Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3A trường tiểu học
Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng và được chia thành các phân môn, mỗi phân môn đều có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định. Trong các phân môn, Tập đọc là phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh, còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt (như phát âm, từ ngữ, câu văn.) kiến thức về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm, thẩm mỹ.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 3 A TRƯỜNG TIỂU HỌC .............................. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .......................... TRƯỜNG TIỂU HỌC .............................. Tác giả: .................................................... I . ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng và được chia thành các phân môn, mỗi phân môn đều có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định. Trong các phân môn, Tập đọc là phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh, còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt (như phát âm, từ ngữ, câu văn...) kiến thức về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm, thẩm mỹ. I . ĐẶT VẤN ĐỀ Dạy Tập đọc có 2 yêu cầu chính là: Rèn kỹ năng đọc và cảm thụ nội dung bài tập đọc. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt. Ngược lại, việc đọc diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn sâu sắc hơn. Học sinh có đọc thông thạo được thì các em mới hiểu được tường tận về về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khẳng định rằng trong tiết Tập đọc, việc rèn kỹ năng đọc, đặc biệt là kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần thiết. I . ĐẶT VẤN ĐỀ Chính vì thế, khi được phân công giảng dạy lớp 3, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm của học sinh còn nhiều hạn chế. Tôi suy nghĩ, băn khoăn và trăn trở làm thế nào giúp các em đọc đúng, đọc hay để hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của từng bài. Xuất phát từ những lí do trên và căn cứ vào những kinh nghiệm mà bản thân đã làm, tôi xin trình bày: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3B, trường Tiểu học Tam Sơn, Cẩm khê, Phú Thọ”. II. THỰC TRẠNG Thực trạng Đối với việc học phân môn Tập đọc hầu hết các em mới dừng lại ở khâu đọc đúng, rõ ràng, rành mạch văn bản còn kĩ năng đọc diễn cảm mới chỉ số ít học sinh đạt được, thậm chí có lớp chưa có học sinh biết đọc diễn cảm. Có học sinh đọc còn chưa lưu loát, ngắt, nghỉ chưa đúng chỗ, tốc độ, cường độ đọc chưa đảm bảo, đọc sai từ ngữ, câu văn, giọng đọc chưa phù hợp. Lỗi này thường mắc phải khi đọc những bài văn xuôi, đọc những câu văn dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp. II. THỰC TRẠNG Thực trạng Vẫn còn một số em đọc phát âm còn chưa chuẩn, đọc quá chậm hoặc quá nhanh, quá nhỏ thậm chí giọng đọc phát ra tiếng không đủ để cho bạn ngồi cùng bàn có thể theo dõi được; ngoài ra, các em còn tùy tiện lên giọng xuống giọng sau mỗi câu mà không biết chỗ đó có dụng ý nghệ thuật gì. Đọc diễn cảm trước hết phải xác định nội dung, ý nghĩa của bài đọc, sắc thái tình cảm, giọng điệu chung của bài. Bởi lẽ sau khi học sinh đã hiểu được nội dung văn bản thì việc xác định giọng đọc sẽ dễ dàng hơn. Học sinh lớp 3B vẫn còn hạn chế trong việc xác định nội dung, ý nghĩa của bài đọc, dẫn đến khó khăn trong việc xác định giọng đọc và cũng dẫn đến khó khăn trong việc đọc diễn cảm. II. THỰC TRẠNG 2. Nguyên nhân : Từ phía giáo viên : + Ngại đầu tư thời gian nghiên cứu tìm ra cách rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm để giúp các em đọc hay, đọc tốt, đọc có cảm xúc (diễn cảm). + Với bài tập đọc có nội dung dài, giáo viên mới chỉ dừng lại ở bước luyện đọc đúng, chưa chú trọng rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho số đông học sinh mà mới tập trung vào một vài em đã đọc tốt trong lớp. + Dạy phân hóa đối tượng học sinh chưa rõ nét, còn mang tính hình thức. Tổ chức các hình thức dạy học chưa phong phú, chưa tạo hứng thú cho học sinh. II. THỰC TRẠNG 2. Nguyên nhân : Từ phía học sinh : + Do học sinh chưa nắm được nội dung bài đọc, nên khi đọc các em không bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè. + Do cách phát âm theo phương ngữ, do ngọng thường phát âm lệch chuẩn viết, như các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng, + Chưa yêu thích môn học, lười đọc , không đầu tư cho việc luyện đọc diễn cảm . II. THỰC TRẠNG Khảo sát học sinh lớp 3 đầu năm học 20 22 - 202 3 Lớp Tổng số học sinh khảo sát Đọc diễn cảm (Đọc hay) Đọc đúng Đọc chưa đạt yêu cầu SL % SL % SL % 3A 32 4 12,5 21 65,6 7 21,9 3B 31 4 12,9 19 61,3 8 25,8 III. BIỆP PHÁP Biện pháp 1: Khai thác hiệu quả đồ dùng dạy học Để có tiết dạy phân môn Tập đọc đạt hiệu quả tôi đã chuẩn bị: Tranh ảnh liên quan đến bài tập đọc, các phương tiện dạy học (trình chiếu cho bài giảng sinh động). III. BIỆP PHÁP Biện pháp 1: Khai thác hiệu quả đồ dùng dạy học Tôi tham khảo thêm tài liệu có liên quan đến bài dạy (sách giáo viên, sách thiết kế, các tư liệu khác) để thiết kế bài phù hợp với đối tượng, tình hình thực tế của lớp. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt (quan sát, hỏi đáp, đọc tích cực, cùng tham gia,....) phù hợp với các đối tượng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. III. BIỆP PHÁP Biện pháp 1: Khai thác hiệu quả đồ dùng dạy học Tôi luôn đọc bài Tập đọc nhiều lần từ việc đọc nhanh, đọc hiểu đến đọc diễn cảm và cảm thụ bài đọc; dựa vào chuẩn kiến thức, đối tượng học sinh của lớp để xây dựng mục tiêu bài dạy và đề ra phương án tiến hành. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trên lớp như: từ khó học sinh đọc dễ sai, từ mới học sinh khó hiểu, cách ngắt, nghỉ hơi ở một số cụm từ, câu văn dài, đoạn văn III. BIỆP PHÁP Biện pháp2: Dạy theo đối tượng học sinh qua các tiết Tập đọc Đối với học sinh đọc phát âm chưa đúng: - Luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu, từng đoạn, cả bài nhiều lần để các em quen với mặt chữ. - Từng học sinh đọc, nhóm đọc, cả lớp đọc đồng thanh. - Hướng dẫn cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng. III. BIỆP PHÁP Biện pháp2: Dạy theo đối tượng học sinh qua các tiết Tập đọc Đối với học sinh đọc phát âm chưa đúng: Từng học sinh đọc, nhóm đọc, cả lớp đọc đồng thanh. Vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và nhìn; tôi cố gắng đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng để đọc theo. III. BIỆP PHÁP Biện pháp 3: Luyện đọc diễn cảm Phân tích các chỉ số âm thanh của giọng đọc mẫu: Ví dụ: Có thể phân chia: + Nhóm 1: Xác định cách ngắt nhịp / phát hiện, đánh dấu các từ ngữ cần nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng,....; + Nhóm 2: Xác định tốc độ đọc câu; để có cơ sở khoa học, việc phân tích cần gắn với việc tìm hiểu bài đọc (gắn với các câu hỏi: Vì sao tốc độ giọng đọc phải nhanh / chậm ? ...) III. BIỆP PHÁP Biện pháp 3: Luyện đọc diễn cảm Luyện theo giọng đọc mẫu: Lựa chọn hình thức luyện tập phong phú (cá nhân, nhóm, thi đọc, đọc phân vai, đọc nối tiếp,...). Thực hiện bước này bằng các thao tác cơ bản: chọn hình thức tổ chức luyện tập (cá nhân/ nhóm / tập thể); giao nội dung luyện tập; tổ chức luyện tập. Nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh, khái quát hóa về cách đọc của bài đọc Cách thức thực hiện bước này thường là: tổ chức nhận xét, điều chỉnh; khái quát về yêu cầu bài đọc. Không chỉ sử dụng phương pháp luyện theo mẫu một cách thuần túy mà đã linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp khác. Đối với học sinh lớp 3 chúng ta cần quan tâm bước 2, nếu làm tốt bước 2 sẽ tác động lớn đến kết quả luyện đọc của học sinh. Trên đây là tên một số biện pháp đã làm xong. Giá 200 k - LH SĐT Hoặc ZALO: 0985598499 để nhận đầy đủ word VÀ PowerPoint IV. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP: - Học sinh hứng thú, say mê, tích cực hơn trong học tập. Các em tự tin khi đọc bài, số em đọc chưa đạt đã giảm đi, biết phân biệt thể loại bài đọc, phân biệt các nhân vật trong bài, thể hiện tình cảm thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật. - Các em không chỉ tiến bộ ở phân môn tập đọc mà còn phát triển cả về khả năng diễn đạt trong phân môn Kể chuyện, Tập làm văn và phân biệt chính tả. - Việc biết đọc diễn cảm giúp các em rèn thêm các kĩ năng trong giao tiếp, các em đã mạnh dạn và tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động tập thể, khi giao tiếp với người lớn, thầy cô, với bạn bè và mọi người xung quanh. IV. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP: Lớp Tổng số học sinh khảo sát Đọc diễn cảm (Đọc hay) Đọc đúng Đọc chưa đạt yêu cầu SL % SL % SL % 3A 32 6 18,8 19 59,4 7 21,8 3B 31 15 48,4 14 45,1 2 6,5 Hiệu quả được thể hiện rõ nét qua bảng số liệu về kết quả khảo sát học sinh cuối năm học 20 22 – 202 3 như sau: V. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: - Giáo viên phải nắm được vị trí và tầm quan trọng của phân môn Tập đọc. Sự cần thiết phải chú trọng rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. - Sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp, có hiệu quả. - Giáo viên đọc mẫu chuẩn, hay. Đây là khâu quan trọng giúp học sinh cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc của giáo viên. - Nắm được đặc điểm tâm lí học sinh, tổ chức các hình thức luyện đọc phong phú, linh hoạt như đọc theo cặp, nhóm để học sinh luyện tập, hỗ trợ lẫn nhau. Tạo không khí lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú, say mê đọc. - Học sinh tích cực, chủ động tham gia hoạt động học, hiểu và phát triển vốn ngôn ngữ Tiếng Việt, tự tin hơn trong việc tham gia các hoạt động học tập khác. V. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 2. Đề xuất: - Đối với tổ chuyên môn : C ần thường xuyên trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa đồng nghiệp với nhau ; t ổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo tuần tháng với chủ đề rèn đọc diễn c ảm cho học sinh. - Đối với nhà trường : Cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập ; c ung cấp s ách hướng dẫn và nhiều tài liệu bổ trợ cho việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh. Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_dien.pptx