Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non

Cơ sở lý luận:

Suy dinh dưỡng ở trẻ em cốt lõi là do điều kiện kinh tế khó khăn, thói quen ăn uống không đúng cách, không hợp vệ sinh và thiếu hụt về kiến thức dinh dưỡng cho trẻ. Và suy dinh dưỡng còn là yếu tố quan trọng đang được nhiều người quan tâm và bàn luận.

Các bằng chứng khoa học cho thấy những năm đầu tiên của cuộc đời từ trong bụng mẹ đến 2 tuổi nếu bị suy dinh dưỡng có thể để lại kết quả về thể chất và tinh thần không phục hồi và kéo dài sang thế hệ sau.

Điều đó cho thấy dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ tạo nên một sức khỏe tốt cho trẻ sau này. Vì vậy, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì hậu quả để lại sau này rất lớn.

Như chúng ta đã biết nếu trẻ khỏe mạnh thì sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, lao động. Tham gia các hoạt động hàng ngày giúp trẻ phát triển được tính tò mò ham hiểu biết, óc sáng tạo đó là điều kiện để phát triển toàn diện 5 mặt giáo dục ở trẻ. Và nếu không chú trọng đến dinh dưỡng trẻ sẽ bị thiệt thòi về khả năng phát triển trí não, thể lực, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cả kinh tế của gia đình làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, là nguyên nhân lớn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số.

Trong nhiều năm qua Ngành học mầm non đã tổ chức chỉ đạo từng bước thực hiện trong các năm học nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo bằng nhiều biện pháp. Và việc phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ là việc làm thường xuyên, liên tục trải qua nhiều khó khăn. Đối với tôi giáo viên dạy mẫu giáo tôi phải nhận định được tầm quan trọng của việc giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ là việc làm cấp bách dài lâu đòi hỏi người giáo viên phải chú ý và kiên trì thực hiện.

 

doc31 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu không như thế
Sẽ mất vệ sinh
Bạn bè cười chê
Chẳng đẹp tí nào
Bé ơi nhớ nhé.
Nguyễn Thị Hiền.
Vì trẻ ở lứa tuổi mầm non thường mau quên nhưng lại thích đọc những câu thơ có vần, có nhịp. Các bài thơ thường lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm qua các câu thơ nên cháu hình dung ra từng việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi của cháu. Vì vậy mà cháu dễ ghi nhớ và thực hiện rửa tay sạch trước khi ăn để ăn cơm cho sạch, ngon miệng hơn và có một số thói quen thật tốt trong ăn uống như che miệng khi hắt hơi, ngồi ăn ngay ngắn. Dựa vào đặc điểm này mà tôi còn sưu tầm thêm các bài hát để giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm dạy cho cháu một số bài hát: Vì sao con mèo rửa mặt, khám tay..
Bài hát: Thật đáng chê.
“Có con chim là chim chích chòe trưa nắng hè mà đi đến trường ấy thế mà không chịu đội mũ. Tối đến mới về nhà nằm rên. Ôi, ôi đau quá nhức cả đầu chích chòe ta nằm liền mấy hôm. Đứng bên sông kìa trông chú cò. Chân bước dài cò ta đi mò vớ cái gì ăn liền vội vã. Uống nước lã rồi lại quả xanh. Ăn tham nên tối đến về nhà đau bụng rên hừ hừ suốt ba ngày đêm. Ê, ê, ê cái con cò kia thật đáng chê”
Qua bài hát đó tôi giáo dục cháu khi ăn quả xanh, uống nước lã cháu sẽ bị đau bụng, đi trời nắng cháu không đội nón sẽ đau đầu. Qua những lời bài hát gắn liền với nội dung giáo dục bảo vệ sức khỏe. Từ đó mà các cháu của lớp tôi có ý thức trong ăn uống và biết được một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ sức khỏe cho mình.
3.5. Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các hoạt động trong ngày:
3.5.1/ Hoạt động đón trẻ:
Các cháu ở lứa tuổi mầm non, cô giáo là người rất gần gũi với trẻ nhất. Vì vậy thông qua các hoạt động hàng ngày như lúc đón trẻ vào lớp tôi thường dành thời gian trò chuyện với cháu: Cháu ăn sáng gì trước khi đến lớp? Nếu khi đi học cháu không ăn sáng cháu có học được không?
Qua đó tôi thường trò chuyện để nhắc nhở cháu bữa ăn sáng rất quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để hoạt động.
Ngoài ra tôi còn thường xuyên quan sát những cháu mang quà sáng vào ăn trong trường. Tôi tận dụng những tình huống để giáo dục cháu như khi rơi thức ăn hoặc thấy bạn làm rơi thức ăn cháu có nhặt lên ăn không? Vì sao? Từ các tình huống cụ thể đó mà tôi đã hình thành ở trẻ thói quen không ăn thức ăn nhiễm bẩn vì như thế khi ăn vào cơ thể thường làm cho chúng ta bị bệnh. Qua các hoạt động đó mà cháu lớp tôi đã có ý thức nhắc nhở bạn mỗi khi bạn có hành vi chưa đúng, nên cháu Anh, Trân đã sửa được thói quen không tốt của mình mà giữ vệ sinh trong ăn uống hơn.
Tôi còn tổ chức cho cháu tập thể dục buổi sáng, sau mỗi lần tập thể dục tôi đều trò chuyện với các cháu tại sao cháu phải tập thể dục buổi sáng? Ngoài tập thể dục buổi sáng cháu còn làm gì để cho cơ thể khỏe mạnh, không bị suy dinh dưỡng. Từ những nội dung thực tế và các cháu được trò chuyện hàng ngày nên những nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp cháu ghi nhớ và áp dụng vào thực tế cuộc sống một cách tốt hơn.
3.5.2/ Hoạt động ngoài trời:
Khi cho cháu thực hiện các hoạt động ở giờ hoạt động ngoài trời tôi cũng giáo dục cháu về ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân như: Khi dạy chủ điểm “Hiện tượng tự nhiên” tôi thường cho trẻ quan sát các cảnh vật mùa hè như thế nào? Thời tiết mùa hè ra sao? Mùa hè nóng nực các cháu phải ăn mặc, giữ vệ sinh thế nào? Mùa hè nắng rất gay gắt nên khi chơi hoạt động ngoài trời cháu thường chơi ở đâu? Tại sao phải chơi trong bóng mát? Khi đi dưới trời nắng trưa cháu phải làm sao? Từ đó mà tôi giáo dục cháu nếu chúng ta không biết tự bảo vệ bản thân thì chúng ta sẽ bệnh làm cơ thể mệt mỏi. Nếu bệnh kéo dài làm cháu sụt cân và không đủ sức khỏe để tham gia học, chơi cùng các bạn. 
Tôi còn thường xuyên kể cho cháu nghe về những câu chuyện mà tôi đã được nhìn thấy như: “Vào một lần tôi có đi đến chơi nhà một người bạn. Trong gia đình bạn của tôi có được một bé trai rất dễ thương và tôi đến chơi cũng vào đúng dịp gia đình cho cháu ăn. Qua trò chuyện tôi biết được vì là con đầu lòng nên bé được cả hai bên nội, bên ngoại rất thương và cưng chiều theo ý của bé. Mỗi khi cho cháu ăn rất là khó và cháu thường không chịu ăn những thức ăn đã được nấu dành cho cháu. Mỗi lần cháu không ăn cháu thường được cho quà bánh. Dần dần điều đó đã trở thành thói quen ở cháu. Cháu rất lười ăn nên cháu ngày càng ốm đi và cậu bé Bo tròn trĩnh ngày nào không còn nữa mà thay vào đó là cậu bé chỉ thích những quà bánh kẹo thay vào khẩu phần ăn của mình”.
Qua câu chuyện đó mà tôi giúp cháu biết được ăn quà vặt trước hoặc thay thế cho bữa ăn chính của mình đó là thói quen xấu không biết bảo vệ sức khỏe.
3.5.3/ Hoạt động chơi: 
Ngoài ra đối với trẻ Mầm non hoạt động chơi thường chiếm nhiều thời gian. Trước khi cho trẻ chơi tôi thường cho cháu nêu ra cháu sẽ chơi gì ở các góc. Hoạt động chơi là thời gian giúp cháu mô phỏng lại công việc của người lớn đặc biệt khi cho cháu được chơi ở góc phân vai rất thích vì tự tay cháu sẽ chế biến những món ăn theo sở thích của mình. Hiểu được tâm lí thích bắt chước theo người lớn ở cháu tôi thường lồng ghép “Bé tập làm nội trợ” cho trẻ mỗi khi cho trẻ chơi. Vì trẻ chưa được thực hiện các công việc này nên cháu rất thích thú tham gia. Tôi còn chuẩn bị nhiều nguyên liệu, lựa chọn những món ăn phù hợp để cho cháu chế biến như: Bánh mì kẹp nhân, salat trộn, xôi mặn, Sau khi cháu thực hiện xong tôi thường cho cháu giới thiệu đó là những món ăn gì? Trong món ăn đó có chứa chất dinh dưỡng gì có lợi gì đối với cơ thể? 
Qua hình thức đó mà cháu vừa được học, vừa được chơi nhưng vẫn chuyển tải được nội dung giáo dục dinh dưỡng đến trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn giúp cháu khắc sâu và ghi nhớ tốt.
3.5.4/ Hoạt động lao động vệ sinh cuối tuần:
Trẻ Mầm non rất thích giúp cô, thích tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Chính vì vậy mà tôi thường trò chuyện để trẻ biết được vì sao phải tham gia vệ sinh cuối tuần. Tôi thường trò chuyện với trẻ mỗi khi cháu tham gia lao động cùng tôi. Nếu cháu không lao động dọn dẹp đồ chơi sẽ như thế nào? Khi đồ chơi bị bụi bám cháu chơi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Khi đi lao động hay đi trên đường có bụi cháu phải làm sao? Từ những nội dung trò chuyện cùng cháu tôi giúp cháu biết được mỗi bộ phận trên cơ thể đều quan trọng và có một chức năng riêng. Nếu một trong các cơ quan bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động trong cơ thể nên từ đó mà cháu biết bảo vệ các bộ phận trên cơ thể của mình. Cũng từ đó mà tôi đã làm thay đổi được thói quen cháu Kim Ngân, Thy,.. hay dùng tay ngoáy mũi và khi chơi với đất nặn xong cháu thường không rửa tay mà giờ đây cháu đã hiểu được các hành vi đó có ảnh hưởng đến sức khỏe nên những thói quen đó cũng dần dần mà mất đi.
3.6. Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh:
Để tìm hiểu được về tình hình sức khỏe của cháu, vào đầu năm học tôi tiến hành họp phụ huynh học sinh để trao đổi về việc trang bị đồ dùng cá nhân cho cháu một cách đầy đủ như: Mang khăn, mang dép khi đến lớp,Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi thường nêu lên ý nghĩa và tầm quan trọng của sức khỏe đối với sự phát triển sau này của đứa trẻ, vì giai đọan này cơ thể và bộ não phát triển mạnh nhất. Qua buổi họp tôi cũng thông qua lịch sinh hoạt của các cháu ở trường, cũng như một số qui định riêng của lớp.
Ví dụ: Phụ huynh chỉ được mang sữa không mang quà bánh cho cháu vào lớp để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm. Hàng tuần nhắc nhở phụ huynh cắt móng tay, đầu tóc, quần áo luôn phải gọn gàng sạch sẽ cho cháu. Khi cháu bị mắc các bệnh truyền nhiễm phụ huynh phải thông báo cho giáo viên được biết và cho cháu nghỉ ở nhà để tránh dịch bệnh lây lan.
Việc giáo dục trẻ không phải chỉ dừng lại ở một phía nhà trường mà phải có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường thì kết quả mới khả quan. Nhận thức được điều này tôi luôn tìm cách để nhắc nhở cha mẹ các cháu về nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm qua góc bố mẹ cần biết, qua trò chuyện trực tiếp với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ để phụ huynh giáo dục thêm cho cháu ở nhà.
Qua các cuộc họp phụ huynh, lúc đón trẻ, kết hợp lấy ý kiến phụ huynh về việc giáo dục nề nếp vệ sinh ăn, ngủ khi trẻ ở nhà, tìm hiểu sở thích của trẻ.
Từ những thông tin đó tôi biết được cá tính của mỗi trẻ có biện pháp chăm sóc phù hợp, biết được cách chăm sóc, nuôi dưỡng của phụ huynh là đúng hay sai, đã phù hợp với cháu chưa? Tôi lựa chọn nội dung tuyên truyền thiết thực hơn, bổ ích hơn.
Với 10 lời khuyên vàng trong ăn uống và trên bảng bố mẹ cần biết thông báo tình hình sức khỏe của trẻ, phòng tránh một số bệnh theo mùa. Trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho trẻ để phụ huynh có thêm thông tin, biết cách chăm sóc phù hợp khoa học.
Ví dụ: Đối với các loại thịt động vật không nên cho trẻ ăn thịt miếng, thịt rang khô sẽ làm giảm chất dinh dưỡng và khó hấp thụ. Khi cho trẻ ăn nên cho ăn cả phần thịt và nước hầm xương. Tăng cường các loại tôm, cua, tép giả nhỏ nấu canh để có nhiều chất đạm và canxi. Tăng cường cho trẻ ăn các loại rau, củ, quả, kết hợp 4 nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ theo qui định.
Tôi rất quan tâm đến bảng tuyên truyền, bảng bố mẹ cần biết. Ở bảng này tôi thường tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng. Tôi còn sưu tầm các tranh ảnh, câu chuyện, bài thơ, những bài viết về nội dung để chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ một cách phong phú nhưng gần gũi để khi phụ huynh xem có thể ghi nhớ, nhắc nhở trẻ thực hành và còn thu hút cháu đến xem.
Ví dụ: Khi dạy chủ điểm “Gia đình” tôi thường sưu tầm cho cháu xem tranh ảnh về các thói quen sinh hoạt gia đình như: Trước giờ ăn các thành viên trong gia đình thường rửa tay sạch trước khi ăn. Mỗi khi cháu xem xong tôi thường động viên cháu nếu cháu có thói quen tốt như bạn thì cháu rất ngoan. Tôi còn nói cho cháu biết nếu không rửa tay sạch trước khi ăn thì vi trùng ở tay sẽ bám vào thức ăn. Chúng ta ăn vào sẽ bị bệnh. Hoặc tôi còn sưu tầm tranh về sinh hoạt hằng ngày của một cháu, nếu sáng sau khi thức dậy cháu không đánh răng thì mặt cháu bẩn không sạch các bạn không đến chơi với mình và lâu ngày răng cháu sẽ bị sâu, đau nhức làm cháu không ăn được nên cháu sẽ không có sức để học và chơi cùng bạn.
Tôi còn phối hợp với nhà trường tạo một góc ở phía bên ngoài lớp về hình ảnh hay bài viết về các dịch bệnh đang lây lan mạnh như: Sốt xuất huyết, sốt phát ban, thủy đậu, Và các loại vacxin phòng bệnh: Cảm cúm, viêm màng não mũ, Để tuyên truyền đến phụ huynh một cách kịp thời và vận động phụ huynh tiêm vacxin phòng bệnh cho cháu.
Ngoài các cuộc họp phụ huynh đồng loạt mà nhà trường đưa ra. Tôi còn tiến hành họp phụ huynh hàng tháng đối với những phụ huynh có con bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ bị suy dinh dưỡng để trao đổi riêng về những thay đổi hay biết thêm những thói quen của trẻ. Từ đó mà tôi đưa ra các thực đơn phù hợp với từng trẻ, phải ăn đầy đủ bốn nhóm chất: Đạm, bột đường, chất béo, vitamin và muối khoáng. Phụ huynh sẽ phối hợp chế biến thức ăn theo thực đơn. Sau đó, quan sát xem cháu có những tiến bộ gì để kịp thời báo cho giáo viên biết để động viên khen cháu, khi cháu có sự tiến bộ hoặc có biện pháp điều chỉnh sao cho phù hợp hơn.
Ngoài ra trước khi chuẩn bị nội dung các cuộc họp tôi thường sưu tầm, nghiên cứu tài liệu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kiến thức nuôi dạy trẻ để tuyên truyền đến phụ huynh như: Chăm sóc tốt cho người mẹ trước và trong thời gian mang thai, sau khi sinh nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng có vai trò quan trọng nhất, biết được cơ thể cần 4 nhóm chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và muối khoáng. Biết được các nhóm chất đó có trong những thực phẩm nào, mỗi nhóm chất có ích lợi gì đối với cơ thể. Nhờ vậy mà các bậc phụ huynh nắm vững được kiến thức và áp dụng vào thực tế nên việc chăm sóc nuôi dạy con cũng được tốt hơn.
Hoàn cảnh gia đình, môi trường sống cũng góp một phần không nhỏ để giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh.
Ví dụ: Một cháu được sống trong môi trường gia đình hạnh phúc, thường có những bữa cơm gia đình sum hợp cháu sẽ thấy vui và ăn nhiều hơn. Khi cháu có tinh thần thoải mái, được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các món ăn thường xuyên được thay đổi và các món ăn được trưng bày đẹp mắt điều đó cũng quan trọng, giúp cháu ăn ngon miệng hơn. Cháu được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và môi trường sống xung quanh trong sạch, thoáng mát cơ thể trẻ sẽ rất khỏe mạnh không mắc những bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa như thế sẽ tạo điều kiện cho cháu hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể tốt hơn.
Ví dụ: Cháu Dương, Duy phụ huynh thường không cung cấp đầy đủ chất đạm cho cháu vì phụ huynh nghĩ chất đạm chỉ có trong thịt mà hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng qua trò chuyện, trao đổi mà phụ huynh đã biết thay thế trứng, tép, cá vào thành phần chất đạm trong khẩu phần ăn của cháu nên cháu Duy đã khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, còn cháu Dương tuy vẫn còn suy dinh dưỡng nhưng cân nặng, chiều cao có tăng lên so với những tháng trước và cháu cũng đã có một bước phát triển mới là suy dinh dưỡng vừa không còn tình trạng suy dinh dưỡng nặng nữa.
Qua thời gian thực hiện tôi thấy rất hiệu quả, phụ huynh cũng tích cực phối hợp với tôi trong việc chăm sóc sức khỏe cho con em mình như: Chế biến khẩu phần ăn đầy đủ chất, tạo môi trường sống trong lành, vui tươi, phối hợp giáo viên trong hình thành những thói quen trong ăn uống và kiến thức nuôi dạy trẻ phụ huynh cũng nắm vững hơn.
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:
4.1 Về trẻ:
Qua sau thời gian thực hiện đề tài này, dưới sự nổ lực cố gắng của bản thân cùng với những phương pháp nêu trên và sự nhiệt tình của phụ huynh và sự phấn đấu không ngừng của trẻ. Tôi nhận thấy tỉ lệ cân nặng của trẻ lớp tôi có nhiều tiến triển, đạt kết quả tốt, đến nay việc thực hiện chuyên đề suy dinh dưỡng ở trường tôi rất tốt đã đạt được nhiều kết quả tương đối khả quan. 
 Tôi rất tự hào và phấn khởi không những các cháu có cơ thể khoẻ mạnh, vận động tốt, linh hoạt trong cử chỉ mà còn lên cân và tăng chiều cao đều đều hàng tháng. Và đây là kết quả đạt được của trẻ sau thời gian đã áp dụng đề tài “Một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non ” .
Kết quả đạt được cuối năm.
Tổng số trẻ
Cân nặng cao hơn độ tuổi
Cân nặng bình thường
Suy dinh dưỡng vừa
Suy dinh dưỡng nặng
23
0
22
95,6%
1
4,3%
0
Tỉ lệ suy dinh dưỡng các cháu lớp tôi đầu năm là: 5 cháu, chiếm 21,73% cuối năm giảm xuống còn 1 cháu, chiếm 4,3 %. Như vậy tỉ lệ suy dinh dưỡng các cháu lớp tôi giảm được 17,43% so với đầu năm học.
4.2 Về bản thân:
Đa số các tiết dự giờ tôi đều được đồng nghiệp đóng góp là có tích hợp giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với trẻ.
Qua quá trình thực hiện đề tài này tôi thấy mình đã nâng cao kỹ năng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ rất nhiều, cũng như cách phòng và chống suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Mặt khác, tôi rất tự tin để chia sẻ về cách chăm sóc và phương pháp giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở tuổi mẫu giáo.
Tôi đã truyền đạt rộng rãi cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp về biện pháp nhằm giảm tỉ lệ suy dưỡng này, và đã có nhiều kết quả khả quan được đáp lại. Bản thân tôi rất vui và tự tin về kết quả đó.
4.3 Về phụ huynh: 
Bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến nhất định của các bậc phụ huynh về nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Các bậc phụ huynh đều khẳng định những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học qua bảng tuyên truyền của tôi là bổ ích và đã giúp họ chủ động phối hợp với tôi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đã đạt những kết quả rõ rệt.
Qua thời gian nghiên cứu thực hiện và áp dụng các giải pháp trên vào lớp học tôi thấy đạt hiệu quả rất tốt. Các cháu đã biết được một số kiến thức và hình thành được ở trẻ những thói quen tốt trong giữ gìn vệ sinh cá nhân như: Rửa tay trước khi ăn, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không ăn những thức ăn đã rơi xuống đất,. Ngoài ra cháu còn biết chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, biết được các nhóm chất cần thiết để nuôi sống cơ thể và tầm quan trọng của nước đối với cơ thể, biết tránh xa và biết cách bảo vệ bản thân trước tác hại của môi trường sống bên ngoài.
Đa số phụ huynh cũng quan tâm hơn đến sức khỏe con em mình. Từ đó có ý thức chăm sóc sức khỏe cho cháu cũng được nâng lên rõ rệt sau các quí cân đo. Biết được sức khỏe là quan trọng nhất để có thể tham gia được vào các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ.
III/ KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp:
Để làm tốt công tác giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thì giáo viên cần thực hiện một số giải pháp sau:
Trẻ mầm non còn xa lạ với cuộc sống đặc biệt cháu chưa hiểu rõ dinh dưỡng có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của cơ thể. Chính vì vậy mà giáo viên cần phải giúp trẻ hiểu được dinh dưỡng là gì để thực hiện được việc làm đó bản thân giáo viên phải có kế hoạch xây dựng chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm thật cụ thể và phù hợp. Từ đó mà trẻ mới biết và có ý thức hình thành những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.
Giáo viên phải thường xuyên thực hiện tốt công tác giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho trẻ để trẻ có hành vi tốt trong ăn uống và xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân.
Trẻ Mầm non rất thích được làm người lớn chính vì vậy mà trẻ thích học hỏi và làm theo cô giáo. Vì vậy mà cô giáo cần gương mẫu, có ý thức trách nhiệm, quyết tâm và kiên trì cao trong việc giáo dục dinh dưỡng cho cháu để nhằm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
Trẻ rất thích được quan sát từ thực tế, thích nghe những gì có nhạc điệu, vần điệu. Vì vậy mà việc cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ bằng nhiều hình thức để hiệu quả thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng cao.
Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm là một chuyên đề được giáo dục trong trường mầm non. Chính vì vậy để chuyển tải nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm giáo viên cần tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng sao cho phù hợp trong các hoạt động giáo dục.
2. Phạm vi đối tượng:
Trẻ mầm non rất dễ ghi nhớ nhưng cũng rất mau quên nên nội dung giáo dục mà trẻ được nghe, thực hiện hàng ngày thì trẻ sẽ dễ nhớ hơn. Nội dung giáo dục dinh dưỡng muốn thực hiện tốt giáo viên cần tổ chức nội dung giáo dục mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các hoạt động trong ngày.
Một công tác đặc biệt quan trọng nữa là kết hợp với phụ huynh làm sao cho việc giáo dục dinh dưỡng có hiệu quả cao nhất.
Với giải pháp mà tôi đã thực hiện áp dụng vào lớp do tôi giảng dạy đã gặt hái được kết quả tốt. Tôi nghĩ rằng những giải pháp trên có thể áp dụng cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non. Tuy nhiên giáo viên có thể tùy tình hình lớp học của mình mà áp dụng cho phù hợp.
3. Kiến nghị:
 	Bản thân tôi là người làm công tác giáo dục trực tiếp giảng dạy chăm sóc các cháu nhỏ, ở những nơi có hoàn cảnh khó khăn, đại đa số gia đình các cháu sống bằng nghề nông, vì thế có một số bậc phụ huynh vẫn còn xem nhẹ chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non, phụ huynh chưa quan tâm đến tình hình phát triển thể lực của các cháu. 
Để giảm tỉ lệ suy dưỡng cho trẻ mầm non 5-6 tuổi sớm nhất. Tôi rất mong lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng, hình ảnh, đồ dùng trực quan về giáo dục dinh dưỡng, tạo điều kiện cho các giáo viên được tham gia vào các chương trình dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Và riêng bản thân tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa tìm tòi học hỏi kiến thức về dinh dưỡng và giáo dục bảo vệ sức khỏe trẻ nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng đến mức thấp nhất.
Tôi biết kinh nghiệm này chưa phải là tối ưu mà còn nhiều khiếm khuyết. Với đề tài nghiên cứu này tôi mong sẽ làm cơ sở vững chắc cho bản thân giáo viên cũng như các bậc phụ huynh và trẻ thực hiện và đạt kết quả tốt.
Trên đây là “Một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non”. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp để công tác của tôi về hoạt động này được tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
An Lục Long, ngày 18 tháng 05 năm 2016
 Người thực hiện
	 Nguyễn Thị Ngọc Thảo

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_giam_ti_le_suy_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan