Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ nhà trẻ
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Vì vậy đổi mới môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động học tập rèn luyện kỹ năng theo trình độ khả năng của mỗi cá nhân trẻ là một trong những tiêu trí của đổi mới chương trình giáo dục hiện nay.
Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là nhằm mục đích giúp trẻ có một môi trường học tập, vui chơi thoải mái, an toàn, lành mạnh để phát triển mọi mặt: Đức – trí – thể - mỹ. Qua đó, hình thành cho trẻ thói quen, nề nếp, những hiểu biết ban đầu về môi trường sống xung quanh, có kỹ năng, hành vi, thái độ tốt với môi trường, phát triển nhân cách trẻ và hơn nữa giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ học đạt kết quả cao. Góp phần nâng cao chất lượng, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho trẻ giai đoạn nhà trẻ. Hơn thế nữa tạo điều kiện cho giáo viên trong trường học tập cách tạo môi trường học tập cho trẻ học tập, vui chơi tại lớp, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực tới trường, tới lớp, tạo cơ hội cho trẻ được học tập, trải nghiệm, sáng tạo và cùng cô giáo tạo ra những sản phẩm nhằm cải thiện môi trường lớp học mọi lúc, mọi nơi góp phần xây dựng môi trường học tập trong nhà trường trở nên khang trang, thân thiện hơn.
uyển được. Cần đảm bảo an toàn cho trẻ + Có đủ đồ chơi và phương tiện đặc chưng của từng góc - Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ. Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động Ví dụ: Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên - Thay đổi vị trí của góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ - Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù họp với nội dung từng chủ đề đang thực hiện, có chữ viết để bước đầu làm quen phát triển khả năng, hình thành các biểu tượng về chữ cái cho trẻ. - Đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ cao. Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ. - Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu bằng hình ảnh hoặc chữ cái, chữ số nhằm phát triển ngôn ngữ, nhận thức, hình tượng cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cô, trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cá nhân của mình, không sử dụng * Đồ dùng, đồ chơi trong các góc: - Phong phú về thể loại: Tự làm, mua sẵn, lá cây, hột, hạt, len, vải vụnđể khuyến khích trẻ trải nghiệm. Nên có đồ dùng đã hoàn thiện và chưa hoàn thiện để trẻ chơi. - Đồ dùng, đồ chơi ở các góc phải được sắp xếp gọn gàng, khoa học, dễ lấy, tiện cho trẻ khi sử dụng. - Mang sắc thái vùng, miền: Nguyên vật liệu của địa phương (đưa sản phẩm của địa phương vào) - Mang tính mở và được bổ sung theo giai đoạn. + Mỗi đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ điểm, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội + Đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ thay, dễ lựa chọn, an toàn cho trẻ. Ví dụ: Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải đặt theo bộ. + Màu sắc, hình dáng đồ của bạn khác. Trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình. Ví dụ: Tôi đã chuẩn bị bì đựng hồ sơ màu trong để trẻ để tất cả đồ dùng như: sách các loại, bút, sáp màu.và ghi ký hiệu ngoài bìa. Đến giờ học trẻ chỉ tự lấy tự mở bì hồ sơ lấy sách cần học và tự cất gọn gàng, sạch sẽ. + Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên phù hợp với từng chủ đề nhưng có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau Ví dụ: Làm con cua bằng hạt gấc, có thể cho trẻ làm quen với số lượng 1- nhiều, cũng có thể cho trẻ chơi hoạt động với đồ vật “ gắp cua bỏ giỏ”, nấu ăn, chơi trò chơi trong các môn học có chủ đích trong chủ đề “Động vật”, cũng có thể cho trẻ chơi thả vật chìm, nổi. Giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng cô nhằm giúp trẻ hoạt động một cách tích cực, phát huy khả năng sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ. VD: Cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng cô trong giờ hoạt động góc, giờ tạo hình. * Các hoạt động và các góc chơi khác. - Bàn ghế, đồ dùng trong lớp phải đặt vị trí hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Ví dụ: Các đồ dùng vệ sinh cá nhân của trẻ như khăn mặt, khăn lauphải để nơi mà thường ngày trẻ rửa mặt, rửa tay, với độ cao vừa tầm tay trẻ. Ví dụ: máy tính được treo ở trên tường để đảm bảo an toàn cho trẻ và đảm bảo về thẩm mĩ. - Bên cạnh đó trong lớp tôi còn bố trí các mảng trang trí chuyên đề trọng tâm cần giáo dục trong trường mầm non ở trong và ngoài lớp học với hình ảnh trang trí rõ, gọn, đẹp mắt phù hợp với không gian lớp học, phù hợp với độ tuổi đặc biệt là chú ý đến nội dung tuyên truyền. Ví dụ: Chuyên đề phát triển vận động, chuyên đề giao thông, chuyên đề bảo vệ môi trường, chuyên đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả - Để tạo không khí trong lành trong lớp học bản thân tôi đã tận dụng các khoảng không gia và vị trí phù hợp trong và ngoài lớp để bố trí trồng và chăm sóc các chậu cây xanh như cây vạn niên thanh. Qua đó nhằm giáo dục trẻ biết lợi ích của cây xanh, biết trồn và chăm sóc, bảo vệ cây cối, có hành vi tốt đối với môi trường ngoài ra đã tạo cho trẻ thêm hiểu biết về thế giới xuang quanh, môi trường sống của một số loài cây, khơi gợi niềm thích thú với thiên nhiên xung quanh. - Việc chăm sóc giáo dục trẻ còn phải kể đến việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ. Bản thân tôi đã trang trí những hình ảnh đẹp mắt về khu vườn cổ tích, bố trí rèm cửa để cho ánh sáng phù hợp với phòng ngủ của trẻ, tạo giấc ngủ ngon cho trẻ. 3.4.2. Môi trường ngoài lớp Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. - Quy hoạch và thiết kế cho phù hợp với không gian, diện tích của trường mình như bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường và khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, xích đu, bập bênh, nhà bóng...); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi...; khu vực trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi; khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây bóng mát trên sân trường; khu tạo sân cỏ... hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, độ rộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên truyềnđảm bảo hài hòa - Bố trí, sắp xếp môi trường bên ngoài cần đảm bảo độ an toàn cho trẻ: Không trồng loại cây có gai, độc Bảng biểu ngoài sân, tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ cần được ghim, vít chặt chẽ. Một số hình ảnh xây dựng các góc hoạt động cho trẻ tại trường mầm non Quang Trung ( Ảnh đính kèm phần phụ lục) 3.4.3. Môi trường xã hội: Đây là môi trường trong nhà trường, gia đình và xã hội - Cần quan tâm đến sự giao tiếp của cô với cô, cô với trẻ, trẻ với trẻ, cô với phụ huynh - Cần xây dựng môi trường giao tiếp chân tình, cở mở - Giáo viên quan tâm đều đến các trẻ, yêu thương tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với mọi trẻ - Lắng nghe ý kiến của trẻ, tôn trọng trẻ. - Giáo viên, người lớn cần là tấm gương cho trẻ học tập và làm theo Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. 3.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn trẻ hoạt động Đối với trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Thông qua đồ dùng đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá, trẻ được thao tác với các đồ vật. Những đồ chơi mua sẵn trẻ chơi máy móc , nhàm chán không sáng tạo. Tạo cơ hội khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên vật liệu, học liệu các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau, qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. - Muốn trẻ được chơi tích cực, chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi trong các góc hoạt động ngày từ đầu tôi phải biết cách giới thiệu các góc chơi và quản lý tốt quá trình trẻ chơi trong các góc. Biện pháp này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng quy định, tạo cho trẻ có thói quen giữ gìn đồ dùng đồ chơi, có cách sống ngăn nắp, khoa học, rèn tính nền nếp cho trẻ, giúp trẻ có hành vi ứng xử đúng với đồ vật, sản phẩm của các cô chú công nhân và cô giáo làm ra, biết bảo vệ môi trường lớp học ngăn nắp, sạch sẽ. Đặc biệt hình thành cho trẻ kỹ năng sống, yêu lao động. - Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với các góc chơi tiến hành chủ yếu vào đầu năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ, chưa quen với đồ dùng, đồ chơi quanh lớp, chưa biết tên đồ vật, vị trí đồ chơi và các chỗ để chơi vì vậy tôi phải giúp trẻ biết nơi để các đồ chơi, các góc chơi bát đầu từ đâu, kết thúc ở đâu. - Giới thiệu góc chơi nên tiến hành ngay từ đầu giờ chơi hoặc vào giờ sinh hoạt chiều. - Khi trẻ đã quen dần với các góc chơi và vị trí các đồ chơi thì cứ mỗi đầu chủ đề nên giới thiệu nội dung chơi của từng chủ đề (từng nhánh chủ để) - Khi trẻ chơi cô phải bao quát trẻ, động viên, hướng dẫn những trẻ còn nhút nhát. Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo hơn. Ví dụ: - Cô bế em bé, cùng gợi ý cho trẻ biết chăm sóc, trò chuyện cùng em: + Chào bác, em bé của bác đã ăn gì chưa? Em bé của tôi đói rồi tôi nấu bột cho em ăn đây, bác nấu cùng tôi nhé, mình lấy..( nhắc trẻ cùng làm) + Em đói chưa? Chị cho em ăn nhé. Em thích đi chơi không? + Chị hát cho em nghe nhé Trẻ thấy cô làm như vậy trẻ sẽ bắt chước cách chăm sóc em bé giống cô để giáo dục trẻ phải biết yêu thương, chăm sóc em . - Trong giờ chơi luôn giáo dục trong khi trẻ chơi và khi trẻ chơi xong, trẻ biết cất dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài giờ hoạt động góc nên cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi để trẻ khám phá hết những điều mới lạ xung quanh trẻ. Việc tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia xây dựng môi trường cùng cô là cách kích thích niềm say mê học hỏi, tìm hiểu của trẻ. Các học liệu bố trí đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ chơi theo nhiều cách sáng tạo để trẻ có thể chủ động tích cực vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hiện, hợp tác và trẻ thoải mái trò chuyện chia sẻ ý tưởng cùng bạn. Trẻ hoạt động tích cực, hiệu quả. 4. Hiệu quả của SKKN: Qua quá trình thực hiện với những biện pháp và cách làm trên, việc tạo môi trường ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể: 4.1. Đối với trẻ: - Hình thành cho trẻ những mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội. Phát triển kiến thức về môi trường xung quanh và những kinh nghiệm trong đời sống. Đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý và đáp ứng nhu cầu của trẻ. - Trẻ hứng thú, tích cực vào các giờ hoạt động và các góc chơi sáng tạo mà cô đã tạo ra ở trong lớp mỗi ngày. - Trẻ hứng thú đi học, yêu trường lớp. - Nâng tỷ lệ số trẻ tích cực trong các hoạt động - Có kỹ năng, kinh nghiệm tham gia vào các hoạt động. - Bổ sung kiến thức khá phong phú, củng cố kiến thức vững vàng. - Trẻ có nề nếp học tập, biết cách quan tâm, chia sẻ, lao động tích cực cùng cô và bạn để có môi trường học tập sạch sẽ, gọn gàng trong các giờ cô tổ chức hoạt động lao động vệ sinh. - Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và bước đầu làm quen với phương pháp làm việc. - Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi khéo léo hơn, biết tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo khi được hoạt động với các nguyên vật liệu mở. - Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các góc hoạt động của lớp. Trẻ thích chơi cùng bạn, biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, biết hợp tác chia sẻ cùng bạn để hoàn thành các vai chơi, nhiệm vụ chơi trong góc. Chẳng hạn để lắp ghép được ngôi nhà làm bằng vỏ hộp sữa (trong góc hoạt động với đồ vật – Chủ đề Gia đình) đòi hỏi phải có từ 2-3 trẻ khéo léo phối hợp cùng nhau mới hoàn thành. Hoặc trò chơi bé em (góc bế em– Chủ đề Nghề nghiệp), trẻ đóng vai bác sĩ và bệnh nhân phải thể hiện trọn vẹn vai chơi từ lúc bắt đầu khám bệnh , cho uống thuốc,tiêm thuốc Thông qua các mối quan hệ trong các vai chơi, giao tiếp giữa các trẻ không ngừng được mở rộng làm tăng thêm vốn từ đây là tiền đề cần thiết giúp trẻ học tốt Tiếng việt ở trường phổ thông. * Kết quả khảo sát thực tế: Tổng số trẻ: 21 trẻ Tiêu chí Đầu năm Cuối năm Số trẻ đạt Tỉ lệ % Chưa đạt Tỉ lệ % Số trẻ đạt Tỉ lệ % Chưa đạt Tỉ lệ % 1. Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng môi trường cùng cô 8 38% 13 62% 16 76% 5 24% 2. Kỹ năng sử dụng học liệu, nguyên vật liệu sẵn có từ thiên nhiên của trẻ. 10 48% 11 52% 19 90% 2 10% 3.Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động 12 57% 9 43% 21 100% 0 0% 4. Trẻ đạt yêu cầu các mặt phát triển 11 52% 10 48% 19 90% 2 10% 4.2. Đối với lớp - Luôn được BGH nhà trường đánh giá cao trong việc tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ nhà trẻ hoạt động tích cực. Trong hội thi trang trí môi trường lớp học đầu năm lớp đạt giải nhất. - Được nhà trường đánh giá là lớp sắp xếp nội vụ ngăn nắp, gọn gàng, khoa học. - Bố trí các góc chơi, nhóm chơi hợp lý, đảm bảo môi trường giáo dục trẻ an toàn, sạch đẹp - Trong lớp các góc chơi đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của nhà trường, bậc học. 4.3. Đối với giáo viên - Xác định được vai trò định hướng các hoạt động cho trẻ, luôn tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. - Có kinh nghiệm trong việc tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm. - Được sự quan tâm thích đáng của phụ huynh kết hợp với quá trình chịu khó học hỏi, sưu tầm, nghiên cứu, sáng tạo, khéo léo, tận tụy cảu bản thân trong việc xây dựng môi trường và làm đồ dùng, đồ chơi nên các cháu được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện, cởi mở giúp trẻ chủ động khám phá trải nghiệm các hoạt động theo nhu cầu, phù hợp độ tuổi, ở đó trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Được bổ sung, rèn luyện các kỹ năng. 4.4. Đối với phụ huynh - Đa số phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình. Giữa nhà trường- giáo viên phụ huynh có sự hợp tác tích cực và ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn đến phương pháp giáo dục trẻ, có ý thức đóng góp đồ dùng đồ chơi và các nguyên vật liệu, trang thiết bị trong lớp và trường học - Phụ huynh nhiệt tình quyên góp, ủng hộ chậu hoa, cây cảnh, chậu trồng rau vào góc thiên nhiên để trẻ được hoạt động tích cực hơn, được trải nghiêm trong việc chăm sóc, khám phá, gieo trồng các loại hạt và làm thí nghiệm III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Có thể nói việc thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng trong công tác tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Hơn nữa việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để giáo viên tác động đến sự phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Thật vậy qua một học kỳ thực hiện các biện pháp trên trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ ở lớp tôi bước đầu gặt hái được kết quả đáng phấn khởi: Môi trường sạch sẽ an toàn có sự bố trí các khu vực chơi và học trong lớp phù hợp, thuân tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh đã tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm tư nguyện vọng, mông ước của trẻ với cô, với bạn. Nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Không chỉ có vậy việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ đã nhận được sự đồng tình ủng hộ tham gia đóng góp từ phía phụ huynh cả vật chất lẫn tinh thần để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ. Để thiết kế môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt dộng tích cực, tôi đã tìm tòi, học hỏi nhằm chuẩn bị môi trường giáo dục linh hoạt sáng tạo, cung cấp phương tiện, học liệu và những hoạt động đa dạng, những tình huống có vấn đề và ngày càng phức tập hơn, có tác dụng kích thích tư duy, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động tự tìm tòi, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, học qua thực hành, qua chơi một cách vui vẻ. Qua đó trẻ trực tiếp lĩnh hội được tri thức, giúp trẻ phát triển hài hòa các lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Nhờ đó bản thân đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau. 2. Bài học kinh nghiệm: - Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một công việc hết sức quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Nó đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững mục tiêu chương trình giáo dục mầm non, phải quan tâm đến nguyện vọng, các đặc điểm tâm sinh lý trẻ, và phải có sự kiên trì, khéo léo, sáng tạo trong việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động - Bản thân nhận thấy cần phải tăng cường công tác tự bồi dưỡng hơn nữa để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho bản thân. Cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp đúc rút kinh nghiệm ở các đơn vị bạn để làm thế nào để thiết kế môi trường giáo dục cho trẻ nhà trẻ nói riêng và trẻ mẫu giáo trong trường nói chung để trẻ thực sự hứng thú, say mê tìm tòi, phát huy hơn nữa sự sáng tạo của trẻ khi tham gia vào các hoạt động trong môi trường giáo dục trẻ làm trung tâm. Phải có kế hoạch xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp với độ tuổi mầm non, và mục tiêu giáo dục của chủ đề. - Tích cực chủ động tìm tòi, học hỏi sưu tầm các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng môi trường học tập cho trẻ sạch, đẹp, an toàn, thân thiện nhầm thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới vào phong trào thi đua “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. - Thường xuyên cung cấp mở rộng vốn kinh nghiệm cho trẻ qua các buổi trò chuyện, thảo luận, các buổi tham quan dã ngoại.... - Tổ chức tốt cho trẻ hoạt động với môi trường học tập trong, ngoài lớp. xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và giáo viên, giáo viên và trẻ. Đoàn kết, gắn bó với phụ huynh trong việc tuyên truyền phối hợp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và hỗ chợ lớp về vật chất cũng như tinh thần trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Đồ dùng đồ chơi phải đa dạng, phong phú, đẹp, hấp dẫn, sáng tạo có tác dụng thu hút, lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê khám phá và hứng thú hoạt động. Định kỳ hàng năm, trường tổ chức Hội thi Đồ dùng dạy học tự làm trong đội ngũ giáo viên; khen thưởng kịp thời những giáo viên có những đồ dùng sáng tạo, đạt các yêu cầu về sư phạm, kỹ thuật, thẩm mĩ, kinh tế và hiệu quả sử dụng nhằm khuyến khích phong trào làm đồ dùng dạy học trong nhà trường. - Khi tổ chức hướng dẫn các hoạt động cho trẻ phải nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép. Mặt khác có sự phối hợp với phụ huynh bổ sung nguyên liệu mở để kích thích trẻ hoạt động. Nên sử dụng sản phẩm của trẻ vào việc thiết kế, tạo lập môi trường hoạt động 3. Kiến nghị - Đề xuất: - Tổ chức cho giáo viên đi tham quan trường bạn để học tập kinh nghiệm trong việc “ Thiết kế môi trường lấy trẻ làm trung tâm” Tạo điều kiện về nguồn kinh phí cho nhà trường tăng cường cơ sở vật chất, tu sửa nâng cấp trường lớp tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực. Trên đây là một số biện pháp thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ nhà trẻ hoạt động một cách tích cực, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện chuyên môn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Gia Lâm, ngày 24 tháng 3 năm 2019 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO NXB giáo dục Việt Nam - Chương trình giáo dục mầm non NXB giáo dục Việt Nam – Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. NXB giáo dục Việt Nam – Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi Mô đun MN1- D xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Tài liệu tập huấn viết sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên Tìm và nghiên cứu tài liệu qua mạng Internet, sách báo, tạp chí giáo dục. Ảnh: Góc hoạt động với đồ vật Ảnh: Góc vận động Ảnh: Góc bé em Ảnh: Góc kỹ phát triển ngôn ngữ Ảnh: Góc nghệ thuật Ảnh: Sảnh trước cửa lớp Ảnh: Cô hướng dẫn trẻ làm thiếp tặng mẹ Ảnh: Mô hình khu vườn cổ tích Ảnh: Khu chơi với đồ chơi ngoài trời Ảnh: Khu chơi với đồ chơi phát triển nhận thức, thẩm mỹ Ảnh: Sân cỏ tập thể dục và chơi với đồ chơi vận động
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thiet_ke_moi_truong_g.doc