Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5

I. Phần mở đầu

I.1. Lý do chọn đề tài

Trong dạy học Địa lí hiện nay, phương pháp dạy học hợp tác nhóm

nhỏ ngày càng được sử dụng rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả. Hình thức tổ chức

dạy học này có đặc điểm là yêu cầu học sinh nghĩ nhiều hơn làm nhiều hơn.

Bên cạnh đó phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ còn có thêm một đặc

trưng: học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên. Đây là

mối quan hệ trò - trò được các thầy cô nhắc nhiều hơn, tác động nhiều hơn

trong những năm gần đây và được các thầy cô đánh giá là rất cần thiết trong

dạy học. Trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc phát huy

tính tích cực học tập của học sinh hết sức quan trọng và được thực hiện ở

nhiều môn học khác nhau, trong đó có phân môn Địa lí. Mặt khác, trong dạy

học Địa lí việc rèn luyện kĩ năng cho các em luôn được chú trọng, đặc biệt là

kĩ năng hợp tác thảo luận nhóm nhỏ.

Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo viên đã cố gắng tìm những phương

pháp tối ưu để rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí và

đã có nhiều để tài, sáng kiến kinh nghiệm thiết thực. Việc dạy học theo

phương pháp hợp tác nhóm nhỏ cho học sinh là việc rất cần thiết không thể

thiếu được cho mỗi bài học, tiết học và xuyên suốt toàn bộ chương trình dạy

và học địa lý ở các cấp học đặc biệt là cấp Tiểu học.

Trong phân môn Địa lý ở trường Tiểu học nói chung và Địa lý lớp 5

nói riêng, việc hợp tác nhóm nhỏ trong các tiết dạy thường xuyên và thiết

thực. Hợp tác nhóm nhỏ không những là phương pháp dạy học tích cực cho

mỗi bài học mà còn chứa đựng kiến thức cho học sinh khai thác, giúp các em

hiểu sâu hơn, cụ thể hơn thế giới xung quanh chúng ta và những vấn đề Địa lý

liên quan. Mặt khác, trong dạy học Địa lý, việc hướng dẫn cho học sinh hợp

tác nhóm nhỏ là khâu hết sức quan trọng nhưng cả giáo viên và học sinh

thường gặp không ít khó khăn để thực hiện. Chính vì tầm quan trọng của hợp

tác nhóm nhỏ và thực tế ở trường nên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp

nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí lớp 5” làm đề tài

nghiên cứu

pdf18 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 5 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
Có cách tổ chức hoạt động nhóm khoa học, đúng đối tượng. Khai thác 
được các thông tin trong bài học. 
Có kĩ năng quản lý, giám sát hoạt động của các nhóm học sinh tốt. 
Tuy nhiên trong dạy học Địa lí hiện nay nhiều giáo viên chưa nắm 
được tư liệu, số liệu, các hiện tượng địa lí của Việt Nam và thế giới. 
Trang thiết bị phục vụ cho môn học này chưa đầy đủ. Giáo viên chưa 
đi sâu nghiên cứu tài liệu, chưa nhiệt tình trong các giờ dạy. Hình thức tổ 
chức thảo luận nhóm còn mang tính hình thức, rập khuôn. Bản thân giáo viên 
còn xem nhẹ môn học này hơn Toán, Tiếng Việt. 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. 
 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng là một trong 7 trường của huyện được 
tiếp cận mô hình trường học mới Việt Nam ( VNEN ). Mô hình trường học 
này là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học theo nhóm 
triệt để. Dạy học theo tinh thần học sinh:Tự giác, tự quản, tự học, tự đánh giá, 
tự tin, tự trọng. Giáo viên: Tự chủ, tự bồi dưỡng. Nhà trường: Tự nguyện. 
Chính vì điều đó mà tất cả học sinh tham gia đều làm tốt vai trò của 
một nhóm trưởng một thành viên trong nhóm. Nhiều em có tinh thần tự giác, 
hợp tác cao, ham tìm hiểu về Địa lí trong nước cũng như địa lí thế giới. Mặt 
khác nhiều học sinh có năng lực quản lí nhóm tốt nên các em muốn được thể 
hiện mình với các bạn. Đặc biệt các em rất thích nghe, hiểu những hiện tượng 
địa lí trong nước và thế giới nên rất thuận lợi cho giáo viên dạy học phân môn 
này. 
 Giáo viên yêu nghề, có tâm huyết với nghề. Nhiều giáo viên đã say sưa 
tìm tòi kiến thức qua sách, báo, mạng để phục vụ cho tiết dạy. Nghiên cứu, 
thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh nên chất lượng dạy học ngày 
một nâng cao. 
Song trong trường vẫn còn một số học sinh rụt rè, nhút nhát, tiếp thu 
bài chậm. Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa có khả 
năng tự học, tự rèn, tự khám phá. Khả năng tư duy ở một số học sinh còn hạn 
chế. Do vậy, việc tiếp thu bài, tính tự giác, khả năng quản lý, tổ chức của một 
số em còn non. 
 Một số giáo viên lười tổ chức thảo luận nhóm nhỏ vì sợ mất nhiều thời 
gian, rườm rà, khó quản lý học sinh. Trong khi học sinh thảo luận nhóm còn 
làm việc riêng chưa kích thích được tính tự quản của các em. Chưa nghiên 
cứu hoạt động nào cần thảo luận nhóm, hoạt động nào không cần thảo luận 
nhóm dẫn đến chất lượng thảo luận nhóm nhiều lúc chưa cao. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 6 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
II.3. Giải pháp, biện pháp 
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
Nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm nhỏ trong giảng dạy phân 
môn Địa lí. 
Trình bày được kết quả thảo luận của nhóm bằng lời nói, bài viết, hình 
vẽ, sơ đồ. 
Xác định đầy đủ mục tiêu của từng bài học, từng hoạt động. 
Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
Sau khi nghiên cứu kĩ các phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ của 
phân môn Địa lí. Tôi thấy những bài nội dung phức tạp dễ gây nhiều ý kiến 
khác nhau hoặc cần phải có sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề thì nên tổ 
chức cho học sinh hoạt động theo nhóm để giải quyết vấn đề. 
* Xác định các quy trình tổ chức một hoạt động nhóm: 
 a. Làm việc chung cả lớp 
+ Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ học tập. 
+ Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ. 
+ Hướng dẫn làm viêc theo nhóm. 
b. Làm việc theo nhóm. 
+ Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm. 
+ Phân công trong nhóm, Từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi. 
+ Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. 
c. Thảo luận tổng kết trước toàn lớp. 
+ Các nhóm lần lượt báo cáo. 
+ Thảo luận chung. 
+ Giáo viên có thể kiểm tra bất kì học sinh nào của các nhóm để đánh 
giá kết quả làm việc học tập hợp tác của nhóm. 
+ Giáo viên tổng kết đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo. 
Ta có thể chia ra làm 2 dạng hoạt động nhóm sau: 
Dạng 1: Hoạt động nhóm giúp học sinh phát hiện kiến thức mới 
Dạng 2: Hoạt động nhóm rèn luyện kĩ năng trong tiết thực hành. 
* Các biện pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ. 
Biện pháp 1: Chuẩn bị hoạt động nhóm 
Trước khi áp dụng hoạt động nhóm vào một bài dạy tôi xác định: 
Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì? 
Hoạt động nào cần thảo luận nhóm? 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 7 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian? 
Thời gian còn lại đủ để hoàn thành bài dạy không? 
Hoạt động này yêu cầu giáo viên và học sinh chuẩn bị những phương 
tiện, thiết bị gì? 
Học sinh cần phải tham khảo trước những tài liệu gì? 
Đây là hình thức dạy học đòi hỏi giáo viên phải đưa ra câu hỏi phù hợp, 
vừa sức hướng dẫn học sinh hoạt động để đi đến nhận thức. 
Học sinh mạnh dạn trao đổi xoay quanh một vấn đề được đặt ra dưới 
dạng câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức. Trong trường hợp này học sinh 
giữ vai trò tích cực chủ động tham gia thảo luận, giáo viên nêu vấn đề và tổng 
kết. Hoạt động này có hai hình thức: 
+ Giáo viên nêu một số câu hỏi theo hình thức phân công các nhóm 
thảo luận viết vào giấy. 
+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và thảo luận theo nội dung 
của phiếu học tập đã chuẩn bị trước. 
+ Các bước tiến hành thảo luận: 
Biện pháp 2: Chia nhóm 
Tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ từ bốn đến sáu em. Tùy mục đích yêu 
cầu của tiết học, các nhóm được phận chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định trong 
cả tiết học, các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hay nhiệm vụ khác nhau. 
Trong nhóm có thể phân công mỗi thành viên hoàn thành một phần việc. 
Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực không ỷ lại vào 
một vài người có hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm 
giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác, kết 
quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả 
lớp. Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm, nhóm cử ra một đại diện 
hoặc có thể phân công mỗi thành viên trình bày một nhiệm vụ. Học sinh được 
chọn làm nhóm trưởng phải có ý thức cao trong học tập và phải biết điều 
khiển nhóm học tập, ở các tiết khác nhau giáo viên cần thay đổi các thành 
viên trong nhóm tránh sự đơn điệu rập khuôn nhàm chán. Mỗi nhóm thảo 
luận phải được sắp xếp vị trí nhất định trong nhóm. 
Biện pháp 3: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm 
 Mỗi nhóm có một nhiệm vụ riêng hoặc hai nhóm cùng chung một 
nhiệm vụ. 
Biện pháp 4: Tiến hành thảo luận nhóm 
Học sinh lần lượt thảo luận, mỗi em tự đề ra ý kiến của mình, thư ký 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 8 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
ghi chép các ý kiến cẩn thận, nhóm trưởng tổng hợp những ý kiến thống nhất, 
những ý kiến còn trái ngược nhau thì tranh luận thống nhất ý kiến, nếu chưa 
thống nhất thì ghi lại những ý kiến còn khác nhau. 
 Giáo viên theo dõi thảo luận của từng nhóm, uốn nắn, điều chỉnh 
hướng thảo luận. Những nhóm thảo luận chưa thống nhất giáo viên không 
giải đáp ngay mà có thể gợi ý cho các em để có thống nhất chung, phát hiện 
những ý kiến học sinh đã thống nhất và nội dung chưa thống nhất. 
Biện pháp 5: Tổng kết thảo luận 
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình: Những kiến 
thức đã thống nhất, những kiến thức còn khác nhau. 
Các nhóm khác cùng chung một nhiệm vụ đối chiếu nhận xét kết quả 
thảo luận của nhóm mình về những nội dung mà nhóm bạn đã trình bày. Kiến 
thức nào thống nhất và không thống nhất. Giáo viên tiếp tục cho các nhóm 
khác nêu lên ý kiến của mình về những nội dung trên. 
Giáo viên tổng kết đi sâu vào nội dung kiến thức đúng kèm theo uốn 
nắn những sai sót, giải đáp thắc mắc đưa ra kết luận chuẩn kiến thức cho từng 
nội dung thảo luận. 
Chú ý: Khi chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm giáo viên cần: 
+ Chuẩn bị tình huống có thể xảy ra khi thảo luận nhóm. 
+ Tổ chức học sinh thảo luận nhóm sôi nổi, tiết kiệm thời gian, đúng 
trọng tâm. 
+ Phân phối đúng, đủ thời gian cho từng hoạt động phù hợp với nội 
dung và yêu cầu về thời gian của một tiết học. 
Áp dụng vào một số bài cụ thể: 
Dạng 1: Xây dựng kiến thức mới 
Bài 3. Khí hậu 
( Chuẩn bị: Phiếu học tập, Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, các hình minh 
họa trong sách giáo khoa). 
Đối với bài này tôi cho học sinh thảo luận ở hoạt động 2 và 3 
Ở hoạt động này học sinh cần đạt được hai mục tiêu 
- So sánh và nêu được sự khác nhau của khí hậu giữa hai miền Bắc – 
Nam. 
- Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của 
nhân dân ta. 
Trước tiên tôi cho học sinh tìm hiểu về khí hậu nhiệt đới gió mùa của 
nước ta. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 9 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
Sau khi học sinh biết được nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới 
gió mùa. Tôi yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và quan sát lược đồ khí 
hậu Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ sau: 
Câu hỏi: So sánh khí hậu của miền Bắc và miền Nam. Nêu những 
thuận lợi và khó khăn về đặc điểm khí hậu của từng miền. 
Tôi chia lớp thành các nhóm sau đó phát phiếu học tập cho các nhóm. 
Tổ chức nhóm: Tôi chia 6 nhóm, mỗi nhóm 5 em gồm 2 bàn 
Tiến hành hoạt động: 
 Nêu yêu cầu, giao nhiệm vụ 
Phát phiếu học tập, bút, quy định thời gian hoàn thành hoạt động 
Tôi yêu cầu các nhóm tự cử nhóm trưởng, thư kí.( luân phiên nhau) 
Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 5 phút 
Giáo viên đi quan sát hoạt động của từng nhóm để uốn nắn kịp thời. 
Giáo viên yêu cầu học sinh quay về vị trí ban đầu. 
Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Yêu cầu học sinh nhóm này nhận xét kết quả thảo luận của nhóm bạn 
cho cả lớp nghe. 
Nhóm khác có ý kiến bổ sung, nhận xét (hoặc ngược lại). 
Giáo viên yêu cầu cả lớp bổ sung nếu thấy chưa đủ. Các ý kiến bổ sung 
giáo viên ghi tóm tắt nhanh lên bảng. 
Sau khi các nhóm trình bày xong và học sinh không còn ý kiến, giáo 
viên treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết quả thảo luận của từng 
nhóm để nhận xét, khen ngợi những ý kiến bổ sung đúng. 
Bài 17: Châu Á 
 Chuẩn bị: Quả Địa cầu ( hoặc Bản đồ thế giới ) 
Bản đồ tự nhiên Châu Á 
Các hình minh họa SGK 
Phiếu học tập. 
Bài này tôi tiến hành thảo luận ở Hoạt động 4: Các khu vực của Châu 
Á và nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực. 
Ở hoạt động này cần đạt được mục tiêu 
- Biết xếp tên các khu vực theo thứ tự từ Bắc xuống Nam và từ Tây 
sang Đông. 
- Nêu được tên một số cảnh thiên nhiên Châu Á và nêu được chúng 
thuộc vùng nào của Châu Á. 
Tôi cho học sinh thảo luận ở phần này bằng phiếu học tập: 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 10 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ các khu vực Châu Á và các hình 
minh họa trang 103 SGK thảo luận để hoàn thành các bài tập sau: 
Phiếu học tập: Nhóm 1,3,5 
Điền tên các khu vực theo thứ tự từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang 
Đông. 
1 Bắc Á 
2 Trung Á 
3 Tây Nam Á 
4 Đông Á 
5 Nam Á 
6 Đông Nam Á 
Phiếu học tập: Nhóm 2,4,6 
Điền thông tin thích hợp vào bảng sau: 
Khu vực Cảnh tự nhiên 
tiêu biểu 
Các dãy núi lớn Các đồng bằng 
lớn 
Bắc Á 
Trung Á 
Tây Nam Á 
Đông Á 
Nam Á 
Đông Nam Á 
Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 5 phút 
Tôi hướng dẫn và yêu cầu học sinh thảo luận theo từng bước tương tự 
như ví dụ trên. 
Cuối cùng giáo viên treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết 
quả thảo luận của từng nhóm để nhận xét, khen gợi những ý kiến bổ sung 
đúng. 
Dạng 2: Hoạt động nhóm rèn luyện kĩ năng trong tiết thực hành. 
Bài 16: Ôn tập 
 ( Chuẩn bị: Phiếu học tập, Bản đồ hành chính Việt Nam không có tên các 
tỉnh, thành phố, các thẻ từ ghi tên các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thành 
phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng). 
Đối với bài này tôi cho học sinh thảo luận theo hình thức chơi trò chơi. 
Ở hoạt động này học sinh cần đạt được hai mục tiêu 
 - Xác định trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp của 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 11 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
nước ta. 
 - Nêu được một vài đặc điểm nổi bật của các thành phố lớn. 
 Nội dung thảo luận: Điền đúng tên các tỉnh, thành phố lớn của nước 
ta trên bản đồ. 
 Giáo viên chia lớp thành các nhóm ( mỗi nhóm 4 em ) sau đó phát thẻ 
từ và bản đồ trống yêu cầu học sinh điền đúng tên các tỉnh, thành phố lớn của 
nước ta trên bản đồ. 
 Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 5 phút 
 Trong thời gian 5 phút nhóm nào xong và có kết quả đúng là nhóm đó 
thắng cuộc. 
Bài: 22 ôn tập 
( Đồ dùng: Phiếu học tập, Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới, các lược đồ 
hình minh họa từ bài 17 đến bài 21). 
 Đối với bài này tôi cho học sinh thảo luận ở hoạt động 2 
 Ở hoạt động này học sinh cần đạt được hai mục tiêu 
 - Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản đã học về châu Á, châu Âu. 
 - So sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu 
lục. 
Câu hỏi: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu. 
Tiêu chí Châu Á Châu Âu 
Diện tích 
Khí hậu 
Địa hình 
Chủng tộc 
Hoạt động kinh tế 
Dự kiến thời gian thích hợp cho hoạt động nhóm: 6 phút 
Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh thảo luận theo từng bước 
tương tự như ví dụ trên. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 12 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
Cuối cùng giáo viên treo kết quả hoàn chỉnh và đối chiếu lại với kết 
quả thảo luận của từng nhóm để nhận xét, khen gợi những ý kiến bổ sung 
đúng. 
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. 
Về giáo viên: Giáo viên phải yêu thích môn học và phải có tâm huyết 
với nghề, yêu học sinh như con. Nắm được các hiện tượng Địa lí Việt Nam 
và thế giới tiêu biểu trong các dạng bài Địa lí được học. Vì nếu giáo viên 
không có những yếu tố trên sẽ không thể tìm tòi, khám phá được những hoạt 
động những kiến thức cần thảo luận nhóm dẫn đến khi dạy cho học sinh sẽ 
không có hiệu quả. 
Về học sinh: Học sinh phải có đầy đủ đồ dùng học tập, yêu thích môn 
học, có tinh thần tự giác, tự quản, biết hợp tác trong nhóm. 
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
 Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ mật thiết với 
nhau, bổ trợ cho nhau để thực hiện thành công đề tài đưa ra. Biện pháp 1 là 
tiền đề để thực hiện các biện pháp 2,3,4,5. Các biện pháp sau bổ trợ để thực 
hiện biện pháp 1. Tuy nhiên trong các biện pháp trên thì biện pháp 4 là biện 
pháp quan trọng nhất vì nó xác định được kết quả thảo luận nhóm để đạt được 
mục tiêu bài học. 
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
Kết quả khảo nghiệm: Đề tài đã được đưa vào áp dụng tại đơn vị và có 
tác động thiết thực đến với giáo viên, học sinh. 
Giá trị khoa học: Nội dung của đề tài đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc 
nâng cao chất lượng và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học đúng đối tượng 
học sinh. Nhờ đó chất lượng giáo dục của cả khối được nâng lên rõ rệt. 
II.4. Kết quả 
Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 
cứu 
Sau hai năm áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng thảo luận 
nhóm trong phân môn Đại lí 5 tôi thu được kết quả như sau: 
TSHS 
khối 5 
Đầu năm Cuối kì I 
125 Biết hợp tác theo 
nhóm. Có khả 
năng làm nhóm 
trưởng. Thích 
Chưa biết 
hợp tác theo 
nhóm, thiếu 
tinh thần 
Có ý thức hợp 
tác theo nhóm, 
có khả năng làm 
nhóm trưởng, 
Không thích 
học nhóm, 
ngại làm 
nhóm 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 13 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
học nhóm và làm 
nhóm trưởng, thư 
kí 
hợp tác. Sợ 
làm nhóm 
trưởng 
Thích học nhóm 
và làm nhóm 
trưởng, thư kí 
trưởng, phát 
thanh viên. 
Kết quả 55 70 115 10 
III. Phần kết luận, kiến nghị 
III.1. Kết luận 
Muốn nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm, giáo viên phải dốc hết nhiệt 
tình, tâm huyết cho nghề nghiệp, tìm ra những giải pháp tốt nhất, phù hợp với 
điều kiện thực tế giảng dạy ở cơ sở, tạo ra cho học sinh có nề nếp, có thói 
quen làm việc theo nhóm. 
Thầy tổ chức hoạt động tốt, trò học tốt, chắc chắn là hiệu quả của một 
hoạt động thảo luận theo nhóm sẽ đạt được hiệu quả cao. 
Hoạt động thảo luận nhóm được xem như là một phương pháp mới mà 
thời gian thực hiện cũng chưa nhiều, do đó những gì mà tôi tích lũy được và 
trình bày trên đây cũng là kinh nghiệm bước đầu, rất mong sự góp ý của đồng 
nghiệp. 
III.2. Kiến nghị 
a. Đối với giáo viên 
Nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong công tác dạy học. 
Giáo viên phải luôn cập nhật thông tin để bổ sung cho bài giảng. 
Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. 
 Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, các tài liệu liên quan về công tác dạy 
học để chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy, thiết kế bài soạn phù hợp đối tượng 
học sinh. 
 b. Đối với nhà trường 
Đề nghị nhà trường trang bị thêm đồ dùng dạy học (tranh ảnh, lược đồ, 
biểu đồ) để phục vụ cho công tác dạy học tốt hơn. 
Mua thêm các tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức mới 
Quán triệt hơn nữa tinh thần học tập của các đồng chí giáo viên. 
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình 
nghiên cứu và thực hiện tại đơn vị. 
Thông qua đề tài này, tôi rất mong được sự đóng góp chân tình của các 
thầy cô để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn và có hiệu quả cao hơn trong 
quá trình thực hiện ở thời gian tới. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 14 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
Buôn Trấp, tháng 1 năm 2015 
 Người thực hiện 
Lê Thị Thảo 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 15 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
MỤC LỤC 
TT Tên mục Trang 
1 I. Phần mở đầu 1 
2 1. Lý do chọn đề tài 1 
3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 
4 a. Mục tiêu: 1 
5 b. Nhiệm vụ của đề tài 2 
6 3. Đối tượng nghiên cứu 2 
7 4. Phạm vi nghiên cứu 2 
8 5. Phương pháp nghiên cứu 2 
9 II. Phần nội dung 2 
10 1. Cơ sở lí luận 2 
11 2. Thực trạng 3 
12 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. 5 
13 3. Giải pháp, biện pháp 6 
14 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6 
15 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6 
16 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. 12 
17 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 12 
18 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 12 
19 4. Kết quả 12 
20 III. Phần kết luận, kiến nghị 13 
21 1. Kết luận 13 
22 2. Kiến nghị 13 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 16 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TT Tài liệu Tác giả 
1 Sách giáo khoa lịch sử và Địa lý 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà 
xuất bản Giáo dục năm 2010 
2 Sách giáo viên Địa lý 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà 
xuất bản Giáo dục năm 2007 
3 Thiết kế bài giảng Địa lý 5 Nhà xuất bản Hà Nội 2006 
4 Chuẩn kiến thức, k năng Địa lý 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo 
5 Tài liệu giảm tải chương trình Địa lý 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo 
6 Tài liệu bồi dưỡng Địa lý Nhà xuất bản Giáo dục. 
7 Tìm hiểu qua sách, báo Giáo dục, 
mạng internet. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5 
GV: Lê Thị Thảo 17 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
Biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí lớp 5 
GV: Lê Thị Thảo @@@ Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_thao_luan_nhom_trong_phan_mon_dia_li_5_7263.pdf
Sáng Kiến Liên Quan