Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng chất lượng môn Chính tả cho học sinh Lớp 4
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài:
1.1. Cơ sở lí luận:
Tiếng Việt là ngôn ngữ chung thống nhất trên toàn đất nước Việt Nam. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập và lao động sản xuất. Khi giao tiếp trong cuộc sống, chúng ta không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết.
Chính vì vậy yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao phải đảm bảo được người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản của người viết. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác trong nhà trường.
Đề tài nghiên cứu dựa trên việc đổi mới các phương pháp dạy học theo chủ trương của Đảng, của Bộ GD & ĐT theo xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nghiên cứu kĩ ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp, để vận dụng tối đa mặt tích cực của từng phương pháp trong giảng dạy và loại bỏ những hạn chế của từng phương pháp.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Đề tài cũng được nghiên cứu dựa trên thực tế tình hình học tập của học sinh ở lớp, ở đơn vị trường. Tùy theo lực học của học sinh và lỗi sai thực tế của mỗi học sinh mà vận dụng các giải pháp mới cho phù hợp. Đồng thời rút kinh nghiệm qua việc dự giờ tiết dạy của đồng nghiệp: Học tập những điều hay trong cách vận dụng phương pháp giảng dạy của giáo viên và khắc phục những nhược điểm không đáng có. Điều thiết thực và cụ thể nhất là từ thực tế kết quả giảng dạy của bản thân qua các năm học mà tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài này.
g cao hơn. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 4 với hình thức dạy học cả lớp, lẫn hình thức dạy học theo nhóm và cả cá nhân. Đó là phương án dạy học dựa trên học lực, năng lực của mỗi cá nhân học sinh. Với hình thức dạy học này sẽ tạo điều kiện cho giáo viên kịp thời phát hiện, phân loại đối tượng học sinh để có thể sử dụng từng biện pháp giáo dục, giảng dạy riêng phù hợp. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài: 1.1. Cơ sở lí luận: Tiếng Việt là ngôn ngữ chung thống nhất trên toàn đất nước Việt Nam. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập và lao động sản xuất. Khi giao tiếp trong cuộc sống, chúng ta không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao phải đảm bảo được người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản của người viết. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác trong nhà trường. Đề tài nghiên cứu dựa trên việc đổi mới các phương pháp dạy học theo chủ trương của Đảng, của Bộ GD & ĐT theo xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nghiên cứu kĩ ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp, để vận dụng tối đa mặt tích cực của từng phương pháp trong giảng dạy và loại bỏ những hạn chế của từng phương pháp. 1.2. Cơ sở thực tiễn Đề tài cũng được nghiên cứu dựa trên thực tế tình hình học tập của học sinh ở lớp, ở đơn vị trường. Tùy theo lực học của học sinh và lỗi sai thực tế của mỗi học sinh mà vận dụng các giải pháp mới cho phù hợp. Đồng thời rút kinh nghiệm qua việc dự giờ tiết dạy của đồng nghiệp: Học tập những điều hay trong cách vận dụng phương pháp giảng dạy của giáo viên và khắc phục những nhược điểm không đáng có. Điều thiết thực và cụ thể nhất là từ thực tế kết quả giảng dạy của bản thân qua các năm học mà tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài này. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 2.1. Các biện pháp tiến hành Để đúc kết được một số kinh nghiệm vận dụng trong quá trình giảng dạy phân môn Chính tả, bản thân tôi đã tiến hành một số biện pháp như : Khảo sát kết quả học tập của học sinh. Thí điểm thử vận dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Chính tả vào giảng dạy một thời gian, sau đó kiểm tra lại kết quả học tập của học sinh, đối chiếu so sánh kết quả trước và sau khi vận dụng đề tài. So sánh kết quả học tập của học sinh giữa các lớp cùng khối, trao đổi về cách dạy với các giáo viên trong tổ. Kiểm tra kết quả học tập của học sinh để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. 2.2. Thời gian tạo ra giải pháp Trải qua nhiều năm giảng dạy lớp 4, từ năm học 2010 - 2011 bản thân tôi thử vận dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Chính tả và bước đầu đã đem lại hiệu quả. Do đó, năm học 2015-2016, tôi đã mạnh dạn vận dụng đề tài ngay từ đầu năm học cho đến nay ( hết tháng 02 năm 2016). B. NỘI DUNG I. Mục tiêu: Trong khuôn khổ của đề tài này, nhiệm vụ chính là giúp học sinh hạn chế lỗi khi viết chính tả. Từ đó học sinh ngày càng viết đúng và đẹp chính tả. Giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học bộ môn Tiếng Việt. Học sinh ngày càng tự tin hơn vào bài viết của mình khi viết văn. II. Giải pháp thay thế: 1. Thuyết minh tính mới: Để học sinh ngày càng viết đúng, viết chuẩn chính tả, tôi thực hiện như sau: Chia những lỗi sai của học sinh theo từng nguyên nhân cụ thể. Các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả thì nhiều, cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Với mỗi nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả tôi chọn một giải pháp riêng, phù hợp. Sau nhiều năm giảng dạy ở lớp 4, cũng như thực tế học sinh tại địa bàn công tác, tôi phát hiện những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả và áp dụng những giải pháp như sau: 1.1- Nguyên nhân thứ nhất: Lỗi sai do từ địa phương (Địa phương ngữ ) Địa bàn công tác của tôi thuộc khu vực Nam Trung bộ, nơi đây có một số lượng từ địa phương rất lớn. Trong sinh hoạt, giao tiếp, học sinh sử dụng những từ này nên rất lệch chuẩn. Do đó khi viết chính tả, học sinh viết theo cách đọc, cách nói của mình nên dẫn đến sai chính tả. Ví dụ: Từ chuẩn Học sinh viết đi về đi dề - đi giề ngoài sân quài sân bà nội bà nậu ông ngoại ông quại hết rồi hết rầu tàu hỏa tèo hỏa cái chén cái chắn hoa huệ hoa quệ vui vẻ dui dẻ tươi tốt tư tốt mệt mỏi mệch mỏi hỏi thăm hỏi thêm bay đi bê đi ăn cơm ăn côm Cánh buồm Cánh bồm áo len áo lên Nhìn chung những lỗi này là do quá trình giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày trong môi trường mà số lượng từ địa phương được dùng rất lớn nên ảnh hưởng nhiều đến học sinh. Với lỗi này, tôi cho học sinh phát âm lại cho đúng. Trong lớp, tôi phát động phong trào thi đua: “Nói, viết đúng chuẩn” , bằng cách: + Yêu cầu học sinh trong sinh hoạt, hoạt động học tập cũng như vui chơi ở trường, ở lớp phải nói đúng chuẩn. + Học sinh tự phát hiện lỗi nói sai của bạn và yêu cầu bạn phải nói lại cho đúng chuẩn. + Bố trí ở góc lớp những từ địa phương cần sửa để hằng ngày học sinh có thể nhìn thấy mà tự sửa dần. + Phát động phong trào luyện phát âm chuẩn cho các em . Cuối mỗi tuần, mỗi tháng tôi sẽ tổ chức các buổi ngoại khóa Tiếng Việt như: thi đọc hay, đọc chuẩn; phát thanh viên tài năng của lớp,... 1.2- Nguyên nhân thứ hai: Lỗi sai do không nắm được quy tắc chính tả Đa số học sinh không nắm vững các quy tắc chính tả, nhiều em viết theo thói quen tiện đâu viết đó. Các quy tắc chính tả được học ngay từ lớp 1 và được thực hành, tích lũy dần nhưng học sinh không để ý và đôi lúc các giáo viên cũng không kịp thời củng cố, chấn chỉnh cho học sinh. Các lỗi sai về quy tắc chính tả thường gặp như sau: a) Quy tắc viết hoa: - Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, học sinh đều biết quy tắc viết hoa là viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng, nhưng với trường hợp âm đầu ghi bằng hai con chữ thì học sinh lại viết hoa cả hai chữ cái này, chẳng hạn: Viết đúng Học sinh viết sai Trần Hưng Đạo TRần Hưng Đạo Lý Thường Kiệt Lý THường Kiệt Thanh Hóa THanh Hóa Khánh Hòa KHánh Hòa Nghệ An NGHệ An Với lỗi này, tôi cho học sinh phân biệt thế nào là âm đầu, thế nào là chữ cái đầu mỗi tiếng. Để từ đó, học sinh biết bộ phận nào cần phải viết hoa. Tôi cho học sinh thực hành viết lại những danh từ riêng này. - Khi viết tên các tổ chức cơ quan, học sinh thường viết hoa không đúng, các em chỉ thường viết hoa chữ cái đầu tên tổ chức, cơ quan đó và danh từ riêng nếu có. Ví dụ: Trường tiểu học số 2 Hoài Tân Trường mầm non Sao Mai Nhà máy phân bón Văn Điển Công ti may Nhà Bè Với lỗi này, nguyên nhân là do học sinh không nắm được quy tắc viết hoa. Do đó, tôi cho học sinh học thuộc quy tắc viết hoa và tăng cường luyện tập, làm mẫu để học sinh biết cách tách tên các cơ quan tổ chức thành các bộ phận để viết hoa chính xác. + Bộ phận thứ nhất: Tên loại cơ quan, tổ chức. + Bộ phận thứ hai: Tên loại hình hoạt động, cấp bậc của tổ chức, cơ quan đó. + Bộ phận thứ ba: Tên riêng của cơ quan, tổ chức. Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân Trường Mầm non Sao Mai Nhà máy Phân bón Văn Điển Công ti May Nhà Bè Khi học sinh viết hoa sai các danh hiệu, giải thưởng, tôi cũng tiến hành làm như vậy và nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ. - Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, học sinh còn viết hoa lung tung, nên tôi cho học sinh học kĩ quy tắc, cho thực hành nhiều. b) Quy tắc viết phụ âm đầu: Đối với một số âm đầu có nhiều cách ghi âm ( cờ, ngờ, gờ) , học sinh còn nhầm lẫn nhiều do không nắm được quy tắc viết chính tả, không được nhắc nhở chấn chỉnh kịp thời và thường xuyên nên đã tạo thành một thói quen trong khi viết của học sinh. Chẳng hạn: Viết đúng Học sinh viết sai Nghề nghiệp ngề nghiệp Ngành Giáo dục Nghành Giáo dục Cái ghế Cái gế Con gà Con ghà Kéo co Céo co Công kênh Kông kênh Ở trường hợp này, tôi cho học sinh học thuộc lại quy tắc viết chính tả với những âm đầu có nhiều cách ghi âm, tăng cường viết chính tả với những từ có các âm này. Tôi bố trí trong lớp một “ góc chính tả” trong đó có ghi quy tắc chính tả này để học sinh thấy hằng ngày và nhập tâm. c) Quy tắc đặt dấu thanh: Đối với một số tiếng có âm chính là nguyên âm đôi thì học sinh thường đặt dấu thanh sai. Viết đúng Học sinh viết sai Hoài niệm Hòai nịêm Tuyển chọn Tuỷên chọn Tòa án Toà án Múa Muá Với lỗi này tôi cho học sinh học quy tắc: Khi viết một tiếng, dấu thanh đặt ở trên hoặc dưới âm chính. Đối với những tiếng mà phần vần có nguyên âm đôi làm chính thì + Nếu tiếng đó không có âm cuối thì dấu thanh đặt trên hoặc dưới yếu tố thứ nhất của nguyên âm đôi: múa, tòa, tận tụy. . . + Nếu tiếng đó có âm cuối thì dấu thanh đặt trên hoặc dưới yếu tố thứ hait của nguyên âm đôi: tuyển chọn, tiền , muốn. . . . Tổ chức trò chơi “tiếp sức”, học sinh thi tìm và phát hiện lỗi đặt dấu thanh ở các từ cho sẵn vào những tiết chính tả hoặc giờ ngoại khóa Tiếng Việt. 1.3- Nguyên nhân thứ ba: Lỗi sai do không phân biệt nghĩa của các từ khi phát âm gần giống nhau hoặc nghe không chuẩn: Đối với một số tiếng có cách phát âm gần giống nhau, học sinh khó phân biệt để viết đúng. Nguyên nhân của lỗi này là do học sinh khi viết chính tả chưa kịp nghe xong hết câu đã viết, ít tập trung và cũng ít nhìn vào người đọc, người nói. Một phần nữa là do học sinh không hiểu nghĩa của các từ đó. Mặc khác, đôi khi giáo viên chúng ta sửa lỗi chính tả cho học sinh chỉ chú ý sửa tiếng bị sai mà quên kết hợp sửa cả từ sai nên học sinh không phân biệt được nghĩa của các từ . Ví dụ: a) Lỗi sai âm đầu: Học sinh hay nhầm: s/x ; d/gi ; tr/ ch Viết đúng Học sinh viết sai tranh giành tranh dành để dành để giành sung sướng xung xướng chia sẻ chia xẻ mặt trăng mặt chăng con trâu con châu b) Lỗi sai âm cuối: Học sinh hay nhầm: t/c ; n/ng Lỗi sai âm cuối của học sinh là do các em không hiểu nghĩa của từ cũng như lắng nghe chưa kĩ nên nhầm lẫn giữa các vần: ươn/ ương uôn/ uông iên/ iêng in/ ing an/ang ăn/ăng ăc/ăt iêc/iêt ac/at Lỗi sai âm chính: Học sinh hay nhầm: ui/ uôi ; im/ iêm ; iên/ uyên iêt/uyêt Viết đúng Học sinh viết sai núi non nuối non cúi đầu cuối đầu cây chuối cây chúi chim hót chiêm hót lúa chiêm lúa chim thi tuyển thi tiển phát triển phát truyển tuyết rơi tiết rơi tuyệt vời tiệt vời d) Lỗi dấu thanh: Học sinh thường nhầm thanh hỏi và ngã Ví dụ: Viết đúng Học sinh viết sai nghỉ ngơi nghĩ ngơi kỉ luật kĩ luật củng cố cũng cố ngả ba đường ngã ba đường nghĩ ngợi nghỉ ngợi kĩ thuật kỉ thuật cũng vậy củng vậy cùng về một ngã cùng về một ngả Với lỗi sai chính tả do học sinh không hiểu nghĩa của từ hoặc nghe không chuẩn , tôi đã phối hợp áp dụng nhiều giải pháp để học sinh chỉnh sửa dần: + Luyện tập cho học sinh thói quen lắng nghe cẩn thận rồi mới viết. + Tăng cường các bài tập chính tả so sánh, cho học sinh tìm từ có tiếng cần so sánh bằng các hình thức thi tiếp sức giữa các đội ( nam và nữ; giữa các tổ. . .). Cho học sinh đặt câu với một số từ đã tìm. Ví dụ: Đội thứ nhất tìm từ có tiếng “mặt ”. Đội thứ hai tìm từ có tiếng “mặc ”. + Phân tích nghĩa của một số từ để học sinh có định hướng viết đúng. Ví dụ: “ bắt ”: Nắm lấy, giữ lại, không để cho hoạt động tự do: bắt kẻ gian, bắt sâu cho lá. Tiếp nhận, thu lấy cái từ nơi khác đến: bắt gọn quả bóng trong tay, bắt được của rơi, bắt sóng đài truyền hình Bám chặt hoặc để cho bám chặt lấy và tác động trực tiếp vào: da bắt nắng, lửa bắt vào mái tranh Phát hiện, chỉ ra sai phạm và làm cho phải chịu trách nhiệm: bắt lỗi việt vị, bắt được quả tang Khiến phải làm việc gì, không cho phép làm khác đi: bắt phải làm Làm cho gắn, cho khớp vào nhau để giữ chặt: bắt đinh ốc Nối thêm vào một hệ thống đã có sẵn: bắt liên lạc, bắt điện vào nhà “ bắc ”: Một trong bốn phương chính. Đặt, gác (một vật gì) qua một khoảng cách hay để vượt qua một khoảng cách (làm cho không còn ngăn cách nữa): bắc cầu . . . Đặt vào vị trí để sử dụng: bắc nồi lên bếp “ nghĩ ”: Là động từ chỉ hoạt động liên quan đến trí óc: suy nghĩ, nghĩ ngợi, nghĩ nát óc, . . . Bài toán khó quá, tôi nghĩ mãi mà không ra. “ nghỉ ”: Là động từ chỉ trạng thái dừng hoạt động: nghỉ ngơi, nghỉ chân,. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ. + Sửa lỗi chính tả theo nhóm: Tôi tiến hành điều tra để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh. Tôi đã chấm và phân loại những học sinh thường mắc cùng một loại lỗi chính tả thành một nhóm riêng. Đặt tên nhóm theo lỗi thường mắc phải như : Nhóm âm đầu, nhóm vần, nhóm viết hoa ... Mỗi nhóm có một nhóm trưởng, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm phát hiện lỗi chính tả trong bài viết của mỗi thành viên và cùng chữa lỗi. + Khi sửa lỗi chính tả cho học sinh, tôi lưu ý sửa cả từ kết hợp giảng thêm nghĩa của các từ đó. Tóm lại: Trong quá trình dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 4, đặc biệt trong phân môn chính tả, để giúp học sinh hạn chế lỗi chính tả, tôi đã áp dụng nhiều giải pháp khác nhau. 2. Khả năng vận dụng: Nhờ áp dụng các giải pháp trên mà tôi nhận thấy: - Học sinh ngày càng ít sai chính tả và nhiều em đã không còn sai khi viết chính tả . - Học sinh ham thích học Tiếng Việt hơn vì các em tự tin vào bài viết của mình. Vở của các em cũng ngày càng sạch, đẹp hơn. Học sinh ngày càng đọc đúng chuẩn. - Với các môn học khác, các em cũng trình bày bài viết đẹp hơn. - Việc giải pháp trên phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, các em có hứng thú thi đua học tập. - Những giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là các em học sinh trung bình và yếu. Kết quả: Các giải pháp trên được tôi vận dụng vào giảng dạy trong phân môn Chính tả lớp 4 từ năm học 2010- 2011. Kết quả là chất lượng môn Chính tả của các lớp mà tôi chủ nhiệm qua từng năm học được nâng lên, cụ thể như sau: Năm học Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 2010- 2011 30 5 16,7% 12 40% 9 30% 4 13,3% 2011- 2012 33 6 18,2% 14 42,4% 11 33,3% 2 6,1% 2012- 2013 34 7 20,6% 14 41,2% 11 32,4% 2 5,8% 2013- 2014 32 7 21,9% 14 43,8% 11 34,3% 0 2014-2015 35 9 25,7% 16 45,7% 10 28,6% 0 HKI 2015- 2016 35 10 28,6% 16 45,7% 9 25,7% 0 3. Lợi ích kinh tế - xã hội: Vận dụng đề tài này trong tiết dạy, tranh thủ một ít thời gian cuối buổi, đầu buổi học, vào các tiết ngoại khóa Tiếng Việt sẽ góp phần giúp cho học sinh yếu trong lớp ngày càng tiến bộ hơn, học sinh khá - giỏi ngày càng nhiều hơn; làm giảm bớt thời gian cho giáo viên trong việc phụ đạo học sinh yếu. Đề tài cũng làm thay đổi cách nghĩ, cách học của học sinh. Làm cho học sinh tự tin và hứng thú trong học tập, chấm dứt tình trạng học sinh học yếu chán nản bỏ học giữa chừng, làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội (khi công dân chưa qua phổ cập giáo dục Tiểu học). Học sinh học tập tiến bộ là niềm mơ ước lớn nhất của cha mẹ, của quý bậc phụ huynh. Vì vậy khi vận dụng đề tài vào giảng dạy học sinh tiến bộ sẽ làm cho phụ huynh an tâm, tin tưởng vào chất lượng dạy học của Nhà trường. Từ đó, phụ huynh sẽ sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ Nhà trường để Nhà trường làm tốt công tác giáo dục. Đề tài góp phần đặt nền móng vững chắc về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo viết đúng chính tả cho học sinh. Tạo tiền đề cho học sinh học tập tốt cho các môn học khác cũng như học tốt ở các lớp học trên; nâng cao chất lượng đại trà; đáp ứng được yêu cầu về chất lượng giáo dục trong thời đại hiện nay. KẾT LUẬN Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng góp phần giúp cho học sinh đọc thông viết thạo , sử dụng ngôn ngữ nói, viết trong học tập và giao tiếp , tạo cơ sở cho các em học tiếp ở các lớp trên . Trong đó phân môn chính tả ngoài việc giúp học sinh rèn các kĩ năng viết, nghe, đọc còn cung cấp cho các em vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống . Chất lượng học tập môn Tiếng Việt, đặc biệt phân môn Chính tả của học sinh còn thấp là do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Song, trách nhiệm của giáo viên vẫn là chính, vì chúng ta là đội ngũ đào tạo nhân tài cho đất nước, đào tạo những con người đủ tri thức khoa học, phẩm chất đạo đức. Việc nâng cao chất lượng môn Chính tả cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có lòng nhiệt tình. Điều quan trọng là giáo viên phải dành nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân học sinh viết sai chính tả, từ đó lựa chọn những biện pháp phù hợp nhằm giúp cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, giúp các em khắc phục những lỗi sai mà các em thường hay mắc phải. 1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp: Phát hiện lỗi chính tả, đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bĩ. Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ Quốc ngữTrong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra, từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. Giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh học tập một cách có hiệu quả. Phải nắm vững từng đối tượng học sinh của lớp mình phụ trách. Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, động viên và tuyên dương kịp thời, phải sửa sai, uốn nắn, thay đổi biện pháp thích hợp cho từng học sinh. Kết hợp tốt việc giáo dục giữa nhà trường và gia đình phụ huynh học sinh để giúp các em tiến bộ. Cần bổ sung những nội dung cần thiết mà sách giáo khoa chưa đề cập đến cho phù hợp với việc dạy chính tả cho học sinh. Giúp học sinh thống kê những lỗi mà các em hay sai vào sổ tay Tiếng việt. Cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng khả năng phát âm chuẩn và trình độ viết chính tả của bản thân. 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp: Qua nhiều năm áp dụng giải pháp trên, tôi nhận thấy chất lượng bài viết chính tả của học sinh ngày càng được nâng cao. Kết quả kiểm tra định kì bài viết chính tả của học sinh đạt điểm 9- 10 chiếm tỉ lệ ngày càng cao, không còn bài viết dưới điểm 5. Từ những kết quả khả quan đó, tôi mạnh dạn cho rằng việc áp dụng giải pháp này trong việc rèn chính tả cho học sinh lớp 4 rộng rãi trong trường Tiểu học là hiệu quả. 3. Đề xuất, kiến nghị: Đối với giáo viên: Giáo viên phải thật sự có tâm huyết với nghề, phải chịu khó tìm tòi, nghiên cứu để có những giải pháp hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất cũng như hình thành kĩ năng một cách chính xác, nhanh nhất. Đối với học sinh: Học sinh phải nỗ lực trong học tập, chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức mới và có ý thức tự rèn kĩ năng viết đúng chính tả , không nên chỉ trông cậy vào thầy, cô giáo và bạn bè. Đối với nhà trường: Cần quan tâm đến chất lượng học sinh đại trà, động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên có nhiều giải pháp mới trong giảng dạy và giáo dục học sinh, tổ chức chuyên đề về phân môn chính tả. Đối với phụ huynh học sinh: Thường xuyên kiểm tra vở chính tả của học sinh để phát hiện lỗi sai, kịp thời giúp học sinh sửa chữa. Cần phối hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh luyện viết chính tả đúng theo yêu cầu. Trong quá trình giảng dạy ở lớp 4, với những tìm tòi của bản thân, tôi đã giúp các em thuận lợi trong việc khắc phục những lỗi sai khi viết chính tả. Tuy nhiên trên đây chỉ là những ý kiến nhỏ của bản thân tôi, rất mong sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để cho việc giảng dạy các em đạt hiệu quả tốt hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn! Hoài Tân, ngày 20 tháng 02 năm 2016 NGƯỜI VIẾT PHAN THỊ HƯƠNG ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_chat_luong_mon_c.doc