Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh

 Trong cuộc sống hiện đại, khi mà guồng quay vội vã của xã hội dễ khiến cho con người hờ hững và thờ ơ với nhau thì chuyện nhắc đến lòng nhân ái, sự sẻ chia nhất là dạy trẻ yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh là sự đầu tư cần thiết và vô cùng quan trọng.

Lòng nhân ái chính là nền tảng của những gì tốt đẹp nhất trong xã hội. Nhân ái là cái gốc của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Nói đến dân tộc Việt Nam, người ta tự hào bởi lòng nhân ái là truyền thống quý báu lâu đời của người Việt. Cũng giống như lòng nhân ái thì chia sẻ là những tình cảm của con người thể hiện trước sự vật hiện tượng nào đấy và con người có những hành vi phản ánh lại sự vật hiện tượng đó. Như trẻ cảm thấy vui sướng, hãnh diện, tự hào khi ai đó khen mình ngoan, học giỏi và cảm thấy buồn, chán khi bị ai đó chê bai, quát mắng mình.

Trẻ ở độ tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng khá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ hãy cho trẻ xem những chương trình tivi hoặc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện ca ngợi sự quan tâm và yêu thương người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy thể hiện tình yêu thương của mình bằng lời nói và cử chỉ trước mặt trẻ.

 Đây cũng là độ tuổi mà trẻ bắt đầu tự lập và khả năng thấu cảm cũng bắt đầu phát triển. Trẻ đã đủ lớn để nhận biết cảm xúc, thái độ của người khác và có thể quan tâm đến thái độ của mọi người xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ cần phải giúp trẻ hiểu được điều con cần làm và nên làm.

 

doc29 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 4658 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.”
- Thảo luận 
+ Cho trẻ chia sẻ cảm xúc về những gì mình tưởng tượng: - Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào?
 Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chia sẻ: Đổi đồ chơi cho bạn. Cách chơi: Mỗi trẻ có một hộp đựng nhiều đồ chơi (cùng loại do trẻ chọn). Trẻ cầm hộp ở tay và cùng các bạn hát một bài, khi có hiệu lệnh ‘đổi đồ chơi’thì mỗi trẻ sẽ tìm một bạn và để một món đò chơi vào hộp của bạn ấy. Cứ như vậy sau 5 lần chơi bạn nào đổi được nhiều món đồ chơi nhất là người chiến thắng 
Chia sẻ: Con thích có nhiều loại đồ chơi hay chỉ một loại đồ chơi?
 - Có nhiều đồ chơi như vậy con cảm thấy như thế nào?
- Gửi đến trẻ thông điệp: Nếu con chia sẻ với bạn những món đồ chơi con yêu thích và bạn cũng vậy thì chúng ta sẽ vui hơn vì có nhiều đồ chơi mới và có thêm những người bạn chơi thân thiết. Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với những món đồ chơi mới .
Qua mỗi lần học trên lớp tôi thấy trẻ không chỉ biết yêu thương mọi người trong gia đình mà trẻ còn biết chia sẻ nhường nhịn bạn hơn trong khi chơi. Hơn thế nữa trẻ còn biết lắng nghe, tập trung hơn khi cô đang nói
Hình ảnh: Trẻ lắng nghe cô nói
Không chỉ qua hoạt động học trên lớp mà tôi còn dạy trẻ mọi lúc mọi nơi. Ngoài dạy trẻ phải biết yêu thương quan tâm mà tôi còn dạy trẻ cùng bạn biết yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường xung quang mình thông qua giờ hoạt động ngoài trời như trẻ biết giúp cô nhặt rác bỏ vào thùng, chăm sóc cây xanh giúp khung cảnh vườn trường được xanh, sạch đẹp hơn...
Hình ảnh: Trẻ đang chăm sóc cây
 Qua mỗi hoạt động tôi dường như thấy trẻ của mình lớn hơn, tự tin hơn.Trẻ biết quan tâm yêu thương không chỉ với bạn bè và mọi người xung quanh mình mà trẻ còn biết yêu thiên nhiên biết cùng bạn bảo vệ môi trường xung quanh mình.
4.Biện pháp 4: Dạy trẻ biết quan tâm và chia sẻ thông qua trò chơi tập thể:
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ chính là hoạt thộng vui chơi.Trẻ học thông qua chơi, chơi thông qua học. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Trong kho tàng truyền thống Việt Nam có rất nhiều hình thức trò chơi khác nhau. Trong đó, trò chơi mang tính tập thể chiếm một vị trí quan trọng đối với trẻ nhỏ.Ý thức và tinh thần tập thể giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Tất cả những điều này tác động tích cực lên trẻ, làm trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, đến lớp, muốn giao tiếp với bạn, với cô.
 Ví dụ một số trò chơi:
* Trò chơi 1: “Hành động yêu thương”
- Mục đích: 
+ Tạo sự thân thiết, rèn khả năng phản ứng nhanh, giao tiếp bằng của chỉ động tác tạo cảm giác gần gũi giữa trẻ với nhau.
+ Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình cho bạn biết bằng các cử chỉ, hành động đơn giản như cầm tay, nắm tay, khoác vai, ôm bạn
- Chuẩn bị: Phòng rộng, sạch sẽ, thoáng mát.
- Tiến hành: Cô cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát : “ Nắm tay thân thiết”
 Khi cô có hiệu lệnh “ Tìm bạn thân” thì trẻ lập tức nhanh chóng chạy ra tìm một người bạn rồi ôm, nắm tay bạn, hoặc ngồi cạnh nhau và dùng những hành động yêu thương.
Hình ảnh: Các bé lớp D1 chơi trò chơi “ Hành động yêu thương”
* Trò chơi 2: “Tình bạn thân thiết”
- Mục đích: 
+ Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng của chỉ, động tác, tạo cảm giác gần giũ thân thiện với nhau.
+ Trẻ biết thể hiện tình cảm, yêu thương bạn bè qua các hành động
- Chuẩn bị: Phòng rộng, sạch sẽ thoáng mát, đĩa nhạc nhẹ không lời.
- Tiến hành: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn. Khi cô mở nhạc lên trẻ khoác vai nhau đung đưa theo tiếng nhạc nhẹ nhàng
Hình ảnh: Các bé lớp D1 chơi trò chơi “ Tình bạn thân thiết”
* Trò chơi 3: “ Sinh nhật vui vẻ”
- Mục đích: Luyện cho trẻ hành vi giao tiếp ứng xử. Trẻ biết chia sẻ niềm vui với bạn bè.
- Chuẩn bị: bánh kẹo sinh nhật, nhạc chức nừng sinh nhật...
- Tiến hành: Cô tổ chức sinh nhất. Trẻ sinh nhật tự giới thiệu và nói nên cảm xúc của mình. Các trẻ khác hát tặng sinh nhật và dành những lời chúc 
Hình ảnh: Các bạn lớp D1 chúc mừng sinh nhật bạn 
5.Biện pháp 5: Sưu tầm bài thơ, truyện có nội dung dạy trẻ biết quan tâm giúp đỡ mọi người
Lứa tuổi mầm non là tuổi đang "học ăn học nói", vì vậy chương trình mầm non đã dành một tỷ lệ thời gian tương đối nhiều để dạy thơ ca và kể chuyện cho trẻ nhằm làm cho ngôn ngữ của trẻ em phát triển một cách trong sáng và tốt đẹp, thông qua thơ ca và kể chuyện chọn lọc và phù hợp lứa tuổi mầm non, trẻ sẽ được tiếp xúc với những lời hay, ý đẹp, được giáo dục về mặt tình cảm, đạo đức xã hội, đồng thời khơi dậy mặt năng khiếu thẩm mỹ. Hiểu được điều đó tôi và cô giáo trong lớp đã sưu tầm thêm các bài thơ, truyện để trẻ có cơ hội được chia sẻ với những người xung quanh.
Thông qua các bài thơ, câu truyện hay phù hợp với tâm sinh lý trẻ làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và thích đi học. Vì thế tôi sưu tầm các trò chơi, bài thơ có nội dung dễ hiểu, gần gũi, quen thuộc giúp trẻ dễ tiếp thu về vấn đề giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ đến những người xung quanh. 
Những bài thơ sưu tầm:
- Thơ: Bạn mới
Giáo dục trẻ: Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết giúp đỡ , quan tâm đến bạn bè xung quanh
- Thơ: Yêu mẹ
Giáo dục trẻ: Biết yêu mẹ của mình và những người thân trong gia đình
Những câu truyện sư tầm: 
- Truyện: Đôi bạn tốt
Giáo dục trẻ: Thông qua câu chuyện “Đôi bạn tốt”, giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ và nhường nhịn bạn
- Truyện: Gà vịt giúp nhau
Giáo dục trẻ: Thông qua câu chuyện “Gà vịt giúp nhau”, giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ những người gần gũi, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
6. Biện pháp 6: Dạy trẻ biết chia sẻ thông qua ngày hội, ngày lễ:
 Lễ hội là một sự kiện mang tính xã hội, là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Không khí tưng bừng phấn khởi trước ngày lễ hội bao trùm lên tất cả mọi người. Không khí ấy làm mọi người trở nên cởi mở gần nhau hơn.Và hàng năm ở các trường Mầm Non trẻ được tham gia kỉ niệm nhiều ngày Lễ hội với các hình thức khác nhau phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ.
Trẻ em, những thành viên nhỏ tuổi của xã hội, hơn ai hết là những người náo nức chờ mong các ngày lễ hội. Được tham dự vào những buổi lễ hội tưng bừng cùng quang cảnh được tô điểm bởi cờ, hoa , quần áo đẹp, tiếng nhạc rộn ràng... là những gì trẻ trông chờ vào những ngày này. Việc thể hiện các tiết mục văn nghệ có nội dung theo chủ đề mang tính giáo dục của ngày Hội, ngày Lễ có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình yêu Quê hương đất nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc.
Việc tổ chức Lễ hội được coi là một phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ Mầm Non .Vì khi tham gia vào các hoạt động kỷ niệm đem lại cho trẻ những niềm vui chung, giúp trẻ trở nên cởi mở hơn, gần gũi nhau hơn, có những hành vi lịch sự hơn,biết quan tâm , biết yêu thương với nhau hơn. Ấn tượng do những ngày Lễ hội đem lại cho trẻ thật là sâu sắc, tất cả những điều đó góp phần giáo dục xu hướng xã hội cho trẻ. Song song đó những tranh ảnh trang trí, cùng những bài hát điệu múa, những bài thơ, những lá thiệp....trong các ngày Lễ hội đó đem lại cho trẻ những cảm xúc thẩm mỹ sâu sắc và là điều kiện bồi dưỡng năng lực cho trẻ.Từ những cảm xúc đó góp phần thức đẩy trẻ thật sự tham gia vào lễ hội bằng chính khả năng của mình.
Tuy nhiên, để Lễ hội thật sự dành cho trẻ Mầm Non thì thực tế cần phải có sự tham gia tích cực của mỗi bản thân đứa trẻ. Muốn vậy cần phải phát huy hết sự sáng tạo và tính tích cực của trẻ.Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3 và đặc biệt hướng ứng ngày hạnh phúc 20/3. Với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Ví dụ: Ngày 8/3- ngày quốc tế phụ nữ
Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ làm bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ.
Hình ảnh:Các bé lớp D1 đang trang trí thiếp tặng bà, tặng mẹ ngày 8/3
Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như: Tổ chức ngày Tết Trung thu, ngày khai giảng, Noel, hay bé được tổ chức buffee tại lớp các bé cũng rất hào hứng.. mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ người thân và bạn bè. 
Hình ảnh: Bé tập làm bánh trung thu
Hình ảnh: Bé vui đón trung thu bên mâm cỗ
 Hình ảnh: Bé với buffee 
 Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và quan tâm đến bạn bè. Những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả lớp mới làm.
Hình ảnh : Các bé cùng vui noel
7.Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh
Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học mầm non. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, hay phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng mầm non mớidù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lý trẻ dễ nhớ mau quên, để hình thành ý thức, kĩ năng cho trẻ cần tạo cho trẻ nề nếp, thói quen mọi lúc, mọi nơi. Ngoài việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, về nhà phụ huynh phối hợp chặt chẽ với giáo viên để hình thành cho trẻ nề nếp thói quen, từ đó trẻ mới có kết quả cao. Chính vì thế thông qua các buổi họp đầu năm tôi phổ biến với phụ huynh đầy đủ các nội dung dạy trẻ yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh. Từ đó phối kết hợp cùng với giáo viên giáo dục trẻ. Phổ biến những nội dung kiến thức có liên quan đến giáo dục trẻ yêu thương và chia sẻ để cha mẹ học sinh phối hợp cùng giáo viên rèn luyện trẻ ở gia đình, tạo cho trẻ kỹ năng thể hiện tình cảm và sự chia sẻ. Đặc biệt hơn cha mẹ và những người xung quanh phải là tấm gương sáng về sự yêu thương và chia sẻ để trẻ noi theo.
Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi ‘‘cha mẹ là những người thầy đầu tiên của bé”, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi . Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng chắc chắn cho bé khi trưởng thành.
Nắm được phương pháp giáo dục trẻ của nhà trường,phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể theo dõi sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường hay không. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập của con, có điều kiện gần gũi trao đổi với giáo viên từ đó tạo sợi dây gắn kết giữa gia đình và nhà trường. Từ đó tạo tiền đề để trẻ được phát triển trong một môi trường giáo dục tốt nhất. Qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với người thân và bạn bè.
Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con, chơi với con và có thể cho con mang đồ chơi yêu thích đến lớp tránh sự hụt hẫng ban đầu.
Bên cạnh đó, tôi giới thiệu cho phụ huynh góc tuyên truyền của lớp trong đó có các nội dung giáo dục trẻ, các nội dung đó thay đổi từng tháng để phụ huynh nắm được và theo dõi hàng ngày.
- Qua bảng tuyên truyền ở lớp và giờ đón, trả trẻ tôi kết hợp với phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ biết quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh
Hình ảnh: Bảng tuyên truyền lớp bé
- Qua đó sự chăm sóc và giáo dục cho trẻ tôi thấy được sự chú ý của trẻ phát triển một cách rõ rệt.
Chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo.
Trẻ em lứa tuổi nhà trẻ cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên các bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường.
Muốn trẻ em hình thành được tính quan tâm đến mọi người thân xung quanh trẻ thì nhà trường và phụ huynh phải thống nhất những yêu cầu giáo dục trẻ. Giáo viên thông báo với phụ huynh những biện pháp giáo dục trẻ, yêu cầu phụ huynh theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực tiễn ở nhà để cùng phối hợp giáo dục trẻ.
IV.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Qua một thời gian áp dụng ở lớp tôi nhận thấy trẻ ở lớp mình có một số tiến bộ rất nhiều so với đầu năm học 
Bảng khảo sát sự quan tâm của trẻ với những người xung quanh từ đầu năm cho đến cuối năm
Số trẻ
Nội dung
Khi chơi với bạn
Công việc
Tình cảm
40 trẻ
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
ĐN
CN
ĐN
CN
ĐN
CN
ĐN
CN
ĐN
CN
ĐN
CN
Tổng 
10
35
30
5
15
37
25
3
12
33
28
7
Tỉ lệ %
25%
87,5%
75%
12,5%
37,5%
92,5%
62,5%
7,5%
30%
82,5%
70%
17,5%
 Qua bảng sát tôi thấy 90% trẻ lớp tôi đã thực hiện được một số nội quy của lớp: Sau khi chơi xong trẻ biết xếp, cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. Khi chơi không xô đẩy, không tranh giành đồ chơi, cùng chơi với bạn trong các trò chơi theo nhóm, trẻ đã biết nhừơng nhịn, chia sẻ đồ chơi với bạn, biết giúp các cô một số công việc đơn giản mà trẻ có thể tự làm được.
Trẻ biết chào hỏi lễ phép, biết nói lời cảm ơn khi được nhận đồ và biết xin lỗi khi có lỗi. Trẻ biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo và những người xung quanh. Biết quan tâm, giúp đỡ ông bà, bố mẹ và cô giáo
Sau một học kì dạy trẻ tôi thấy trẻ có những tiến bộ như sau:
- Phần lớn các cháu thích đến lớp, biết vâng lời cô, yêu thương giúp đỡ bạn.
- Trong giờ chơi hiện tượng đánh nhau, tranh giành đồ chơi giảm bớt và không còn nữa. Trẻ chơi đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Không những thế trẻ biết quan tâm, chia sẻ công việc với cô và bạn bè như: Giúp cô, lấy ghế ngồi, lấy rổ màu... những đồ dùng của trẻ khi cô yêu cầu....
- Bên cạnh đó tôi cũng thấy phụ huynh phản ánh lại là các cháu về nhà rất ngoan, biết vâng lời và biết chia sẻ công việc cùng ông bà, bố mẹ như: Khi đi học về các cháu đều biết chào ông bà, bố mẹ những ai có mặt ở nhà, biết nhặt rau cùng mẹ, biết lấy nước mời mọi người, trong nhà có ai ốm trẻ cũng biết hỏi han và lấy thuốc, nước cho, cháu ra đường nhìn thấy người lớn biết chào hỏi lễ phép không cần bố mẹ nhắc nhở.
- Qua việc khảo sát trẻ đầu năm học vào tháng 8 và tổng hợp kết quả vào tháng 3 đã cho thấy tỉ lệ trẻ biết quan tâm vầ giúp với mọi người xung quang đạt tỷ lệ cao.
 Có kết quả đó cũng nhờ lòng nhiệt tình tâm huyết của giáo viên chúng tôi hoàn toàn tin rằng nếu được sử dụng các biện pháp một cách đồng bộ, thường xuyên thì chắc chắn rằng việc yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh không còn xa lạ với trẻ mà trở thành thói quen tốt cho gia đình, nhà trường, xã hội và cho bản thân trẻ. Có như vậy trẻ mới trở thành những công dân tốt, những mầm non đáng tự hào của đất nước Việt Nam.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Qua quá trình thực hiện giáo dục trẻ biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh chúng ta thấy rằng việc giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ là một yếu tổ rất quan trọng và rất cần thiết . Muốn đạt được những thành tích trên, trước hết là nhờ sự phấn đấu của bản thân và sự đoàn kết của chị em đồng nghiệp, nhà trường và phụ huynh đã giúp đỡ để tôi thực hiện chuyên đề một cách dễ dàng hơn.
II. Bài học kinh nghiệm:
Muốn giúp trẻ biết yêu thương và chia sẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trong lớp cũng như ngoài xã hội trước hết:
- Giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý trẻ 
- Có kiến thức về yêu thương và chia sẻ
- Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo lồng ghép nội dung giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người
- Giáo viên biết tận dụng môi trường trong, ngoài lớp học, qua các bảng tuyên truyền, tranh ảnh xung quanh trường có nội dung giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ với mọi người
- Cô giáo phải thật sự yêu thương, tôn trọng đối xử công bằng với trẻ, coi trẻ như con của mình,đúng với câu nói“ cô giáo như mẹ hiền”
- Cô giáo cần tạo sự hứng thú cho trẻ khi tiếp xúc với các hoạt động, giáo viên luôn nhiệt tình, tận tâm, tận lực nguyện đem hết sức mình để cống hiến cho sự nghiệp, luôn tìm tòi nghiên cứu tài liệu đem lại kết quả tốt cho tiết dạy. 
- Qua một thời gian áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp dạy trẻ nhà trẻ biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh” , tôi thấy trẻ của mình lớn khôn hơn trẻ đã biết thể hiện tình ,tình yêu thương của bản thân cới bố mẹ, ông bà, bạn bè và mọi người xung quanh trẻ qua đó góp phần hình thành nhân cách trẻ là giải pháp cải tiến.
- Tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau.
- Các bậc phụ huynh đã có những chuyển biến rõ rệt về lời ăn, tiếng nói về phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình.
Bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua các hoạt động học, các hoạt động vui chơi, ngoài ra tôi còn được phụ huynh, đồng nghiệp tin tưởng, yêu quý.
III. Đề xuất, kiến nghị:
Để thực hiện tốt hoạt động giáo dục trẻ biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân tôi xin có một số đề xuất sau:
* Về phía lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo Quận
- Để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kĩ năng sống cho trẻ
* Về phía lãnh đạo nhà trường 
- Ban giám hiệu thường xuyên cho trẻ đi thực tế nhiều hơn để trẻ có nhiều cơ hội thể hiện sự yêu thương và chia sẻ với mọi người
 Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi về : “Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết cách quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh”
Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận, Ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều vốn kinh nghiệm hơn nữa trong việc góp phần giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với mọi người!
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

File đính kèm:

  • docgdntng_duc_hanhmnhtt_123201910.doc
Sáng Kiến Liên Quan