Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn trẻ cá biệt lớp 3-4 tuổi A2 trường Mầm non Cao Đức
Thực tế cho thấy trong một điều kiện sống như nhau nhưng có những bé rất ngoan và có những bé rất bướng bỉnh mặc dù các cháu có thể được yêu thương, quan tâm, chăm sóc giống nhau. Bên cạnh đó còn có những trẻ mồ côi cha mẹ, phải sống với ông bà nội, ngoại, thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ đã khiến trẻ bị thiếu hụt tinh thần và vật chất dẫn đến trẻ bị tự kỷ, bướng bỉnh. những trẻ đó thường được duyệt vào danh sách học sinh cá biệt. Thông thường thì trẻ cá biệt thể hiện sự bướng bỉnh chỉ đơn giản là vì thấy mình không bằng các bạn nên muốn làm như vậy để thu hút sự quan tâm của cô giáo hoặc mọi người.
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Mầm non là giáo dục trẻ một cách toàn diện. Đối với trẻ mầm non cô giáo phải là người vừa dạy, vừa dỗ, vừa là người mẹ chăm sóc vừa là người bạn cùng chơi với trẻ, để từ đó mới có những biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng trẻ, mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Nếu chúng ta không may tạo ra một lỗ hỗng ở trẻ ngay từ ban đầu thì hậu quả khôn lường. Vậy chúng ta phải chăm sóc dạy dỗ trẻ cá biệt như thế nào để trẻ hòa nhập với bạn bè, biết ngoan ngoãn vâng lời, trong sáng, hồn nhiên phát triển tốt về mọi mặt
1 MỤC LỤC Nội dung báo cáo Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 1. Mục đích của sáng kiến 2-3 2. Tính mới của sáng kiến và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 3-4 PHẦN II: NỘI DUNG 5 Chương 1: Khái quát thực trạng của sáng kiến 5-12 Chương 2: Một số biện pháp được áp dụng lần đầu tại lớp 12 3-4 tuổi TMN Cao Đức a. Biện pháp 1: Trao đổi và phối hợp cùng gia đình trẻ 12-13 b. Biện pháp 2: Cho trẻ tham gia các hoạt động học tập 13-14 c. Biện pháp 3: Tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với trẻ ngoan trong 14-16 lớp d. Biện pháp 4: Giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên 16-17 môn nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho trẻ cá biệt e. Biện pháp 5: Phối hợp với giáo viên cùng lớp và tham mưu 17-18 với nhà trường để có biện pháp giáo dục phù hợp Chương 3 : Kiểm chứng các giải pháp 18-19 PHẦN III: KẾT LUẬN 20 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng 20-21 kiến 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến 21-22 3. Kiến nghị với các cấp quản lý. 22 PHẦN IV: PHỤ LỤC 22 3 đẹp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt với những trẻ cá biệt về mọi mặt, đó là những trẻ có cá tính khác biệt, ít chịu sự hoà đồng trong tập thể. Vậy giáo dục như thế nào để trẻ cá biệt trở thành những trẻ ngoan, biết vâng lời. Đây là vấn đề không dễ và là câu hỏi luôn đặt ra với những người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non như tôi. Nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn trẻ cá biệt lớp 3-4 tuổi A2 trường Mầm non Cao Đức” do tôi phụ trách với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đặc biệt là đối với trẻ cá biệt lớp tôi. 2. Tính mới của sáng kiến và ưu điểm nổi bật của sáng kiến * Tính mới của sáng kiến: Trẻ cá biệt không khó để hoà nhập nếu như chúng ta biết cách giáo dục trẻ phù hợp. Nhưng trên thực tế, làm thế nào để trẻ cá biệt trường mầm non Cao Đức nói chung và trẻ cá biệt 3-4 tuổi A2 lớp tôi nói riêng biết hoà đồng, biết nghe lời, dần có ý thức tốt hơn là điều mà người làm giáo viên như chúng tôi rất trăn trở, bởi bên cạnh đó trường có một số giáo viên mới vào nghề làm hợp đồng ngắn hạn và một số phụ huynh về kiến thức giáo dục trẻ hoà nhập còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu “Một số biện pháp rèn trẻ cá biệt lớp 3-4 tuổi A2 trường mầm non Cao Đức”. Đối với các giải pháp mà tôi đã chọn cho các đề tài trước đây theo tôi thấy còn mang tính chung chung, hầu hết là dựa trên lý thuyết, để cho giáo viên áp dụng thì hiệu quả chưa thực sự cao, với tình hình thực tế hiện nay tôi quyết định nghiên cứu và đưa ra các biện pháp rèn trẻ cá biệt 3-4 tuổi A2 lớp tôi. Với các giải pháp chính mà tôi chọn đó là tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động học tập để giúp trẻ dần tự tin, có ý thức và phát triển tốt về mọi mặt. Các giải pháp đã xác định rõ vai trò học hỏi của người giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục trẻ cá biệt trong trường mầm non Cao Đức huyện Gia Bình. Những giải pháp mà sáng kiến đưa ra có những nét khác và mới so với các giải pháp trước đây. Nó vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm, đồng 5 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN “Một số biện pháp rèn trẻ cá biệt lớp 3 - 4 tuổi A2 trường mầm non Cao Đức” Trường mầm non Cao Đức, nơi tôi đang công tác là một trường học nằm cách xa trung tâm huyện. Xã Cao Đức là một xã ít dân số nhưng lại nằm dài theo con đê, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phụ huynh đưa con đến trường nên hiện nay nhà trường có 2 điểm trường. Điểm 1 là cụm Trung Tâm được đặt ở thôn Kênh Phố. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước năm 2018 đã xây dựng mới cụm Trung Tâm với diện tích hơn 7000m2 với số tiền hơn 13 tỷ đồng. Cụm Trung Tâm Điểm 2 là cụm Đình Than được đặt ở thôn Đình Than, với diện tích hơn 4000m2 Năm học 2020 cụm Đình Than được tu sửa với số tiền hơn 4 tỷ đồng. Cụm Đình Than 7 - Tích cực tìm các trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ các hoạt động theo từng chủ đề, chủ điểm. - Nghiêm túc thực hiện chuyên đề mà hàng năm cấp trên tổ chức, luôn bám sát vào Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường đó là: “ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trường mầm non”. Góp phần nhỏ bé của bản thân để : Hoàn thiện tốt công tác đánh giá ngoài và công nhận lại trường MN đạt chuẩn Quốc gia mức độ II của nhà trường. b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế: * Về phía giáo viên: - Là một giáo viên trẻ, bản thân chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ cá biệt. - Trên lớp không chỉ có riêng trẻ cá biệt mà còn những trẻ bình thường khác nên chưa thể dành nhiều thời gian riêng để trò chuyện với trẻ cá biệt. - Chưa thật sự mạnh dạn trong công tác tham mưu với nhà trường để có hướng khắc phục tốt nhất cho trẻ cá biệt ở lớp. - Việc phối hợp với phụ huynh vẫn còn những hạn chế do phụ huynh làm việc xa nhà và phụ huynh bước đầu chưa có sự hợp tác cùng cô trong công tác giáo dục trẻ cá biệt. * Về phía trẻ: - Trong thời gian đầu qua quá trình gần gũi, làm quen, quan sát, trò chuyện với trẻ tôi thấy một số trẻ có sự nhận thức nhưng chưa thật sự chú ý vào cô, có lúc không nghe lời cô, hay tranh dành và phá đồ chơi của bạn, rất ít khi chơi cùng bạn. - Chưa tự giác trong các hoạt động, ông, bà, cha mẹ còn làm thay, nuông chiều theo ý trẻ. - Trẻ không chủ động trong mọi công việc, trẻ chưa có thói quen nề nếp, lễ giáo, vốn kỹ năng sống của trẻ cũng còn rất nhiều hạn chế. * Về phía phụ huynh: 9 Thấy những hành động và tính cách của trẻ khác hẳn với những trẻ bình thường tôi đã báo cáo với nhà trường và nhiều lần trao đổi với gia đình, nhưng gia đình trẻ không nhận con mình như vậy và có nói: “Cháu nó chỉ nghịch thôi, ở nhà cũng vậy. Nếu cháu mà nghịch quá cô cứ phạt cháu thật mạnh”. Đúng, với trẻ bình thường khi trẻ hư, điều đầu tiên nhiều phụ huynh làm là quát mắng hay phạt trẻ, nhưng hàng ngày quan sát và tiếp xúc với trẻ cá biệt tôi biết rằng phạt trẻ không phải là cách tốt mà có khi còn không có tác dụng, khiến trẻ bực tức, không nghe lời hơn. - Qua những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân trên, và trong quá trình khảo sát thực tế, hàng ngày quan sát trẻ trên lớp, tôi đã khảo sát chung mặt bằng trẻ trên lớp và kết quả cho thấy: Bảng khảo sát trẻ ngày 8/9/2022 Ghi Mức độ đạt của trẻ Các lĩnh vực được TS chú khảo sát trẻ Tốt % Khá % TB % K đạt % Phát triển thể chất 17 6 35 6 35 4 24 1 6 Phát triển ngôn ngữ 17 4 24 5 29 7 41 1 6 Phát triển nhận thức 17 7 41 6 35 3 18 1 6 Phát triển thẩm mỹ 17 8 47 3 18 5 29 1 6 Phát triển TC-KNXH 17 7 41 4 24 4 24 2 12 Cộng % 38 28 27 7 - Từ kết quả khảo sát trên, hầu như các lĩnh vực phát triển của trẻ mới đạt ở mức độ thấp và những cháu kết quả đạt chưa cao đa số là các cháu còn nhút nhát và các cháu chưa qua lớp nhà trẻ. Còn đặc biệt với cháu Lại Giang Đình Lộc thì ở tất cả các lĩnh vực cháu đều chưa hợp tác. Đây là một số hình ảnh đầu năm của cháu: 11 Bé Lộc không tập trung trong giờ học Một lớp mà có trẻ bị như vậy sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chung của lớp. Với tình hình trên, là một giáo viên trẻ tôi rất thương cháu và trăn trở không biết làm thế nào để cháu tiến triển tốt hơn, làm thế nào cho cháu nhanh chóng hòa nhập với các bạn. Đây có lẽ là 1 trăn trở lớn nhất với tôi trong những năm vào nghề. Hiểu được những trăn trở của tôi, tôi được ban giám hiệu cũng như chị em đồng nghiệp động viên và từ đó tôi quyết định tìm ra một số biện pháp để giúp Bé Lộc lớp tôi có thể phát triển toàn diện hơn về các mặt, giúp cháu có những nhận thức và hành động đúng hơn trong các hoạt động hàng ngày. Và tôi bắt đầu gần gũi, chăm sóc động viên và giúp trẻ làm các công việc hàng ngày, cố gắng ép cháu chơi cùng với các bạn, sau 3 tuần miệt mài cố gắng tôi cảm thấy mình đã cố gắng rất nhiều cảm thất mình cũng đã quá sức mà sao chưa thấy trẻ cố gắng hơn chút nào. Lúc này tôi đã bàn với cô giáo cùng lớp tiến hành khảo sát trẻ. 13 Việc tiếp cận với phụ huynh hằng ngày là cách để tìm hiểu về đời sống của trẻ, cách sinh hoạt tại gia đình. Như chúng ta đã biết, các hoạt động từ gia đình chiếm sự tác động chính đến trẻ, các hoạt động tại trường chỉ có thể định hướng một phần cho quá trình phát triển của trẻ. Gia đình được biết đến là cái nôi an toàn cho việc chăm sóc của trẻ. Trẻ nhỏ sẽ được tiếp thu các hành động, trạng thái, thói quen, tại gia đình. Trẻ có tự tin, hòa nhập dễ dàng vào môi trường cộng đồng hay không còn phụ thuộc vào cách chăm sóc của gia đình. Gia đình hạnh phúc là yếu tố dẫn dắt trẻ đến kỹ năng đồng cảm và biết cách quan tâm đến những người xung quanh. Nếu như ở nhà gia đình cũng không có hướng giúp trẻ tốt hơn, không chịu hợp tác cùng cô giáo thì sẽ là vấn đề cản trở rất lớn đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ cá biệt của cô giáo và nhà trường. Cô giáo trò chuyện cùng phụ huynh bé Lộc b. Biện pháp 2: Cho trẻ tham gia các hoạt động học tập Lời Bác Hồ có nói: ”Hiền giữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên.” Tính cách của trẻ hình thành và phát triển trong cuộc sống hàng ngày bằng hoạt động của chính trẻ, vì thế có thể giáo dục được. Nhưng với trẻ cá biệt hầu như không hoặc có cũng rất ít tham gia hoạt động cùng các bạn trong lớp. Khả năng học tập của các trẻ cá biệt rất kém. Trẻ khó hòa nhập nên học tập cũng chậm hơn các bạn, hầu như không thể theo kịp chương trình giảng dạy tại lớp.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_tre_ca_biet_lop_3.docx
đơn xin skkn hưởng.doc