Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc, hiểu qua phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 5A, trường Tiểu học Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, tương ứng là bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc - một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên - bậc Tiểu học.
Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản, giúp họ giao tiếp được với thế giới bên người khác; thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Năng lực đọc của học sinh được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “ đọc”: đọc đúng, đọc trôi chảy, đọc có ý thức ( đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Trong bốn kỹ năng đó, kỹ năng đọc hiểu được coi là một kỹ năng cực kỳ quan trọng, nó là “ bậc thang cuối cùng” để giúp cho học sinh đạt được yêu cầu và chất lượng cao nhất của việc đọc - đọc diễn cảm. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn học khác trong nhà trường. Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc riêng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên.
1 0.5 3.5 10 Hoàng Thị Việt Kiều 1 1 1 3 11 Hoàng Quảng Linh 1 1 0.5 2.5 12 Nguyễn Thị Mỹ Linh 1 0.5 0.5 2 13 Nguyễn Thị Lệ 1 1 1 1 1 5 14 Nguyễn Thị Ngọc Mai 1 1 1 0.5 3.5 15 Nguyễn Thị Trà My 1 1 1 0.5 1 4.5 16 Lê Đình Nam 1 1 0.5 2.5 17 Nguyễn Hữu Nam 1 1 0.5 2.5 18 Nguyễn Văn Nghĩa 1 1 1 1 4 19 Nguyễn Thị Hồng Nhị 1 1 0.5 1 3.5 20 Nguyễn Thị Nhung 1 1 1 3 21 Phạm Thị Hoài Phương 1 1 2 22 Phạm Phương Thảo 1 1 1 3 23 Nguyễn Hữu Thiết 1 1 2 24 Nguyễn Thị Quỳnh Trang 1 1 1 1 0.5 4.5 25 Nguyễn Thị Thanh Trang 1 1 1 3 26 Nguyễn Công Trọng 1 1 1 3 27 Nguyễn Hữu Tuấn 1 1 2 Thống kê cho thấy Giỏi Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 3 11.1 8 29.6 11 40.7 5 18.6 Kỹ năng đọc hiểu của học sinh lớp 5A - Trường tiểu học Mỹ Thủy - Lệ Thủy Tốt Khá TB Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL 5 18.5 5 18.5 17 63 Chương III: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu qua phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5, Trường tiểu học Mỹ Thủy - Lệ Thủy. I. Tập cho học sinh có thói quen đọc thầm văn bản - một hình thức đọc có nhiều lợi thế để hiểu văn bản Đây là hình thức đọc có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng vì : + Nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 - 2 lần + Dễ tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì học sinh không chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dung điều mình đọc. Hai việc cần làm để dạy đọc thầm: + Chuẩn bị cho việc đọc thầm: tư thế ngồi đọc phải ngay ngắn, có khoảng cách phù hợp giữa mắt và sách. + Tổ chức quá trình đọc thầm: Từ đọc to " đọc nhỏ " đọc mấp máy môi ( không thành tiếng) " đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi ( đọc thầm). Giáo viên cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn, bài. Yêu cầu học sinh báo cho giáo viên biết khi đã đọc xong. Từ đó giáo viên nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm. II. Các công việc cần làm để tổ chức quá trình đọc hiểu cho học sinh 1. Hướng dẫn tìm hiểu đề tài của văn bản Mục đích của việc này là: Hướng dẫn để học sinh nhận ra đề tài văn bản khi trả lời được các câu hỏi: bài Tập đọc nói về cái gì? Về việc gì? Về ai? Để xác định đề tài của văn bản nhiều khi cần hướng dẫn học sinh dựa vào chủ điểm của bài tập đọc hoặc dựa vào tranh minh họa để đoán về đề tài. Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác để xác định được đề tài: - Đọc lướt lại toàn bài: Hướng dẫn học sinh chỉ cần lướt mắt trên dòng ghi tên bài, những dòng có tên người, tên công việc chính,... - Phát biểu đề tài của bài: Cần cho các em phân biệt hai kiểu văn bản để sử dụng các từ ngữ phát biểu cho phù hợp: + Đề tài của văn bản trữ tình thường được phát biểu mở đầu bằng các từ: “ Bài này nói về tình cảm( cảm xúc, tâm trạng, lòng yêu thương,...) + Đề tài của các văn bản tự sự thường được phát biểu mở đầu bằng các từ: “ Bài này kể về chuyện....”, “ Kể về việc....” 2. Hướng dẫn tìm hiểu tên bài: Tên bài thường ngắn nhưng nói với người đọc nhiều điều. Nó giúp người đọc xác định được đề tài văn bản và phần nào đoán được nội dung văn bản. Trước hết, hướng dẫn học sinh chú ý bám sát vào câu chữ của tên gọi để hiểu được nhiều điều về nội dung bài một cách nhanh chóng hơn. VD: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ( TV5/2) Phần lớn tên bài được đặt theo chủ đề nên đọc tên bài có thể biết được bài văn viết về cái gì. VD: Lập làng giữ biển, Phân xử tài tình, Luật tục xưa của người Ê- đê, Vì cuộc sống thanh bình, Nghĩa thầy trò, Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân,... Có những bài Tập đọc được đặt tên một cách kín đáo hơn, tên bài có thể chỉ là một hình ảnh gợi tả: “ Tiếng rao đêm, Cửa sông,...; tên bài có thể chỉ là tên một nhân vật: út Vịnh, Thái sư Trần Thủ Độ,... Có những tên bài không những cho biết chủ đề mà còn cho biết cách đánh giá, tình cảm của tác giả. Đó là những tên gọi như: Nếu trái đất thiếu trẻ con, Bầm ơi,... Với những bài có tên gọi không gợi ra chủ đề, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đặt lại tên bài khác phù hợp với nội dung mà các em được hướng dẫn tìm hiểu. Với những tên bài có tên gọi phù hợp với chủ đề, tên bài hay, có nhiều ý nghĩa thì giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra những ý nghĩa này bằng cách đặt tên bài đã có trong thế đối lập với những tên bài khác. Việc này sẽ giúp học sinh nhận ra cái hay, điều thú vị trong những cái tên. VD: Khi học bài Tập đọc “ Một vụ đắm tàu” học sinh lớp 5A tỏ ra rất hứng thú khi giáo viên đưa ra yêu cầu “ Hãy đặt tên khác cho bài tập đọc”. Học sinh tranh luận sôi nổi và có nhiều cách đặt tên khác nhau: Tình bạn, Vĩnh biệt Ma-ri-ô, Sự hi sinh cao cả,... 3. Hướng dẫn tìm hiểu từ ngữ trong bài: a, Hướng dẫn học sinh phát hiện ra từ mới và từ ngữ quan trọng của bài: - Mục đích: Học sinh phải có kĩ năng nhận ra từ nào cần tìm hiểu - từ mới. Để hướng dẫn học sinh tìm từ mới, giáo viên đặt vấn đề: “ Em hãy chỉ ra những từ em chưa hiểu nghĩa”. Về phương diện này, người giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương, về vốn từ để chọn từ cho thích hợp, chuẩn bị sẵn sàng để giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài mà học sinh đưa ra. Để hiểu văn bản, không cần phải hiểu nghĩa của tất cả các từ trong bài mà phải hướng dẫn học sinh xác định được các từ quan trọng, từ “chìa khóa”. Bởi vì những từ “ chìa khóa” có quan hệ trực tiếp với đề tài, chủ đề. Nếu bỏ những từ này thì tính liên kết, tính mạch lạc của nội dung văn bản bị đứt quãng. Cách tìm từ “chìa khóa” trong các kiểu loại văn bản có khác nhau. Giáo viên cần có các biện pháp để giúp học sinh phát hiện ra những từ có tín hiệu nghệ thuật. Đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa nghĩa, những từ chuyển nghĩa, những từ bộc lộ cảm xúc,... Vì vậy khi soạn bài, giáo viên cần có ý thức sắp xếp thứ bậc ưu tiên các từ cần dạy. * Các thao tác hướng dẫn học sinh tìm từ mới, từ ngữ quan trọng trong bài: - Yêu cầu học sinh đọc to hoặc đọc thầm toàn bài. - Đánh dấu các từ chưa biết nghĩa trong từng câu - Chọn đánh dấu vào những từ quan trọng trong bài - Tìm các từ ngữ, hình ảnh có giá trị nghệ thuật ( dành cho các văn bản văn chương). b, Làm rõ nghĩa của từ ngữ : Giáo viên nên lựa chọn từ ngữ chính, từ ngữ có tính nghệ thuật cần hướng dẫn để học sinh hiểu và nắm được nội dung, cảm thụ tốt bài đọc. Do vậy, giáo viên cần giảng nghĩa và nêu được tác dụng của nó trong văn cảnh cụ thể, hướng vào chủ đề bài học, tránh giảng quá rộng, quá sâu. Giáo viên cần sử dụng nhiều biện pháp giải nghĩa khác nhau, lựa chọn biện pháp giải nghĩa cho phù hợp với từng từ, phù hợp với vai trò của từ trong văn bản như: - Đọc phần giải nghĩa (chú giải) trong sách giáo khoa. - Dùng lời nói, động tác hoặc cử chỉ để miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần được giải nghĩa. - Sử dụng đồ dùng dạy học, trực quan như: hiện vật, mô hình, tranh vẽ, vật thật để giải nghĩa từ. - Đặt câu với từ cần giải nghĩa - Tìm từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. Lưu ý: Trong văn bản có giá trị nghệ thuật, khi hướng dẫn học sinh làm rõ nghĩa các từ, cần chú ý làm rõ nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì vậy cần chú ý đến phương thức chuyển nghĩa của các từ. c, Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh: Biện pháp này chỉ sử dụng khi hướng dẫn tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật. Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh chính là một nội dung của dạy cảm thụ văn học trong trường tiểu học. Tức là dạy học sinh cảm nhận những giá trị nổi bật; những điều tế nhị sâu sắc, đẹp đẽ của từ ngữ, câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ, câu chuyện,... Các thao tác hướng dẫn học sinh là: - Phát hiện các tín hiệu nghệ thuật - Chuyển từ cách diễn đạt nghệ thuật về lời nói thường - Chỉ ra tác dụng của việc diễn đạt nghệ thuật và cách diễn đạt không nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung. 4. Hướng dẫn tìm hiểu câu, đoạn - giúp học sinh nhanh chóng chiếm lĩnh văn bản a, Xác định những câu quan trọng và đoạn ý: Để giúp học sinh phát hiện ra những câu phức hợp, những câu quan trọng của bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh: - Đọc lướt toàn văn bản - Tìm câu dài, đánh dấu điểm mở đầu và kết thúc từng câu (văn xuôi). Tìm câu thơ có nhiều cách hiểu, khó hiểu (đối với thơ). - Đọc thầm từng câu, đánh dấu chỗ phân định ý như trong câu. - Đọc to cả câu, thể hiện sự tách ý bằng những chỗ ngắt hơi Hướng dẫn học sinh nhận ra đoạn, ý của bài, tạo cơ sở để các em hiểu nội dung văn bản. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh: - Đọc lướt toàn bài - Nhận ra dấu hiệu, hình thức của đoạn - Để nhận diện đoạn, ý trong văn bản, cần hướng dẫn học sinh chú ý: + Đối với tác phẩm tự sự mà các sự kiện được trình bày theo thời gian, cần hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác tìm hiểu các từ ngữ chỉ thời gian như: sau đó, tiếp theo, cuối cùng, trước tiên, ngày xưa, một hôm, vào một buổi sáng,... để tìm đoạn ý + Đối với tác phẩm trữ tình, học sinh cần căn cứ vào các câu văn, câu thơ có sự chuyển đổi cảm xúc, tâm trạng để xác định đoạn, ý. b, Hướng dẫn học sinh làm rõ nội dung câu đoạn: * Làm rõ nghĩa của câu: Cần hướng dẫn học sinh làm các công việc: - Xác định các bộ phận chính, bộ phận phụ của câu, nhất là những câu dài, những câu ghép, những câu đảo cú pháp, những câu có cấu trúc ngữ pháp phức tạp mà học sinh không dễ dàng nhận ra các quan hệ ngữ pháp. - Xác định câu đó tác giả nói về ai, về cái gì, về việc gì. - Đặc biệt với những câu có ẩn ý, cần hướng dẫn học sinh tìm ra nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn chứa trong câu. Để hiểu được những câu này, cần hướng dẫn học sinh tìm được những mối liên hệ bên trong của văn bản để hiểu ý nghĩa hàm ẩn của nó chứ không phải chỉ có ý nghĩa biểu hiện. - Một thao tác có tác dụng giúp học sinh hiểu nghĩa câu là thao tác đọc diễn cảm câu (ngắt giọng chỗ cần tách ý; nhấn giọng ở những từ ngữ mang thông báo; lên giọng, xuống giọng, kéo dài giọng để thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả). Nhờ sự hỗ trợ của âm thanh diễn ý, diễn cảm, học sinh có thể hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của câu * Làm rõ nghĩa đoạn, ý: - ở những bài có phân đoạn, đoạn là yếu tố trực tiếp cấu tạo thành bài. Để hiểu bài phải hiểu đoạn. Để hiểu đoạn, phải xác định được kiểu cấu trúc của đoạn. Vì nếu xác định được cấu trúc của đoạn ta sẽ tìm ra được câu quan trọng, câu chủ đề trong đoạn. - Hướng dẫn học sinh đọc câu chủ đề, tiếp theo các em phải diễn đạt nội dung của câu chủ đề bằng lời mình chứ không phải đọc nguyên văn cả câu. - Hướng dẫn học sinh biết đặt tên cho đoạn. Đây chính là một thao tác tưởng tượng - thao tác rất khó đối với học sinh tiểu học. Vì đa số học sinh chỉ biết đọc lại nguyên văn văn bản mà không biết diễn đạt theo một cách khác bằng lời của mình. Học sinh chưa có kĩ năng tách ý ra khỏi lời, chưa biết đi từ lời rút ra ý. Vì vậy giáo viên phải luyện tập cho học sinh rất kĩ kĩ năng tổng hợp khi luyện đọc hiểu. - Đọc diễn cảm cũng là một thao tác giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn ý của đoạn. Lúc này, nhờ âm thanh, các ý tình của tác phẩm sẽ đựoc vang lên, học sinh sẽ hứng thú hơn với nội dung của đoạn và hiểu đoạn để muốn biểu đạt điều gì. Nhờ biết đọc diễn cảm, học sinh sẽ hiểu sâu sắc hơn và cảm nhận được nhiều điều tinh tế của văn bản. * Khi dạy đọc hiểu văn bản khoa học, cần hướng dẫn học sinh: - Phân tích, liệt kê các sự kiện chính có trong đoạn. - Xác định mối quan hệ giữa các sự kiện nêu trong đoạn, cần chú ý các từ ngữ liên kết câu trong đoạn. - Tóm tắt đoạn thành một hoặc một vài câu, có thể đặt tên cho đoạn. * Để làm rõ ý của một đoạn trong văn bản tự sự, cần luyện cho học sinh thao tác: - Gọi tên người, vật, tên sự việc được nêu trong đoạn. - Phân tích để làm rõ người, vật hoặc sự vật đó được trình bày ở những mặt nào? Sự trình bày đó nhằm mục đích gì? - Đọc diễn cảm toàn đoạn. - Tổng hợp các kết quả của sự phân tích trên thành ý chung của đoạn và phát biểu ý chung này thành lời. * Để tìm ý chung cho một đoạn văn, một khổ thơ trữ tình, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm những việc sau: - Tìm các câu, đoạn trong đoạn văn, khổ thơ cùng thể hiện cảm xúc của tác giả về một đối tượng nào đó rồi nhóm chúng lại thành từng nhóm. Sau đó, đọc diễn cảm từng câu đã tìm được. Xác định mục đích chung của việc thể hiện cảm xúc ở các nhóm câu nói trên. VD: nhóm câu để bộc lộ cảm xúc để bày tỏ tình yêu những vẻ đẹp của quê hương; nhóm câu bộc lộ cảm xúc để bày tỏ tình yêu những con người trên quê hương. Phát biểu thành lời mục đích trên. Đây chính là ý chính của đoạn. 5. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung chính của bài đọc Từ phạm vi những nội dung cần tìm hiểu các văn bản văn chương khác nhau, có thể tìm hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc bằng cách: - Hướng dẫn học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để giúp học sinh tái hiện nội dung bài đọc (câu hỏi tái hiện), sau đó mới đặt ra những câu hỏi giúp các em nắm được những vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý nghĩa, nội dung của bài đọc, thái độ của tác giả, tính cách nhân vật (câu hỏi suy luận). Ngoài hệ thống câu hỏi và bài tập phần tìm hiểu bài trong sách giáo khoa (phần cứng), thì giáo viên có thể linh động đưa thêm một số câu hỏi gợi mở, dẫn dắt (phần mềm) chính xác, sát thực, đúng trọng tâm bài đọc, phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp để nâng dần mức độ cảm thụ văn học cho các em. Thông qua các hình thức dạy học đa dạng: cá nhân, nhóm, lớp thảo luận rồi báo cáo kết quả. Làm sao mỗi học sinh đều được làm việc, đều được suy nghĩ để tự nắm được nội dung, kiến thức bài đọc. Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cũng cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng bằng ngôn ngữ của mình, không trình bày nguyên vẹn lại câu văn, câu thơ trong sách. Việc làm này sẽ tích cực hóa được hoạt động của học sinh khi đọc hiểu văn bản, phát triển ở các em năng lực sáng tạo bằng các câu hỏi: Em hiểu điều đó như thế nào? Em cảm nhận được điều gì? Em có tình cảm gì sau khi đọc? Sau khi học sinh nêu ý kiến, học sinh khác bổ sung, nhận xét; giáo viên nên tiểu kết để khắc sâu, nhấn mạnh ý chính và ghi bảng nếu thấy cần thiết. 6. Rèn kĩ năng hồi đáp văn bản cho học sinh Đây là kĩ năng giữ vai trò hoàn thiện quá trình đọc hiểu. Rèn kĩ năng hồi đáp văn bản sẽ tạo cho học sinh khả năng chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội văn bản; từ đó hình thành cho các em tư duy phê phán và tư duy sáng tạo. Thông thường, giáo viên thực hiện hướng dẫn rèn kĩ năng này thông qua tiết Ôn luyện vào buổi thứ hai bằng các công việc sau: - Nêu những thu hoạch của bản thân về hiểu biết , về thái độ, về hành động sau khi đọc văn bản. Nêu một vài dự kiến thực hiện điều mà bài đọc gợi ra hoặc yêu cầu Chương IV: Những kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm I. Kết quả đạt được: Trải qua một quá trình học hỏi và rèn luyện, hiện nay bản thân tôi đã rất tự tin trong việc vận dụng những biện pháp trên để luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 trong các giờ dạy qua phân môn Tập đọc; cũng như công tác chỉ đạo giáo viên trong việc tổ chức các hình thức, phương pháp dạy học phân môn này khi đã là một phụ trách chuyên môn kể từ giữa tháng 3 của năm học 2009 - 2010. Kĩ năng đọc hiểu của học sinh được nâng cao rõ rệt. Rất nhiều em tỏ ra biết làm chủ văn bản được đọc, được học. Các em nắm chắc nội dung bài bằng rất nhiều cách khác nhau, đáng mừng là trong đó có rất nhiều ý phát biểu sáng tạo, trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng bằng ngôn ngữ của mình, không trình bày nguyên vẹn lại câu văn, câu thơ trong sách; nhiều em đọc và thể hiện cảm xúc rất “thật”, từ đó kĩ năng đọc diễn cảm cũng được nâng lên; các em biết làm chủ ngữ điệu, biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. 1. Kết quả đọc kĩ thuật của học sinh lớp 5A – Trường tiểu học Mỹ Thủy qua KTĐK đợt 3 năm học 2009 - 2010. TT Họ và tên Kết quả Điểm Đ.tiếng (1 điểm) N.Nghỉ (1điểm) Tốc độ (1 điểm) TLCH (1 điểm) Diễn cảm (1điêm) 1 Nguyễn Hữu Đức 1 1 1 1 4 2 Lê Thị Hà 1 1 1 1 0.5 4.5 3 Nguyễn Thị Huệ 1 1 1 1 1 5 4 Nguyễn Thị Huế 1 1 1 0.75 1 4.75 5 Lê Thị Minh Hiếu 1 1 1 1 0.5 4.5 6 Nguyễn Huy Hoàng 1 1 0.5 1 3.5 7 Nguyễn Trọng Hưng 1 0.5 1 2.5 8 Hoàng Thị Hương 1 1 1 1 1 5 9 Lê Hồng Khương 1 1 1 1 0.5 4.5 10 Hoàng Thị Việt Kiều 1 1 1 0.5 3.5 11 Hoàng Quảng Linh 1 1 0.5 1 3.5 12 Nguyễn Thị Mỹ Linh 1 0.5 0.5 1 3 13 Nguyễn Thị Lệ 1 1 1 1 1 5 14 Nguyễn Thị Ngọc Mai 1 1 1 1 0.5 4.5 15 Nguyễn Thị Trà My 1 1 1 0.75 1 4.75 16 Lê Đình Nam 1 1 0.5 1 3.5 17 Nguyễn Hữu Nam 1 1 0.5 2.5 18 Nguyễn Văn Nghĩa 1 1 1 1 0.5 4.5 19 Nguyễn Thị Hồng Nhị 1 1 0.5 1 0.5 4.0 20 Nguyễn Thị Nhung 1 1 1 0.5 3.5 21 Phạm Thị Hoài Phương 1 1 0.5 2.5 22 Phạm Phương Thảo 1 1 1 0.5 3.5 23 Nguyễn Hữu Thiết 1 1 1 3 24 Nguyễn Thị Quỳnh Trang 1 1 1 1 0.5 4.5 25 Nguyễn Thị Thanh Trang 1 1 1 1 0.5 4.5 26 Nguyễn Công Trọng 1 1 1 0.5 3.5 27 Nguyễn Hữu Tuấn 1 1 0.5 2.5 Thống kê cho thấy Giỏi Khá TB Yếu SL TL Giảm Tăng SL TL Giảm Tăng SL TL Giảm Tăng SL TL Giảm Tăng 12 44.4 33.3 9 33.3 3.7 6 22.2 18.5 0 0 18.6 Trong đó chất lượng đọc hiểu của học sinh lớp 5A - Tiểu học Mỹ Thủy Tốt Khá TB Chưa đạt SL TL Giảm Tăng SL TL Giảm Tăng SL TL Giảm Tăng SL TL Giảm Tăng 18 66.7 48.2 2 7.4 7.4 6 22.2 3.7 1 3.7 59.3 2. Kết quả kĩ năng đọc hiểu toàn trường tiểu học số 2 Phong Thủy - Lệ Thủy Từ giữa tháng 3 năm học 2009 - 2010, tôi được bổ nhiệm làm PHT, phụ trách chuyên môn của trường tiểu học số 2 Phong Thủy, với những kinh nghiệm được đúc rút trong suốt quá trình dạy học và tự học hỏi tôi đã tự tin sử dụng những biện pháp nêu trên trong công tác chỉ đạo chuyên môn nói chung và chỉ đạo dạy học phân môn Tập đọc nói riêng, kết quả thống kê toàn trường như sau: Kỹ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc của học trường tiểu học số 2 Phong Thủy - Lệ Thủy Tốt Khá TB Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL 120 45,1 115 43,2 31 11,7 II. Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian giảng dạy, tuy kinh nghiệm chưa nhiều song tôi cũng xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc để các bạn đồng nghiệp tham khảo đó là: - Phải biết kết hợp các biện pháp, phương pháp một cách khéo léo, phù hợp, phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh. - Người giáo viên phải nắm được các đặc điểm của học sinh, hình dung thấy hết những khó khăn của các em khi học đọc, đặc biệt là học kĩ năng đọc hiểu để bình tĩnh trước những sai sót của các em khi đọc, không ca thán trước những lỗi của các em. - Giáo viên cần chú ý luyện tập để có ngôn ngữ chuẩn, trong sáng, dễ hiểu - Phải biết thu hút học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em trong mọi hoạt động học tập. - Trong mỗi giờ dạy, để học sinh hình thành được kĩ năng, năng lực đọc hiểu tốt thì giáo viên phải dạy đọc hiểu có định hướng, có mục tiêu và kế hoạch dạy học rõ ràng. Điều quan trọng là phải xác định được nội dung đọc hiểu: Trước hết phải thực hiện tốt kĩ năng đọc thành tiếng; kết hợp và tìm hiểu từ, ngữ trong bài, tìm được từ “chìa khóa” trong bài. Tóm tắt được nội dung của đoạn, bài; phát hiện ra những yếu tố văn và giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. c. phần kết luận Tập đọc là một phân môn chiếm nhiều thời lượng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Đây là một phân môn được nhiều giáo viên quan tâm và băn khoăn trăn trở trong quá trình giảng dạy. Dựa trên nội dung, chương trình và sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy đặc trưng của phân môn, bài viết này chỉ có một vài kinh nghiệm nhỏ để bàn về biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc. Do khả năng và thời gian còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý quý báu từ các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học trường Người viết Bùi Thị Ngọc Thủy Đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT Lệ Thủy
File đính kèm:
- Mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_hieu_Mon_Tap_doc_5.doc