường mầm non.doc
Sáng Kiến Liên Quan