Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non

 Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được nói đến như một thời sự nóng bỏng, được nhiều người quan tâm.Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng nuôi sống con người, nhưng cũng có thể là nguồn gây nhiều loại bệnh lý nguy hiểm cho con người.

 Có hai nhóm thực phẩm là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Thực phẩm tươi sống là loại thực phẩm sau khi thu hoạch không qua một công đoạn chế biến nào như một số loaị rau. Rau xanh rất cần trong bữa ăn hàng ngày, nhưng làm thế nào để có món ăn ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngày nay trong xã hội các nhà sản xuất hoặc thương lái vì lợi nhuận cá nhân và để đạt năng xuất cao hơn trong khi trồng các loại rau, củ, hoặc để diệt các loại sâu rầy, đặc biệt là một số loại rau củ dễ bị sâu phá hoại, một số nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu đến sát ngày thu hoạch không tuân thủ thời gian ngừng, cấm phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch theo qui định nhà nước. Mặt khác, một số loại rau, quả được trồng ở đất bị ô nhiễm, tưới phân tươi hoặc nước thải đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của người tiêu dùng.

Ngoài ra, ở các chợ loại rau thái sẵn như bắp chuối, ngó sen, rau muống trẻ đã trộn một số hóa chất độc hại (như hàn the, chất bảo quản không cho phép sử dụng .) cho vào nước ngâm cho tươi lâu.

 

docx31 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 4044 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n với củ quả để trẻ không chán,tránh ngộ độc vì ăn quá nhiều một loại rau, muốn đảm bảo đúng nhu cầu dinh dưỡng. Khi xào, nấu ... cần mở vung ra cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (nếu có) bay ra bớt.
* Kết quả:
          Khi thực hiện đồng loạt các yêu cầu trên của biện pháp, tôi nhận thấy các thành phần tham gia giao nhập thực phẩm đã có kinh nghiệm hơn khi nhận và chế biến thực phẩm nhất là rau, quả vào bếp ăn của trường, Thực phẩm nhận luôn đảm bảo chất lượng và số lượng, tạm thời cảm quan bằng mắt thường an toàn, phòng tránh một số bệnh khi cho trẻ sử dụng rau sạch. Trẻ ăn rau nhiều giúp hệ tiêu hóa tốt, tăng khoáng chất, không thừa cân, béo phì...
          Đồng thời, khi  được đón đoàn kiểm tra ytế, kiểm tra chuyên môn có thể xuất trình đầy đủ giấy tờ qui định, tạo điều kiện đạt kết quả tốt sau kiểm tra, và có thể qui đồng trách nhiệm, yêu cầu chủ hàng chịu trách nhiệm pháp lý khi  gặp sự cố. Trong những lần kiểm tra nhà trường luôn được đánh giá loại tốt.
          Và trên hết là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh bệnh cho trẻ tạo điều kiện chăm sóc trẻ được tốt hơn.
Sau đây là một số hình ảnh cô nuôi đang sơ chế, chế biến:
5.6. Biện pháp 6: Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch tăng gia rau sạch tại trường cho trẻ: 
 Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho nhà trường quỹ đất rộng rãi để xây dựng quy mô trường học theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia.Đầu tư kinh phí xây dựng trường lớp rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất đồ dùng phục vụ sinh hoạt và học tập, vui chơi của trẻ tương đối đủ theo quy mô trường chuẩn. Công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng hiệu quả. Có khu vưc sân cho trẻ rộng rãi, Có khuôn viên đất rộng định quy hoạch vườn raurộng khoảng 600m được giáo viên, nhân viên chồng rau nhưng chưa được cải thiện quy mô với lý do chỗ đó nhiều sỏi, đá đất cằn khô trồng cây không lên được,mất rất nhiều công lao động nhưng không có thu họach. 
Với vai trò là người quản lý phụ trách công tác chăm sóc nuôi dương tôi băn khoăn trăn trở mỗi khi nhìn thấy vùng đất bỏ không lãng phí, trong khi đó nhu cầu sử dụng rau xanh vào bữa ăn của trẻ hàng ngày tương đối lớn nhà trường phải nhập của nhà cung cấp thực phẩm, trong khi đó nhân viên nuôi dưỡng thì mỗi ngày ước tính làm xong công việc dư khoảng 30 đến 40 phút mỗi ngày vào cuối buổi chiều. Phụ huynh đa phần là người lao động công việc này không khó với họ, nếu ta tuyên truyền vận động ủng hộ ngày công hoặc công tác xã hội hóa nêu cao tinh thần“ Nhà nước và nhân dân cùng làm” thì chắc chắn có hiệu quả.Nếu không làm cư để khoảng đất, không trồng cây thì cỏ dại mọc hoang rất nhanh không trừng là chỗ sinh sôi nảy nở của ruồi, muỗi, côn trùng  đang băn khoăn trăn trở tôi nghĩ đến câu nói của Bác Hồ Kính yêu đã từng nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền,
Đào núi và lấp bể,
Có trí sẽ thành công”.
Tôi mạnh dạn quyết định xây dựng kế hoạch, tham mưu với ban chi ủy, Hiệu trưởng nhà trường, Ban trung tâm đưa ra ý tưởng của mình xây dựng vườn rau sạch tại trường, bổ xung thêm lượng rau xanh vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ. 
          Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bổ sung cải tạo vườn trường làm vườn rau sạch cho trẻ cụ thể như sau:
Thời gian
Nội dung
Biện pháp
Kết quả
Tháng 8/ 2017
-Thực hiện cải tạo vườn trường -lao động nhặt đá, làm cỏ lên luống chuẩn bị reo trồng
-Nghiên cứu chọn giống cây phù hợp theo mùa
- reo hạt, chuẩn bin cây giống để trồng
- trồng mới các loại rau
- tuyên truyền động viên, CB, GV, NG, PHHS, ủng hộ nhà trường mỗi người một ngày công lao động dọn dep khu vườn rau, sạch xẽ, tạo mặt bằng
- Phân chia khu vực đât cho từng nhân viên
- chỉ đạo tổ nuôi trồng rau theo quy hoạch phù hợp
- Trồng rau muống mồng tơi, hành lá
Tốt
Tháng 9/2017
-Nhân rộng them vườn rau ăn lá
- Quy hoạch lại hệ thống dây dẫn nước ra khu vưc vườn rau một cách thuận tiện nhất, 
-Chăm sóc rau
-Cải thiện làm hả đất để chuẩn bị trồng mới
- Quy hoạch theo thừng khu mỗi khu trồng 1 loại rau để tiện chăm sóc
- Giao cho nhân viên bảo vệ hoàn thiện hệ thống dây dẫn nước hợp lý. Để tiện chăm sóc không chạy chung với hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt trông bếp và lớp học
 -Trồng rau, chăm sóc, thu hoạch
Tốt
Tháng 10,11/017
-Reo trồng các loại rau mùa đông ngắn ngày, phù hợp theo mùa
-Chỉ đạo nhân viên gieo trồng, chăm sóc: rau xu hào, bắp cải, cà chua, rau cải ngọt, rau cải bẹ, hành lá
Tốt
Tháng 12/2017,
1/2018
- cải tạo nguồn đất bằng phân hữu cơ chuẩn bị cho chồng lại rau
- Tiếp tuc cải tại để tiếp tục trồng rau, chăm sóc: rau xu hào, bắp cải, cà chua, rau cải ngọt, rau cải bẹ, hành lá, cà chua
Tốt
Tháng. 2,3,4,5
/2018
- Làm đất gieo, trồng rau mùa hè
-Tìm kiếm mua giống tốt, cây ngắn ngày theo mùa
-Trông rau mồng tơi,rau muống, rau đay, rau ngót
- Thu hoạch
Tốt
Sau khi xem xét kế hoạch có phần khả thi và đượcnhất trí ủng hộ cao, đưa kế hoạch chỉ đạo đến toàn trường trong buổi hop hội đồng.
(HT triển khai kế hoạch xây dựng cải tạo vườn rau sạch trước hội đồng sư phạm)
Để trồng được các loại rau sạch trong vườn trường theo mùa nào thức ấy, đã góp phần tăng cường rau sạch vào ăn bán trú của trẻ tại trường hàng ngày, đồng thời tạo cảnh quan cho trẻ trải nghiệm, tôi đã thực hiện các công việc sau:
Cụ thể, lợi thế của trường, nhân viên là người địa phương, thường xuyên sản xuất các loại rau bán ra thị trường, nên có kinh nghiệm trồng rau.
      Với lực lượng lao động hiện nay: Cô nuôi 12 cô trên 598 trẻ, giáo viên 2 cô trên lớp chỉ tiêu giao 30-35 trẻ. Tỷ lệ chuyên cần của trường  từ 90% đến 95%. Trở lên Số lượng trẻ đi thực tế trên lớp trung bình 30 đến 35 trẻ nên nhân viên có điều kiện lao động và tổ chức thực hành hoạt động lao động cho trẻ. 
Vì vậy, tôi đã phân khu vực đất trồng thành hai mảng như sau: Khu trung tâm có khu vườn rộng khi được cải tạo bằng phẳng, một nửa chỗ đất tốt hơn tôi tham mưu cho các đồng chí chồng rau, củ còn một nửa phần đất sấu, khô ta có thể trồng chuối tây như vậy sẽ đạt hiệu quả năng xuất cao mà không mất nhiều công lao động,khi quy hoạch như vậy thấy hợp lý nhân viên bắt tay vào công việc lựa chon cây giống để trồng,và nhân viên nuôi làm ở điểm trường nào thì chồng rau ơ nơi đó để tiệnchăm bón và thu kinh phí, khi thu hoạch, rau được nhập vào bếp ăn của trường.Phân công nhân lực thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cần có sự giám sát kiểm tra thường xuyên, liên tục hàng ngày của ban giám hiệu, có khen có thưởng, động viên bằng hình thức thi đua, tạo nguồn thu nhập thêm hàng tháng cho cô nuôi và giáo viên trong trường, thì kế hoạch mới thành cộng. 
Đồng thời, tạo điệu kiện thuận lợi cho trẻ được hoạt động, khám phá, trải nghiệm tìm hiểu tên gọi của các loại rau cụ thể cách trồng và chăm sóc, biết tên, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, các chất dinh dường...về các loại rau theo mùa tại vườn trường.
 Cơ sở vật chất cũng được hoàn thiện tạo khung cảnh xanh - sạch - đẹp, tạo điều kiện xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp. Chính nhờ sử dụng rau sạch vào bếp ăn của trẻ, có vườn rau cho trẻ thực hành chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng được nâng cao. Trẻ ra lớp ngày càng đông, chiếm được sự tin tưởng của phụ huynh, đồng thời tạo lòng tin cho phụ huynh học sinh về công tác đảm bảo vệ an toàn  thực phẩm,rau có nguồn gốc ró ràng sạch đảm bảo cho sức khỏe trẻ tại trường.
* Kết quả đạt được: 
Nhờ thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch tăng cường rau sạch cung cấp vào bếp ăn bán trú cho trẻ và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch đề ra sát với thực tế của nhà trường và theo mùa, nên từ chỗ có vườn nhiều sỏi đá, không trồng được rau, đến nay trường đã có vườn rau sạch rộng rãi hơn 600m với mức thu nhập rau, củ của nhân viên trị giá hàng triệu đồng/tháng.
Nhà trường có vườn rau xanh tốt mùa nào, rau, quả ấy. Tạo nguồn thu rau ăn quả, rau ăn lá dùng vào bữa ăn của trẻ đảm bảo vệ sinh ATTP.
Với  các sản phẩm thu được từ vườn rau tự trồng tại trường và các loại rau ăn quả,ăn lá, ăn củ ... trồng tại vườn sau trường, vào mùa thu hoạch bếp ăn củatrường với số học sinh 598 cháu và 68 cán bộ giáo viên nhân viên ăn,có thời điểmchính vụ đã cung cấp đủ không phải nhập rau từ các nhà cung cấp thựcphẩm. Khi còn sống Bác Hồcủa chúng ta nói:
“Bàn tay ta làm nên tấ cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
Câu nói rât đúng nó như bài học không bao giờ quên.
Một số hình ảnh vườn rau của nhà trường:
(Hình ảnh vườn rau của nhà trường) 
Và khi được hoạt động khám phá các loại rau tại vườn trường cùng cô và các bạn trẻ hay đưa ra những câu hỏi vì sao? thế nào? sao những quả chín có màu đỏ lại nhiều vi ta min A khi ăn vào giúp mắt bé sáng hơn hoặc khi ăn rau nhiều khi đi vệ sinh nặng một cách nhẹ nhàng và thoải mái, không bị táo bón như trước 
Một số hình ảnh trẻ tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm thực tế cùng cô tại vườn rau.
(Các bé lớp 5 tuổi A3 cùng cô bắt sâu nhổ cỏ cho rau)
(Lớp 5 tuổi A1 quan sát cây xu hào)
(Cô và trò lớp 5 tuổi A2 thăm vườn rau, thu hoạch cà chua chín)
Sau những giờ trẻ được trải nghiệm thực tế được quan sát,Trẻ được theo dõi sự lớn lên của các loại rau ăn lá, biết sự ra hoa, kết trái của một số loại rau ăn quả, củ, đượctự tay chăm sóc, nhổ cỏ, được hái những quả cà chua chín ... Trong khi cùng cô quan sát trẻ đưa ra vô vàn câu hỏi như: vì sao, thế nào, sao lại thế, sao khi cà chua chín lại có màu đỏ ...Trẻ rất hào hứng. Khi được cô giải đáp, chia sẻ những điều kỳ diệu có trong rau là giàu chất vi ta min và muối khoáng, các loại quả có màu đỏ chứa rất nhiều vi ta min A khi ăn vào giúp cho mắt được sáng hơn. Từ đó cô giáo dục trẻ biết trong rau có rất nhiều chất dinh dưỡng, ăn nhiều loại rau, quả giúp cho cơ thế con người khóe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt...Biết muốn có rau ăn hàng ngày thì các cô nuôi phải chồng và chăm sóc rất là vất vả, tạo cho trẻ môi trường học tập thực tế bổ ích ngấm sâu vào tâm trí trẻ ngay từ nhỏ, sau khi được trải nghiệm thực tế trẻ sẽ yêu lao động hơn, tôn trọng sản phẩm do lao động mà có và trẻ hiểu rằng trong bữa ăn hàng ngày ngoài các nhóm thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, bột đường ra thì rau là thành phần vô cùng quan trọng, không thể thiếu được, ăn nhiều rau giúp cho cơ thể đẹp da, dễ tiêu hóa, không bị táo bón, không bị béo phì... Từ đó trong các bữa ăn trẻ rất thích ăn rau. 
(Giờ ăn trưa lớp 4 tuổi B 4)
5. 7.Biện pháp 7: Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá.
          Công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện tốt thì công việc sẽ trôi chảy dễ dàng, đúng hướng.
          Bằng nhiều biện pháp để chỉ đạo đưa rau sạch vào bữa ăn cho trẻ được thực hiện ở trường đã đem lại kết quả tốt, tuy nhiên nếu duy trì thường xuyên thì cần phải có kiểm tra thường xuyên và  có đánh giá khen thưởng kịp thời thì mới tạo được nền nếp theo chỉ đạo, đồng thời khắp phục nhược điểm để công việc được tốt hơn. Thực tế, bản thân tôi được hiệu trưởng phân công nhiệm vụ quản lý chỉ đạo phụ trách công tác chăn sóc nuôi dưỡng thường xuyên giám sát, đôn đốc kiểm tra tại bếp ăn, các bộ phận khác cũng được phân công kiểm tra việc đưa rau sạch vào bữa ăn của trẻ, với hình thức kiểm tra đột xuất, báo trước, kiểm tra nội bộ, tổ chức hội giảng nuôi, đã tạo cho cô nuôi ý thức tự giác học hỏi nâng cao chuyên môn, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia lao động khu vực được phân công để có sản phẩm rau sạch đưa vào bữa ăn của trẻ.
* Kết quả:
          Qua kiểm tra bằng các hình thức khác nhau đã tạo nền nếp trong công tác nuôi dưỡng, chế biến ăn cho trẻ, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Quan trọng hơn là đã tạo được vườn rau xanh trong khuôn viên nhà trường giúp trẻ được trải nghiệm, học tập thực tế, tạo khung cảnh trường học thân thiên, xanh, sạch đẹp, và bổ sung rau sạch vào bữa ăn của trẻ hàng ngày.
- Hình ảnh các loại rau nhân viên trồng tại vườn nhà trường:
5.8. Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
          Việc làm tốt công tác tham mưu với hội nông dân xã, xin cấp các loại hạt giống  phục vụ gieo trồng trong vườn trường theo mùa và hỗ trợ kỹ thuật trồng để đạt năng xuất cao, hạn chế sâu bệnh, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời tư vấn các loại rau sạch nên ăn theo mùa để đưa vào thực đơn của trẻ, vận động phụ huynh tham gia ủng hộ ngày công, kỹ thuật trồng đạt hiệu quả cao là rất cần thiết.
          Để có đủ nguồn hạt giống, cây giống thường xuyên cho vườn trường, giống ngắn ngày, theo thời vụ mà chỉ dựa vào tài chính nhà trường thì không đảm bảo, vì vậy, việc tham mưu với các cấp các ngành, huy động sự đóng góp của dân là không thể thiếu. Chính vì vậy tôi đã tham mưu với hợp tác xã Minh Quang đề nghị xin được hỗ trợ, cung cấp các loại hạt rau giống mới, nguyên liệu, vật tư để trồng rau cho năng xuất cao. Đồng thời huy động sự ủng hộ về tài chính của nhân dân và các doanh nghiệp trong xã cho sự nghiệp mầm non.
       Việc huy động sức dân đã tiếp kiệm chi cho nhà trường hàng triệu đồng đồng thời có tác dụng tuyên truyền công tác nuôi dạy trẻ trong cộng đồng dân cư.
       Cụ thể: Khi có ý định tổ chức cho các cô trồng rau trong vườn trường để lấy rau sạch phục vụ bữa ăn của trẻ.Tôi thấy vườn quá nhiều đá đất cứng, nhiều gạch cát trong quá trình xây dựng trường quá nhiều không thể trồng rau được, muốn trồng được rau thì phải mất rất nhiều sức lao đông thì mới cải tạo được thành vườn để trồng được rau mà nhà trường toàn CB,GV,NV là nữ sức khỏe hạn chế. Kinh phí nhà trường không có để làm được điều đó, tôi đã tuyên truyền và vận động phụ huynh tìm hiểu và vận động phụ huynh ủng ngày công lao đông và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh chỉ sau một ngày khuôn viên vườn trường đã bằng phẳng, hết sỏi đá, nhân viên chỉ việc lựa chon giống tôt đem về trồng.    
 *Kết quả:Được trợ cấp cây giống từ hội nông dân xã trong các đơt trợ giống định kỳ và một số phụ huynh đã ủng hộ cho nhà trường giống cây rau ngót và một số loại rau khac,tạo sự phong phú đa dạng các loại rau trong vườn trường. Qua công tác xã hội hóa đã được phụ huynh học chung tay giúp đỡ cả vật chất và tinh thần trong công tác cải thiện vườn rau sạch cho các cháu,sau một tháng reo trồng và chăm sóc của cô nuôi sau ngày khai giảng là ngày 6 thàng 9 năm 2017 các con đến trường học ngày đầu tiên ở lớp các con đã được thưởng thức món rau cải nấu canh cua đồng ngon và ngọt do cô nuôi chăm bón và tự tay chế biến thành món canh ngon giàu dinh dưỡng cho các con thưởng thức.Phụ huynh tin tưởng nhà trương hơn khi thấy con về nhà thích ăn rau và tăng cân đều đặn hàng tháng.
6.Kết quả thực hiện có đối chứng:
Để có được kết quả trên phải nó đến lòng nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết tất cả vì học sinh thân yêu của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đoàn kết, chung lòng trung sức, chia xẻ cùng nhau đưa ra biên pháp và hướng đi đúng, phù hợp với đặc điểm của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường kết quả cho thấy trên học sinh như sau.
STT
Đầu năm
Cuối năm
Độ tuổi
Tổng số
Trẻ thích ăn rau
Trẻ ăn rau nhưng với tỷ lệ ít
Trẻ không thích ăn rau
Độ tuổi
Tổng số
Trẻ thích ăn rau
Trẻ ăn rau nhưng với tỷ lệ ít
Trẻ không thích ăn rau
SL
TL %
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL %
1
MG lớn
188
150
80
30
16
8
4
MG
lớn
188
118
100
0
0
0
0
2
MG nhỡ
165
100
61
40
24
25
15
MG nhỡ
165
165
100
0
0
0
0
3
MG
bé
127
42
33
25
20
60
47
MG bé
127
100
79
27
21
0
0
4
NT
118
34
29
29
25
55
46
NT
118
80
68
33
28
5
4
Tổng
598
334
203
129
85
13,5
108,4
598
463
347
60
49
5
4
PHẦN III. Kết luận và khuyễn nghị :
1. Kết luận :
Từ các biện pháp được thực hiện nêu trên, đã đem lại hiệu quả to lớn trong quá trình thực hiện đề tài:
        - Tìm được nguồn hàng rau củ tươi sạch, không qua khâu trung gian, làm giảm giá thành các loại rau củ nhập vào trường.
        - Xây dựng được thực đơn theo mùa làm giảm tối đa thuốc bảo vệ thực vật vào cơ thể trẻ.
        - Bếp ăn được cung cấp rau sạch tự trồng trong vườn trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
        - Tạo khung cảnh xanh - sạch - đẹp cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm, được thực hành để nắm vững bài dạy của cô trên lớp, được hòa mình với thiên nhiên giúp trẻ biết rau xanh giàu chất vi ta min và muối khoáng rau xanh là nguồn thực phẩm rất cần thiết đối với sức khỏe con người. Trẻ biết yêu lao động, tôn trọng sản phẩm của người lao động. Từ đó trong bữa ăn hàng ngày trẻ rất thích ăn rau hứng thú học và yêu thích tới trường ...
          - Tận dụng lực lượng lao động, tạo điều kiện cho giáo viên nhân viên có nguồn thu nhập thêm.
- Phụ huynh tin tưởng cho trẻ ra trường đông hơn (trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 100%, trẻ 3- 4 truổi đạt 96%, trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 50%) thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2017-2018.
          - Xây dựng được vườn rau sach, gúp trẻ ăn ngon miệng, giảm tỷ lệ béo phì, thừa cân đảm bảoVSATTP cho trẻ mầm non. Bổ sung cây xanh, tạo bóng mát cảnh quan cho sân trường giúp cho giáo viên, cô nuôi có đủ phương tiện làm vịêc, nâng cao hiệu quả công tác, trẻ có đủ  điều kiện để trải nghiệm thực tế, thực hiện tốt các hoạt động khàm phá khoa học trong ngày ở trường, phát huy trí tuệ trẻ.
          -  Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
          - Giúp trẻ có sức khỏe hoạt bát nhanh nhẹn, tạo điều kiện đem lại thành công rực rỡ.
- Tăng thêm thu nhập cho nhân viên.
          - Chiếm được sự tin yêu của các cấp chính quyền và nhân dân trong xã.
2. Các đề xuất và khuyến nghị :      
Việc tăng cường rau sạch vào ăn bán trú của trẻ trường mầm non đã đem lại kết quả rất khả quan, nhờ áp dụng các biện pháp trên nên việc thực hiện đưa rau sạch vào bếp ăn bán trú của trẻ được thực hiện dễ dàng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng tránh ngộ độc cho trẻ. Biện pháp này đã được áp dụng thường xuyên trong trường mầm non và có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non nông thôn.
Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là việc tăng cường rau sạch vào ăn bán trú của trẻ trong trường mầm non thật sự cần thiết, cần khuyến khích sử dụng, làm hạn chế dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc ép quả, rau nhanh thu hoạch, thuốc giữ rau cũ tươi lâu ... và các loại phân bón mà thời gian bón chưa đảm bảo vẫn thu hoạchVì vậy,các bếp ăn của trường mầm non cần chú ý làm tốt công tác quản lý nuôi dưỡng, nhập thực phẩm rau quả sạch vào chế biến ăn cho trẻ, tạo lên một chuyển biến mới, thực sự góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và lợi ích cao nhất là trẻ là được chăm sóc, được bảo vệ sức khỏe để phát triển toàn diện về mọi mặt.
Trong năm học sau tới tôi mong muốn nhà trường dành một chút kinh phí và làm tốt công tác xã hội hòa để làm một số dàn sắtphía trên lối đi ra vườn, hoặc ở góc sân chơi vân động đểtrồng thêm một số loại rau dây leo ăn quả như: Bầu, Bí xanh, Mướp, xu xu, hoa thiên lý  để bổ xung đa dạng rau quả vào bữa ăn của trẻ cho phong phú da dạnh thực đơn, mặt khác nếu làm được dàn thì khi trẻ đi thăm vườn rau không bị nắng, và là nơi trẻ trải nghiệm thực tế, tạo môi trường cảnh quan sư pham đẹp mắt.
Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết về “Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo bổ sung cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan đề tài này là của tôi tự nghiên cứu và thực hiên, không sao chép của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ngày 04 tháng 05 năm 2018.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Tên tác giả
1
Trương trình giáo dục mầm non.
Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
2
Tài liệu tham khảo về chế độ dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi Mầm Non.
Trung tâm dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe - Hà nội.
3
Taì liệu dành cho cán bộ quản lý năm 2009 – 1010.
Ths. BS. Vũ Yến Khanh.
4
Một số biện pháp phòng tránh ngộ độc
Tài liệu của trung tâm y tế dự phòng.
5
Một số cách VSATTP trong trường học.
Tạp chí giáo duc.
6
Trương trình vệ sinh ATTP
Đài truyền hình Việt Nam.
7
Chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Trung tâm y tế dự phòng.
8
Công văn chỉ đạo năm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thành phố Hà Nội.

File đính kèm:

  • docxToan_Minh_Quang_A_d229932ead.docx
Sáng Kiến Liên Quan