Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh Tiểu học
Năng lực ngôn ngữ với vấn đề phát triển tư duy và nhân cách của học sinh tiểu học:
Ngôn ngữ và tư duy là thống nhất. Khi chưa có ngôn ngữ thì con người chưa thể phân biệt hai khái niệm khác nhau (nghĩa là chưa có tư duy). Nhưng khi ngôn ngữ xuất hiện thì tư duy cũng hình thành và phát triển theo ngôn ngữ. Tuy nhiên, tư duy và ngôn ngữ không đồng nhất. Tư duy là thuộc khoa học logic, còn ngôn ngữ là thuộc khoa học ngôn ngữ. Chính vì vậy, nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học không thể không thấm nhuần các quan điểm thống nhất và không đồng nhất của tư duy và ngôn ngữ đã nêu ở trên. Người ta nói : “Văn tức là người”. Điều ấy có nghĩa là khi ngôn ngữ đã thành văn, tức là một tác phẩm thể hiện một cách tổng hợp trình độ tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, diễn đạt của con người thì ngôn ngữ lúc đó phản ánh đúng nhân cách của con người. Việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học phải nâng cao phẩm chất quan trọng của nhân cách các em như tính trung thực trong tư tưởng, trong sáng trong sự thể hiện mình, khoa học trong phương pháp sống và làm việc, trật tự, kỷ luật, nề nếp trong tác phong, khiêm tốn, tôn trọng người khác trong giao tiếp,
1.2/ Năng lực ngôn ngữ với vấn đề học tập văn chương của học sinh:
Việc phát triển năng lực ngôn ngữ nghệ thuật của học sinh tiểu học sẽ giúp các em học văn chương có hiệu quả. Goocki đã từng nói : “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn chương”. Muốn thâm nhập văn chương, người học không thể không vượt qua ngưỡng cửa của ngôn ngữ, thông qua việc tri giác hình tượng của ngôn ngữ. Khi đã thâm nhập vào hình tượng, thực chất của hiểu văn chương là đối lập các sắc thái ngôn ngữ trung hoà với sắc thái biểu cảm có tính chất phong cách tu từ học. Mặt tiềm năng không đầy đủ về phân tích và hiểu biết các mô hình từ, câu, đoạn phong cách ở dạng trung hoà được rèn luyện qua chương trình tiếng Việt sẽ hạn chế khả năng đối lập tu từ học, tức là hạn chế khả năng hiểu văn chương.
Do đó việc dạy học môn tiếng việt trong trường tiểu học người giáo viên phải biết phối hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy “cấu trúc văn” và dạy “văn”. Hay nói cách khác là phát triển ngôn ngữ đúng phải dẫn đến một bước cao hơn là phát triển ngôn ngữ “hay”, ngôn ngữ văn chương cho học sinh.
PHẦN MỞ ĐẦU 1) Lý do chọn đề tài : Nói đến ngôn ngữ là nói đến công cụ dùng để giao tiếp trong cuộc sống. Có ngôn ngữ thì mới có quan hệ xã hội và quan hệ xã hội chính là nơi để phát triển ngôn ngữ. Hằng ngày, người Việt Nam ta nói với nhau bằng tiếng Việt và cũng hằng ngày, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và các thông tin đại chúng của chúng ta phát ra khắp thế giới chữ viết, tiếng nói giàu đẹp của chúng ta. Tiếng nói ấy lâu đời như dòng giống của chúng ta, nó đã trở nên thứ “Của cải vô cùng quý báu” (Hồ chủ tịch) của dân tộc. Thật là sung sướng và tự hào khi ta có thể dùng tiếng Việt để diễn đạt bất kỳ tư tưởng cao sâu nào, để trình bày bất cứ kiến thức khoa học phức tạp và hiện đại nào. Chỉ một điều đó cũng chứng tỏ rằng tiếng Việt ta giàu có. Chúng ta có rất nhiều từ để chỉ về vật, về hiện tượng vật chất, tâm lý và tinh thần khác nhau, Chúng ta có thể phân biệt một cách tế nhị rộng với rộng rãi, thênh thang, mênh mông,Chúng ta nói to nhưng còn nói lớn, nhỉnh, to tát, lớn lao, đó chính là cái giàu, cái tinh tế của ngôn ngữ chúng ta. Làm sao mà tiếng Việt của chúng ta giàu được? “Tiếng ta giàu bởi vì đời sống muôn màu, bởi đời sống và tư tưởng tình cảm dồi dào của dân tộc ta, bởi kinh nghiệm đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm; bởi kinh nghiệm bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước” (Phạm Văn Đồng). Tiếng nói của chúng ta không những giàu mà còn đẹp nữa. Nhà thơ vĩ đại người Pháp, Vích To Huy Gô nói rằng “Trong những câu thơ lớn, các từ vừa lướt qua vừa nhảy múa”. Trong tiếng ta, có rất nhiều từ không những “nhảy múa” mà còn hát lên những câu hát trong vắt, vẽ lên những bức tranh linh hoạt muôn màu. Xuất phát từ đó, môn tiếng Việt, môn học có vị trí nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc hình thành ngôn ngữ giao tiếp, là thứ ngôn ngữ dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã được ra đời và đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông. Nó có một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cao cả đó là cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh về tiếng Việt qua các hình thức (nghe, đọc, nói, viết) góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Qua đó tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em, rèn luyện, phát triển kỹ năng nói và hiểu một cách có nghệ thuật, góp phần khêu gợi tư duy hình tượng của trẻ. Tuy nhiên, trình độ hiện nay của học sinh phổ thông nói chung, học sinh tiểu học nói riêng về tiếng Việt còn thấp. Bên cạnh đó những học sinh biết nói, biết viết rõ ràng, mạch lạc và có khi trong sáng nữa, còn rất nhiều học sinh chưa biết dùng tiếng Việt một cách thành thạo để diễn đạt ý nghĩ, tình cảm của mình : Phát âm sai, viết sai chính tả, dùng từ không đúng, không biết đặt câu, chấm câu. Vậy làm thế nào để khắc phục được những tình trạng trên, cải tiến được những sai sót mà học sinh hiện nay còn mắc phải? Đó chính là nội dung đề tài mà tôi đã chọn nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học”. 2) Lịch sử vấn đề ; Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận và thực tế việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. 4.2) Phạm vi nghiên cứu : Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu nội dung việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học trong trường tiểu học .........– xã Nam Đà – Huyện Krông Nô – tỉnh Đăk Nông. 5/ Phương pháp nghiên cứu: 5.1/ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Là phương pháp nghiên cứu tài liệu về việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. 5.2/ Phương pháp phân tích: Là phương pháp được sử dụng khi đã có nội dung lý luận nhằm tiến hành phân tích các yếu tố cơ bản của nội dung cần nghiên cứu . 5.3/ Phương pháp tổng hợp : Được sử dụng dựa trên kết quả đã phân tích. Tôi tiến hành tổng hợp và kết luận về nội dung nghiên cứu. Từ đó có cơ sở để đề xuất một số ý kiến trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu. viên nâng cao năng lực ngôn ngữ, học sinh sẽ lấy đó làm nền tảng khi giao tiếp ngoài xã hội một cách trực tiếp (đối thoại, hội thoại,..) và gián tiếp (viết văn, viết đơn từ,) và cũng từ đó năng lực ngôn ngữ của các em ngày càng được nâng cao và phát triển. 2/ Các nguyên tắc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh: 2.1/ Nâng cao năng lực ngôn ngữ phải nâng cao năng lực giao tiếp bản ngữ của học sinh: Năng lực giao tiếp bao gồm năng lực hiểu ngôn ngữ của người khác và làm cho người khác hiểu ngôn ngữ của mình. Hiệu quả của giao tiếp ngôn ngữ thể hiện ở sự trùng hợp cao nhất giữa nội dung lời nói phát ra và nội dung lời nói nhận được và lúc đó mục đích giao tiếp ngôn ngữ đạt tối ưu. Hiệu quả giao tiếp đạt mục đích giao tiếp còn thể hiện ở chỗ nghe mau, hiểu mau. Hiệu quả đó phụ thuộc vào nhiều điều kiện : trình độ toàn diện của người giao tiếp, mã giao tiếp vấn đề giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, Phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao thực chất là thực hiện tốt mối quan hệ giữa năng lực ngôn ngữ và sự thực hiện ngôn ngữ, trên cơ sở năng lực ngôn ngữ mà thực hiện ngôn ngữ và năng lực ngôn ngữ phải hướng đến sự thực hiện ngôn ngữ. Năng lực ngôn ngữ là số lượng hạn định về mô hình, cấu trúc ngôn ngữ được khái quát từ kinh nghiệm bản ngữ và được học sinh ý thức qua việc dạy – học chương trình tiếng Việt. Một thực tế hiện nay cho thấy môi trường học tập ở Tây Nguyên nói chung về nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao đó cũng là do ảnh hưởng của bản ngữ. Bởi học sinh nơi đây không đồng nhất về ngôn ngữ giao tiếp (có em là người Bắc, có em là người Nam và cả học sinh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số). Trong khi đó giáo viên cũng là những người ở từ các vùng miền khác nhau đến đây giảng dạy. Do vậy rất khó có thể nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh một cách hoàn thiện và đồng nhất nếu không biết nâng cao năng lực giao tiếp bản ngữ của học sinh. Ví dụ : Trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 có nội dung về mở rộng vốn từ thuộc các chủ điểm mà chương chương trình đã cho, khi dạy về mở rộng vốn từ “Công dân”, giáo viên cần mở rộng thêm một số vốn từ vừa có liên quan đến công dân vừa là những từ ngữ mà tại địa phương học sinh thường sử dụng như : người dân, công nhân xí nghiệp, người lao động, nhằm giúp cho học sinh lấy những từ ngữ của địa phương làm gốc để hiểu về công dân, qua đó các em sẽ nắm được nghĩa của từ công dân. 2.2/ Phát triển và nâng cao năng lực ngôn ngữ phải nhằm nâng cao nhân cách và tư duy học sinh: Việc nâng cao năng lực ngôn ngữ sẽ có ảnh hưởng tốt đến mọi mặt nhân cách của học sinh: Lý tưởng, trí tuệ, tình cảm, ý chí. Tác dụng giáo dục đó được thể hiện thông qua nội dung, Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ và cả nhân cách của người giáo viên. Giáo viên có thể phát huy tác dụng giáo dục học sinh một cách sinh động qua các bài tập, các ví dụ cụ thể trên bài học hay các hoạt động ngoài giờ có liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày của các em.những yêu cầu về tính trung thực, tính chính xác và cụ thể khi giúp học sinh trực tiếp làm bài tập, Kỹ năng ngôn ngữ phát triển là kỹ năng phân tích và sáng tạo biến thể ngôn ngữ theo tình huống giao tiếp. Hiểu và và tạo biến thể nhất thiết phải dựa trên sự đối lập, đối lập với cấu trúc cơ bản (cấu trúc chìm). Nếu nắm chắc được cấu trúc cơ bản, học sinh có thể phân tích một cách nhanh chóng và sáng tạo biến thể. Đối với học sinh tiểu học là lứa tuổi tính chủ định chưa bền vững, các em còn mang tính trực quan sinh động, do đó khi giao tiếp, những biến thể giao tiếp câu thường vượt cấu trúc cơ bản, có thể làm cho các em nhầm lẫn về cấu trúc, do đó phải cấp độ hoá cấu trúc ngôn ngữ thuộc các hệ thống xác định để học sinh phân biệt khi nào thì biến thể còn trong cấp độ, khi nào thì vượt cấp độ. Ví dụ : Khi dạy bài : “Câu ghép” (Luyện từ và câu lớp 5-tuần 19), ngoài việc cho học sinh xác định câu ghép trong đoạn văn có sẵn, giáo viên cần nêu thêm ví dụ ngoài sách giáo khoa nhằm củng cố kiến thức cho học sinh về câu ghép, nhưng nên lấy những ví dụ cụ thể sát với cuộc sống hằng ngày của học sinh như : “Lớp chúng ta đạt giải nhất thi đua và được nhà trường nêu gương trước cờ”. Như vậy qua những ví dụ như vậy, ngoài việc giúp học sinh nắm chắc cấu trúc câu ghép còn giúp các em phân tích sáng tạp biến thể qua nội dung của ví dụ. 2.5/ Kết hợp lý thuyết và thực hành, tối ưu hoá hệ thống bài tập trong công tác phát triển và nâng cao năng lực ngôn ngữ Ý thức hoá việc luyện tập ngôn ngữ là một điều cần thiết, đối với ngôn ngữ nói chung và tiếng mẹ đẻ nói riêng. Yù thức hoá bản ngữ của học sinh, tức là từ kinh nghiệm bản ngữ của bản ngữ cá em, hướng dẫn cho các em tự phân tích, rút ra các quy tắc về nói, viết sao cho đúng và ngày càng thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp bản ngữ. Nói một cách khác là trước hay sau khi luyện tập, phải cung cấp lý thuyết về cách nói, cách viết cho các em. Luyện tập ngôn ngữ theo phương thức hoạt động lời nói là một quan điểm giảng dạy mới hiện nay đối với ngôn ngữ. Hoạt động lời nói (hoạt động ngô ngữ, hoạt động nói năng), đó là hoạt động sản sinh lời nói (từ ý đến lời) và cảm thụ lời nói (từ lời đến ý). Trong đó hoạt động sản sinh là chủ động và có trước nhằm phát triển năng lực “Nói, nghe, đọc, viết” bản ngữ. Phát triển ngôn ngữ theo hướng hoạt động lời nói trước hết chú ý đến bài tập mang tính chất hành động lời nói. Hệ thống bài tập phát triển ngôn ngữ là một hệ thống luyện tập các hành động lời nói, luyện tập lĩnh hội và sản sinh, từ đó mà hình thành kỹ năng kỹ xảo. Ví dụ : Sau khi dạy tiết tập làm văn (Luyện tập tả người (dựng đoạn và kết bài) (lớp 5-tuần 19), cần cho học sinh về nhà làm nhiều bài tập hơn, đề bài phải gần gũi với các em như tả về bố, mẹ, ông hoặc bà,, những bài tập rèn luyện như vậy ở nhà sẽ giúp cho các em vừa luyện tập những kỹ năng miêu tả người, vừa sử dụng ngôn ngữ của bản ngữ để phát triển ngôn ngữ phổ thông. 3/ Khảo sát thực tế ở trường tiểu học .........về việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh : Để có căn cứ cho việc đánh giá và đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế như sau :
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_nang_luc_ngo.doc