Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng miêu tả đồ vật cho học sinh Lớp 4

Thực trạng tại cơ sở

- Tình hình đội ngũ: Năm học 2021 – 2022, Nhà trường có 54 cán bộ giáo viên trong đó Ban giám hiệu có 03 đồng chí; nhân viên hành chính 03 đồng chí; giáo viên 48 trong đó có 03 giáo viên dạy môn Tiếng Anh; 02 giáo viên dạy Âm nhạc; 02 giáo viên dạy Mĩ thuật; 01 giáo viên dạy Thể dục; 02 giáo viên dạy Tin học. 56/57 = 98.2% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có trình độ đại học trở lên (05) cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Đảng viên 35 đồng chí. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước các quy định của ngành và trường. Thực hiện tốt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Tình hình cơ sở vật chất: Trường Tiểu học Thị trấn Phố Mới có 100% các phòng học kiên cố cao tầng trong đó có 36 phòng học văn hóa; có 03 phòng học bộ môn (Tin học: 01, Tiếng Anh: 02) Khu hiệu bộ gồm: phòng Hiệu trưởng; phó Hiệu trưởng; Văn phòng trường; Công đoàn- Đội; Văn thư- Kế toán; Thiết bị- Đồ dùng; phòng y tế và khu nhà ăn bán trú khang trang. Phòng học bộ môn Tin học có 40 máy tính được nối mạng đầy đủ phục vụ tốt cho dạy học của giáo viên và học sinh, có đủ hệ thống tăng âm loa máy phục vụ cho các hoạt động tập thể. Tất cả các phòng học đều được kết nối mạng. Trường có khuôn viên rộng với diện tích 9334 m2 có cây xanh, bóng mát. Các phòng học, phòng chức năng, nhà đa năng đều được xây dựng kiên cố và được bố trí gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho các hoạt động.

 

docx26 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng miêu tả đồ vật cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong các môn học của bậc Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học giữ vị trí 
quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đó là môn học góp phần 
hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: Đọc, viết, nói và nghe. Trong đó, 
Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp cao, bởi nó tích hợp năng lực từ nhiều 
môn học khác.
 Trong phân môn Tập làm văn, miêu tả là thể loại dùng lời nói có hình ảnh 
và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể 
về người, vật và cảnh vật. Đây là dạng văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện 
đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận 
xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của phân môn, những bài văn miêu tả 
làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được văn 
học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Ở lớp Bốn, văn miêu tả là 
dạng bài dựa vào những căn cứ quan sát được, cảm nhận về đối tượng (cây cối, 
con vật, đồ vật) đã để lại ấn tượng. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đó 
chuyển sang tư duy trừu tượng và sản sinh ngôn ngữ. Đối với học sinh lớp Bốn 
nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã khó; vậy mà để làm văn hay, giàu hình 
ảnh, giàu cảm xúc lại càng khó hơn nhiều.
 Nhưng thực tế thì sao? Xuất phát từ những nhu cầu, đặc điểm và đặc biệt là 
tính cấp thiết trong việc dạy và học cho thấy việc rèn luyện kĩ năng viết văn miêu 
tả cho học sinh lớp là vô cùng cần thiết. Người giáo viên tiểu học chính là người 
thợ xây đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng một cái nền vững chắc cho quá 
trình tích lũy của học sinh ở bậc học sau này. Tuy nhiên nhiệm vụ này không phải 
là điều có thể thực hiện được một cách dễ dàng đối với người giáo viên Tiểu học 
nếu như không có một trình độ chuyên môn, một kĩ năng sư phạm tốt, một vốn 
kiến thức sâu rộng về Tiếng Việt và Văn học. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn “Một số 
biện pháp rèn kĩ năng miêu tả đồ vật cho học sinh lớp 4” nhằm đưa ra một vài 
ý kiến về biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả đồ vật cho các em với hi vọng 3
học sinh, có đủ hệ thống tăng âm loa máy phục vụ cho các hoạt động tập thể. Tất 
cả các phòng học đều được kết nối mạng. Trường có khuôn viên rộng với diện 
tích 9334 m2 có cây xanh, bóng mát. Các phòng học, phòng chức năng, nhà đa 
năng đều được xây dựng kiên cố và được bố trí gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện 
cho các hoạt động.
1.2. Thuận lợi
 Nhà trường luôn luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Đảng 
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Thị trấn Phố 
Mới trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Sự phối hợp chặt chẽ các 
đoàn thể của địa phương; sự ủng hộ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh trong việc 
thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
 Đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường có sức trẻ, nhiệt huyết trong công 
tác giảng dạy và giáo dục học sinh, có trình độ chuyên môn vững vàng, các thầy 
cô giáo không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện tốt các cuộc 
vận động của ngành và phong trào thi đua. Nhiều cô giáo và thầy giáo đạt dạy 
giỏi cấp tỉnh, cấp huyện. Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn học 
sinh giỏi được nâng lên rõ rệt được nhiều phụ huynh tin tưởng và là địa chỉ tin 
cậy gửi con em đến học tại trường. Các đoàn thể như Công đoàn - Đội tổ chức 
nhiều hoạt động sôi nổi và tích cực có nhiều ý nghĩa. Luôn quyết tâm phấn đấu 
đạt danh hiệu và thành tích cao.
1.3. Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi từ phía nhà trường còn có một số khó khăn, đối 
với học sinh, lên lớp 4 các em mới bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết 
thành bài văn hoàn chỉnh. Hơn nữa, khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế. 
Khả năng quan sát miêu tả còn chưa tinh tế, học sinh chưa biết sử dụng các giác 
quan để quan sát, quan sát chưa theo một trình tự, thấy đâu tả đó. Thực tế cho 
thấy, đa số học sinh lớp 4 viết văn miêu tả chưa hay hoặc sắp xếp ý còn lộn xộn, 
lủng củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép 
một cách sống sượng bài văn mẫu. Hầu hết khi dạy các loại bài này giáo viên mới 5
 Từ những khó khăn và qua kết quả khảo sát nêu trên, tôi đưa ra một số biện 
pháp để cải thiện chất lượng môn Tập làm văn lớp 4 nói chung và dạng bài văn 
miêu tả đồ vật nói riêng.
2. Các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tập làm văn miêu tả đồ vật 
cho học sinh lớp 4.
2.1. Biện pháp 1: “Phải yêu thích thì mới có thể học được”. Tạo cho học sinh 
nguồn cảm hứng, sự yêu thích khi học văn miêu tả.
 * Mục tiêu: 
 - Giúp các em yêu thích môn học.
 - Bồi dưỡng cảm hứng, say mê khi học văn miêu tả.
 * Nội dung biện pháp:
 Mọi việc làm thành công đều bắt đầu bằng đam mê và rèn viết văn cũng vậy. 
Người giáo viên phải có nhiều biện pháp để thu hút, tạo nguồn cảm hứng, nhu 
cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói, viết).
 Nhiệm vụ của phân môn tập làm văn bậc Tiểu học là mở rộng vốn sống, rèn 
luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học 
sinh. Trong đó học văn miêu tả sẽ góp phần phát triển tư duy hình tượng cho các em 
nhờ các biện pháp so sánh, nhân hóa,... khi miêu tả. Nhưng làm thế nào để thực hiện 
được nhiệm vụ trên mà không biến các em thành những “ thợ ” viết văn? Vậy ta cần 
kích thích các em yêu văn và có nhu cầu viết văn. Giống như việc mua tranh, nếu 
các em có ý tưởng tốt, có những nội dung cốt lõi khi viết văn là khi đó các em đã sở 
hữu một bức tranh, thấy đồng cảm và mong muốn sở hữu nó.
2.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về đối tượng miêu tả
 * Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh cách quan sát, nhận xét đối tượng miêu tả trong bài văn tả 
đồ vật.
 * Nội dung biện pháp:
 Quan sát đồ vật là giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh độc lập quan 
sát đối tượng, từ đó học sinh thu nhận được những thông tin quan trọng, hiểu biết 7
2.3.2. Sắp xếp các ý tìm được thành đoạn văn hoàn chỉnh
 Căn cứ vào các ý đã được lập để sắp xếp các ý theo đoạn cho phù hợp. Để 
viết được bài văn, học sinh cần tập viết đoạn. Trong chương trình tập làm văn, 
bài tập viết đoạn chiếm số lượng nhiều. Đoạn văn được phân loại theo chức năng: 
đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài. Cách phân loại này chi phối cách xây 
dựng các kiểu bài viết đoạn mở bài, viết đoạn thân bài và đoạn kết bài. Mỗi đoạn 
văn theo chức năng này lại được phân loại nhỏ hơn: mở bài trực tiếp, mở bài gián 
tiếp, kết bài mở rộng, kết bài tự nhiên (không mở rộng). Mặc dù mở bài, thân bài, 
kết bài là ba phần riêng song chúng phải có sự thống nhất về ý.
 Mỗi bài Tập làm văn miêu tả đồ vật là thành quả lao động của học sinh, đó 
là những sáng tạo riêng, không có bài viết giống nhau. Vì vậy tôi hướng dẫn để 
các em biết cách viết từng đoạn trong bài văn miêu tả đồ vật, tiếp theo là hướng 
dẫn các em sắp xếp các đoạn đã viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi sắp xếp 
các đoạn văn tôi lưu ý học sinh cần chú ý đến các từ ngữ hoặc câu chuyển đoạn 
ví dụ như : Thật vậy, quả đúng như vậy, mở cặp ra, 
2.4. Biện pháp 4: Giúp học sinh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và biết 
bộc lộ cảm xúc trong bài văn miêu tả đồ vật.
 * Mục tiêu: 
 + Làm giàu vốn từ cho học sinh
 + Học sinh biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bài văn miêu tả 
đồ vật.
 + Biết bộc lộ cảm xúc trong bài văn.
 * Nội dung biện pháp:
 Để giúp học sinh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc 
trong bài văn miêu tả đồ vật, tôi hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ ngữ và lựa 
chọn vốn từ ngữ có ý nghĩa quan trọng đến với việc làm văn miêu tả nói chung 
và văn miêu tả đồ vật nói riêng. Đây là vấn đề tôi quan tâm nhất để học sinh tích 
luỹ vốn từ miêu tả. Trước hết tôi giúp học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả qua 
các bài tập đọc và các bài văn hay của các nhà văn như bài văn tả “ Cái cối tân”, 9
thức một cách tự nhiên nhưng không mang màu sắc khô khan và không khiến các 
em nặng nề. 
 Ví dụ: Với đề bài: “ Tả một món đồ chơi mà em yêu thích”. Trước đó, tôi 
cho các em mang theo đồ chơi mà em yêu thích đến lớp để cùng chia sẻ với các 
bạn cách chơi. Sau đó, tôi phân nhóm theo các món đồ chơi mà các bạn nam hay 
nữ yêu thích rồi phân chia tổ thi đua kể các món đồ chơi, rồi sau đó kể các chi 
tiết của một món đồ, Cứ thế nâng dần mức khó. Qua đó các em liệt kê được 
các đồ vật xung quanh, liệt kê các chi tiết của món đồ, nhưng không gây nhàm 
chán cho tiết học. 
 Ngoài ra khi ra đề tập làm văn, tôi luôn chú ý đề bài cần yêu cầu viết về 
những gì gần gũi, thân thiết với học sinh, phù hợp với tình hình hiện tại của lớp, 
phù hợp với hoàn cảnh miễn sao vẫn giữ được tinh thần của bài học để tạo ra 
được nguồn cảm hứng, kích thích các em muốn nói, viết về nội dung mà đề bài 
đã yêu cầu. Dựa vào gợi ý của các đề bài mẫu trong sách giáo khoa, tôi có thể 
đưa ra những đề bài tập làm văn có yêu cầu được nêu ra một cách gián tiếp. Đối 
tượng miêu tả là do các em tự lựa chọn sẽ khiến các em cảm thấy rất hứng thú và 
được chủ động, có thể đưa ra một số đề như sau: 
 Ví dụ: 
 Đề 1: Những đồ vật quanh em tuy nhỏ bé nhưng rất có ích: Chiếc đồng hồ báo 
thức, cây bút, cái thước kẻ, quyển sách... Em hãy tả một trong những đồ vật đó. 11
khoá chiếc cặp để nghe tiếng kêu của chiếc khoá (bằng tai), ngửi mùi của những 
chiếc cặp mới tinh, ...Tình cảm của em đối với chiếc cặp.
 Cần thiết nhất là học sinh sau khi quan sát phải mô tả lại sự vật đó trước lớp 
để các em mạnh dạn giao tiếp và sau đó được bạn bè và thầy cô chỉnh sửa để các 
em có kinh nghiệm trong lần quan sát sau.
 - Quan sát trong văn miêu tả, tôi luôn hướng cho học sinh tìm ra những đặc 
điểm riêng biệt của đồ vật và không quên bỏ qua đặc điểm chung. 
 Ví dụ: “Quan sát cây bút chì” không những cho các em thấy được màu sắc, 
hình dáng của nó tôi còn giúp các em nhận ra những dòng chữ in trên vỏ và các 
đặc điểm khác như có bị dính mực không? Có bị trầy không? Bị sứt không?  
những đặc điểm ấy chỉ riêng cây bút chì của em mới có.
 Khi dạy văn miêu tả, tôi luôn nhắc nhở gợi ý học sinh tìm ra những nét riêng 
biệt, những tình cảm riêng biệt đối với đối tượng được tả. Có thể những đặc điểm 
riêng đó đối với người khác là bình thường nhưng đối với riêng em là đặc biệt vì 
nó gắn bó với em bằng một kỷ niệm hoặc một niềm vui,  nào đó.
 Ví dụ: Tả cái bàn học của em có bạn viết : Cái bàn học này là món quà của 
bố tặng em trong ngày sinh nhật. Nay bố đã đi công tác xa nhưng mỗi khi ngồi 
vào bàn học em cảm nhận như thấy bố đang ở bên cạnh em nhắc nhở em học tập. 
Em tự nhủ sẽ giữ chiếc bàn thật cẩn thận, vì đó là một món quà chứa đựng tình 
yêu thương của bố dành cho em. 
 - Quan sát theo một trình tự hợp lý. Trình tự hợp lý là trình tự giúp người 
quan sát không bỏ sót một chi tiết của đồ vật, giúp người quan sát dễ dàng tái 
hiện đồ vật trên trang viết, giúp người đọc không khó khăn trong việc hình dung 
đồ vật được miêu tả. Có thể quan sát toàn bộ đến từng bộ phận hoặc ngược lại, 
quan sát từ trái sang phải hay trên xuống dưới hay ngoài vào trong hoặc ngược 
lại. Trong khi quan sát tôi phải hướng dẫn cho các em quan sát theo một trình tự 
nhất định để tiện cho việc miêu tả được đầy đủ. Nếu vật có hình khối, có lớp vỏ 
bên ngoài và lõi bên trong thì trình tự hợp lý là quan sát từ ngoài vào trong. Nếu 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_mieu_ta_d.docx
  • pptxLinh_Bao_cao_bien_phap_viet_van_1_1_2_528d9.pptx
Sáng Kiến Liên Quan