Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT Hướng Hóa

 Như chúng ta đã biết, ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được kếp nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, đánh dấu một bước phát triển mới trên con đường hội nhập quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá. Trong bối cảnh đó, yếu tố con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, là yếu tố quyết định để phát

triển kinh tế. Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, cũng có một vai trò, vị trí mới.

 Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Dạy học ngoại ngữ trong hệ

thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020" quy định Đề án thực hiện 7

nhiệm vụ quan trọng nhằm đạt được mục tiêu chung là: Đổi mới toàn diện

việc dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương

trình dạy học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm

2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ

của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa

số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng

lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong

môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế

mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước.

 Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh THPT mới từ lớp 10 đến lớp 12 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic approach ) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh. Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Một trong 4 kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung, học sinh THPT nói chung nói riêng, thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng nghe. Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy không còn mới mẽ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc THPT, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT Hướng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
	Như chúng ta đã biết, ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được kếp nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, đánh dấu một bước phát triển mới trên con đường hội nhập quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá. Trong bối cảnh đó, yếu tố con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, là yếu tố quyết định để phát
triển kinh tế. Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, cũng có một vai trò, vị trí mới.
	Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Dạy học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020" quy định Đề án thực hiện 7
nhiệm vụ quan trọng nhằm đạt được mục tiêu chung là: Đổi mới toàn diện
việc dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương
trình dạy học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm
2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ
của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa
số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng
lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong
môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế
mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
	Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh THPT mới từ lớp 10 đến lớp 12 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic approach ) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh. Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Một trong 4 kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung, học sinh THPT nói chung nói riêng, thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng nghe. Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy không còn mới mẽ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc THPT, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. 
	Với thực tế là một giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, lại dạy ở một trường vùng khó, thuộc địa bàn miền núi của tỉnh Quảng Trị. Hằng năm, trường THPT Hướng Hóa có khoảng 150 học sinh là người dân tộc thiểu số, đến từ các xã có hầu hết người dân tộc thiểu số sinh sống. Học sinh dân tộc thiểu số ở đây học Tiếng Việt đã khó, bây giờ lại phải tiếp thu một ngôn ngữ hoàn toàn mới. Điều đó thực sự khó đối với giáo viên trong việc truyền đạt và các em học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Qua điều tra, tôi được biết các em học sinh người dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn trong các tiết rèn luyện kỹ năng nghe.
	Chính vì thế tôi mạnh dạn đưa ra đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT Hướng Hóa”. Qua nội dung nghiên cứu này tôi hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình để phần nào giúp được các em học sinh dân tộc thiểu số tiếp cận và học tập bộ môn Tiếng Anh một cách dễ dàng hơn.
II. Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng học sinh của tôi có rất nhiều học sinh là dân tộc thiểu số. Vì vậy tôi không đặt ra một mục tiêu quá cao về mặt kiến thức mà trước hết tôi muốn khơi dậy một sự hứng thú khi các em tiếp xúc với bộ môn tiếng Anh. Từ đó tôi giúp các em có thể tự phát hiện ra khả năng của mình, bên cạnh đó các em sẽ không còn cảm thấy áp lực khi đến các tiết học rèn luyện kỹ năng trong bộ môn Tiếng Anh nữa.
Qua nghiên cứu của tôi, tôi muốn giúp học sinh mình có thể phần nào, đặc biệt là những học sinh người Vân Kiều có thể nghe được nội dung bài nghe và hoàn thành được một số lượng bài tập nhất định. Và quan trọng hơn hết là thay đổi cách nhìn của các em về tiết rèn luyện kỹ năng nghe này.
III. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh dân tộc thiểu số đang theo học tại trường THPT Hướng Hóa.
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
	Học sinh dân tộc thiểu số đang học tập tại trường THPT Hướng Hóa.
V. Phương pháp nghiên cứu.
 Để nghiên cứu đề tài này tôi đã xử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra qua phiếu điều tra.
- Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích thông tin từ phiếu điều tra
- Phương pháp thực nghiệm: Chia nhóm và thực hiện các tiết dạy theo phương pháp đang nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát và nhận xét kết quả.
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Do đặc thù bộ môn và các điều kiện khách quan khác nên tôi chỉ có thể thực hiện điều tra trong phạm vi gần hai năm từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2020, đối với các học sinh người dân tộc thiểu số, phần lớn là học sinh người dân tộc Vân Kiều, khối 10, khối 11 và khối 12 đang theo học tại trường THPT Hướng Hóa.
B. NỘI DUNG.
I. Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
Kỹ năng nghe là kỹ năng quan trọng đối với người học Tiếng Anh. Kỹ năng này giúp cho người học có khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin bằng Tiếng Anh. Ta thử hình dung trong một cuộc hội thoại mà người giao tiếp lại không hiểu đối phương nói gì, thì cuộc hội thoại đó sẽ không kéo dài và không mang lại kết quả như mong muốn. Vì thế học sinh không có được kỹ năng nghe thì đó sẽ là một khó khăn cho giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh theo phương pháp mới và theo đặc thù của bộ môn.
	Bên cạnh đó chúng ta còn phải chú trọng hơn đến đối tượng là các em học sinh dân tộc thiểu số. Khó khăn lớn đối với các em là phải học “hai thứ tiếng” cùng một lúc. Vì thế việc tìm ra một phương pháp thích hợp trong việc dạy nghe cho HS dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết.
II. Nội dung nghiên cứu.
	Để giúp học sinh dân tộc thiểu số nghe và hoàn thành được các bài tập luyện kỹ năng nghe. Giáo viên cần hướng cho HS tới chủ đề mà HS sắp nghe. Sau đây tôi xin nêu ra phương pháp dạy của mình đã nghiên cứu thông qua các hoạt động của một tiết nghe.
1. Hoạt động trước khi nghe.
Đây là hoạt động giúp học sinh xác định được mục tiêu cần nghe, hướng cho học sinh tập trung vào hoạt động một cách cụ thể hơn.
	Trong hoạt động này, giáo viên cung cấp cho HS một số lượng từ vựng cần thiết giúp học sinh dễ dàng hiểu được nội dung bài nghe. Đối với học sinh dân tộc thiểu số thì số lượng từ vựng có thể được tăng lên. 
Ví dụ: 
Thông thường giáo viên chỉ có thể dạy cho HS từ 5 đến 7 từ, nhưng trong trường hợp này giáo viên có thể dạy đến 10 từ.
Bên cạnh đó, trong hoạt động này giáo viên cần giúp HS tiếp cận với chủ đề của bài nghe, phân tích các bài tập trước khi nghe và đưa ra một số đáp án có thể. Giáo viên cũng có thể thay đổi các bài tập nghe sao cho phù hợp với trình độ của học sinh mình.
	Ví dụ từ các bài tập nghe.
a. Đối với bài tập nghe và sắp xếp các bức tranh. (Như bài tập 1 trang 16 sách Tiếng Anh lớp 10 cũ).
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhìn tranh và đoán nội dung chính của toàn bài nghe.
- Giáo viên giúp HS dịch các bức tranh đó thành các từ hoặc cụm từ tương ứng để mô tả các bức tranh về các hoạt động, người hoặc đồ vật xuất hiện trong tranh.
 Các bức tranh có thể được mô tả như sau:
a. drive a lady/ woman	b. have lunch	c. drive 2 chidren (a boy & a girl)
d. take a short rest	e. get up	c. drive an old man
b. Đối với dạng bài nghe chọn câu Đúng hoặc Sai. (True/False statements).
	- Cần yêu cầu học sinh đọc các câu và gạch chân các từ khoá trong mỗi câu.
Ví dụ: Listen and decide if the statements are True or False. 	
	1. In 1995 Sally joined Star Sport Club.
	2. There are five people in her family.
	3. She has a lot of freetime.
	4. She likes not only sports but also reading.
	5. She wants to be a writer.
c. Đối với các dạng bài nghe và điền từ vào ô trốnghoặc hoàn thành bảng cho sẵn (Listen and fill in the gaps or complete the table).
- Giáo viên cần yêu cầu học sinh xác định xem vị trí chỗ trống cần từ loại gì, thông tin gì? Có thể đoán được một số từ qua cấu trúc và nội dung của câu không?
Ví dụ: 
Listen and complete the sentences. (English 10 – Unit 11 – Listen)
	1. Cuc Phuong national park was officially openned in.............
	2. Cuc Phuong is located................................ Ha Noi.
	3. In 2002, nearly.......................visited Cuc Phuong.
	4. There are.........different species of flora and ..........species of fauna.
	5. Nguyen Hue’s army was stationed in Quen Voi before it made its...............on Thang Long.
* Thông tin cần chú ý khi nghe trong các câu trên là:
	1. Một con số về tháng, năm (1960).
	2. Một cụm trạng từ chỉ địa điểm ( 160 km south west of).
	3. Một cụm danh từ bao gồm một con số (100,000 visitors).
	4. Các con số ( 2,000 and 450).
	5. Một cụm danh từ (surprise attrack).
d. Đối với bài nghe và chọn câu trả lời đúng. (Listen and choose the best answer).
	- Với dạng bài nghe này, GV cần yêu cầu học sinh đọc kỹ các đáp án và phân biệt sự khác nhau giữa các đáp án.
Ví dụ: 
Listen and choose the best answer. (English 10 – Unit 11 – Listen).
1. Hoi An is located.....................kilometres south of Da Nang.
	a. 13	b. 30	c. 16
2. Hoi An is used to be an important trading centre............................ .
	a. in southeast Asia	b. in the 19th century	c. in the Far East
3. Hoi An is well-known for its old houses which are ........................ .
	a. small and thatched-roofed	b. narrow	c. small and tiled-roofed
4. The Japanese Cover Bridge was built................................ . 
	a. in 1855	b. in the 18th century	c. in 16th century
5. Tan Ky house was built as a............................................ .
	a. house for Chineses merchant
	b. meeting hall for the Cantonese Chinese
	c. house for Vietnamese merchant
- Bài này học sinh cần phân biệt sự khác nhau của các đáp án:
	Câu 1. Cách phát âm các con số, đặc biệt là số 13 và 30: thirteen and thirty.
	Câu 2. Phân biệt đáp án a và c: Southeast Asia and Far East
	Câu 3. Phân biệt 2 đáp án a và c: thatch-roofed and tiled-roofed.
	Câu 4. Phân biệt 2 đáp án b và c: 18th and 16th (eighteen and sixteen)
	Câu 5. Phân biệt đáp án a và c: Chinese and Vietnamese.
e. Đối với các bài nghe và trả lời câu hỏi. (Listen and answer the questions).
	- Với dạng bài tập này, cần yêu cầu học sinh đọc và phân tích câu hỏi để biết được các câu hỏi đó cần những thông tin gì?
Ví dụ: 
Listen and answer the questions. (English 10 – Unit 14 – Listen)
	1. What was Pele famous for as a football player.
	2. How many World Cups did he participate in?
	3. Where did he play football before he retire?
	4. What did Pele do after his retirement?
* Các thông tin cần chú ý khi nghe:
	1. Một cụm danh từ ( các từ chỉ khả năng trong môn bóng đá): his powerful kicking and controlling the ball.
	2. Một con số thông qua từ để hỏi “How many?”: three
	3. Tên một địa điểm: an American football club.
	4. Tên nghề nghiệp: international ambasador for the sport.
Qua phần chuẩn bị khá kỹ ở hoạt động trước khi nghe này, học sinh dễ dàng tiếp cận được với chủ đề nghe. Hơn thế nữa, học sinh có khả năng khoanh vùng những thông tin cần thiết khi nghe. Việc này sẽ giúp học sinh tránh việc nghe lan man, không xác định đúng thông tin cần thiết phục vụ cho việc trả lời câu hỏi của mình.
Đây là giai đoạn không thể thiếu trong mỗi bài luyện nghe và đóng vai trò rất quan trọng nhằm phát triển kỹ năng nghe cho học sinh. Tuy nhiên chỉ như vậy thôi chưa đủ. Tôi còn đặc biệt quan tâm tới các kỹ năng nhỏ ở hoạt động “Trong khi nghe” (While-listening).
Ở hoạt động này, tôi muốn học sinh khai thác triệt để khả năng nghe của mình, đặc biệt là tôi có thể phần nào cải thiện được lượng từ vựng và khả năng phát âm của học sinh.
Kỹ năng mà tôi muốn đề cập đến ở đây là cách nghe như thế nào? Tôi sẽ nêu ra ngay sau đây để chúng ta cùng thấy. Tôi sẽ thực hiện lần lượt cụ thể các bước ở hoạt động trong khi nghe.
2. Hoạt động trong khi nghe.
Ngoài các kỹ năng bắt buộc trong phương pháp dạy một bài nghe, tôi còn bổ sung thêm một số kỹ năng cần thiết để giúp học sinh vùng bản có thể nghe dễ dàng hơn.
	- Bật băng hai lần để học sinh nghe và làm bài tập theo yêu cầu.
	- Sau khi nghe xong yêu cầu học sinh đưa ra đáp án kèm theo lập luận của mình để chứng minh cho câu trả lời.
	- Tiếp theo, giáo viên bật lại băng lần cuối và lần này giáo viên cần bấm nút tạm dừng ở những từ hoặc cụm từ cần thiết cho câu trả lời để giúp học sinh kiểm tra lại câu trả lời.
Ví dụ: Listen and choose the best answer. (English 10 – Unit 11 – Listen).
1. Hoi An is located.....................kilometres south of Da Nang.
	a. 13	b. 30	c. 16
2. Hoi An is used to be an important trading centre............................ .
	a. in southeast Asia	b. in the 19th century	c. in the Far East
3. Hoi An is well-known for its old houses which are ........................ .
	a. small and thatched-roofed	b. narrow	c. small and tiled-roofed
4. The Japanese Cover Bridge was built................................ . 
	a. in 1855	b. in the 18th century	c. in 16th century
5. Tan Ky house was built as a............................................ .
	a. house for Chineses merchant
	b. meeting hall for the Cantonese Chinese
	c. house for Vietnamese merchant
- Ở bài nghe này, giáo viên cần nhấn nút tạm dừng (pause) chính xác ở những từ hoặc cụm từ sau:
	1. thirty (30)	2. Southeast Asia	3. tiled-roofed
	4. sixteenth (century)	5. Vietnamese (merchant)
	- Với kỹ năng này, yêu cầu giáo viên phải có kỹ xảo trong việc xử dụng nút tạm dừng (pause). Vì nếu giáo viên không sử dụng thành thạo nút này sẽ gây khó khăn hơn cho học sinh trong khi nghe.
	Trong quá trình bấm nút tạm dừng mà học sinh vẫn không thể có câu trả lời. Lúc này yêu cầu học sinh nghe cách phát âm của từ được bấm dừng và tập phát âm theo âm đó nhiều lần.
Ví dụ: 
Nghe và hoàn chỉnh đoạn hội thoại. (Listen and complete the dialogue) (English 10-Unit 2-Listen).
	A: Hoa. How do you like (1)................... .
	B: It’s (2)........ . The hotel is (3)........... and my room is (4)...............
	A: Are you (5)....................with your friends?
	B: (6)............... . I’m travelling (7).................... .
	A: Would you like to go somewhere (8)....................?
	B: That’s great.
Đáp án: 
1. it here	2. very nice	3. big 	4. comfortable
	5. travelling	6. no	7. alone	8. for a drink.
	- Học sinh có thể gặp khó khăn trong lúc nghe một số từ. Vì thế giáo viên có thể yêu cầu học sinh nghe cách phát âm của từ đó trong đoạn băng và nhẩm theo nhiều lần.
Ví dụ: 	3. big 	 /big/
	4. alone	 /ə'loun/
	Mục đích của kỹ năng này nhằm giúp học sinh nhớ lại những từ vựng mà học sinh dường như đã quên và có thể dễ dàng nhớ ra trong quá trình HS lặp lại nhiều lần cách phát âm của từ đó.
	Cuối cùng nếu học sinh vẫn chưa tìm ra câu trả lời thì giáo viên sẽ giúp học sinh viết các từ đó ra thông qua cách phát âm của chúng. Tức là yêu cầu học sinh đoán xem từ mà chúng phát âm có thể bao gồm những chữ cái nào. Chú ý yêu cầu học sinh phát âm chính xác âm đuôi.
Ví dụ: 	
Chỗ trống số 8. for a drink	[driηk]
	Học sinh có thể đoán được âm tiết trên sẽ bắt đầu bằng các chữ cái “dr” và nguyên âm “i”, âm đuôi /k/ và đoán được chữ cái “k”.
	Như vậy chúng ta có thể tìm ra từ qua cách phát âm của từ đó một cách đơn giản và hiệu quả. Với kỹ năng này, học sinh không những giải quyết được bài tập luyện nghe của mình mà còn nâng cao hiệu quả việc rèn luyện phát âm , đặc biệt là phát âm những âm đuôi, cũng như giúp học sinh tăng thêm lượng từ vựng của mình một cách đáng kể.
3. Hoạt động sau khi nghe. (Post-listening)
Phần này tôi thường củng cố cho học sinh nội dung chính của bài nghe và những điểm cần lưu ý trong bài. Và tôi đã tìm hiểu và áp dụng khá hiệu quả bằng cách cho học sinh nghe nhạc. 
Tôi cho học sinh nghe các ca khúc có liên quan đến chủ đề, chủ điểm hoặc có cấu trúc và từ vựng mà các em vừa mới được học. Hoặc chi đơn giản là chỉ cho học sinh những cấu trúc hay xuất hiện trong bài hát, hoặc những đoạn videos phù hợp với trình độ của các em. Với hoạt động chơi mà học này lại giúp học sinh nhớ khá lâu các cấu trúc cũng như từ vựng. Và quan trọng hơn hết các em sẽ không còn thấy sợ, thấy khó trong các tiết nghe nữa mà ngược lại các em sẽ cảm thấy thú vị khi tự mình nghe được một từ, cụm từ hoặc cấu trúc trong bài hát.
III. Kết quả thực hiện
Qua các tiết dạy tôi đã sử dụng phương pháp này và tôi nhận thấy nó thực sự hiệu quả, đặc biệt là đối tượng học sinh vùng bản. Qua điều tra, tôi thấy 80% học sinh đã cho rằng cách dạy mà tôi đã thực hiện phần nào đã giúp được học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Các em không còn thấy sợ và chán khi đến các tiết luyện nghe nữa. 
Đặc biệt là đối với phương pháp này, tôi áp dụng cho học sinh dân tộc Vân Kiều với mục đích giúp các em tiếp cận với bộ môn Tiếng Anh nói chung và kỹ năng nghe nói riêng. Và khi áp dụng phương pháp này tôi thấy tất cả học sinh dù yếu hay giỏi đều có thể tham gia trong hoạt động học tập. Các em cảm thấy tự tin hơn trong các tiết học nghe và trở nên sôi nổi hơn. Đó là điều mà tôi thấy thành công ở phương pháp này.
C. KẾT LUẬN.
Qua nhiều năm công tác tại trường trường THPT Hướng Hóa, tôi đã cố gắng tìm tòi và áp dụng khá nhiều phương pháp khác nhau nhằm tìm ra một phương pháp phù hợp và có hiệu quả đối với đối tượng học sinh của mình. Trong những phương pháp mà tôi áp dụng, cuối cung tôi đã tìm ra một phương pháp thích hợp để giúp các em học sinh phần nào vượt qua những rào cản khó khăn khi tiếp xúc với một ngôn ngữ mới và đặc biệt là khi rèn luyện kỹ năng nghe.Kỷ năng nghe nói cũng đường hướng giao tiếp trong chương học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng ngày nay.
Trên đây là toàn bộ phần trình bày trong đề tài nghiên cứu “Phương pháp dạy kỹ năng nghe môn tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT Hướng Hóa.”. Tôi hi vọng rằng với pần nghiên cứu nhỏ này, giáo viên sẽ phần nào giúp học sinh của mình tiếp thu bài học một cách có hiệu quả hơn.
* Để thực hiện đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng nghiệp và sự hợp tác của các em học sinh trường THPT Hướng Hóa. Trong thời gian ngắn nghiên cứu nên đề tài của tôi không tránh những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của chuyên môn và đồng nghiệp.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Hướng Hóa, ngày 10 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Giáo viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Thắng

File đính kèm:

  • docPHuoNG_PHaP_DaY_NGHE_19-20_7bd44cd5d4.doc
Sáng Kiến Liên Quan