Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm cho học sinh Lớp 3

2.1.1 Thuận lợi: - Học sinh đều là con em địa phương có truyền thống hiếu học, phần lớn các em ngoan, chăm chỉ, có ý thức học tập tốt.

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu Nhà trường, đề ra kế hoạch cụ thể cho từng tháng trong suốt năm học.

- Sự quan tâm tận tình từ phía phụ huynh học sinh.

- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội và giáo viên không chủ nhiệm trong công tác quản lý học sinh.

- Bản thân tôi là giáo viên có bề dày kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, luôn nhiệt tình, năng nổ, quan tâm giáo dục học sinh về mọi mặt.

.- Tập thể lớp đoàn kết, có ý thức giúp đỡ lẫn nhau.

2.1.2 Khó khăn:

- Mỗi học sinh được lớn lên trong mỗi hoàn cảnh gia đình khác nhau. Các em phần lớn là con em gia đình nông dân và công nhân và các nghề nghiệp khác.

- Địa bàn các em sinh sống vẫn có tệ nạn ma túy xảy ra nên ít nhiều cũng bị chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội xung quanh.

- Đa số do điều kiện cuộc sống nên phụ huynh có tâm lí “trăm sự nhờ cô” và ít có thời gian theo sát các em mỗi ngày để hướng dẫn uốn nắn các em ở nhà.

- Nhiều gia đình cũng do điều kiện công việc nên bố, mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà nên cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập.

- Có gia đình bố mẹ li dị, ly thân nên cuộc sống của các em không được ổn định làm ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, tâm lý của các em.

- Còn có nhiều học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

- Ngoài ra, một số phim ảnh mang tính chất bạo lực, văn hóa phẩm chất không lành mạnh, sự lôi cuốn của Game Online đã ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh làm cho một số em không những sa sút trong học tập mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng và tỏ ra kém hiểu biết về giá trị đạo đức, có hành vi, thái độ không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của người học sinh

- Hiện nay trên địa bàn trường đóng đã xuất hiện nhiều sân Pa-tanh, các quán Internet nên các em đã bị cuốn vào cuộc chơi một cách dễ dàng dễ dẫn đến sa sút, sao nhãng học hành, tinh thần, tâm lý bị xáo trộn.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uynh mua thêm sách tham khảo giải các bài tập khó cho các em, động viên các em tham gia các hội thi nhà trường cũng như ngành tổ chức.
- Bên cạnh các môn học, giáo viên chú ý đến việc rèn chữ viết, giữ gìn sách vở của các em, hàng tháng đánh giá xếp loại, khen thưởng để các em cùng nhau thi đua viết chữ đẹp.
- Với những học sinh có năng khiếu đánh cờ vua, bóng bàn, hát, vẽ.. tổ chức câu lạc bộ trong lớp cho các em tham gia chơi vào tiết sinh hoạt ngoại khóa, giờ ra chơi...nhằm phát huy tài năng của các em.
 Dù là đối tượng học sinh nào, giáo viên cũng cần lưu ý phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục toàn diện về mọi mặt cho các em.
2.2.2 Xây dựng nề nếp lớp học.
 Dựa vào tình hình của lớp, kế hoạch và biện pháp thực hiện cho cả năm học, tôi xây dựng kỷ cương, nề nếp của học sinh. Giao trách nhiệm cụ thể, rõ ràng tới từng học sinh, hội đồng tự quản của lớp. Tăng cường công tác tự quản học sinh, giúp các em có ý thức tự rèn luyện, tự học.
 Có quy định về lề lối học tập, rèn luyện quy định đúng giờ giấc, có sự theo dõi chặt chẽ của Hội đồng tự quản, tránh sự buông lỏng về nề nếp.
 Xây dựng một tập thể tự quản có nòng cốt là Chủ Tịch hội đồng tự quản có khả năng tự điều khiển các hoạt động của lớp. Tạo không khí tự rèn luyện, mạnh dạn, ý thức tự làm chủ ở mỗi học sinh.
 Để xây dựng tập thể vững mạnh tôi tổ chức cho hội đồng tự quản của lớp thật tốt bao gồm: Một chủ tịch hội đồng tự quản có nhiệm vụ phụ trách chung. Hai phó chủ tịch hội đồng tự quản gồm phó học tập và phó lao động. Ngoài ra tôi còn cho thành lập các ban như: Ban học tập, ban văn thể, ban đối ngoại, ban vệ sinh, ban thư viện. Phân nhóm cho từng học sinh và bầu ra nhóm trưởng cho từng nhóm.
+ Ví dụ: Nhiệm vụ của ban học tập là điều hành mọi hoạt động học tập của lớp. Cụ thể tự quản lớp ôn bài 15 phút đầu giờ, cuối buổi giúp đỡ bạn học yếu lõi các kĩ năng.
+ Nhiệm vụ của ban vệ sinh là chỉ đạo, điều hành trực nhật, vệ sinh chăm sóc bồn hoa cây cảnh...
+ Nhiệm vụ của ban văn nghệ theo dõi hoạt động của cả lớp, điều khiển văn nghệ của lớp, tổ chức ca múa hát.
+ Nhiệm vụ của ban thư viện mượn sách báo phục vụ cho việc học tập và thư giản.
+ Nhiệm vụ của nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm.
+ Nhiệm vụ của Đội cờ đỏ: theo dõi, kiểm tra đánh giá giữ gìn trật tự kỷ luật.
 Để làm được điều này tôi thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh cách kiểm tra, đánh giá, cách làm báo cáo vào tiết sinh hoạt ngày thứ sáu. Căn cứ vào báo cáo của các ban và sự theo dõi của bản thân  tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em và biết rõ hơn về hoạt động của tất cả các học sinh trong lớp.
 Cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động 
viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách  khắc phục. Sau mỗi đợt thi đua (Thi đua học tốt chào mừng ngày 20/10; chào mừng ngày 20/11; 22/12/; 3/2, 8/3... đều có tổng kết, rút kinh nghiệm. Khen thưởng động viên học sinh, 2 lần / 1 học kì .
- Tổ chức cho học sinh học tập nội quy trường, lớp.
- Xây dựng nề nếp và năng lực tự quản của học sinh.
2.2.3. Giáo dục những phẩm chất đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.
- Giáo dục cho các em những chuẩn mực đạo đức về hành vi, thái độ đối với bạn bè, thầy cô, bản thân mình. Ghi nhớ năm điều Bác Hồ dạy cho học sinh, học tập nội quy của nhà trường, của đội, của lớp. Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt cho các thành viên khác để học tập, phấn đấu.
 - Động viên, khuyến khích, tuyên dương kịp thời những học sinh có sự cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện.
- Kết hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Cụ thể: Đầu mỗi buổi học, trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt tập thể, buổi học ngoại khóa cũng như lồng ghép vào các tiết học chính khóa, tôi thường trao đổi, trò chuyện với học sinh, từ đó uốn lời ăn, tiếng nói và cử chỉ giao tiếp cho các em. Đồng thời hướng dẫn cho các em những kĩ năng cơ bản để các em tự phục vụ bản thân như: chải đầu, cột tóc, cắt móng tay, móng chân, đánh răng, rửa mặt. Hướng dẫn các em kĩ năng tham gia giao thông an toàn. Tổ chức các em thi tìm hiểu về an toàn giao thông, tổ chức các trò chơi để giáo dục an toàn giao thông cho các em, an toàn về sông nước... Ngoài ra tổ chức cho các em đóng vai trong các câu chuyện giao thông, đuối nước để từ đó các em có ý thức tốt trong việc tham gia giao thông, an toàn sông nước. 
 Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, ở các đơn vị trường khác nhau, học sinh của tôi luôn đảm bảo được an toàn trên đường đi học và cũng như ở nhà.
 Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công, tận tâm của người giáo viên hơn nữa. Trong một xã hội đang phát triển, mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã có nhiều tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Thường xuyên giáo dục các em tránh xa các tệ nạn xã hội, không để tệ nạn xã hội xâm nhập vào các em. Cụ thể: Phân tích tác hại của các tệ nạn xã hội để các em có định hướng tránh xa. 
 Giáo dục cho các em một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước các tệ nạn xã hội trước những kẻ xấu có khả năng xâm hại đến các em.
 Bồi dưỡng cho các em phương pháp tự học: Hướng dẫn các em xây dựng một thời gian biểu sinh hoạt . 
 Kết hợp với hoạt động Đội, Sao thường xuyên phát động thi đua cùng với các chủ đề khác nhau để học sinh rèn luyện học sinh như: “Em làm kế hoạch nhỏ”, “Em làm công tác đền ơn đáp nghĩa’’, “ Đàn gà khăn quàng đỏ”, “Áo ấm đến trường”, “Tổ chức sinh hoạt dưới cờ ”... Từ đó giáo dục truyền thống hào hùng của dân tộc ta một cách sâu rộng đến từng em. Để các em noi gương học tập và rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
2.2.4. Chỉ đạo việc học tập của học sinh nhằm phát triển tư duy và trí tuệ .
 Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh. Thành tích học tập của các em là thước đo của quá trình rèn luyện, phấn đấu. Do đó tôi đã xây dựng động cơ hoạt động đúng đắn, hướng dẫn phương pháp học tập, thường xuyên phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng thêm cho học sinh giỏi.
 Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo phương pháp VNen; lớp học tự quản dưới sự điều hành của hội đồng tự quản; nhóm trưởng điều hành mọi hoạt động học tập của nhóm mình, thảo luận, chia sẻ kết quả, đánh giá nhận xét lẫn nhau. Giáo viên quan sát; giúp đỡ đối với các nhóm gặp khó khăn vướng mắc, để trợ giúp kịp thời. Từ đó, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của các em.
 Hội đồng tự quản thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo lịch hoạt động như: văn nghệ, đọc sách, kể chuyện, truy bài, rèn chữ, rèn đọc. Sau đó họp ban thi đua rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh các hoạt động phù hợp với năng lực chung. Từ đó, phong trào tự học, tự quản ngày càng phát triển tốt. Giúp các em phát huy hết phẩm chất, năng lực, sự ham muốn học hỏi; đồng thời kích thích được sự thi đua của các em bằng thành tích trong sổ “ việc tốt” của lớp. Ý thức, trách nhiệm của các em ngày càng cao. Thường xuyên động viên, nhắc nhở học sinh tích cực cố gắng trong học tập cũng như đến lớp phải có đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở.
 Hướng dẫn các em chuẩn bị bài chu đáo, khi cô giáo giảng bài phải chú ý nghe giảng không nói chuyện riêng. Xây dựng phong trào thi đua trong học tập như phong trào “đôi bạn cùng tiến”, “Bông hoa điểm tốt tặng cô”, thi đua giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm này với nhóm kia. 
 Những phong trào thi đua học tập vừa nêu các em rất hào hứng tham gia. Thường xuyên lấy gương những em học tốt, chữ đẹp, những em có ý thức vươn lên trong học tập để khen ngợi, từ đó những em khác noi theo. Đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những em chưa cố gắng trong học tập, phân công học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu. Đặc biệt tôi thường xuyên kiểm tra, đánh giá một cách khách quan để nắm bắt tình hình và điều chỉnh ngay kế hoạch chỉ đạo việc học của học sinh được tốt hơn.
2.2.5 Giáo dục lao động xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp. 
 Lứa tuổi các em chưa yêu cầu ở mức độ công việc nặng. Bước đầu giáo viên giúp các em làm quen với những buổi trực nhật, vệ sinh, chăm sóc hoa và đặc biệt là chú trọng vệ sinh cá nhân hằng ngày.
 Lên lịch trực nhật cho từng tổ rõ ràng, cụ thể. Hướng dẫn ban vệ sinh môi trường điều khiển, quản lý việc trực nhật của các tổ viên.
 Cuối tuần có đánh gia, tuyên dương tổ, cá nhân có ý thức trực nhật tốt. Kết quả các em rất thích công việc trực nhật, chăm sóc hoa, vệ sinh trường lớp sạch, đẹp.
2.2.6. Tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực bảo vệ sức khoẻ.
 Thông qua những tiết học thể dục tôi luôn cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện thể dục thể thao.
 Tổ chức cho các em tập luyện các động tác thể dục trong chương trình và tập múa các bài hát của Đội. Nhìn chung các em rất hào hứng.
 Tổ chức cho các em tham gia các trò chơi dân gian, qua đó nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp mang bản sắc văn hóa của địa phương; đất nước.
 Luôn tạo không khí vui tươi thoải mái trong các tiết học bằng các trò chơi mà các em yêu thích.
2.2.7. Công tác Đội Thiếu niên Tiền phong và Sao nhi đồng.
 Bao giờ tôi cũng xem mình là một người chị phụ trách Đội - Sao để chỉ đạo các hoạt động trong lớp một cách thường xuyên nhịp nhàng.
Ví dụ: Trong các buổi sinh hoạt Sao, tôi luôn luôn kết hợp với giáo viên tổng phụ trách Đội để nắm bắt chủ đề, chủ điểm hoạt động nhằm hướng dẫn lớp mình xây dựng, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua.
 Tham mưu chặt chẽ với Ban chỉ huy Liên đội kết nạp Sao nhi đồng có thành tích cao trong học tập, lao động vào Đội.
 Triển khai kịp thời các phong trào, hoạt động của trường, Đội cho học sinh của lớp mình như: phong trào mua tăm tre cho hội người mù , ủng hộ bạn nghèo, văn nghệ, “đàn gà khăn quàng đỏ”, “áo ấm đến trường”.
 Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng địa phương. 
 Trong các buổi sinh hoạt để xây dựng ý thức tự quản, tính mạnh dạn tựn tin cho học sinh bao giờ tôi cũng để mình điều khiển, hướng dẫn còn các em tự tổ chức các hoạt động bằng năng lực, sự sáng tạo của mình. Nề nếp sinh hoạt đầu giờ, giữa buổi các em đều nắm bắt rõ và thực hiện tốt.
 Đặc biệt, việc bố trí đội sao đỏ hoạt động theo dõi hằng ngày khá đều tay. Các sao trưởng có ý thức chăm lo đến chất lượng, kết quả của sao mình. Để động viên khích lệ các em tôi thường tuyên dương, khen ngợi những sao, những cá nhân tham gia tốt các hoạt động của Đội - Sao nên các em rất thích hoạt động này.
2.2.8. Công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh.
 Tôi thấy gia đình ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ về mọi mặt. Do đó tôi thường xuyên gặp gỡ phụ huynh hoặc trao đổi cùng phụ huynh thông qua các buổi họp, thông qua phiếu liên lạc, điện thoại, mạng internet... để các bậc phụ huynh hiểu rõ mục đích nội dung giáo dục. Trong quá trình trao đổi bao giờ tôi cũng giúp các bậc phụ huynh nắm chắc những ưu điểm, nhược điểm của con em, động viên cha mẹ quan tâm đến con mình. Hơn nữa để tạo mối quan hệ khăng khít thường xuyên giữ nhà trường và phụ huynh ngay từ buổi họp phụ huynh đầu tiên bầu ra Ban chấp hành hội phụ huynh lớp để các bậc cha mẹ truyền đạt lại những kế hoạch chung của trường, lớp nhằm giúp các bậc phụ huynh khác hiểu rõ hơn về công tác xã hội hóa giáo dục. 
2.2.9. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp.
 Trong giờ sinh hoạt lớp, cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cá nhân tự nhận xét lẫn nhau, các nhóm trưởng nhận xét ; hội đồng tự quản nhận xét. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em, ... Qua đó, giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cũng trong tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể. Giáo viên nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, giáo viên cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch , từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. 
 Ví dụ: Học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy:
 “ Đoàn. kết tốt- kỉ luật tốt”.Học sinh đã đưa ra một số hoạt động như sau: Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Không gây gổ, đánh nhau; Không nói chuyện trong giờ học; Thực hiện tốt các nội quy của trường; Thân ái với mọi người; Tự giữ trật tự khi không có cô hoặc cô có khách. 
 Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt lớp, giáo viên lồng ghép một số hoạt động giáo dục về quyền trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, rèn các kĩ năng sống , tìm hiểu về lịch sử, ... nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo.GV đưa ra một số nội quy lớp học : Đi học đúng giờ; Xếp hàng nhanh; Chú ý nghe giảng; Làm bài nhanh, cẩn thận; Giúp đỡ mọi người; Lễ phép, vâng lời; Giữ trật tự, kỉ luật. Ngoài ra, trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên cũng lồng ghép giáo dục, rèn luyện học sinh một số hành vi đạo đức.
 2.3 Hiệu quả của sáng kiến, giải pháp:
 Qua c¸c viÖc lµm trªn, trong thêi gian võa qua t«i ®· gÆt h¸i ®­îc mét sè kÕt qu¶ t­¬ng ®èi trong công tác chủ nhiệm lớp. C¸c em đếu chăm ngoan, học tập tốt m¹nh d¹n, tù tin h¬n trong giao tiếp, biết chia sẽ niềm vui, nỗi buồn cho nhau, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Kết quả học tập cũng như rèn luyện đạo đức của học sinh lớp tôi chủ nhiệm đạt kết quả cao. 
* Kết quả cụ thể đạt được cuối năm học:
 + Về số lượng: Giữ vững 28/28 đạt 100% 
+ Các môn học và hoạt động giáo dục:
Đánh giá định kì
Điểm 9 – 10
Điểm 7- 8
Điểm 5 - 6
Ghi chú
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
Tiếng Việt
24
85,7
4
14,3
0
/
Toán
20
71,4
6
21,4
2
7,2
Tiếng Anh
11
39,3
11
39,3
6
21,4
Tin học
18
64,3
9
32,1
1
3,6
Đánh giá thường xuyên
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Ghi chú
SL
%
SL
%
Tiếng Việt
28
100
/
/
Toán
28
100
/
/
TNXH
28
100
/
/
Đạo đức
28
100
/
/
Âm nhạc
28
100
/
/
Mĩ thuật
28
100
/
/
Kĩ thuật
28
100
/
/
Thể dục
28
100
/
/
Tiếng Anh
28
100
/
/
Tin học
28
100
/
/
Đánh giá thường xuyên
Đạt
Chưa đạt
Ghi chú
SL
%
SL
%
 Phẩm chất
28
100
0
0
Năng lực
28
100
0
0
Hoàn thành chương trình lớp học và được lên lớp: 28/28 em chiếm tỷ lệ 100%.
* Kết quả hội thi :
+ Môn cờ vua: Có 1em giải Nhất cấp huyện, tham dự thi cấp Tỉnh đạt Huy chương vàng.
+ Hội thi chúng em kể chuyện Bác Hồ: Có 1em đạt giải khuyến khích cấp huyện
+ Tập thể lớp đạt giải nhất ngày hội viết chữ đẹp cấp trường.
+ Hưởng ứng đầy đủ các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, mua tăm tre cho hội người mù , ủng hộ sách vở cho học sinh nghèo, “đàn gà khăn quàng đỏ”, “áo ấm đến trường 
- 100% học sinh thực hiện tốt về an toàn giao thông; an toàn sông nước; an toàn trật tự trường học.....
- Các phong trào hoạt động khác lớp tham gia rất tích cực và Ban giám hiệu và thầy tổng phụ trách Đội tuyên dương .
* Về xếp loại thi đua lớp:
- Lớp đạt chuẩn Vở sạch chữ đẹp ( 26/ 28 em - Đạt 92.9% )
- Tập thể lớp đạt Tiên tiến xuất sắc.
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp.
Qua việc thực hiện công tác chủ nhiệm tại lớp 3B ở trường Tiểu học tôi đang công tác, tôi nhận thấy rằng làm một người giáo viên chủ nhiệm lớp, chúng ta phải phát huy được vị trí, chức năng của mình trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực sư phạm, có lòng nhiệt tình và khéo léo trong ứng xử cũng như trong việc xây dựng lớp vững mạnh toàn diện.
Mặt khác, bản thân tôi nhận thấy rằng công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp rất phong phú và phức tạp, đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, vượt khó trong mọi hoàn cảnh.
 Hơn nữa trong giáo dục học sinh tiểu học, người giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo, khéo léo sử dụng nhiều biện pháp mới đưa lại hiệu quả cao. Quan trọng nhất là lấy tình cảm để giáo dục học sinh và biện pháp “Nêu gương người tốt, việc tốt” ở xung quanh trong tập thể là chính. 
 Tuy nhiên để giáo dục học sinh có hiệu quả giáo viên phải gương mẫu trong mọi lĩnh vực, có uy tín với các đồng nghiệp phụ huynh học sinh về tư cách, đạo đức, tác phong, đồng thời phải có nghệ thuật giáo dục học sinh đạt kết quả cao. Bên cạnh đó người giáo viên phải không ngừng học hỏi những biết kinh nghiệm của người đi trước và bằng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, vận dụng những hiểu , cùng với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, của giáo viên tổng phụ trách Đội và sự cố gắng vươn lên của tất cả các em học sinh. Với việc áp dụng những biện pháp trên năm học 2014- 2015 lớp 3B do tôi chủ nhiệm đạt được những kết quả đáng phấn khởi. 
 Tõ thùc tiÔn ®· lµm vµ kÕt qu¶ ®¹t ®­îc trong n¨m häc võa qua, t«i nhËn thÊy r»ng ®Ó lµm tèt n©ng cao hiÖu qu¶ công tác chủ nhiệm lớp mỗi một giáo viên chủ nhiệm lớp cÇn thùc hiÖn tèt mét sè biÖn ph¸p sau: 
Một là: Bước vào đầu năm học phải xây dựng công tác chủ nhiệm lớp gắn với kế hoạch dạy học thông qua khảo sát đối tượng học sinh.
Hai là: Xây dựng nề nếp lớp học có ý thức tốt về mọi mặt hoạt động.
Ba là: Giáo dục những phẩm chất đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh thông qua nhiều hoạt động giáo dục thiết thực có hiệu quả.
Bốn là: Chỉ đạo việc học tập của học sinh nhằm phát triển tư duy và trí tuệ bằng cách thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình dạy học V	Nen.
Năm là: Giáo dục lao động xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp tạo ra môi trường lành mạnh. 
Sáu là: Tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực bảo vệ sức khoẻ.
Bảy là: Phối kết hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong và Sao nhi đồng nhằm giáo dục kĩ năng sống và sân chơi bổ ích cho các em.
Tám là: Công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh tạo ra mối quan hệ bền chặt trong quá trình quản lý, giáo dục con em.
Chín là: Thực hiện tốt tiết sinh hoạt chủ nhiêm lớp sau mỗi tuần để nhận xét những việc làm được, chưa làm được của lớp, đồng thời động viên khen thưởng đối với những học sinh thực hiện tốt về học tập, phẩm chất, năng lực của các em đó cho các bạn khác noi theo.
 Với sáng kiến này, tôi đã đóng góp những kinh nghiệm của mình vào trong kho tàng công tác chủ nhiệm lớp đạt được kết quả thành công. 
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
 Để tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm tôi mạnh dạn đề xuất:
+ Đối với giáo viên: 
- Tuyên truyền và vận động phụ huynh không coi việc giáo dục con em mình là việc làm chỉ của giáo viên chủ nhiệm.
+ Đối với Ban giám hiệu nhà trường: 
- Tham mưu đắc lực hơn nữa với lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo các lực lượng tham gia tốt công tác giáo dục trên địa bàn.
- Có hình thức khen thưởng các giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm động viên khuyến khích.
 +Đối với phòng giáo dục: Triển khai chuyên đề về công tác chủ nhiệm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
 Tóm lại: Xã hội càng phát triển, người ta càng quan tâm cũng như đòi hỏi nhiều ở giáo dục. Trong đó giáo dục tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng. Tiểu học là cấp học nền tảng. Đây là cái ngưỡng vô cùng quan trọng trong cuộc sống của trẻ suốt cuộc đời của một con người. Chính vì thế người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người có vị trí quan trọng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình. Thầy cô làm chủ nhiệm lớp đòi hỏi phải có tâm và có tài. Người giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, trọng tài phân minh. Thành công của giáo viên là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể đoàn kết, gắn bó.
 Trên đây là một kinh nghiệm mà tôi đã thử nghiệm thành công tại đơn vị để góp phần nâng cao công tác chủ nhiệm lớp. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc
Sáng Kiến Liên Quan