Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ôn tập môn toán cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên

Nhằm giảm bớt áp lực thi cử cho học sinh bậc trung học, trong mấy năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ còn giữ lại một kì thi Tốt nghiệp THPT (phổ thông, giáo dục thường xuyên). Như vậy, kỳ thi Tốt nghiệp THPT là một kỳ thi có tính chất vô cùng quan trọng đối với học sinh phổ thông, qua đó đánh giá quá trình học tập trong một thời gian dài của các em học sinh, đánh dấu kết thúc cho một giai đoạn phổ thông để từ đó các em có thể tiếp tục học lên bậc Đại học, Cao đẳng hay theo các nghành nghề.

Do vậy, để bảo đảm cho các em học sinh 12 có một kết quả Tốt nghiệp tốt, từng trường THPT, trung tâm GDTX đều dành một khoảng thời gian ôn tập nhằm củng cố lại các kiến thức trọng tâm cho học sinh lớp 12 để chuẩn bị cho kỳ thi Tốt nghiệp. Đợt ôn tập là một khoảng thời gian rất quan trọng, vô cùng quí báu cho học sinh. Nếu được tổ chức tốt, có kế hoạch cụ thể, hợp lý, cùng với sự chăm chỉ ôn tập thì chắc chắn sẽ giúp các em củng cố, hệ thống hóa được kiến thức, đồng thời cũng tạo được cho các em học sinh sự tự tin, tâm lý vững vàng trước áp lực thi cử, đó là điều kiện thuận lợi giúp các em vượt qua kỳ thi một cách nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6990 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ôn tập môn toán cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Mã số (do thường trực HĐ ghi) .
1. Tên sáng kiến 
Một số biện pháp ôn tập môn toán cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên
2. Mô tả bản chất của sáng kiến
 2.1. Tình hình thực trạng của vấn đề 
Nhằm giảm bớt áp lực thi cử cho học sinh bậc trung học, trong mấy năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ còn giữ lại một kì thi Tốt nghiệp THPT (phổ thông, giáo dục thường xuyên). Như vậy, kỳ thi Tốt nghiệp THPT là một kỳ thi có tính chất vô cùng quan trọng đối với học sinh phổ thông, qua đó đánh giá quá trình học tập trong một thời gian dài của các em học sinh, đánh dấu kết thúc cho một giai đoạn phổ thông để từ đó các em có thể tiếp tục học lên bậc Đại học, Cao đẳng hay theo các nghành nghề.
Do vậy, để bảo đảm cho các em học sinh 12 có một kết quả Tốt nghiệp tốt, từng trường THPT, trung tâm GDTX đều dành một khoảng thời gian ôn tập nhằm củng cố lại các kiến thức trọng tâm cho học sinh lớp 12 để chuẩn bị cho kỳ thi Tốt nghiệp. Đợt ôn tập là một khoảng thời gian rất quan trọng, vô cùng quí báu cho học sinh. Nếu được tổ chức tốt, có kế hoạch cụ thể, hợp lý, cùng với sự chăm chỉ ôn tập thì chắc chắn sẽ giúp các em củng cố, hệ thống hóa được kiến thức, đồng thời cũng tạo được cho các em học sinh sự tự tin, tâm lý vững vàng trước áp lực thi cử, đó là điều kiện thuận lợi giúp các em vượt qua kỳ thi một cách nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao.
 2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
 Với mong muốn các em học sinh lớp 12 đạt được kết quả tốt cho kì thi Tốt nghiệp nói chung và bộ môn Toán nói riêng, tôi đã đi vào nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp ôn tập môn toán cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên”, qua đó nhằm nâmg cao tỉ lệ tốt nghiệp bộ môn Toán cho các lớp tôi phụ trách giảng dạy. Đề tài này tôi đã áp dụng vào năm học 2011 - 2012; 2012 – 2013 và năm 2013 – 2014. Ngoài ra, tôi có tham khảo một số ý kiến của quí thầy cô trên địa bàn tỉnh để có một cách đánh giá toàn diện hơn về sáng kiến kinh nghiệm mà tôi thực hiện.
Đề tài này gồm có ba phần:
Phần 1: Phân loại đối tượng học sinh .
Phần 2: Nội dung một số biện pháp ôn tập bộ môn Toán 
Phần 3: Tổng kết và đánh giá hiệu quả .
PHẦN I: PHÂN LOẠI HỌC SINH
Đây là khâu rất quan trọng và thiết thực. Nếu giáo viên bộ môn phân loại đúng đối tượng học sinh của lớp mình phụ trách dạy sẽ rất hữu ích cho việc lập kế hoạch ôn tập một cách cụ thể và đề ra được các biện pháp phụ đạo ôn tập thích hợp cho từng đối tượng học sinh, có như thế các em học sinh mới nắm vững được các kiến thức trọng tâm, hiểu bài, biết vận dụng để làm bài qua đó tạo được niềm tin vào bộ môn, kích thích động cơ học tập khiến các em sẽ chăm chỉ ôn tập hơn không còn tâm trạng chán nản, học hành qua loa, đối phó nữa. 
Trong đợt hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm ôn tập tốt nghiệp THPT bộ môn Toán (hệ GDTX)” (ngày 15 – 03 – 2014), tôi có đưa ra phiếu điều tra về những biện pháp ôn thi tốt nghiệp bộ môn Toán. Số phiếu phát ra là 10 trên 9 trung tâm GDTX trong tỉnh. Ở câu hỏi: Theo thầy (cô) việc phân loại đối tượng học sinh để tiến hành ôn tập bộ môn Toán là một việc làm cần thiết không? thì có đến 9/10 GV nhận xét rằng việc phân loại đối tượng học sinh là một việc làm cần thiết.
Bên cạnh đó, với câu hỏi: Theo thầy (cô) khi phân loại đối tượng học sinh thì nên phân loại thành mấy nhóm? thì có đến 7/10 phiếu chọn phân thành ba nhóm “Giỏi, Khá”, “TB”, “Yếu, Kém” để tiến hành ôn tập.
Từ những kết quả thu được qua phiếu điều tra (Phụ lục 1), tôi đi đến kết luận: Phân loại học sinh của các lớp do tôi phụ trách dạy bộ môn Toán thành ba nhóm:
Nhóm 1: Gồm những học sinh còn yếu hay sức học trung bình yếu. Đây là nhóm học sinh mà giáo viên cần quan tâm nhiều nhất, cần được theo dõi sát sao, luôn phải nhắc nhở, động viên, kiểm tra thường xuyên việc học bài, làm bài tập về nhà .
 Nhóm 2: Gồm những học sinh trung bình hoặc trung bình khá. Các em này học được nhưng chưa thật sự chăm chỉ học, nếu không nhắc nhở, kiểm tra thì các em sẽ lơ là, quên các kiến thức đã ôn.
 Nhóm 3: gồm những học sinh khá, giỏi. Đây là nhóm học sinh có thể tự học, làm tốt các bài toán giáo viên yêu cầu, giải quyết khá tốt các bài toán khó, tự nghiên cứu bài vở.
Trong các kỳ thi Tốt nghiệp mấy năm qua, tỉ lệ tốt nghiệp của bộ môn cao hay thấp tùy thuộc rất nhiều vào nhóm đối tượng 1. Do đó, muốn có kết quả cao cho tỉ lệ của bộ môn thì giáo viên cần phải có sự quan tâm đặt biệt, có kế hoạch và biện pháp cụ thể, chi tiết, kịp thời và phù hợp cho đối tượng này, làm sao qua đợt ôn tập các em thấy mình đã nắm được các kiến thức trọng tâm, cơ bản và tự tin sẽ làm được bài thi đạt yêu cầu.
	PHẦN II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÔN TẬP BỘ MÔN TOÁN
1. Chia theo từng giai đoạn, từng chủ đề ôn tập
Theo thầy T., giáo viên TTGDTX Thành Phố Bến Tre: “để đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp, giáo viên nên chia ra nhiều giai đoạn, kết hợp với từng chủ đề, từng dạng toán ôn tập”
Đợt ôn tập thường có khoảng thời gian từ 7 - 8 tuần, tôi chia đợt ôn tập thành ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: khoảng 3 tuần đầu, trong thờii gian này tôi tiến hành ôn tập, củng cố các kiến thức trọng tâm, hệ thống hóa các kiến thức đã học, các dạng bài tập thường gặp. Trong giai đoạn này tôi có yêu cầu cụ thể về mức độ kiến thức cần nắm, các dạng bài tập cần làm được cho phù hợp từng nhóm đối tượng. Trong ba tuần này chủ đề ôn tập thường tập trung vào kiến thức trọng tâm học kỳ I như: khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số, giải phương trình mũ, tính thể tích khối chóp,...
Giai đoạn 2: khoảng 4 tuần tiếp theo. Đây là giai đoạn rèn luyện kỹ năng làm bài thi Tốt nghiệp thông qua việc tiến hành cho các em làm bài thi thử với mức độ, thời gian như một bài thi Tốt nghiệp. Qua mỗi bài làm giáo viên cần chỉ ra những lỗi mắc phải trong bài làm của các em, nhận xét ưu, khuyết điểm để từ đó các em rút ra được kinh nghiệm, điều chỉnh, khắc phục những lỗi sai.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng mà giáo viên yêu cầu cụ thể về mức độ khác nhau mà từng nhóm đối tượng phài đạt được .
Giai đoạn 3: tuần cuối cùng. Trong tuần này, tôi tiến hành tổng kết lại toàn bộ các kiến thức thật trọng tâm, các dạng bài tập thường gặp, nêu một số sai sót mà các em thường phạm phải. Qua đợt ôn tập này phải đạt được mục tiêu là làm cho các em thấy được là mình đã nắm được bài, biết giải quyết các bài toán thi, từ đó củng cố được niềm tin ở các em là sẽ vượt qua đượt kỳ thi Tốt nghiệp.
2. Kế hoạch cụ thể cho từng nhóm đối tượng
 Theo thầy Triệu Hòa T., giáo viên TTGDTX Mỏ Cày Nam: “đối với các em học sinh yếu, kém giáo viên cần lựa chọn các dạng bài tập cơ bản, hướng dẫn cho học sinh thấy lỗi sai, phân tích nguyên nhân tại sao sai”
 Theo cô Lê Thị Ngọc Y., giáo viên TTGDTX Chợ Láh: “đối với học sinh trung bình thì giáo viên cho bài tập ở mức độ tương ứng”
 Theo thầy Đặng Văn Ch., giáo viên TTGDTX Thạnh Phú: “đối với học sinh yếu, kém giáo viên xếp học sinh khá, giỏi ngồi gần để kèm các em đó. Cho học sinh giải lại các bài tập đã giải”
 Theo thầy M., giáo viên TTGDTX Thành Phố Bến Tre: “đối với học sinh TTGDTX giáo viên cần kích thích tính ham học của học sinh bằng cách cho các em tham gia vào việ ra đề bài tập”
 Theo thầy T., giáo viên TTGDTX Châu Thành: “đối với các em học sinh trung bình, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bài tập”
 Qua những lời đóng góp chân tình của quí thầy cô, tôi đi đến kết luận:
Ở giai đoạn 1 
Đối với học sinh còn yếu, kém: đa phần các em đều quên hết các kiến thức Toán, học các công thức thì lâu thuộc nhưng lại mau quên, một dạng bài tập phải làm đi làm lại ba, bốn lần vẫn chưa thành thạo được, hơn nữa kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài tập rất hạn chế, kỹ năng tính toán rất kém, sử dụng máy tính cầm tay thì lúng túng hay sai sót. Đối với đối tượng này tôi yêu cầu thật cụ thể: các em cần nắm cho được các kiến thức thật trọng tâm,cơ bản, cần thiết và thường xuyên kiểm tra việc nắm bài của các em, chỉ dẫn cụ thể, từng bước làm những bài tập cơ bản, không đòi hỏi các em giải bài tập khó, phức tạp, luôn cho bài tập tương tự để các em về nhà luyện tập và phải kiểm tra việc làm bài của các em. Hàng tuần giáo viên phải tổng kết, đánh giá việc nắm bài, làm bài tập của các em. Luôn nhớ rằng với học sinh nhóm này giáo viên tuyệt đối không được nóng vội, phải luôn ân cần, nhẫn nại từ từ các em sẽ nắm được kiến thức, làm được bài tập cơ bản từ đó các em sẽ tự tin hơn và dần các em có sự hứng thú học Toán.
Đối với nhóm học sinh trung bình: đây là dạng học sinh học được chỉ cần giáo viên cũng cố lại các kiến thức trọng tâm, các dạng bài tập cần nắm, hệ thống hóa bài học là các em nắm được bài. Tuy vậy nhóm học sinh này chưa thật sự cố gắng ôn tập, còn lơ là chuển mảng việc học nên dễ mau quên bài, do đó, giáo viên cần luôn nhắc nhở, động viên các em ôn tập, thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà. Trong giai đoạn này, giáo viên cho các em làm những bài toán về khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số, tập trung những bài toán ở học kì I. Cho các em tiếp cận với những câu liên quan đến chủ đề này trong đề thi tốt nghiệp các năm về trước. Ngoài ra, giáo viên cố gắng tổ chức ôn tập cho các em theo nhiều hình thức như : đố vui, hái hoa dân chủ, thi đua " giải nhanh, nhớ nhiều " giúp các em hứng thú học không còn cảm giác ngán ngẩm, mệt mỏi trong quá trình các em ôn tập.
Đối với nhóm học sinh khá, giỏi: yêu cầu các em tự tổng kết các kiến thức trọng tâm, các dạng bài tập của mỗi chương hoặc qua những bài quan trọng sau đó thông qua giáo viên bộ môn để đúc kết và yêu cầu các em mở rộng kiến thức. Đồng thời giao cho các em khối lượng bài tập ở học kì I tương đối hơi nhiều hơn những đối tượng học sinh khác: có câu dễ, câu khó, yêu cầu các em giải quyết và kiểm tra sau mỗi giờ tan học.
Ở giai đoạn 2:
Đối với học sinh yếu, kém: yêu cầu chủ yếu các em làm được, làm đúng các bài cơ bản, phải giải quyết trước các bài tập thuộc dạng thường gặp không nên sa vào làm những câu khó khi mà chưa lảm hết các câu cơ bản và yêu cầu các em cố gắng làm được 5 – 6 điểm. Yêu cầu học sinh giải quyết tốt câu khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số, số phức, giải phương trình mũ, phương trình tiếp tuyến, tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, phương trình tham số của đường thẳng, phương trình mặt phẳng,...
Đối với học sinh trung bình: cần lưu ý đến kỹ năng làm bài của các em, phải làm được các bài toán thường gặp, tính toán cần phải cẩn thận , chính xác, cố gắng suy nghĩ, để giải quyết những câu khó. Với đối tượng học sinh này, yêu cầu các em cố gắng kiếm điểm càng nhiều càng tốt, ít nhất cũng phải đạt từ 6 điểm trở lên.
Đối với học sinh khá: cần phải lưu ý đến cách trình bày, lập luận có logic, chặt chẻ, đầy đủ. Với nhóm đối tượng này thì yêu cầu các em phải đạt được từ 7 - 8 điểm. Đối với học sinh giỏi: phải làm đươc các câu khó. Cần phải rèn luyện kỹ năng diễn đạt để không mất điểm. Với nhóm đối tượng này thì yêu cầu các em phải đạt được từ 9 - 10 điểm.
Ở giai đoạn 3: Giáo viên tổng hợp các dạng toán thông qua các trò chơi đơn giản, tìm ô chữ, đố vui,...Giáo viên nhắc nhở học sinh đọc kỹ đề bài trước khi làm, làm những câu dễ trước, không nên tập trung vào các câu hỏi khó, mất thời gian. Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh thương gặp phải. Tạo cho học sinh tâm lí thoải mái, tự tin trước khi bước vào kì thi.
3. Phương pháp dạy học tích cực
3.1 kích thích sự tiến bộ
 Trước khi bước vào ôn tập tôi chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ, khoảng 4 – 5 em học sinh. Nhóm học sinh yếu, kém tôi qui định là nhóm C. Nhóm học sinh trung bình là nhóm B. Nhóm học sinh khá giỏi là nhóm A.
 Trong quá trình ôn tập thi tốt nghiệp, giáo viên thường xuyên cho bài kiểm tra ở từng nhóm. Nếu các em nhóm C làm tốt công việc được giao thì được thăng hạng lên nhóm B. Nếu các em ở nhóm A không làm tốt công việc được giao thì xuống hạng nhóm B. Nếu em nào được thăng hạng thì có phần thưởng kích thích tinh thần học tập, em nào xuống hạng thì có hình thức xử phạt.
3.2 Tham gia ra đề bài tập
Yêu cầu học sinh tham gia vào việc ra đề bài tập cho chính bản thân mình. Tạo được sự hứng thú trong quá trình học.
Ví du1: Viết phương trình mặt phẳng qua ba điểm A, B, C chẳng hạn. Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh tự cho hai điểm A, B bất kì, điểm C giáo viên đưa ra vì tránh trường hợp A, B, C thẳng hàng.
Ví dụ2: Khi ôn tập chương số phức, giáo viên yêu cầu học sinh tự cho hai số phức bất kì. Thực hiện các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia,...và các yêu cầu khác.
3.3 Kĩ thuật các mảnh ghép
 Áp dụng từ đầu năm và giai đoạn cuối cho học sinh chơi trò chơi
 Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác, kết hợp giữa các nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của HS, nâng cao vai trò của các cá nhân trong quá trình hợp tác.
 Kĩ thuật này được thực hiện trong hai vòng thảo luận. Trước tiên, ở vòng 1 GV tổ chức lớp học dưới hình thức hoạt động nhóm 5 - 7 HS. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ riêng (ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A, nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, nhóm 4: nhiệm vụ D,...). Ở vòng này, mỗi nhóm phải tập trung giải quyết nhiệm vụ đã được giao. Khi hết thời gian thảo luận, các thành viên trong nhóm phải trả lời và trình bày được kết quả các câu hỏi của nhóm mình. Kết thúc vòng 1, GV chuyển sang cho HS thảo luận vòng 2 dưới hình thức nhóm mới (tức là, một người từ nhóm 1, một người từ nhóm 2, một người từ nhóm 3, một người từ nhóm 4,... hợp thành một nhóm). Như vậy, các câu trả lời và thông tin ở vòng 1 sẽ được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm ở vòng 2 để cùng nhau giải quyết. Cuối cùng, sau khi thảo luận các nhóm mới trình bày kết quả nhiệm vụ được giao. Với kĩ thuật các mảnh ghép, GV có thể sử dụng trong giai đoạn giúp HS hình thành kiến thức mới.
1
1
1
2
2
2
3
3
3
3
1
2
3
1
2
3
1
2
Vòng 1:
Vòng 2:
 Chẳng hạn, trong không gian Oxyz. Cho A(1; 2; 1), B(2; 0; 0), C(0; 1; 0), D(0; 0; -1). Viết phương trình mặt cầu tâm A và tiếp xúc mặt phẳng (BCD). Với vòng 1, GV có thể chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm 5 – 7 HS) và tiến hành thảo luận bài tập trong 7 phút. Cụ thể:
 Nhóm 1: Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (P): x + 2y – 2z – 2 = 0
 Nhóm 2: Viết phương trình mặt phẳng (P) qua ba điểm B(2;0;0), C(0;1;0), D(0 0;-1)
 Nhóm 3: Viết phương trình mặt cầu tâm A và bán kính R = 
 Kết thúc vòng thảo luận thứ nhất, GV yêu cầu từng thành viên trong mỗi nhóm tự đếm từ 1 tới 5 – 6 hoặc 7 (tùy vào số thành viên trong nhóm mà GV đã chia ban đầu). Tiếp theo, GV tiến hành cho HS chia nhóm và bắt đầu thảo luận vòng 2. Nếu ban đầu, GV chia mỗi nhóm có 5 – 6 hoặc 7 thành viên thì ở vòng 2, lớp học sẽ có tất cả 5, 6 hoặc 7 nhóm (nhóm 1 bao gồm tất cả thành viên mang số 1 của nhóm cũ tập hợp thành một nhóm, nhóm 2 gồm tất cả các thành viên mang số 2 của nhóm ở vòng 1, tương tự như vậy lớp sẽ có từ 5 – 7 nhóm mới). Ở vòng 2, mỗi nhóm có thời gian 10 phút để hoàn thành nhiệm vụ mới. Trước tiên là từng thành viên sẽ trình bày kết quả của nhóm mình cho nhóm mới nghe. Từ kết quả thảo luận đó, nhóm mới tiến hành giải quyết nhiệm vụ: “Trong không gian Oxyz. Cho A(1; 2; 1), B(2; 0; 0), C(0; 1; 0), D(0; 0; -1). Viết phương trình mặt cầu tâm A và tiếp xúc mặt phẳng (BCD)”. Khi hết thời gian thảo luận, GV có thể gọi bất kì thành viên nào của các nhóm hay đại diện mỗi nhóm trả lời câu hỏi thảo luận. 
4. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Áp dụng ở tất cả các trường THPT – Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh.
- Áp dụng ở tất cả các bộ môn có thi tốt nghiệp năm 2013 – 2014.
PHẦN III. THỰC NGHIỆM, TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
 1. Mục đích thực nghiệm
Tôi tiến hành thực nghiệm nhằm hướng tới hai mục đích chính:
- Xác thực tính khả thi của các giải pháp mà chúng tôi đã đề xuất.
- Phát hiện một số vấn đề còn tồn tại, đánh giá, phân tích, rút kinh nghiệm nhằm góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả trong kỳ thi tốt nghiệp.
 2. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm của tôi là ba lớp 12B1, 12B2 và 12B3 (năm học 2011-2012). Trong đó, lớp 12B1 là lớp thực nghệm do tôi trực tiếp giảng dạy và lớp 12B2, 12B3 là lớp đối chứng.
Tỉ lệ tốt nghiệp môn toán năm học 2011 – 2012: lớp 12B1 (90,3%), lớp 12B3(82,1%), 12B2(75,6%), tỉ lệ chung của tỉnh (52,69%)
Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ đậu tốt nghiệp môn toán năm học 2011 – 2012
Năm học 2011 – 2012 đối tượng học sinh của cả trường tương đối đồng đều. Kết quả cho thấy, việc vận dụng các biện pháp ôn tập hợp lí sẽ đạt được kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp.
Năm học 2011 – 2012 trên toàn tỉnh có khoảng 1200 thí sinh dự thi tốt nghiệp (hệ GDTX). Trong đó chỉ có 4 em học sinh đạt điểm 10 môn toán trên toàn tỉnh. 
Cao Văn D. (Lớp 12B1)
Hồ Trường G. (Lớp 12B1)
Lê Văn H. (Lớp 12B1)
Nguyễn Xuân T. (Lớp 12B1)
Tất cả các em học sinh nói trên điều học lớp thực nghiệm:
Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ đạt điểm 10 trên địa bàn tỉnh năm học 2011 - 2012
Kết quả trên cho ta thấy, việc phân loại học sinh rất quan trọng. Đặc biệt cho các bài toán khó đối với các em học sinh giỏi.
Đối tượng thực nghiệm tiếp theo của tôi là ba lớp 12B1, 12B2 và 12B3 (năm học 2012-2013). Trong đó, lớp 12B3 là lớp thực nghiệm tôi trực tiếp giảng dạy và lớp 12B2, 12B1 là lớp đối chứng.
* Đặc điểm lớp 12B3: Được lập nên bởi tất cả các em học sinh lên lớp do quá trình thi lại trong hè. Do vậy, việc giảng dạy của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. 
Tỉ lệ tốt nghiệp môn Toán năm học 2012 – 2013: lớp 12B3 (97.4%), lớp 12B1 (90%), lớp 12B2 (88%), tỉ lệ chung của tỉnh (70,92%)
Hình 3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ đậu tốt nghiệp môn toán năm học 2012 – 2013
Năm học 2012 – 2013 đối tượng học sinh rất yếu, nhưng nhờ vào việc áp dụng đúng phương pháp ôn tập, phân loại được đối tượng học sinh hợp lí, chia học sinh thành nhiều nhóm, kích thích việc học qua việc được thăng hạng, phần thưởng,...nên tỉ lệ tốt nghiệp đạt rất cao.
Đối với kỳ thi tốt nghiệp 2013 – 2014, tôi có tham khảo với giáo viên về việc ôn tập và đặc biệt là đối với học sinh trung bình, yếu, kém. Tôi hi vọng đề tài này có thể giúp các bạn đồng nghiệp có bước chuẩn bị thật tốt trước kì thi sắp tới.
3. Hiệu quả thu được do áp dụng sáng kiến
 Kết quả thi tốt nghiệp THPT hệ GDTX năm 2012 – 2013 có tăng hơn năm 2011 – 2012.
4. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
Giáo viên dạy toán khối 12 ở đơn vị (năm học 2013 – 2014)
Tài liệu kèm theo: (01 phiếu điểu tra)
Bến tre, ngày 17 tháng 3 năm 2014

File đính kèm:

  • docsangkienkinhnghiemgiaiB_Ben_Tre.doc
Sáng Kiến Liên Quan