Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình

- Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ trước hết trẻ phải được sống trong một không gian đẹp, sáng tạo. Vì vậy, tôi đã thống nhất cùng với cô ở lớp sắp xếp, trang trí lớp học đẹp, thoáng, góc tạo hình luôn được thay đổi theo sự kiện, có nhiều nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động.

Ví dụ: trong góc nghệ thuật, tôi trang trí mảng tường với những màu sắc chủ đạo, không lòe loẹt, kết hợp với nhiều nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động như: tăm bông, nắp chai, củ quả, xốp, lá khô .

+ Góc trưng bày sản phẩm tôi sẽ để các khung hình có trang trí đẹp mắt để trẻ trưng bày sản phẩm của mình.

- Môi trường học tập đẹp, phong phú về thể loại nguyên vật liệu giúp trẻ phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình.

- Góc nghệ thuật của lớp tôi còn trưng bày những sản phẩm đẹp của các cháu về các đề tài vẽ, nặn, xé, dán, rối các con vật trong các sự kiện, các sản phẩm cháu tạo ra từ các nguyên vật liệu phế thải, các vật liệu để trong các góc chơi hoạt động ngoài trời, hoạt động góc.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chuyên môn và qua thực tế giảng dạy tại lớp tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình. 
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học sáng tạo, có nhiều nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động
- Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ trước hết trẻ phải được sống trong một không gian đẹp, sáng tạo. Vì vậy, tôi đã thống nhất cùng với cô ở lớp sắp xếp, trang trí lớp học đẹp, thoáng, góc tạo hình luôn được thay đổi theo sự kiện, có nhiều nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động. 
Ví dụ: trong góc nghệ thuật, tôi trang trí mảng tường với những màu sắc chủ đạo, không lòe loẹt, kết hợp với nhiều nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động như: tăm bông, nắp chai, củ quả, xốp, lá khô.
+ Góc trưng bày sản phẩm tôi sẽ để các khung hình có trang trí đẹp mắt để trẻ trưng bày sản phẩm của mình.
- Môi trường học tập đẹp, phong phú về thể loại nguyên vật liệu giúp trẻ phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình.
- Góc nghệ thuật của lớp tôi còn trưng bày những sản phẩm đẹp của các cháu về các đề tài vẽ, nặn, xé, dán, rối các con vậttrong các sự kiện, các sản phẩm cháu tạo ra từ các nguyên vật liệu phế thải, các vật liệu để trong các góc chơi hoạt động ngoài trời, hoạt động góc.
=> Kết quả: 91% trẻ ở lớp tôi rất hứng thú, thu hút tập trung hơn khi lớp học có không gian đẹp, sáng tạo, nhiều nguyên vật liệu. 
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giảng dạy tạo hình phù hợp với trẻ của lớp mình.
 - Vận dụng phương pháp đổi mới, tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ phát triển và thể hiện hết khả năng sáng tạo của trẻ trong các đề tài tạo hình nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, qua đó giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh qua các giác quan của trẻ giúp cho trẻ chủ động và sáng tạo hơn.
- Bảng kế hoạch giảng dạy của các tháng với các sự kiện nổi bật trong năm học:
Tháng
Nội dung
Biện pháp
9
- Làm đèn lồng trong ngày Tết trung thu. Trang trí, tỉa, bầy mâm ngũ quả ngày Tết trung thu.
- Vận động phụ huynh mang các giấy bìa, lon bia ... mang đến lớp. Phối kết hợp cùng với phụ huynh tổ chức bầy mâm ngũ quả.
10
- Sáng tạo cùng đôi bàn tay, bàn chân.( Hình ảnh 1,2)
- Làm hoa giấy tặng bà, mẹ, chị, em gái.
- Cho trẻ tự sáng tạo thể hiện tạo ra các bức tranh từ đôi bàn tay, chân. Phát huy khả năng tạo hình, trí tưởng tượng của trẻ khi tạo ra sản phẩm.
11
- Trang trí cốc, đĩa, quạt giấy với nhiều NVL khác nhau. Làm bưu thiếp tặng cô nhân ngày 20/11.
- Cô và trẻ thu gom các NVL để chuẩn bị cho giờ học. Tổ chức cho trẻ làm theo nhóm, tăng khả năng sáng tạo, phối hợp các nhóm với nhau.
12
- Xé dán, nặn các con vật bé thích. (Hình ảnh 3,4). Vẽ quà tặng chú bộ đội.
- Sưu tầm 1 số loại giấy báo, giấy nhăn, sách cũđể trẻ hoạt động. Cho trẻ vẽ lên các chất liệu khác nhau.
1
- Thổi màu nước: Tạo ra hoa đào, mai. Trang trí cành hoa đào ngày Tết.
- Phối hợp với phụ huynh cùng làm nhằm tăng khả năng hoạt động nhóm, tinh thần, trách nhiệm của mỗi cá nhân.
2
- Cho trẻ vẽ, nặn, sử dụng làm quen với 1 số đồ dùng tạo hình như: Bút lông, bàn chải, củ quả (Hình ảnh 5). 
- Thu thập các đồ dùng bỏ đi như: Bàn chải, lõi giấynhằm kích thích trẻ trong giờ tạo hình,
3
- Làm ĐDĐC từ các NVL phế thải tạo ra các PTGT, đồ chơi tự tạo trong các góc chơi.
- Thu gom các NVL phế thải từ phía phụ huynh để trẻ hoạt động. Kích thích trẻ sáng tạo, hứng thú hơn.
4
- Tổ chức hội thi: “Bé với môi trường”.
- Kích thích trẻ tham gia tăng khả năng phát huy tính sáng tạo, trách nhiệm, tinh thần trong các hoạt động.
5
- Làm tranh tặng Bác Hồ. Vẽ phong cảnh quê hương mình.
- Phát huy hết khả năng tạo hình của trẻ thông qua trí tưởng tượng và vốn kiến thức trẻ có để tạo ra bức tranh.
=> Kết quả: Từ việc xây dựng kế hoạch phù hợp với lứa tuổi và kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi. Tôi thấy 92% trẻ đạt trong giờ tạo hình tăng cao, phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ ngày càng phong phú đa dạng.
3.3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan đẹp đa dạng, phong phú, hấp dẫn:
	- Muốn trẻ tạo ra sản phẩm đẹp và phong phú thì đồ dùng tranh mẫu, vật mẫu, tranh gợi ý phải đẹp của cô phải đẹp, chuẩn và mang tính thẩm mĩ. Trẻ thu hút bởi các màu sắc rực rỡ, những hình thù ngộ nghĩnh sinh động, dưới mắt trẻ cái gì cũng mới mẻ, cũng gợi cho trẻ sự tò mò. (Hình ảnh 6)
 - Vì lẽ đó, muốn thu hút trẻ vào giờ học vẽ, ngoài các bức tranh bằng màu nước, màu sáp, tôi còn sưu tầm nhiều tranh nghệ thuật, tranh dân gian, tranh Đông Hồ...và làm thêm nhiều tranh bằng các chất liệu khác nhau như: Đất sét, lá cây, các loại hạt, vải vụn và len (Hình ảnh 7). Những bức tranh đó đều đảm bảo về nội dung, màu sắc để trẻ quan sát và nhận xét, giúp trẻ tích luỹ được nhiều cảm xúc, vốn hiểu biết của trẻ để thể hiện trong tranh vẽ của mình. Từ đó phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. 
=> Kết quả: Qua biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích thú, tập trung, bắt đầu tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, có nhiều ý tưởng trong các giờ tạo hình
3.4. Biện pháp 4: Thay dổi hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ:
	- Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ, nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy, tôi thường xuyên thay đổi hình thức vào bài một cách linh hoạt sao cho sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học
	- Để góp thêm phần sinh động và hấp dẫn cho tiết học hơn và mới lạ tôi
đưa các trò chơi dân gian, câu đố, bài hát có nội dung gần với đề tài để cho cháu
khắc sâu hơn. Lồng ghép các chương trình quen thuộc giành cho thiếu nhi để tạo hình thức thi đua kích thích trẻ sáng tạo, thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Tổ chức các cuộc thi trang trí môi trường lớp, thiết kế các trò chơi học tập cho các bé. Qua cuộc thi giúp cô và trẻ kích thích khả năng sáng tạo và tạo điều kiện cho cô và trẻ được thể hiện ).
=> Kết quả: Khi tôi thay đổi hình thức vào bài, trẻ lớp tôi đạt 98 % hứng thú, cuốn hút vào các hoạt động của tôi đang tổ chức.
	3.5. Biện pháp 5: Linh hoạt khi đánh giá sản phẩm, dạy trẻ kỹ năng nhận xét sản phẩm từ đó phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ:
	- Khi đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ tôi luôn căn cứ vào các điểm sau:
	+ Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Bên cạnh đặc điểm tâm sinh lý thì cần phải dựa vào mục tiêu đặt ra trong giờ hoạt động cũng rất quan trọng. Không nên quá ôm đồm quá nhiều mục tiêu trong 1 giờ hoạt động quá mà cần đưa ra những mục tiêu phù hợp, từ đó dựa vào những mục tiêu đó để đánh giá cái gì trẻ đã đạt được và chưa đạt được. Dựa vào nội dung của hoạt động tạo hình để đánh giá năng lực của trẻ, cũng như sự tiến bộ dần của quá trình từ đầu năm học cho đến cuối năm để thấy được sự chuyển biến rõ rệt ở khả năng tạo hình trên trẻ.
	- Khi dạy trẻ nhận xét sản phẩm của bạn hay của mình, tôi đã sử dụng câu hỏi gợi mở, hướng dẫn trẻ nhận xét về tác phẩm nghệ thuật của trẻ, của bạn về nội dung, màu sắc, bố cục và phải quan sát kỹ sản phẩm. Nếu chưa hoàn thiện thì gợi ý cho trẻ tạo thêm một vài chi tiết để sản phẩm đẹp hơn, sinh động hơn. Nhiều lần như vậy trẻ sẽ biết cách nhận xét sản phẩm. 
Ví dụ 1: 
Đề tài “Sắc màu diệu kì” Kỹ năng: Phát triển trí tưởng tượng, tính sáng tạo để vẽ tạo thành những bông hoa mà trẻ thích từ hình của bàn tay, in ngón tay, chấm tăm bông. Trẻ sử dụng linh hoạt bàn tay, các ngón tay để tạo ra bức tranh. Trẻ biết cách đánh giá, nhận xét bài của mình, của bạn. 
3.6. Biện pháp 6: Kích thích phát triển khả năng tạo hình sáng tạo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
 - Ở trẻ 5 - 6 tuổi vốn kính nghiệm phong phú. Để phát huy khả năng sáng tạo và niềm say mê hoạt động của trẻ tôi đã tận dụng thời điểm hợp lý trong ngày từ trò chuyện buổi sáng hay hoạt động vui chơi, đi dạo, đi thăm quan ở mọi lúc mọi nơi tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh, môi trường thiên nhiên muôn hình muôn vẻ. 
	- Cô động viên trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau để kích thích trẻ sáng tạo. Tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm, tập trung, sáng tạo ra sản phẩm nghệ thuật. 
=> Kết quả: Khi kích thích phát triển khả năng tạo hình của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trẻ lớp tôi đã phát huy hết khả năng của mình ở bất cứ đâu tôi có thể dạy3.7. Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
- Để tăng cường tài liệu phong phú cho môn tạo hình, tôi thường xuyên tìm kiếm, sưu tầm hình ảnh trên mạng, trên đĩa để hướng dẫn trẻ. Thường xuyên ứng dụng các công nghệ thông tin vào giảng dạy trẻ. 
- Cho trẻ xem tranh trên màn hình máy chiếu kết hợp với đàm thoại: Khi cho trẻ quan sát tranh, tôi đặt câu hỏi về kỹ năng, đường nét, màu sắc của tranh. Sau đó, tôi cho trẻ tự đặt câu hỏi, nói lên những thắc mắc của trẻ về tranh để giáo viên biết và hướng dẫn trẻ thêm. 
=> Kết quả: 98 % trẻ lớp tôi hứng thú, tích cực khi được quan sát xem cô giáo hướng dẫn thông qua các công nghệ thông tin
3.8. Biện pháp 8: Phối kết hợp cùng với các bậc phụ huynh:
- Việc tạo hứng thú và nâng cao tính tích cực và sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình, gia đình cũng đóng vai trò không nhỏ. Giáo viên thường xuyên trao đổi, tuyên truyền đến phụ huynh chọn thời điểm dạy trẻ vẽ, nặn, cắt và tích cực cho trẻ tìm hiểu nhiều về thế giới xung quanh để tích luỹ kinh nghiệm, vốn kiến thức cho trẻ. Vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu như lịch, giấy báo cũ, chai lọ để tăng học liệu, đồ dùng cho trẻ tạo hình. 
* Một số trò chơi từ nguyên vật liệu mở: (Ở mục phụ lục)
4. KẾT QUẢ.
- Trong quá trình thực nghiệm với một số biện pháp, tôi thấy trẻ rất hứng thú và say mê vào hoạt động tạo hình và rất thích tạo ra sản phẩm theo ý mình. Các biện pháp đưa ra nhằm phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ, sản phẩm của trẻ đa dạng, phong phú, mang tính nghệ thuật hơn.
4.1. Về bản thân:
- Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
- Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ sáng tạo trong hoạt động tạo hình, sưu tầm được nhiều bức tranh mang tính sáng tạo của trẻ.
- Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là tạo hình.
- Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều sản phẩm tạo hình mang tính nghệ thuật, phong phú, đa dạng, nâng cao tính tích cực phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình.
4.2. Về trẻ: 
Tổng số 42 cháu. Cuối năm:
Nội dung
Thực nghiệm
Số trẻ đạt
Số trẻ chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ %
So sánh với đầu năm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số trẻ có sản phẩm vẽ đạt yêu cầu 
40
95%
Tăng: 
28%
2
5%
Số trẻ có sản phẩm nặn đạt yêu cầu 
35
83%
Tăng 
35 %
7
17%
Số trẻ có sản phẩm xé dán đạt yêu cầu 
32
76%
Tăng:
 24%
10
24%
Trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động
33
78%
Tăng: 
38%
 9
22%
- Qua bảng kết quả chúng tôi thấy số trẻ có sản phẩm vẽ đạt yêu cầu tăng lên rõ dệt, đó là nhờ có sự tích cực của cô và trẻ.
4.3. Về phụ huynh:
- Nhận thức rã được tầm quan trọng của việc phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình. Thông qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đóng góp về nguyên liệu phế thải 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận: 
- Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo. Hoạt động tạo hình có vai trò quan vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ về khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo. 
- Tạo hình giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình. 
- Là giáo viên mầm non thì cần nắm được đặc điểm tâm sinh lí ở trẻ, đặc điểm về phát triển các kỹ năng tạo hình của trẻ. Đặc biệt là cần đưa các biện pháp tốt nhất để phát huy khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Qua quá trình nghiên cứu, học tập, rèn luyện, tìm tòi khám phá và thực hiện các biện pháp trên vào việc phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi trong hoạt động tạo hình tôi đã rút ra nhưng bài học kinh nghiệm sau:
1. Giáo viên phải nắm được đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí và khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ ở từng độ tuổi.
2. Cô giáo phải đi sâu nghiên cứu để tạo ra được môi trường tốt cho trẻ hoạt động một cách tích cực nhất, biết tạo cảm xúc cho trẻ khi tạo ra sản phẩm sáng tạo. 
3. Thường xuyên tổ chức cho trẻ đi dạo ngoài trời, quan sát môi trường xung quanh trẻ, trong quá trình đi dạo cô luôn luôn đặt ra các câu hỏi để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, để trẻ được nói lên những suy nghĩ của mình.
4. Lựa chọn các đề tài phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ tại lớp mình.
5. Sưu tầm đồ dùng trực quan, vật thật đa dạng phong phú, kết hợp sử dụng công nghệ thông tin để gây hứng thú và kích thích tính tò mò với trẻ.
6. Luôn thay đổi hình thức gây hứng thú, tạo tình huống bất ngờ, lồng ghép các chương trình thiếu nhi một cách linh hoạt, nhẹ nhàng để thu hút sự chú ý của trẻ tạo tâm thế thoải mái cho trẻ bước vào hoạt động.
7. Sử dụng linh hoạt giáo cụ trực quan. Cô luôn sử dụng các câu hỏi mở, kích thích tính tò mò, phát huy trí tuệ cho trẻ.
8. Thống nhất phương pháp dạy giữa 2 cô, kết hợp với phụ huynh.
3. Khuyến nghị:
- Sau khi thực hiện sáng kiến này, tôi xin có ý kiến đề xuất như sau:
+ BGH cần bổ sung thêm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu cho lớp.
+ PGD mở các lớp tập huấn về chuyên môn, làm đồ dùng đồ chơi để nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên. 
	- Đối với giáo viên: Hiểu được tầm quan trọng của việc phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình, không ngừng học hỏi tìm ra các biện pháp tối ưu để tạo hứng thú và phát huy tối đa tính sáng tạo cho trẻ 
 - Trên đây là “Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình” trong trường mầm non. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các chị em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non của PGS.TS. LÊ THỊ THANH THUỶ.
2. Tìm kiếm tài liệu trên trang Google.	
3. Trò chơi trẻ em, tác giả B.Gxamarulova, người dịch Phạm Thị Phúc, NXB Giáo dục TP. HCM, 1986.
PHỤ LỤC
Tranh minh họa
Hình ảnh1: Mình cùng in ngón tay nào
Hình ảnh 2: In hình bàn tay “Bông hoa tặng cô”
 Hình ảnh 3: Những chú cá ngộ nghĩnh
Hình ảnh 4: Những chú cá sắc màu
Hình ảnh 5: Từ tăm bông trẻ chấm màu nước tạo ra cành hoa lan
Hình ảnh 6: Chú chim đáng yêu
Hình ảnh 7: Sưu tầm tranh Đông Hồ 
Hình ảnh 8: Trưng bày thiết kế đồ dùng đồ chơi sáng tạo
2. Một số trò chơi từ nguyên vật liệu mở:
Trò chơi 1: Lá tạo ra hoa
a. Mục đích: 
Phát triển tư duy trực quan hình ảnh cho trẻ.
Phát triển khả năng tri giác, so sánh, phân loại ở trẻ.
Hình thành ở trẻ óc sáng tạo, khả năng tưởng tượng.
Củng cố hình tượng màu sắc, kích thước, hình dạng cho trẻ.
b. Chuẩn bị:
Các loại lá ( lá khô, lá tươi to nhỏ khác nhau)
Một số loại hạt, hồ dán, kéo, giấy
c. Cách chơi:
 Hình thức chơi: Chơi theo nhóm hoặc 3, 4 trẻ chơi với hình thức thi đua. Chơi ở góc thiên nhiên, góc tạo hình.
Bước 1: Trò chuyện với trẻ về tên gọi, màu sắc, hình dạng 1 số đặc điểm các loại lá mà cô và trẻ sưu tầm được, cho trẻ so sánh, phân loại những đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại lá: Lá tròn, lá dài, to, nhỏ,
Cho trẻ xem tranh các loại lá được xếp thành hoa.
Bước 2: Xếp hoa từ những loại lá.
 Cô hướng dẫn trẻ xếp: Con xếp cánh hoa tạo thành bông hoa sau đó xếp cành và lá. Con nhìn vào tranh xem cái lá này giống với cái lá nào ở trong mẫu( có thể cô xếp cho trẻ xem rồi cho trẻ tự xếp). Sau nhiều lần thử sai trẻ mới có kinh nghiệm trong đầu là những lá nhỏ xếp lại với nhau thành bông hoa nhỏ, những lá to xếp lại với nhau thành bông hoa to.
 Phân tích:
Đây là tư duy trực quan hình ảnh vì trẻ phải dựa vào hình ảnh bông hoa đã quan sát được có ở trong đàu, qua nhiều lần thử sai trẻ đã có kinh nghiệm, trẻ suy nghĩ, so sánh và tạo ra được bông hoa to, nhỏ, nhiều cánh, ít ánh khác nhau.
 Đề xuất hướng chơi:
Chơi ở các chủ đề: động vật, góc tạo hình, thiên nhiên
Trẻ chậm: làm theo yêu cầu của cô.
Trẻ nhanh: Trẻ tưởng tượng sáng tạo ra nhiều loại hoa khác nhau, nhiều cánh, ít cánh
Hướng mở: Chơi ở chủ đề thực vật, góc tạo hình, môi trường xung quanh, các lễ hội,
Trò chơi 2: Hột hạt tạo ra 1 số con vật sống trong rừng
a. Mục đích: 
Phát triển tư duy trực quan hình ảnh cho trẻ.
Trẻ biết dùng hột hạt để xếp thành những con vật mà trẻ tích.
Phát triển khả năng tri giác, so sánh, phân loại ở trẻ.
Hình thành ở trẻ óc sáng tạo, khả năng tưởng tượng.
Củng cố hình tượng màu sắc, kích thước, hình dạng cho trẻ.
b. Chuẩn bị:
Các loại hột hạt được nhuộm màu( hạt dưa, đậu, gạo, hạt mè)
Hồ dán, giấy,
Tranh vẽ về nơi môi trường sống của các con vật.
c. Cách chơi:
Hình thức chơi: Chơi cả lớp.
Chơi theo nhóm hoặc 3, 4 trẻ chơi với hình thức thi đua.
 Chơi ở góc toán, góc tạo hình, môi trường xung quanh.
Bước 1: Trò chuyện với trẻ về tên gọi, nhận biết dược cấu tạo bên ngoài, kích thước, hình dáng và 1 số tập tính( vạn động, ăn, ở) của 1 số con vật sống trong rừng: con voi, con cọp, con sóc, con naiCô dùng câu đó để hỏi trẻ đó là con gì?...
 Cho trẻ xem tranh về các loại hột hạt được xếp thành 1 số con vật sống trong rừng.
Bước 2: Xếp 1 số con vật sống trong rừng từ những hột hạt.
* Cô hướng dẫn trẻ xếp: 
 Từ những tranh cô vẽ sẵn, cô cho trẻ tự chọn các loại hột, hạt xếp đều lên các hình mà trẻ thích( nếu không thích, trẻ đổi loại hạt khác) Sau nhiều lần thử sai trẻ mới có kinh nghiệm trong đầu là những hạt dậu màu xanh thì xếp ở đâu, hạt đậu phộng xếp chỗ nào Từ đó trẻ quét hồ lên hình vẽ, dùng hột hạt dàn mỏng đều lên hình các con vật.
* Phân tích:	
 Đây là tư duy trực quan hình ảnh vì trẻ phải dựa vào hình ảnh 1 số con vật sống trong rừng để lựa chọn hột hạt để dán lên con vật mà trẻ chọn, dựa vào hình ảnh đã có ở trong đàu, qua nhiều lần thử sai trẻ đã có kinh nghiệm, trẻ suy nghĩ, so sánh, lựa chọn màu sắc các loại hạt, sau đó tạo ra con vật mà trẻ thích.
* Đề xuất hướng chơi:
Trẻ chậm: làm theo yêu cầu của cô.
Trẻ nhanh: trẻ tưởng tưởng sáng tạo ra nhiều con vạt sống trong rừng.
Trẻ làm xong, cho trẻ hát bài “ con voi”, bài “ Ta đi vào rừng xanh”.
* Hướng mở: 
Chơi ở góc tạo hình, môi trường xung quanh, đếm số lương các con vật sống trong rừng.
Trò chơi 3: Nắp hộp tạo ra các các phương tiện giao thông
a. Mục đích: 
Phát triển tư duy trực quan hình ảnh cho trẻ.
Trẻ biết dùng nắp hộp để xếp các PTGT.
Phát triển khả năng tri giác, so sánh, phân loại ở trẻ.
Hình thành ở trẻ óc sáng tạo, khả năng tưởng tượng.
Củng cố hình tượng màu sắc, kích thước, hình dạng cho trẻ.
b. Chuẩn bị:
Nắp hộp các loại( nắp sữa, nắp chai nước suối)
Tranh mẫu về các PTGT.
c. Cách chơi:
* Hình thức chơi: 
Chơi cả lớp.
Chơi theo nhóm hoặc 3, 4 trẻ chơi với hình thức thi đua.
 Chơi ở góc tạo hình, góc xây dựng.
Bước 1: Trò chuyện với trẻ về nguyên vật liệu là nắp hộp tạo thành các PTGT, trò chuyện về màu sắc, tên goi ( phượng tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt) tên gọi của các loại nắp hộp mà cô và trẻ sưu tầm được, so sánh, phân loại. 
Cho trẻ xem tranh về nắp hộp tạo ra các loại PTGT.
Bước 2: Xếp nắp hộp thành các PTGT.
* Cô hướng dẫn trẻ làm: con xem đầu xe hình gì? Đuôi xe xếp như thế nào?... cô gợi ý để trẻ xếp. Trong quá trình thực hiện trẻ phải tư duy trong đầu và xếp ra bên ngoài, qua nhiều làn thử sai trẻ mới có kinh nghiệm.
* Phân tích:
 Đây là tư duy trực quan hình ảnh vì trẻ phải dựa vào hình ảnh các loại PTGT quan sát được và ghi nhớ trongđầu,qua nhiều lần thử và sai, trẻ có kinh nghiệm, trẻ suy nghĩ, so sánh, tạo ra các phương tiện khác nhau.
* Đề xuất hương chơi:
Trẻ chậm: làm theo yêu cầu của cô.
Trẻ nhanh: trẻ tưởng tưởng sáng tạo ra nhiều PTGT khác nhau, xếp xong trẻ phân nhóm PTGT, dưa chúng về đúng nơi hoạt động.
* Hướng mở:
 Chơi ở chủ đề giao thông, nghề nghiệp.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_kha_nang_san.doc
Sáng Kiến Liên Quan