Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường phòng, chống dịch bệnh covid-19 tại trường mầm non Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội
Trước hết, về mặt kinh tế, dịch Covid-19 gây ra những thiệt hại có thể không phải chỉ khắc phục được trong thời gian ngắn. Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, dịch bệnh COVID-19 có tác động rất mạnh, thậm chí là nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam bởi tác động của nó là nhiều chiều lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội; với 3 tác động chính vào tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; suy giảm tiêu dùng tác động lớn đến dịch vụ và du lịch.
Điều này có thể dẫn đến những hệ lụy tiếp theo về an sinh xã hội và bất bình đẳng xã hội . Đối với lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhận định: Tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm và mất việc làm ở một số khu vực gia tăng, tốc độ tăng phụ thuộc vào diễn biến dịch.
Về lĩnh vực y tế, theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội, do vừa phải đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, vừa đảm nhiệm công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nên một số cơ sở y tế xuất hiện tình trạng quá tải kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ lây nhiễm chéo vi rút SARS-Cov2.
Về giáo dục: Dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành giáo dục - đào tạo của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Từ khi dịch bùng phát đến nay, tất cả các trường học và cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và tư thục đã phải dừng việc dạy và học trực tiếp. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phải sắp xếp lại kế hoạch các kỳ thi và đánh giá chất lượng với mọi cấp học.
Có thể khẳng định rằng: đại dịch Covid-19 được xem là thảm họa toàn cầu mà nhân loại phải đối diện. Đại dịch này đã tác động toàn diện đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, tôn giáo.Chúng ta những người lớn có thể chủ động biết cách phòng chống dịch, còn với trẻ nhỏ thì sao? Và đặc biệt với trẻ mầm non?
ến lớp đến khi trả trẻ: Đo thân nhiệt cho trẻ và ghi vào sổ theo dõi thân nhiệt của trẻ hàng ngày (3lần/ngày). Nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi khác thường phải mang trẻ ngay xuống phòng y tế để theo dõi - xử trí kịp thời và gọi điện báo cho gia đình biết tình hình của con để đón con về đi khám và điều trị tiếp. Nhân viên y tế phải trực tại trường để xử trí khi có trường hợp xấu xảy ra Có sổ nhật ký được ghi rõ tên trẻ, lớp. Ví dụ: Khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên đưa trẻ xuống phòng y tế khám và sơ cấp cứu ban đầu rồi gọi điện báo cho phụ huynh biết tình hình của con đến đón con về và trao đổi phụ huynh về tình học tập cũng như tình hình sức khỏe của trẻ để có những xử lí kịp thời, Những hoạt động đó được ghi rõ ràng từ lúc phát hiện trẻ bất thường đến khi trẻ được gia đình đón về. Những bữa ăn của trẻ ở trường giáo viên tổ chức bữa ăn cho trẻ trong bầu không khí nhẹ nhàng ấm cúng. Động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất. Trong khẩu phần ăn của trẻ ngày nào trẻ cũng được uống sữa vào buổi chiều. Ví dụ: Giáo viên để trẻ cảm nhận hương vị của món ăn, giới thiệu món ăn và hỏi trẻ ăn món ăn cung cấp chất dinh dưỡng gì? Giáo dục trẻ ăn đủ chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng chống lại mọi dịch bệnh... Qua hoạt động giáo dục: Ngoài việc làm tốt công tác vệ sinh môi trường, giáo viên còn đặc biệt chú trọng giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rèn các kỹ năng vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ như: Rửa tay với nước sạch và xà phòng theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế tại các thời điểm: Trước khi ăn, sau mỗi giờ chơi, sau khi đi vệ sinh, khi thấy tay bẩn. Giáo viên lồng ghép giáo dục cho trẻ những hiểu biết tối thiểu về dịch bệnh Covid 19. Bằng phương pháp chuyên môn giáo viên dạy trẻ biết cần làm gì để phòng, chống dịch Covid như: Thực hành rửa tay với nước và xà phòng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay. Để rửa tay đủ 30 giây theo 6 bước, trẻ vừa hát vừa rửa tay theo bài hát “Chúc mừng sinh nhật” (Happy birthday). Thực hành giãn cách bằng cách ngồi/đứng cách xa nhau. Trẻ chơi trò chơi “vỗ cánh”: Hai trẻ đứng cạnh nhau cùng “vỗ cánh” bằng cách dang rộng 2 tay để đảm bảo khoảng cách giãn cách. - Che miệng khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay.Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể, cách nhận biết những dấu hiệu và sự nguy hiểm của bệnh dịch tới cuộc sống... Làm thế nào để trẻ em mầm non biết bản thân hay bạn xung quanh bị ốm? Có chơi với bạn ốm không? Ví dụ: Trẻ chơi trò chơi đóng vai: dùng búp bê, gấu bông đóng vai nhân vật có các triệu chứng ho, hắt hơi, sốt; hoặc có các dấu hiệu không khỏe như đau đầu, đau bụng, cảm thấy nóng, mệt nhiều. Trẻ cùng chơi, chăm sóc gấu bông bị ốm. Từ đó, trẻ biết được biết được dấu hiệu cơ bản về bệnh và bài học về sự đồng cảm, chia sẻ khi bạn bị ốm, biết quan tâm đến bạn và không xa lánh bạn khi bạn ốm Trong các hoạt động học về lĩnh vực phát triển kĩ năng sống cho trẻ ở các lứa tuổi, giáo viên lồng gép dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay theo đúng cách (6 bước rửa tay của bộ y tế), cách bảo vệ bản thân khỏi nguồn dịch bệnh như: Đeo khẩu trang, không tụ tập nơi đông nười, giữ khoảng cách ... 3.3 Biện pháp 3: Thường xuyên duy trì thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, Vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ ở lớp theo lịch để phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Để làm tốt điều này nhà trường đã chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác vệ sinh của các lớp như: Vệ sinh giờ ăn, ngủ của trẻ. Giáo viên cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trong công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ nên đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả như: Hàng tuần lau rửa đồ dùng đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B, định kỳ giặt chăn chiếu đúng 2 lần/ tháng. Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến lớp, ngay từ trước thềm năm học mới, nhà trường đã thực hiện phun khử trùng và dọn dẹp vệ sinh toàn bộ khuôn viên trường lớp học. Để đảm bảo môi trường xung quanh trường luôn sạch sẽ, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thường xuyên lao động dọn dẹp vệ sinh, giữ cho quang cảnh môi trường luôn sạch sẽ ở các khu vực quanh trường. Duy trì hoạt động tổng vệ sinh toàn trường (tất cả các lớp học và các phòng chức năng) bằng hóa chất khử khuẩn (chloramine B 0,5%) vào 2 ngày cuối tuần cho đến khi được thông báo hết dịch bệnh; Duy trì tần suất vệ sinh bề mặt tại các lớp học: ít nhất 1 lần/ngày và khi bẩn; Vệ sinh khu vực chung: ít nhất 2 lần/ngày và khi bẩn; Mở cửa phòng học thông thoáng vào buổi sáng và cuối ngày (khi học sinh không còn trên lớp). 3.4 Biện pháp 4:Tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Trẻ có khỏe mạnh mới có sức đề kháng tốt và có khả năng chống lại bệnh tật.Để đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ thì chế độ dinh dưỡng cần đàm bảo đủ cả về lượng và chất.Nhà trường luôn đảm bảo chế độ ăn theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thực đơn phù hợp theo ngày, theo tuần, theo mùa, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, chế biến phù hợp khẩu vị của trẻ. Đảm bảo cho trẻ có ít nhất một tuần ăn một quả trứng, một bữa trái cây... Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý, thì việc lựa chọn thực phẩm sạch an toàn phòng chống ngộ độc thực phẩm cho trẻ là vấn đề mà nhà trường luôn quan tâm hàng đầu. Để đảm bảo có nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho trẻ nhà trường đã lựa chọn và mua thực phẩm của các cơ sở kinh doanh rõ nguồn gốc, chỉ đạo “xây dựng vườn rau sạch của bé” đạt hiệu quả cao, có đủ rau sạch cung cấp cho bữa ăn hằng ngày của trẻ. Cùng với lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, việc đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến thực phẩm cho trẻ cũng được nhà trường chú trọng. Trường đã có bếp ăn một chiều, nhà bếp luôn vệ sinh sạch sẽ, trang phục nhà bếp luôn gọn gàng, đúng quy cách. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng thì tập thể dục thể thao cũng là biện pháp để tăng cường sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh Covid -19. Hàng ngày giáo viên cho trẻ vận động với các bài tập thể dục nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch covid dành cho học sinh như bài rửa tay... Việc đảm bảo cho trẻ an toàn và khỏe mạnh là rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng cân đối đủ chất là rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Một cơ thể khỏe mạnh mới có sức đề kháng tốt để chống lại các dịch bệnh. 3.5 Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh phòng, chống dịch bệnh cho con tại nhà. Thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Gia Lâm về việc phối hợp với cha mẹ học sinh chăm sóc - giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Trường Mầm non Đặng Xá đã xây dựng Kế hoạch và triển khai tới 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường với những biện pháp cụ thể, nội dung chăm sóc giáo dục trẻ phong phú các thể loại như: Dạy trẻ cách phòng tránh dịch; các kỹ năng sống; các bài thơ, câu chuyện, trò chơi dân gian... Thực đơn ăn hàng ngày của trẻ đủ chất, đủ lượng đã được giáo viên chuyển tới cha mẹ học sinh qua phần mềm Zalo, Face book, Website của trường. Một tuần giáo viên gửi từ 4 đến 5 nội dung để cha mẹ học sinh cùng phối hợp dạy trẻ tại nhà. Nhà trường còn xây dựng lịch trò chuyện với trẻ qua phần mềm Zoom 1 tuần/1 buổi với nhiều nội dung như: dạy trẻ kỹ năng phòng tránh dịch bệnh; tổ chức sinh nhật cho trẻ; xem những sản phẩm trẻ đã làm tại nhà trong tuần; chơi các trò chơi chữ cái; kể chuyện cho bé nghe... Đặc biệt nhà trường đã xây dựng những nội quy đối với cô và trẻ khi vào trò chuyện trực tuyến. Với những hình thức phong phú, đa dạng đã gây hứng thú và hấp dẫn trẻ, sau 4 tuần thực hiện nhà trường đã thu hút được 100% cha mẹ học sinh nhất trí với hình thức gửi nội dung ôn tập cho trẻ qua Zalo, Face book của lớp. Hình thức trò chuyện với trẻ qua phần mềm Zoom đã tăng từ 30% lên đến 60% phụ huynh học sinh đăng ký cho con tham gia. Kết quả này còn được thẻ hiện qua việc phụ huynh học sinh gửi sản phẩm của trẻ là những hình ảnh, video do chính cha mẹ học sinh ghi lại và chuyển cho cô giáo. Bên cạnh đó, để việc phối hợp với cha mẹ học sinh được hiệu quả hơn, nhà trường đã tổ chức họp trực tuyến qua Zoom với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và tổ chức họp phụ huynh học sinh các lớp để tiếp tục thống nhất với cha mẹ học sinh trong việc dạy con tại nhà; trưng cầu ý kiến cha mẹ học sinh và những kiến nghị, đề xuất của cha mẹ học sinh với nhà trường, với giáo viên. Trong buổi họp trực tuyến với cha mẹ học sinh, nhà trường đã nhận được những ý kiến phản hồi tích cực, những lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của cha mẹ học sinh tới nhà trường và các giáo viên. Những lời động viên đó của cha mẹ học sinh như đã tiếp thêm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường lòng đam mê, nhiệt huyết với công việc, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm và kế hoạch đã đề ra. 4. Kết quả. Với sự quyết tâm lớn của Ban giám hiệu, sự đồng lòng cố gắng của đội ngũ và áp dụng một số biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid 19 thiết thực phù hợp với đặc điểm của nhà trường, đã đạt được những kết quả sau: 4.1 Đối với nhà trường: Nhà trường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ và các quy định về cách phòng chống dịch bệnh. Chất lượng nuôi dạy trẻ tốt, trẻ khoẻ mạnh Toàn thể giáo viên và nhân viên trong trường đều nắm vững các kiến thức về nuôi dưỡng và cách sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống bệnh dịch.Lồng ghép kiến thức vào chương trình học của trẻ, giúp trẻ nhận thức được và có ý thức phòng dịch bệnh. Không có bệnh dịch trong trường. Đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp, an toàn. Thường xuyên báo cáo kịp thời công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh của trường lên cấp trên. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh ở trường mầm non là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD&ĐT Huyện Gia Lâm và sự chỉ đạo kịp thời của Ban Giám Hiệu nhà trường.Bên cạnh đó có sự quan tâm của các cấp UBND Xã Đặng Xá cùng toàn thể phụ huynh học sinh trường mầm non Đặng Xá. Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh,góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch và đôn đốc các lớp, các bộ phận trong trường thực hiện tốt kế hoạch. Hình thành được sự chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ, phòng chống dịch bệnh của trường đầy đủ, đúng tiêu chuẩn quy định của ngành. 100% Giáo viên, nhân viên nghiêm túc chấp hành quy chế, quy định của ngành về nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. 100% CB - GV - NV có tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến trẻ, tận tình chăm sóc nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ. Được phụ huynh tin yêu và tín nhiệm đội ngũ giáo viên, nhân viên, tín nhiệm nhà trường. Do vậy, trong năm học qua số trẻ đến trường đã tăng nhanh. 4.2 Đối với lớp: Giáo viên nắm vững kiến thức, kĩ năng về phòng, chống dịch bệnh covid. Trẻ khỏe mạnh, trẻ có kiến thức ban đầu về dịch bệnh covid. Trẻ có nề nếp kĩ năng vệ sinh cá nhân... 4.3 Đối với học sinh: 100% trẻ khỏe mạnh. Có kiến thức ban đầu về dịch bệnh covid. Biết một số kĩ năng và biện pháp phù hợp lứa tuổi để bảo vệ bản thân trong thời gian dịch bệnh diễn ra. 4.4 Đối với phụ huynh học sinh: 100% biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh covid. Tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ. Các bậc cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực phối hợp với nhà trường . III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa của các biện pháp. Việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non là công việc rất cần thiết và không được chủ quan trong thời điểm hiện tại, đòi hỏi mỗi giáo viên, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe cho trẻ một cách thường xuyên. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, sẽ giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, để trẻ tích cực tham gia các hoạt động.Góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của tập thể đội ngũ trường mầm non Đặng Xá. Qua thời gian thực hiện các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid tại trường mầm non Đặng Xá, tôi thấy nhận thức về phòng chống dịch bệnh đã có sự thay đổi rõ rệt so với trước khi chưa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid đã được thể hiện qua phiếu điều tra thực trạng sau khi thực hiện các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch Covid - 19 trong trường mầm non Đặng Xá. (Phụ lục: Bảng tổng hợp phiếu điều tra thực trạng sau khi thực hiện các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch Covid - 19 tại trường mầm non Đặng Xá.) 2. Những nhận định chung. Với chủ trương đúng đắn và cấp thiết mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Chống dịch như chống giặc”, trường mầm non Đặng xá xác định phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, tiếp tục tăng cường tuyên truyền thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong nhà trường. Mỗi việc làm dù nhỏ nhất nhưng nếu thực hiện bằng tinh thần trách nhiệm cũng sẽ góp phần phòng, chống dịch Covid-19”, đó không chỉ là suy nghĩ mà còn là phương châm hành động của tập thể trường mầm non Đặng Xá trong thời gian vừa qua... Qua đó góp phần cùng các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương và cộng đồng dân cư từng bước ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe và của trẻ và của mọi người dân. 3. Bài học kinh nghiệm: Từ những biện pháp cụ thể và những kết quả đã đạt được trong công tac phòng, chống dịch của nhà trường tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Nhà trường phải luôn chủ động có kế hoạch cụ thể trong công tác phòng, chống dịch bệnh. - Phải triển khai, tuyên truyền sâu rộng kế hoạch tới GVNV – phụ huynh và học sinh. - Kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh để làm tốt công tác phòng dịch. Giáo viên phải thực sự có ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức của phụ huynh - trẻ trong việc phòng, chống đại dịch. - Môi trường học tập phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh... 4. Ý kiến đề xuất. Để tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch Covid có hiệu quả, phát huy những thành tích đã đạt được vào trong hoạt động thực tiễn tốt hơn nữa, dựa vào điều kiện thực tế của trường tôi có kiến nghị như sau: Đề nghị các cấp lãnh đạo, UBNN luôn quan tâm, đầu tư của nhà nước để tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho trường học như: Máy đo thân nhiệt, buồng khử khuẩn, nước sát khuẩn, bồn rửa tay di động... Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1 Những nội dung lí luận. 3 2 Thực trạng của nhà trường 4 2.1 Thuận lợi 4 2.2 Khó khăn 5 3 Các biện pháp đã tiến hành 6 3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học. 6 3.2 Biện pháp 2: Tuyên truyền về kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong trường học 7 3.3 Biện pháp 3: Thường xuyên duy trì thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, 10 3.4 Biện pháp 4:Tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 11 3.5 Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh phòng, chống dịch bệnh cho con tại nhà. 12 4 Kết quả 12 III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15 1 Ý nghĩa của biện pháp 15 2 Những nhận định chung 15 3 Bài học kinh nghiệm 15 4 Đề xuất , kiến nghị 16 IV PHỤ LỤC Ảnh minh họa biện pháp 1 Ảnh minh họa biện pháp 2 Ảnh minh họa biện pháp 3. Ảnh minh họa biện pháp 4 Ảnh minh họa biện pháp 5 TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Tăng cường phòng, chống dịch Covid - 19 trong trường mầm non Đặng Xá (Dành cho CBGVNV - Phụ huynh trường mầm non Đặng Xá) Để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 tại trường mầm non Đặng Xá. Xin anh (chị) vui lòng hợp tác, trao đổi về các vấn đề sau. Chúng tôi xin cam đoan chỉ sử dụng kết quả điều tra vào mục đích khoa học. 1. Anh (chị) hãy cho biết trường mầm non Đặng Xá có cần có những biện pháp trong công tác tăng cường phòng, chống dịch Covid -19 trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra hay không? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 2. Anh (chị) hãy cho biết đối với trẻ em học tại trường có ý thức cao để phòng chống dịch hay không? Ý thức cao Ý thức chưa cao Không có ý thức 3. Anh (chị) hãy cho biết: nếu nhà trường thực hiện các biện pháp chống dịch cho trẻ tại trường thì anh chị có sẵn sàng tham gia cùng hà trường hay không? Rất sẵn sàng Sẵn sàng Không sẵn sàng 4. Xin Anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân Tên: Tuổi: Nơi công tác: Xin chân thành cảm ơn những ý kiến chia sẻ của chị (anh)! TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SAU KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Tăng cường phòng, chống dịch Covid - 19 trong trường mầm non Đặng Xá (Dành cho CBGVNV - Phụ huynh trường mầm non Đặng Xá) Để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 tại trường mầm non Đặng Xá. Xin anh (chị) vui lòng hợp tác, trao đổi về các vấn đề sau. Chúng tôi xin cam đoan chỉ sử dụng kết quả điều tra vào mục đích khoa học. 1. Anh (chị) hãy cho biết trường mầm non Đặng Xá đã làm tốt công tác tăng cường phòng, chống dịch Covid -19 trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra hay chưa? Làm rất tốt Làm tốt Làm trung bình Làm chưa tốt 2. Anh (chị) hãy cho biết cảm nhận của mình khi có trẻ học tại trường mầm non Đặng Xá trong thời gian dịch Covid - 19 bùng phát? Rất yên tâm Yên tâm Chưa yên tâm Không yên tâm 3. Anh (chị) hãy cho biết: Sau khi thực hiện các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch Covid - 19, trường mầm non Đặng Xá có sự thay đổi như thế nào? Luôn chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Sức khỏe và an toàn của trẻ được đảm bảo Không có sự thay đổi 4. Xin Anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân Tên: Tuổi: Nơi công tác: Xin chân thành cảm ơn những ý kiến chia sẻ của chị (anh)! TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Tăng cường phòng, chống dịch Covid - 19 trong trường mầm non Đặng Xá (Dành cho CBGVNV - Phụ huynh trường mầm non Đặng Xá) Tổng số phiếu điều tra phát ra: 100 phiếu Số phiếu thu về: 100 phiếu Đối tượng khảo sát: Giáo viên, nhân viên nhà trường: 40 phiếu Phụ huynh trong nhà trường : 60 phiếu Nội dung câu hỏi Câu trả lời Số lượng Tỷ lệ % 1. Anh (chị) hãy cho biết trường mầm non Đặng Xá có cần có những biện pháp trong công tác tăng cường phòng, chống dịch Covid -19 trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra hay không? Rất cần thiết 80/100 80 Cần thiết 20/100 20 Không cần thiết 0/100 0 2 Anh (chị) hãy cho biết đối với trẻ em học tại trường có ý thức cao để phòng chống dịch hay không? Ý thức cao 80/100 80 Ý thức chưa cao 15/100 15 Không có ý thức 5/100 5 3. Anh (chị) hãy cho biết: nếu nhà trường thực hiện các biện pháp chống dịch cho trẻ tại trường thì anh chị có sẵn sàng tham gia cùng hà trường hay không? Rất sẵn sàng 90/100 90 Sẵn sàng 10/100 10 Không sẵn sàng 0 0 BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA SAU KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Tăng cường phòng, chống dịch Covid - 19 trong trường mầm non Đặng Xá (Dành cho CBGVNV - Phụ huynh trường mầm non Đặng Xá) Tổng số phiếu điều tra phát ra: 100 phiếu Số phiếu thu về: 100 phiếu Đối tượng khảo sát: CB - GV- NV nhà trường: 40 phiếu Phụ huynh trong nhà trường : 60 phiếu Nội dung câu hỏi Câu trả lời Số lượng Tỷ lệ % 1. Anh (chị) hãy cho biết trường mầm non Đặng Xá đã làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid - 19 chưa? Làm rất tốt 90/100 90 Làm tốt 10/100 10 Làm trung bình 0/100 0 Làm chưa tốt 0/100 0 2. Anh (chị) nêu cảm nhận của mình khi có trẻ học ở trường mầm non Đặng Xá? Rất yên tâm 5/100 5 Yên tâm 95/100 95 Chưa yên tâm 0/100 0 Không yên tâm 0/100 0 3. Anh (chị) hãy cho biết: Sau khi thực hiện các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch Covid - 19, trường mầm non Đặng Xá có sự thay đổi như thế nào? Luôn chủ động trong công tác phòng, chống dịch 99/100 99 Sức khỏe và an toàn của trẻ được đảm bảo 99/100 99 Không có sự thay đổi 0/100 0
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tang_cuong_phong_chon.doc