Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao vốn từ ngữ trong môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4

Vai trò của Từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy Từ ngữ ở tiểu học. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc học Từ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực từ ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập những cấp học tiếp theo và phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, sâu sắc bấy nhiêu. Vì vậy số lượng từ, tính đa dạng, tính năng động của từ được xem là điều kiện quan trọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ. Cũng chính vì vậy, ở tiểu học, từ ngữ không chỉ được dạy trong tất cả các phân môn Tiếng Việt mà nó còn được dạy trong tất cả các tiết học của các môn khác như Toán, Tự nhiên xã hội, . Ở đâu có dạy nghĩa từ, dạy sử dụng từ, thì ở đó dạy Từ ngữ.

Việc đổi mới phương pháp dạy học, thay sách giáo khoa của môn học Tiếng Việt hiện nay là một bước tiến quan trọng của nền giáo dục nước nhà nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua dạy và học Tiếng Việt còn góp phần rèn luyện cho các em các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Qua đó còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt cho các em và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Từ những mục đích giáo dục trên, việc dạy học phân môn “Luyện từ và câu” trong môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Đây là sự kết hợp của hai phân môn riêng biệt đó là Từ ngữ, Ngữ pháp trong chương trình tiểu học trước đây. Nó phù hợp với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới, thể hiện được quan điểm dạy học mới là gắn liền những kiến thức về lý thuyết ngôn ngữ với việc đưa chúng vào hiện thực sử dụng gắn lý thuyết với thực hành.

 

doc8 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8051 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao vốn từ ngữ trong môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên : Đinh Quốc Nguyễn
Ngày tháng năm sinh : Ngày 25 tháng 10 năm 1976
Nam, nữ : Nam
Địa chỉ : xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại :	(Cơ quan) 0613.701.013 (Nhà riêng) ĐTDĐ : 0933486044
Fax :	E-mail: quocnguyen1525@yahoo.com.vn
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân GD Tiểu học
Năm nhận bằng : 2010
Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục tiểu học
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Dạy học
	Số năm có kinh nghiệm : 16 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây :
	+ “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu toán cho học sinh lớp 5”
+ “Nâng cao chất lượng dạy học thông qua “Ứng dụng công nghệ thông tin” 
+ “Nâng cao chất lượng dạy học thông qua “Rèn kỹ năng sử dung phương pháp sơ đồ đoạn thẳng bài toán tìm 2 số lớp 4” 
Sáng kiến kinh nghiệm :
Năm học 2013 – 2014 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4C. có thể nói đây là một lớp học có số học sinh rất ngoan, chăm học và hiếu động. Sau một thời gian tiếp cận trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm nên tôi đã có phần nào hiểu được đặc điểm tâm sinh lý các em, hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của từng em. Cũng từ đó tôi đã lập cho mình một kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. 
Đề tài mà tôi trình bày sau đây cũng là một trong những nội dung mà tôi đã nghiên cứu qua tìm hiểu năng lực học tập của các em trong lớp. Nhưng đây là một chuyên đề thật khó, do vậy mà chỉ riêng một mình thì tôi không thể hoàn thành được, mà nội dung đề tài được hoàn thành là nhờ sự chỉ bảo tận tình, cung cấp những tư liệu cần thiết cho tôi của Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình của một số giáo viên đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành nội dung nghiên cứu đúng thời gian quy định.
Qua đó, không chỉ nghiên cứu xong đề tài mà bản thân tôi còn tiếp thu được rất nhiều điều bổ ích từ sự chỉ bảo của Ban giám hiệu cũng như sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo trường tiểu học ......................
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và quý thầy cô giáo. Trong nội dung nghiên cứu, với những kiến thức và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía nhà trường, quý thầy cô giáo trường tiểu học ..................... cùng các anh chị em đồng nghiệp để đề tài của tôi được đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
-------------------
	 Người trình bày
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài :
Vai trò của Từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy Từ ngữ ở tiểu học. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc học Từ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực từ ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập những cấp học tiếp theo và phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, sâu sắc bấy nhiêu. Vì vậy số lượng từ, tính đa dạng, tính năng động của từ được xem là điều kiện quan trọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ. Cũng chính vì vậy, ở tiểu học, từ ngữ không chỉ được dạy trong tất cả các phân môn Tiếng Việt mà nó còn được dạy trong tất cả các tiết học của các môn khác như Toán, Tự nhiên xã hội,. Ở đâu có dạy nghĩa từ, dạy sử dụng từ, thì ở đó dạy Từ ngữ.
Việc đổi mới phương pháp dạy học, thay sách giáo khoa của môn học Tiếng Việt hiện nay là một bước tiến quan trọng của nền giáo dục nước nhà nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua dạy và học Tiếng Việt còn góp phần rèn luyện cho các em các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Qua đó còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt cho các em và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ những mục đích giáo dục trên, việc dạy học phân môn “Luyện từ và câu” trong môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Đây là sự kết hợp của hai phân môn riêng biệt đó là Từ ngữ, Ngữ pháp trong chương trình tiểu học trước đây. Nó phù hợp với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới, thể hiện được quan điểm dạy học mới là gắn liền những kiến thức về lý thuyết ngôn ngữ với việc đưa chúng vào hiện thực sử dụng gắn lý thuyết với thực hành.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên đồng thời bản thân tôi cũng đang tập trung tìm hiểu vấn đề dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kỹ năng sử dụng từ trong lời nói và viết của học sinh tiểu học nên tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao vốn từ ngữ trong môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4” để nghiên cứu.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :
* Mục tiêu
Nâng cao vốn từ nghĩa là dạy học sinh sử dụng từ, phát triển kỹ năng sử dụng từ trong lời nói và cách viết của học sinh, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được học sinh dùng thường xuyên. Nâng cao vốn từ tức là dạy học sinh biết dùng từ ngữ trong nói năng của mình. Biện pháp giúp học sinh nâng cao vốn từ là cung cấp thêm cho học sinh về từ vựng học cơ bản như một số vấn đề cấu tạo từ và các lớp từ. Những khái niệm này sẽ giúp học sinh nắm nghĩa từ một cách sâu sắc và biết hệ thống hoá vốn từ một cách có ý thức. Nâng cao vốn từ cho học sinh không chỉ là cung cấp vốn từ hay phát triển kỹ năng vốn từ mà điều quan trọng là dạy cho học sinh thực hành từ ngữ. Dạy thực hành từ ngữ chính là dạy từ theo quan điểm giao tiếp, dạy từ trên bình diện phát triển lời nói. Đó chính là công việc làm giàu vốn từ cho học sinh.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lý thuyết về từ ngữ, cách dùng từ và một số vấn đề liên quan đến vốn từ.
- Tìm hiểu thực trạng về việc học sinh sử dụng từ và vốn từ có sẵn của các em trong quá trình học tập.
- Tìm hiểu và tiến hành xây dựng các biện pháp giúp học sinh tích cực hóa vốn từ..
- Đề xuất một số ý kiến về nâng cao vốn từ ngữ cho học sinh trong giao tiếp ngôn ngữ cũng như trong trình bày văn bản.
I.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các em học sinh tiểu học lớp 4C, trường tiểu học .....................
I. 4. Phạm vi nghiên cứu:
Với thời gian và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi trường tiểu học ...................... Nội dung chủ yếu là tìm hiểu về thực trạng hiện nay việc dạy học và mở rộng từ ngữ trong phân môn “Luyện từ và câu” của học sinh lớp 4C, từ đó đề xuất một số biện pháp tổ chức giúp học sinh nâng cao vốn từ.
I. 5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra.
Đây là phương pháp điều tra nghiên cứu từ thực tế hình thức tổ chức dạy học và mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 đối với phân môn “Luyện từ và câu” trong môn Tiếng Việt ở trường tiểu học.
b. Phương pháp lý thuyết :
Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vốn từ và cách cung cấp vốn từ cho học sinh tiểu học.
c. Phương pháp phân tích, tổng hợp :
Sau khi nghiên cứu nội dung từ thực tế và tham khảo sách, tài liệu, tôi tiến hành phân tích tổng hợp việc dạy học sinh sử dụng từ và phát triển kỹ năng sử dụng từ trong học tập của môn “Luyện từ và câu” của học sinh tiểu học ở đơn vị mình. Từ đó có cơ sở để đề xuất ý kiến về việc tổ chức một số biện pháp nâng cao vốn từ trong phân môn “Luyện từ và câu” ở trường tiểu học hiện nay.
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để bổ sung cho quá trình nghiên cứu của đề tài.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Nâng cao vốn từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Việc giúp học sinh nâng cao vốn từ là giúp cho các em nắm ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Để học sinh nâng cao vốn từ thì trước hết phải dạy cho các em nắm được từ ngữ, tạo cho các em năng lực từ ngữ, giúp các em nắm được tiếng mẹ đẻ, nắm được các từ ngữ thông dụng tối thiểu về thế giới xung quanh công việc của học sinh ở trường, ở nhà, tình cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước con người những từ ngữ đó gắn với việc giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao độngchúng làm giàu nhận thức, mở rộng tầm mắt của học sinh, giúp các em nhận thấy vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người, dạy các em biết yêu và ghét. Việc dạy từ ngữ và nâng cao vốn từ được tiến hành trên những mẫu mực tiếng Việt hiện đại. Vốn từ của học sinh được làm giàu dựa trên những ngữ liệu chủ yếu là những bài tập đọc, những câu chuyện kể, các bài Tập làm văn. Từ lớp 2 tất cả các nội dung có liên quan đến từ ngữ đều được sắp xếp theo chủ đề. Nói cách khác cung cấp từ theo chủ đề là cơ sở của tính tuần tự trong dạy từ ngữ và nâng cao vốn từ ở tiểu học. 
II.2. Thực trạng:
Trường tiểu học ..................... là một đơn vị đóng trên địa bàn thôn . Với 364 học sinh, đa số là con em gia đình nông nghiệp. Đội ngũ CBGV của trường có tay nghề vững vàng, nhiệt huyết với công việc. Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đúng mức đến chất lượng học tập và nề nếp của các em. Đầu năm học ..................... tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4C, tổng số học sinh của lớp 27 em, trong đó nữ 12 em. Tất cả đều là dân tộc kinh .Các em ngoan, ham học .Qua kiểm tra chất lượng đầu năm có 3 học sinh giỏi, 10 em học sinh khá. Đây cũng là thuận lợi lớn trong công tác giảng dạy của bản thân.
a. Thuận lợi – Khó khăn:
* Thuận lợi:
Ngay khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía nhà trường cũng như một số giáo viên. Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và hướng dẫn chi tiết cho tôi cách trình bày nội dung đúng với hướng dẫn của Phòng giáo dục, cung cấp cho tôi những tư liệu cần thiết để nghiên cứu. Bên cạnh đó các anh chị em đồng nghiệp rất cởi mở và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi hoàn thành nội dung nghiên cứu, nhiều giáo viên không ngại khó khăn đã cùng trao đổi với tôi rất nhiệt tình về những kinh nghiệm nghiệp vụ, hướng dẫn tôi một số biện pháp nâng cao vốn từ cho học sinh. Đặc biệt các em học sinh lớp 4C rất ham học và ngoan ngoãn, sẵn sàng hợp tác mỗi khi giáo viên dạy áp dụng các phương pháp vào bài dạy.
* Khó Khăn:
Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định như : 
Đây là một lĩnh vực nghiêm cứu mới lạ, chưa có người làm nên tài liệu tham khảo cho quá trình nghiên cứu còn rất ít. Thời gian nghiên cứu có hạn không thể áp dụng xong sáng kiến và đánh giá chính xác 100% về mức độ đạt của học sinh dẫn đến chưa xác định được khả năng thành công của đề tài. Bên cạnh đó là do kinh tế gia đình các em còn khó khăn, có tới 1/3 học sinh của lớp thuộc diện hộ nghèo, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình nên dẫn tới chất lượng học sinh không đồng đều cũng là một khó khăn cho việc nghiên cứu.
b. Thành công – Hạn chế:
* Thành công
Ngay từ đầu năm học, khi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4C và dạy 2 buổi/ngày nên tôi đã sắp xếp thời gian hợp lý tiếp cận với các em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em trong học tập cũng như vui chơi. Cũng từ đó tôi đã lập cho mình một kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Trong đó việc nắm bắt mức độ vốn từ của mỗi học sinh và tôi quyết định nghiên cứu về lĩnh vực này. Sau đó tôi đã tiến hành khảo nghiệm trong mỗi bài dạy và cho thấy có sự thay đổi rõ nét, chất lượng tăng lên từng ngày. Đó cũng là thành công bước đầu của đề tài.
* Hạn chế : 
Hạn chế lớn nhất của việc nghiên cứu và áp dụng là thời gian lồng ghép những biện pháp trong đề tài vào quá trình giảng dạy bị hạn chế. Bên cạnh đó đối tượng học sinh trong lớp không đồng đều, đa số các em là con em gia đình làm nông nghiệp, kinh tế còn eo hẹp nên bố mẹ chưa quan tâm đến việc học tập của con em đúng mức. Tất cả những điều đó là những hạn chế lớn nhất trong việc nghiên cứu nội dung của đề tài này.
c. Mặt mạnh – Mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Việc sử dụng những biện pháp nhằm nâng cao vốn từ cho học sinh lớp 4 là một biện pháp mang tính thiết yếu trong quá trình dạy học hiện nay. Bởi yêu cầu của chất lượng học tập luôn được nâng cao trong khi đó thực tế của một số học sinh tại trường tiểu học ..................... chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế trên mức đại trà. Do đó mặt mạnh của giải pháp là cung cấp thêm cho học sinh một số vốn từ ngữ trong quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt để trình bày văn bản và giao tiếp hằng ngày. Đồng thời xây dựng cho học sinh ý thức tự giác rèn luyện, tự nâng cao kiến thức cho bản thân qua học tập cũng như qua tiếp xúc với các nguồn thông tin đại chúng.
* Mặt yếu:
Bên cạnh những mặt mạnh của giải pháp nêu trên vẫn còn những mặt yếu:
- Phải có sự đầu tư công phu và nhiều thời gian nên sẽ ảnh hưởng đến quỹ thời gian học tập chính thức của lớp, do đó giáo viên cần bố trí hợp lý vào các buổi thứ hai hoặc các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
- Sử dụng các phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên nhẫn, chịu khó từng bước giúp đỡ thì hiệu quả của tiết dạy mới đạt. nếu chỉ áp dụng một cách thông thường thì hiệu quả sẽ không cao.
- Để những biện pháp nêu trên đi sâu vào các tiết học, đòi hỏi phải trang bị thêm nhiều tài liệu tham khảo của môn Luyện từ và Câu. Nhưng tại trường tiểu học ..................... do cơ sở vật chất còn hạn hẹp nên việc cung cấp thêm những tài liệu như thế này là chưa đáp ứng được.
d. Các nguyên nhân:
- Nguyên nhân của việc nghiên cứu đề tài này có rất nhiều nguyên nhân tác động. Nhưng tôi chỉ nêu ra một số nguyên nhân chính tác động đến việc tìm hiểu và nghiên cứu đến nội dung của đề tài như sau :
- Ngay từ đầu năm học khi nhận lớp tôi đã tìm hiểu ngay về khả năng kiến thức của từng em và tôi nhận thấy trong lớp còn nhiều em có vốn từ rất nghèo nàn, nhất là khi viết bài văn tả hoặc tìm từ, đặt câu. Nguyên nhân thứ hai cũng là do tính thực tế nghề nghiệp của bản thân có lòng yêu nghề, mến trẻ, tôi rất băn khoăn khi thấy chất lượng học sinh trong lớp bên cạnh đó cũng muốn phấn đấu thi đua, đưa chất lượng của lớp nâng cao theo mục tiêu phấn đấu của nhà trường. chính vì thế tôi đã quyết định tìm hiểu và nghiên cứu nội dung “Một số biện pháp nâng cao vốn từ ngữ trong môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4”

File đính kèm:

  • docSKKN_Mot_so_bien_phap_nang_cao_von_tu_ngu_trong_mon_Luyen_tu_va_cau_cho_hoc_sinh_lop_4.doc
Sáng Kiến Liên Quan