Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực chủ động, sáng tạo, tích cực cho học sinh trong dạy học Địa lý ở trường THCS

Từ thực tế của ngành giáo dục, cùng với yêu cầuđào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triểnđất nước chúng ta đang tiến hànhđổi mới phương pháp dạy học chú trọngđến việc phát huy tính tích cực chủđộng của học sinh, coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắc nàyđãđược nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới vàđược xácđịnh là một trong những phương hướng cải cách giáo dục phổ thông.Những tư tưởng, quan điểm, những tiếp cận mới thể hiện nguyên tắc trên đãđược chúng ta nghiên cứu, áp dụng trong dạy học các môn học vàđược coi là phương pháp dạy học tích cực. Hiện nay, việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học đã được các nhà trường triển khai thực hiện, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, khối học, môn học, bồi dưỡng phương pháp phát triển tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

 

doc25 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực chủ động, sáng tạo, tích cực cho học sinh trong dạy học Địa lý ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô cùng quan trọng và nhiệm vụ cũng nặng nề, phức tạp hơn. Trước đây người giáo viên chỉ cần nắm vững nội dung môn học để có thể giảng giải, minh hoạ là có thể dạy học được. Còn trong thực tế hiện nay người giáo viên không những phải nắm vững nội dung môn học mà còn phải rất hiểu đối tượng học sinh mà mình trực tiếp giảng dạy, cùng một bài giảng áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh trong lớp: Học sinh yếu, trung bình và học sinh khá, giỏi. Tùy theo từng đối tượng cụ thể mà giáo viên áp dụng từng cách dạy sao cho vừa sức học sinh và có tác dụng kích thích hoạt động học của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ ở lớp 7, giáo viên có thể yêu cầu :
Đối với, học sinh yếu yêu cầu đơn giản như: 
- Dựa vào SGK, cho biết các dạng địa hình của Trung và Nam Mỹ?
Đối với, học sinh trung bình yêu cầu đọc kênh hình khai thác kiến thức đơn giản như: 
- Hãy xác định các dạng địa hình của Trung và Nam Mỹ ?
Đối với học sinh khá, giỏi có thể yêu cầu cao hơn:
- So sánh điểm giống và khác nhau về địa hình của Trung và Nam Mỹ với địa hình Bắc Mỹ?
2.3. Cần tạo ra không khí có lợi cho lớp học, làm cho học sinh thích thú được đến lớp, mong đến giờ học:
Muốn làm được như vậy phải tạo ra sự giao tiếp thuận lợi giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh. Bằng trình độ, kiến thức khoa học và nghiệp vụ sư phạm của mình, giáo viên tạo được uy tín cao đối với học sinh. Bằng tác phong gần gũi, thân thiện, giáo viên chiếm được sự tin cậy của học sinh. Bằng cách tổ chức và điều khiển hợp lý các hành động của từng cá nhân với tập thể học sinh, giáo viên sẽ tạo ra được hứng thú cho cả lớp và niềm vui học tập của từng cá nhân học sinh. 
3. Rèn luyện cho học sinh có được một phương pháp tư duy hiệu quả:
Địa lý là bộ môn khoa học có rất nhiều khả năng trong việc hình thành và phát triển tư duy cho học sinh nếu việc dạy và học Địa lý trên lớp trong các giờ học được tổ chức đúng đắn, hợp lý. 
Suy nghĩ, lập luận một cách hệ thống, logic và có chứng cứ là một đặc tính quan trọng của trí tuệ con người đó chính là tư duy. Mỗi cá nhân con người đều có thể học được các kỹ năng tư duy và chính điều đó giúp cho con người trở nên độc đáo, sáng tạo và đổi mới trong giải quyết các vấn đề. Vì vậy , nhiệm vụ của người giáo viên là phải rèn luyện cho học sinh có một phương pháp tư duy có hiệu quả, trong đó cần đặc biệt chú ý rèn luyện cho học sinh một số thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa ...
3.1. Phân tích và tổng hợp kiến thức:
*Phân tích : Là hoạt động tư duy phân chia một vật, một hiện tượng ra các yếu tố, các bộ phận nhằm mục đích nghiên cứu chúng đầy đủ, sâu sắc trọn vẹn hơn theo một hướng nhất định.
*Tổng hợp: Là hoạt động tư duy kết hợp các bộ phận, các yếu tố đã dược nhận thức để nhận thức cái toàn bộ.
Phân tích và tổng hợp là những yếu tố cơ bản của hoạt động tư duy, thường được dùng trong khi hình thành những phán đoán mới (quy nạp, suy diễn, suy lí tương tự) và ngay cả trong các thao tác tư duy khác như so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa.
3.2. So sánh kiến thức:
Là sự xác định những điểm giống nhau và khác nhau của sự vật, hiện tượng và của những khái niệm phản ánh chúng.
Thao tác so sánh phải kèm theo sự phân tích và tổng hợp. 
Ví dụ bài:Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ (lớp 7)
GV: Khi dạy đến phần địa hình của Trung và Nam Mỹ, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi như sau:
- Ở bài trước, ta đã tìm hiểu về đặc điểm địa hình của Bắc Mỹ. Vậy em hãy cho biết đặc điểm địa hình của Bắc Mỹ và Nam Mỹ có điểm gì giống và khác nhau?
HS: So sánh những đặc điểm địa hình của hai khu vực vừa học, phân tích, tổng hợp xem đặc điểm địa hình nào là đặc điểm giống nhau, đặc điểm nào là đặc điểm khác nhau và đi đến kết luận về sự so sánh như sau: 
- Giống nhau: Cấu trúc địa hình đều chia làm 3 khu vực.
- Khác nhau:
+ Bắc Mỹ: Hệ thống Coocdie mở rộng chiếm gần ½ Bắc Mỹ ở phía tây. Chỉ có 1 đồng bằng Trung Tâm ở giữa. Núi già ở phía đông.
+ Nam Mỹ: Hệ thống AnĐet cao, đồ sộ, chạy dài hơn nhưng hẹp hơn Coocđie. Có 4 đồng bằng ở giữa. Phía đông là 2 sơn nguyên.
3.3. Khái quát hóa kiến thức:
Khái quát hóa kiến thức là tìm ra những cái chung và bản chất trong số những dấu hiệu, tính chất và những mối liên hệ giữa chúng thuộc về một loại vật thể hoặc hiện tượng.
Ví dụ: Khí áp và gió trên trái đất (lớp 6)
Khi học phần về các loại gió trên trái đất, các loại gió đều có điểm giống nhau:
- Là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
- Là các loại gió thổi thường xuyên trên trái đất.
Các dấu hiệu trên đều là các dấu hiệu chung và bản chất, các dấu hiệu khác cũng là chung nhưng không phải là bản chất.
Để học sinh có được khả năng tư duy khái quát hóa thì trước hết phải hình thành cho học sinh những cách khái quát hóa kiến thức một cách đúng đắn. Đề đạt được điều đó, cần đảm bảo các điều kiện sau :
- Làm biến đổi những dấu hiệu không bản chất của vật hay hiện tượng khảo sát, đồng thời giữ không đổi dấu hiệu bản chất.
Ví dụ: Ở lớp 6, khi cho học sinh học về cách xác định phương hướng trên bản đồ thì học sinh sẽ tự rút ra một khái quát hóa sai lầm, chưa chính xác khi cho rằng khi xác định phương hướng trên bản đồ( lược đồ) bao giờ phía trên của bản đồ (lược đồ) cũng chỉ hướng bắc, phía dưới sẽ chỉ hướng nam. Phía bên phải của bản đồ( lược đồ) sẽ chỉ hướng đông và phía bên trái sẽ chỉ hướng tây (dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến). Rõ ràng quy tắc này không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp nếu như trên bản đồ (lược đồ) có áp dụng mũi tên chỉ hướng bắc.
 - Chọn sự biến đổi hợp lí nhất nhằm nêu bật được dấu hiệu bản chất (luôn luôn tồn tại) và trừu tượng hóa dấu hiệu thứ yếu (biến đổi).
Ví dụ:Bài Thời tiết và khí hậu (lớp 6)khi dạy về phần khí hậu liên hệ với khí hậu Việt Nam giáo viên cho học sinh nhận ra tính bản chất lặp đi lặp lại của tính chất mùa khí hậu ở nước ta trong khoảng thời gian nhất định mặc dù có sự xê dịch giữa năm này và năm khác( có thể các mùa có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn).
Trong tư duy của học sinh có một "con đường định sẵn, một đương mòn" do cách dạy của giáo viên (chỉ sử dụng một mẫu, một cách không thay đổi). 
Muốn phá bỏ thói quen, quán tính đó của tư duy, giúp học sinh nhận ra được điều bản chất và đi tới những khái quát hóa đúng đắn, ta cần sử dụng nhiều kiểu biến đổi khác nhau. Như vậy, đồng thời còn rèn luyện cho học sinh được một sự tư duy mềm dẻo.
- Phải giúp cho học sinh biết cách tự mình phát biểu được thành lời nguyên tắc biến đổi, biến hóa và nêu lên được đặc tính của những dấu hiệu không bản chất của sự vật, hiện tượng.
Khi học sinh đã hiểu được những dấu hiệu không bản chất và phát biểu được nguyên tắc biến đổi, biến hóa của sự vật, hiện tượng thì cũng chứng tỏ rằng học sinh đã nhận thức được dấu hiệu bản chất.
Ngoài việc bảo đảm những điều kiện nêu trên, giáo viên cần tập luyện cho học sinh phát triển tư duy khái quát hóa bằng những hình thức quen thuộc như lập dàn ý, xây dựng kết luận và viết tóm tắt nội dung các bài học, các chương của tài liệu sách giáo khoa.
Ngoài những phương pháp đã nêu trên trong giảng dạy Địa lý cũng còn có thể áp dụngphương pháp hình thành những phán đoán mới: suy lí quy nạp, suy lí diễn dịch và suy lí tương tự.
Quy nạp là cách phán đoán dựa trên sự nghiên cứu nhiều hiện tượng, trường hợp đơn lẻ để đi tới kết luận chung, tổng quát về những tính chất, những mối liên hệ tương quan bản chất nhất và chung nhất của các sự vật, hiện tượng. Ở đây, sự nhận thức sẽ được đi từ cái riêng biệt đến cái chung bản chất.
Quy nạp kiến thức có ý nghĩa to lớn đối với người học vì nó giúp cho kiến thức được nâng cao và mở rộng.
Điều kiện cần thiết cho mỗi phép quy nạp là sự tri giác cảm tính( quan sát, thí nghiệm ) những tính chất và tương quan của các sự vật, hiện tượng. Không chỉ quan sát một số ít sự kiện, sự việc và hiện tượng một cách sơ sài, tuỳ tiện rồi rút ra kết luận khái quát mà cần phải biết kiểm tra lại. Những số liệu của thực nghiệm được phân tích, mô tả, so sánh và trên cơ sở đó đi tới kết luận chung.
4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh:	
Rèn luyện, phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh cần chú ý:
- Coi trọng kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững khái niệm cơ bản về các hiện tượng, sự vật Địa lý.
- Chú ý đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, coi đó là sự thể hiện của sự phát triển tiềm lực trí tuệ của học sinh.
- Tăng cường yêu cầu kiểm tra về thực hành địa lý, về năng lực tự học, óc sáng kiến, dám đổi mới của học sinh.
Để thực hiện được các yêu cầu trên cần sử dụng các biện pháp sau:
+ Đa dạng hóa nội dung, hình thức câu hỏi và bài tập dùng để kiểm tra, dùng phối hợp nhiều loại hình bài tập: Trắc nghiệm khách quan và tự luận, bài tập lí thuyết định tính và định lượng, bài tập thực nghiệm...
+ Chú ý hơn đến việc đánh giá trình độ tư duy, kĩ năng, năng lực thực hành, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc khoa học như điều tra, tra cứu, báo cáo kết quả...
+ Dùng các phương pháp khác nhau trong đánh giá : học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, kiểm tra viết và vấn đáp... 
+ Loại bỏ những câu hỏi và bài tập có nội dung lắt léo, quá khó, mang tính chất đánh đố học sinh hoặc xa rời thực tiễn bài học.
5.Chia học sinh thành nhóm nhỏ cùng thảo luận:
Hiện nay hoạt động nhóm có nhiều ưu điểm nổi bật, giúp học sinh phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong giờ học. Thực tế giảng dạy cho ta thấy hoạt động nhóm nếu được tổ chức tốt thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong giờ học,  học tập có chất lượng, rèn được kĩ năng nói, viết cho học sinh. Khi cho học sinh hoạt động theo nhóm, tùy theo bài mà giáo viên có thể phân ra các nhóm nhỏ, lớn để thu hút học sinh giải quyết vấn đề có hiệu quả.
Để phát huy tính tích cực của hợp tác nhóm, cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Phân công nhóm thường xuyên và nhóm cơ động.
+ Để duy trì hoạt động nhóm, có thể phân công thường xuyên theo từng bàn hoặc hai bàn ghép lại...có thể thay đổi nhóm khi có những công việc cần thiết gọi là nhóm cơ động, không ổn định.
+ Nhóm học sinh phân công trách nhiệm trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định, như nhóm trưởng, thư ký...Sự phân công này cần có sự thay đổi để mỗi học sinh có thể phát huy vai trò cá nhân.
+ Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công trách nhiệm và yêu cầu mỗi thành viên thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
+ Giáo viên giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm và theo dõi để có thể giúp đỡ, định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng.
Ví dụ khi dạy bài:   Địa hình bề mặt trái đất ( Địa lý 6)
   Dựa vào kênh chữ SGk, quan sát sơ đồ núi già, núi trẻ( H35/SGK), thảo luận nhóm 4 học sinh , thời gian 5 phút theo yêu cầu sau:
        ? Hãy so sánh sự khác nhau giữa núi già , núi trẻ về  thời gian hình thành 
và đặc điểm hình thái( đỉnh , sườn, thung lũng) ?
 Học sinh dựa vào SGK, trao đổi , thảo luận và đưa ra các ý kiến của nhóm mình: Núi già, hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, đã trải qua các quá trình bào mòn mạnh mẽ do ngoại lực vì vậy có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông.  Núi trẻ mới được hình thành cách đây vài chục triệu năm và vẫn được nội lực tiếp tục nâng lên với tốc độ rất chậm vì vậy có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
+ Sau khi các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình, GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút ra kiến thức cần nhớ của phần thảo luận. GV đánh giá cho điểm từng nhóm hoặc để HS tự đánh giá cho điểm các nhóm dưới sự dẫn dắt của GV.
    Sau phần thảo luận GV có thể đưa thêm câu hỏi khó để HS suy nghĩ trả lời nhằm khuyến khích các em tập trung, gợi óc liên tưởng, mở rộng kiến thức cho HS: 
 ?Theo em sau khi núi già trẻ lại hình dáng núi có đặc điểm gì, núi già có khác núi trẻ hiện nay không? 
 HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVcó thể mở rộng và chốt kiến thức: khi trẻ lại núi già được nâng cao lên nhưng đỉnh vẫn tròn, sườn dốc, thung lũng sâu.
 Bài 22:  Các đới khí hậu trên trái đất.
Dựa vào kênh chữ SGk mục 2 và đoạn băng hình , thảo luận nhóm 6-7 hs (5 nhóm), thời gian 7 phút theo yêu cầu sau:
    ? Hãy xác định vị trí của các vành đai nhiệt và so sánh sự khác nhau về đặc điểm khí hậu của từng vành đai nhiệt đới, ôn đới, hàn đới (vị trí, nhiệt độ, lượng mưa, gió) ?
- HS thảo luận , xác định vị trí các vành đai trên “Hình 58: Các đới khí hậu” và tìm ra các đặc điểm khác nhau của các đới khí hậu, điền vào bảng phụ. Đại diện  từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV chốt kiến thức cơ bản của cả 5 nhóm.
- GV nhận xét, mở rộng và chốt kiến thức cần nhớ bằng bảng mẫu, gọi HS đọc lại, cả lớp tự ghi vào vở .GV đánh giá và cho điểm.
6. Cho học sinh làm các bài tập lớn, tập cho học sinh nghiên cứu khoa học:
Giáo viên nên khuyến khích học sinh tập làm nhà khoa học thông qua các bài tập lớn hay cácđề tài nhỏ. Qua việc làm này giúp cho học sinh chủđộng làm việc có mụcđích, tạođộng cơ hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực sáng tạoở người học.
Ví dụ: Sau khi học xong bài: Ô nhiễm môi trường ở đới Ôn hòa (lớp 7). 
Giáo viên có thể cho học sinh làm đề tài : “Những chất gây ô nhiễm không khí và mưa axit”.
Các nhiệm vụ cần làm:
- Hãy nói những hiểu biết về sự tạo thành mưa axit và nguyên nhân phát sinh của nó.
- Hãy trình bày quá trình hình thành mưa axit.
- Thu thập số liệu về những thiệt hại của mưa axit đến nhà cửa, sức khoẻ, rừng, mùa màng, vật nuôi.
- Thu thập số liệu khí thải độc hại của một số nhà máysản xuất ở nước ta.
- Thu thập những bức tranh ảnh cho thấy khói nhà máy tuôn vào bầu trời.
- Biện pháp khắc phục hiện tượng mưa axit và giảm thiểu những chất gây ô nhiễm.
Qua việc tập cho học sinh làm các đề tài nhỏ giúp phát triểnở học sinh:
- Các kỹ năng điều tra bao gồm quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông tin từ các nguồn khác nhau để rút ra kết luận.
- Từ những thông tin thu thập có cơ sởđể hiểu rõ, bổ sung cho nhữngđiều học trong lý thuyết.
- Tăng cường năng lực tham gia hoạtđộng cá nhân, tập thể.
- Tạo thói quen suy nghĩđộc lập sáng tạo và tính kiên nhẫn trong quá trình thực hiện nghiên cứu từng chủ đề.
PHẦN THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
Để nâng cao năng lực chủ động, sáng tạo cho học sinh trong học tập bộ môn Địa lý tại trường THCS., tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học trên vào quá trình giảng dạy thực tế của mình. Cụ thể, tôi tiến hành như sau:
- Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
- Tiến hành dạy
	+ Tại lớpđối chứng: giáo viên tiến hành dạy bình thường
	+ Tại lớp thực nghiệm: giáo viên dạy theo hướng bồi dưỡng rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh theo giáoán thực nghiệm.
- Tiến hành khảo sát
	+ Cho hai lớpđối chứng và thực nghiệm cùng làm mộtđề kiểm tra
	+ Chấm bài kiểm tra và xử lýđiểm theo phương pháp thống kê.
Bài1: Các đới khí hậu trên trái đất (lớp 6)
Bảng 1: Điểm kiểm tra học sinh
Năm học
Lớp
SS
Số học sinh đạt điểm
Điểm TB
(%)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2013-2014
TN
38
0
0
0
0
0
2
3
5
8
12
8
100
ĐC
38
0
0
0
1
3
5
3
9
8
6
3
89,5
2014- 2015
TN
32
0
0
0
0
0
1
3
6
6
7
9
100
ĐC
31
0
0
0
1
1
3
5
5
7
6
3
93.5
2015- 2016
TN
35
0
0
0
0
0
3
3
4
8
10
7
100
ĐC
35
0
0
0
0
3
5
5
7
7
5
3
91.4
Bảng 2: Bảng % số học sinh đạt điểm YK, TB, K, G
G : 9 - 10 
K : 7 - 8
TB : 5 - 6
YK : < 5	
Năm học
Lớp
Tỷ lệ xếp loại ( %)
YK
TB
K
G
2013-2014
TN
0
13,2
13,2
73,6
ĐC
10,5
21,1
23,7
44,7
2014-2015
TN
0
12,5
15,6
68,7
ĐC
6,5
25,8
16,1
51,6
2015-2016
TN
0
17,1
11,4
71,5
ĐC
8,6
28,6
20
42,8
Bài 2: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ (lớp 7)
Bảng 1: Điểm kiểm tra học sinh
Năm học
Lớp
Sỉ số
Số học sinh đạt điểm
Điểm TB(%)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2013-2014
TN
31
0
0
0
0
1
2
3
5
8
7
5
96,8
ĐC
30
0
0
0
0
3
4
8
5
3
5
2
90
2014-2015
TN
32
0
0
0
0
0
2
2
3
10
8
7
100
ĐC
31
0
0
0
0
1
4
5
6
5
6
4
96,8
2015- 2016
TN
31
0
0
0
0
0
1
2
6
8
8
6
100
ĐC
28
0
0
0
0
3
3
4
7
5
3
3
89,3
Bảng 2: Bảng % số học sinh đạt điểm YK, TB, K, G
G : 9 - 10 
K : 7 - 8
TB : 5 - 6
YK : < 5
Năm học
Lớp
Tỷ lệ xếp loại ( %)
YK
TB
K
G
2013-2014
TN
3,1
16,1
16,1
64,7
ĐC
10
40
16,7
33,3
2014-2015
TN
0
12,5
9,4
78,1
ĐC
3,2
29,0
19,3
48,5
2015- 2016
TN
0
9,7
19,4
70.9
ĐC
10,7
25
25
39,3
Sau ba năm áp dụng các phương pháp dạy học đổi mới vào quá trình dạy học thực tế của mình tại trường THCS  tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh đã được nâng cao rõ rệt. Kết quả sau mỗi bài kiểm tra tại các lớp học thực nghiệm là một minh chứng khẳng định việc rèn luyện cho học sinh có được một phương pháp học tập đúng đắn sẽ giúp cho các em có được khả năng tư duy chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và biết làm chủ tri thức của mình. Từ việc rất ngại phải đối mặt với các bài tập, các kênh hình sau khi được rèn luyện phương pháp học tập mới theo các chủ đề nhỏ, các em độc lập tiếp thu kiến thức một cách tích cực và sáng tạo. Do đó, học sinh hứng thú học bài sâu sắc từ đó vận dụng linh hoạt nâng cao. Mỗi một phần bài học đưa ra đều được các em thảo luận, tích cực suy nghĩ....
Qua bài kiểm tra chúng tôi thấy rằng:
Lớp thực nghiệm sau khi được bồi dưỡng các em đã biết vận dụng phương pháp học đặc trưng của bộ môn, đa số học sinh nắm vững phương pháp, trình bày bài khoa học nên không có học sinh nào điểm dưới 5, số học sinh điểm khá giỏi cao. Đề tài đã có tính khả thi.
Lớp đối chứng do chưa được rèn luyện phương pháp học tư duy tích cực, khi làm bài và học bài các em không biết, chưa biết cách trình bày nên số học sinh điểm dưới 5 còn nhiều và số học sinh có điểm khá giỏi không cao.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
 - Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng đổi mới các phương pháp dạy học ở trường THCS. Sáng kiến đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học Địa lý ở trường THCS.
Sáng kiến đã đề xuất 7 biện pháp rèn luyện năng lực chủđộng sáng tạo cho học sinh. Đó là:
	(1)     Lựa chọn một logic nội dung thích hợp và sử dụng phương pháp dạy học phù hợpđể chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức học sinh.
	(2)  Tạo động cơ, hứng thú thông qua các tình huống có vấn đề nhằm phát huy cao độ tính tự lực, sáng tạo của học sinh
	(3)     Rèn cho học sinh phương pháp tư duy hiệu quả. 
	(4)   Kiểm tra đánh giá, động viên kịp thời và đánh giá cao những biểu hiện sáng tạo của học sinh.  
	(5)     Chia học sinh thành nhóm nhỏ cùng thảo luận.
	(6)     Cho học sinh làm bài tập lớn, tập cho học sinh nghiên cứu khoa học.
Qua thực nghiệm sư phạmđã khẳngđịnhđược tính khả thi của các đề xuất củatôi về các phương pháp rèn luyện năng lực chủđộng sáng tạo cho học sinh.
KIẾN NGHỊ:
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hơn nữa.
- Cần có chính sách đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức thêm nhiều đợt học chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, rút kinh nghiệm giữa các nhà trường về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Với thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, bản sáng kiến kinh nghiệm này của tôi chắc không tránh khỏi nhiều điều khiếm khuyết. Tôi xin chân thành mong đợi những lời nhận xét, góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo và đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS, môn Địa lí – NXB Giáo dục 
2. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học – Môn Địa lí THCS – NXB Giáo dục 
3. Tài liệu tập huấn về một số phương pháp dạy học tích cực. - Tài liệu tập huấn đổi mới kiếm tra đánh giá Địa lí THCS 
4. Tư liệu dạy học Địa lí lớp6,7, 8,9.
5. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở trường THCS – NXB Giáo dục - Sách giáo khoa, sách giáo viên và chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí 6,7,8,9
6. Võ Hoàng Ngọc. Bồi dưỡng khả năng tự học cho học sinh THCS. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 56, 2003.

File đính kèm:

  • docMột số biện pháp nhằm nâng cao năng lực chủ động, sáng tạo, tích cực cho học sinh trong dạy học Địa.doc
Sáng Kiến Liên Quan