Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
Giáo dục hướng nghiệp với bản chất là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh phổ thông có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn về nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đạt được mục tiêu đó. Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của tường học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần.
Hiện nay, do sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường, hầu hết mọi nghề trong xã hội đều thay đổi và có nhiều nghề mới xuất hiện, muốn chọn một nghề không còn đơn giản như trước đây mà cần phải tìm hiểu kỹ những yêu cầu về năng lực, tính cách, trình độ học vấn mà nghề đòi hỏi và phải đối chiếu với khả năng của mình xem có phù hợp hay không, muốn vậy trước khi chọn ta phải định hướng nghề. Chọn cho mình một nghề cũng có nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn nghề sai lầm dẫn đến mất thời gian và tốn kém kinh phí.
Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh nói chung và học sinh trung học phổ thông (THPT) nói riêng đang được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm. Nghị quyết TW8 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục – đào tạo nhấn mạnh việc: “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”, “đảm bảo cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng phân luồng mạnh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”.
Điều 3 của Chỉ thị số 33-2003/CT – BGD & ĐT ngày 23/7/2003 cũng đã chỉ rõ “Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường THCS, THPT và trung tâm KTTH, theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD &ĐT, giúp học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp hiểu về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực bản thân, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề hoặc lựa chọn trường học, ngành học phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu của xây dựng đất nước”.
o viên trong nhà trường. Tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường. Xác định mục tiêu, động cơ học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức đối với học sinh. Các thầy cô cũng phải luôn cập nhật thông tin thông qua các nguồn như sách báo, mạng internet, đài phát thanh, truyền hình... trong bài giảng. Về phía học sinh, việc nâng cao nhận thức của học sinh về GDHN chính là tác động sao cho để các em hiểu và xác định được một tâm thế chuẩn bị sẵn sàng đi vào lao động sản xuất, các em được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội và hình thành được những biểu tượng đúng đắn về các nghề cần phát triển. Sau đó, các em phải hình thành được hứng thú đối với nghề nghiệp, trên cơ sở hứng thú đó hình thành năng lực tương ứng đối với nghề. Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải giáo dục cho các em thái độ với lao động. Việc nâng cao nhận thức cho học sinh có thể nằm ở chính tinh thần yêu lao động, thái độ nghiêm túc đối với công việc, niềm đam mê học hỏi, tìm tòi sáng tạo của thầy cô đối với ngành nghề sẽ là những ấn tượng về nghề nghiệp không bao giờ phai đối với học sinh. 3.2.2. Thành lập bộ phận tư vấn hướng nghiệp Hiện nay, Trung tâm có giáo viên Tâm lý giáo dục, đây là điều kiện cơ hội tốt để thành lập bộ phận tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Ngoài ra cần huy động sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên kỹ thuật – những người có những hiểu biết nhất định về tâm lý giáo dục, có năng lực giao tiếp với học sinh và phụ huynh học sinh, các cựu học sinh hoặc phụ huynh học sinh am hiểu về nghề. Cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên tư vấn nghề nghiệp tham gia tích cực vào hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Tổ chức công tác viên TVHN thu hút từ các trường THCN, TCN, các trường Cao đẳng, đại học, các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sản xuất.... Việc tư vấn hướng nghiệp cần đảm bảo Quy trình hướng nghiệp gồm 3 bước: Bước 1: Là bước đầu tiên, quan trọng nhất cần làm trong hướng nghiệp là giúp cho học sinh trả lời được câu hỏi: Em là ai? trên cơ sở hướng dẫn học sinh khám phá bản thân qua những bài tập suy ngẫm, các bài trắc nghiệm và tư vấn cá nhân. Bước 2: Giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Em đang đi về đâu? trên cơ sở hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua các bài tập tìm hiểu nghề, qua trải nghiệm, qua các trang web, qua làm các bài tập phỏng vấn nghề nghiệp và qua tư vấn cá nhân. Bước 3: Giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Làm sao để đi đến nơi em muốn tới? trên cơ sở hướng dẫn, hỗ trợ học sinh lập kế hoạch nghề nghiệp để theo đó thực hiện nhằm đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Quy trình hướng nghiệp có thể được lặp đi lặp lại trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời mỗi người. Đặc điểm của quy trình hướng nghiệp là bước 1, bước 2 và bước 3 có ảnh hưởng, tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Kết quả thực hiện bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau. Ngược lại, kết quả thực hiện bước sau có thể giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá lại kết quả thực hiện bước đã thực hiện trước đó để có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, sau khi lập kế hoạch nghề nghiệp (bước 3), học sinh có thể nhận ra mình chưa hiểu rõ về thị trường tuyển dụng lao động (bước 2) hoặc nhận ra mình chưa hiểu rõ về bản thân (bước 1). Trong trường hợp này, học sinh có thể quay trở lại thực hiện bước 2 hoặc bước 1 trước khi hoàn tất bước 3. Các em cần lưu ý tránh sự ảnh hưởng có thể của các yếu tố định kiến và khuôn mẫu giới khi thực hiện 3 bước trong quy trình lập kế hoạch của bản thân. Bản thân tôi, trong quá trình thực hiện tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, việc đầu tiên là cho học sinh thực hiện trắc nghiệm sở thích và khả năng theo lý thuyết mật mã Holland để biết xem học sinh thuộc nhóm tính cách nào? Và nghề nghiệp nào là phù hợp với đặc điểm tính cách đó. Theo học thuyết Holand thì có những nhóm đặc điểm tính cách như: Học sinh thuộc nhóm kĩ thuật thì: Đặc điểm: Những người ở nhóm kĩ thuật có sở thích và khả năng khám phá, sử dụng máy móc, làm những công việc sử dụng thao tác tay chân như các ngành nghề thuộc về cơ khí, ô tô, điện, tin học hoặc các ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo của tay chân như thể thao, nấu nướng, chăm sóc cây xanh, thủ công mĩ nghệ... Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu: Thực tế - Cụ thể (Thể lực tốt suy nghĩ thực tế; Tư duy, trí nhớ tốt; Say mê, nghiêm túc thực hiện các qui trình kĩ thuật; Sáng tạo, khéo tay, tỉ mỉ; Có năng lực chú ý tốt; Thị lực tốt; Trí tưởng tượng không gian tốt; Phản ứng cảm giác/ vận động nhanh, chính xác; Chịu đựng trạng thái căng thẳng; Kiên trì, nhạy cảm; Khí chất thần kinh ổn định. Môi trường làm việc tương ứng: Các công việc liên quan đến điều khiển máy móc, đồ vật hoặc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng; Làm việc ngoài trời, đòi hỏi sự khéo léo chân tay khi sử dụng các công cụ, máy móc hoặc trong hoạt động thể thao. Nghề phù hợp điển hình: Trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, điện - điện tử, cơ khí, điều khiển, sử dụng, sửa chữa máy móc, các nghề thủ công mĩ nghệ, vận động viên, huấn luyện viên, cảnh sát, cứu hoả Các ngành nghề đào tạo: Vận hành máy, chế tạo máy, cơ khí ứng dụng, tự động, bảo trì và sửa chữa ô tô, thiết bị điện, lắp đặt điện, bảo hành, sửa chữa điện - điện tử, tin học, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, mộc dân dụng, mộc mĩ nghệ, thể thao, nấu ăn, làm vườn và chăm sóc cây xanh, thêu nghệ thuật, đan, móc, làm hoa, cắm hoa, điêu khắc, nhân viên kĩ thuật phòng thí nghiệm, tài xế, lái tàu, công nghệ thông tin, nấu ăn, quản lí cảnh quan và môi trường, trồng hoa, cây cảnh, may dân dụng, may công nghiệp, làm vườn, nuôi trồng thủy sảnHọc sinh của Trung tâm GDTX tỉnh chủ yếu thuộc về nhóm này. Có một số em thuộc về nhóm Nghệ thuật: Đặc điểm: Những người ở nhóm nghệ thuật rất thích và có khả năng làm việc thiên về tính chất nghệ thuật như viết văn, bình thơ, vẽ, thiết kế mĩ thuật, đạo diễn, nghệ sĩ.Đây là dạng nghề đang phát triển mạnh theo nhu cầu xã hội. Cùng trong nhóm này là các nhà văn, các biên kịch, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, Khả năng của người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu: Sáng tạo - Tự do (Sáng tạo, linh hoạt và thông minh; Kiên trì, nhạy cảm; Tinh thần phục vụ tự nguyện; Có tính tưởng tượng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể; Có khả năng sống thích ứng; Diễn tả ngôn từ lịch sự, rõ ràng; Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, chính trị. Môi trường làm việc tương ứng: Sáng tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, thủ công mĩ nghệ; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, dẫn chương trình. Nghề phù hợp điển hình: Sáng tác văn học, thơ ca, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn (nhạc, kịch, hát múa..), hoạ sĩ, nhạc sĩ, điêu khắc, thiết kế thời trang, thiết kế quảng cáo, giảng viên văn học Các ngành nghề đào tạo: Viết văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên (điện ảnh, kịch, chèo, cải lương, tuồng) thợ thủ công mĩ nghệ (chạm khắc gỗ, thêu tranh, làm đồ gốm sứ, chạm bạc), nhà báo, bình luận viên, dẫn chương trình, người mẫu, nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ, đạo diễn, chuyên viên trang điểm, thiết kế thời trang, thiết kế quảng cáo 3.2.3. Tổ chức tư vấn cho học sinh theo nhóm nhỏ Như đã phân tích ở phần thực trạng, việc giáo dục hướng nghiệp ở Trung tâm GDTX tỉnh mới chỉ làm ở cấp lớp, cấp trường nên ý nghĩa của việc giáo dục hướng nghiệp mới chung chung chứ chưa cụ thể ở mỗi học sinh. Việc tư vấn nhóm nhỏ sẽ khắc phục được thực trạng đó. Tư vấn theo nhóm nhỏ sẽ giúp: Nâng cao kiến thức hướng nghiệp và kiến thức tuyển sinh; Tạo nhu cầu tìm hiểu về hướng nghiệp cho học sinh; Tạo cơ hội để nhà trường phối hợp với Hội cha mẹ học sinh và/hoặc các doanh nghiệp để giúp nâng cao kiến thức hướng nghiệp cho học sinh. Việc tư vấn cho học sinh theo nhóm nhỏ thuận lợi hơn so với buổi tư vấn quy mô toàn trường do số lượng học sinh ít hơn, hơn nữa những học sinh trong cùng một nhóm được học cùng một chương trình, cùng lứa tuổi nên có nhận thức và những vấn đề quan tâm tương tự nhau. Sau khi đã thống nhất mục đích, nội dung và kế hoạch tư vấn, GVCN và các tư vấn viên hướng dẫn học sinh làm phiếu trắc nghiệm sở thích và khả năng nghề nghiệp theo mật mã Holland và điền vào phiếu khảo sát. Kết quả trắc nghiệm sẽ giúp học sinh xác định được nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân để từ đó xác định nhóm trường hay loại ngành nghề có thể học hay đi làm sau khi tốt nghiệp. Buổi tư vấn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức theo tiến trình như sau: STT Nội dung Người phụ trách Ghi chú 1 Khai mạc và giới thiệu ngắn gọn về mục tiêu của buổi tư vấn (15’) Phòng Dạy văn hóa 2 Giới thiệu Mô hình lập kế hoạch nghề và Mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp (20’) Người tư vấn 3 Lí thuyết Mật mã Holland (15’) Chia học sinh theo các nhóm sở thích (20’) Người tư vấn 4 Liên kết mô hình lập kế hoạch nghề, Mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp, và Lí thuyết Mật mã Holland với mô hình Lí thuyết hệ thống (15’) Người tư vấn 5 Chia học sinh vào các nhóm khả năng và kết quả học tập. Chú ý chỉ nêu tên nhóm, không nêu khả năng và kết quả học tập. Thảo luận với học sinh (20’) Người tư vấn 6 Trả lời câu hỏi đã thu thập trước hay câu hỏi trực tiếp Giao lưu, kể chuyện, chia sẻ kinh nghiệm từ các học sinh khác trong quá khứ (40’) Người tư vấn 7 Kết thúc: Chia tay và phát bản tóm tắt nội dung; Cho thông tin liên lạc sau buổi tư vấn nếu có thể (5’) Người tư vấn Mô hình Lí thuyết cây nghề nghiệp thuộc về phần “tìm hiểu bản thân” trong 3 bước tìm hiểu của mô hình lập kế họach nghề. Theo lí thuyếr “Cây nghề nghiệp”, ai trong chúng ta cũng muốn có một công việc ổn định, lương cao, môi trường làm việc tốt, được nhiều người tôn trọng, ví trị công tác cao, cơ hội thăng tiến tốt, v.v Tất cả những mong muốn trên là mong muốn chính đáng của mỗi người và đó chính là “trái ngọt” trong lí thuyết cây nghề nghiệp. Để có được những “trái ngọt” trong nghề nghiệp, việc chọn hướng học, ngành học và chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính, và giá trị nghề nghiệp của một người rất quan trọng. Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp chính là phần “rễ” của lí thuyết cây nghề nghiệp và cũng là những cơ sở khoa học để dựa vào đó, các em có định hướng đúng đắn trong việc ra quyết định chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề tương lai cho phù hợp. Chúng ta cần nhận thức được rằng thực tế quá trình hình thành và phát triển của 4 yếu tố: sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp ở mỗi người đều có thể chịu tác động của khuôn mẫu và định kiến về giới. Nhiều người chọn ngành hợp với “rễ” và chọn ngành không theo “rễ” của cây nghề nghiệp. Chọn hướng học, chọn nghề có cơ sở khoa học là chọn hướng học, chọn nghề theo “rễ”, tức là chọn nghề dựa vào khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp và một số yếu tố khác như thể lực, sức khỏe của bản thân. Nói cách khác, cơ sở khoa học của việc chọn hướng học, chọn nghề chính là những hiểu biết về bản thân của mỗi người. Đây là phần cơ bản nhất trong việc chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề tương lai. Nếu mỗi chúng ta biết chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề phù hợp với bản thân thì chúng ta sẽ có được những thành quả mà chúng ta mong muốn như cơ hội việc làm tốt, cơ hội thăng tiến cao, lương cao, công việc ổn định, được nhiều người tôn trọng, v.v Ngược lại, nếu ai đó chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề không phù hợp với bản thân thì rất khó để có những thành quả tốt trong con đường nghề nghiệp sau này vì người đó sẽ thiếu sự yêu thích đối với công việc, thiếu động lực để học và làm tốt, và thiếu cả những khả năng để phát triển trong học tập và nghề nghiệp. Hơn nữa, người đó khó mà có được sự tự tin trong học tập, trong chuyên môn vì học hay làm việc trái với năng khiếu tự nhiên của bản thân. Ngay từ khi còn học phổ thông, Hoa là học sinh nữ có khả năng học môn Toán nổi trội, có cá tính ngăn nắp, hay để ý tới các chi tiết nhỏ, thích làm việc với con số hơn làm việc với con người,và thích kiểm soát tiền bạc. Vì vậy, Hoa tự nhận thấy mình rất phù hợp với nghề kế toán. Trong lúc Hoa đang học nghề kế toán thì đã phát hiện ra mình rất thích hợp với ngành Ngân hàng, nên khi ra trường Hoa đã xin vào làm việc tại một Ngân hàng ở tỉnh nhà. Sau một thời gian làm việc, Hoa đã rất thành công trong công việc, được thăng chức, lên lương, và có một đời sống khá thoái mái. Đây là trường hợp chọn nghề hợp với “rễ”. Lí thuyết hệ thống thuộc về phần tìm hiểu những tác động/ảnh hưởng trong 3 bước tìm hiểu của mô hình lập kế họach nghề. Theo lí thuyết hệ thống, trước tiên mỗi học sinh cần hiểu rõ mình là ai, từ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp, giới tính đến quan điểm, niềm tin của mình. Lí thuyết hệ thống nhấn mạnh rằng, mỗi người chúng ta không sống riêng lẻ một mình mà sống trong một hệ thống, và chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi những yếu tố chủ quan bên trong như sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp và các yếu tố khách quan bên ngoài, bao gồm: Gia đình, bạn bè, cộng đồng, quốc gia, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, hệ thống giáo dục và nhiều yếu tố khác nữa. Trong đó, tác động có ảnh hưởng trực tiếp tới việc chọn hướng học, chọn nghề của các em chính là truyền thống nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và yếu tố kinh tế - xã hội ở nơi các em đang sinh sống. Ngoài ra định kiến giới cũng có thể ảnh hưởng tới việc chọn ngành học, chọn nghề của các em. Việc các em hiểu rõ vai trò của mình trong hệ thống và những ảnh hưởng từ bên ngoài đến chính bản thân các em sẽ giúp các em đưa ra quyết định thực tế, giảm những mâu thuẫn bên trong nội tâm và tìm ra những giải pháp có thể giúp các em thỏa mãn những trách nhiệm chung cũng như sở thích riêng. Học sinh lớn lên ở vùng nông thôn Bắc Bộ sẽ có những điều kiện sống khác với những em lớn lên ở đô thị miền Nam, dẫn đến quyết định chọn hướng học, chọn nghề sẽ khác nhau. Hoặc, một số em sinh ra tại Việt Nam, nhưng theo cha mẹ sống ở nhiều quốc gia khác nhau vì tính chất công việc của cha mẹ, em sẽ có quan điểm sống khác với những em sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Điều này sẽ dẫn đến quyết định chọn hướng học, chọn nghề nghiệp tương lai khác nhau; 3.2.4. Tổ chức tốt các hoạt động khởi nghiệp, lớp dạy nghề cho học sinh Ở nước ta, những năm qua sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường không có việc làm chiếm một con số không nhỏ. Đứng trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có nhiều giải pháp tích cực để giải quyết vấn đề này, trong đó giải pháp trước hết là các nhà trường phổ thông là tốt công tác tư vấn hướng nghiệp nghề cho học sinh. Điều này giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, đáp ứng thị trường lao động. Cùng với việc tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh, Bộ GD&ĐT đã triển khai chương trình Giáo dục khởi nghiệp, giúp cho sinh viên ra trường biết cách tạo dựng công việc, nghề nghiệp cho bản thân. Chương trình được thiết kế dựa trên chương trình giáo dục kinh doanh (Know About Business/KAB) và chương trình đào tạo khởi sự doanh nghiệp (Star your Business/SYB) của tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Organization/ILO) - một cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Năm 2014, sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở GD&ĐT giao nhiệm vụ “Hướng nghiệp nghề và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật” cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh, Trung tâm nhanh chóng ổn định cơ cấu tổ chức đã thành lập phòng Hướng nghiệp nghề và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật. Từ đó đơn vị khẩn trương nắm bắt và đã triển khai các chương trình giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp. Mặc dù thời gian được giao và thực hiện nhiệm vụ chưa nhiều, nhưng kết quả đạt được từ các chương trình giáo dục hướng nghiệp và khởi nghiệp của Trung tâm GDTX tỉnh những năm qua rất đáng khích lệ. Chương trình Giáo dục khởi nghiệp Thực hiện nhiệm vụ được giao, trên cơ sở nghiên cứu các ngành, nghề được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và thị trường lao động hiện nay, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết và kĩ năng nghề nghiệp cần thiết, Hòa chung với chương trình Quốc gia khởi nghiệp, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT khuyến khích giảng dạy chương trình Giáo dục khởi nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, Trung tâm GDTX tỉnh đã phối hợp với Tổ chức Giáo dục IIE Việt Nam tổ chức các chương trình giáo dục khởi nghiệp thiết thực đối với học sinh, sinh viên, nhằm giúp thanh niên, học sinh, sinh viên và người lao động nhận thức đúng đắn về khởi nghiệp, khơi dậy tinh thần tự tạo việc làm, tự thân lập nghiệp. Chương trình giáo dục khởi nghiệp đầu tiên được tổ chức vào tháng 7 năm 2016 (lớp thí điểm) dành cho các đối tượng là đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Tại đây các bạn đoàn viên, thanh niên bước đầu xác định được: Tính kinh doanh là gì và tại sao cần có tính kinh doanh; Những yếu tố cần có cho một ý tưởng kinh doanh tốt; Những hoạt động tăng cường sự tự tin; Tầm quan trọng của sáng tạo và các phương thức sáng tạo; Phân biệt được sự khác nhau giữa mạo hiểm có tính toán và mạo hiểm may rủi; Những phẩm chất của một người bán hàng; Phát triển và nuôi được ít nhất một ý tưởng kinh doanh; Phát triển kỹ năng trình bày, giao tiếp và phản biện Tiếp đó Trung tâm tiếp tục nhân rộng, phát triển chương trình tới các đối tượng như: học sinh lớp 12 các trường phổ thông, học sinh học chương trình GDTX cấp trung học phổ thông, sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh và người lao động có niềm đam mê khởi nghiệp. Nhờ những chương trình này đã làm thay đổi tư tưởng, định hướng việc làm cho học sinh, sinh viên và những người lao động. Nhằm tăng cường hoạt động giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp, nhà trường đã ra mắt Câu lạc bộ Khởi nghiệp. Tại đây các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động; nhiều chương trình tư vấn, hướng nghiệp nghề cho học sinh được tổ chức, giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp để tự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân và sự phát triển của xã hội Lớp trung cấp nấu ăn mở tại trung tâm Trong thời kỳ cách mạng 4.0, giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp là vấn đề cấp bách cần làm ngay. Hòa cùng quốc gia hướng nghiệp, khởi nghiệp, Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh công tác hướng nghiệp đối với học sinh các trường phổ thông, đồng thời kết nối chặt chẽ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp để tư vấn tuyển sinh, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, lập nghiệp. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Đối với Cán bộ quản lý: Cần có kế hoạch triển khai cụ thể hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Đầu tư kinh phí cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Khuyến khích động viên giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Đối với giáo viên: Cần tận tâm hơn nữa trong công tác giáo dục học sinh. Luôn trau dồi kĩ năng, nghiệp vụ để có được kiến thức, kĩ năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bản thân mỗi giáo viên cũng phải luôn trau dồi đạo đức, kĩ năng sống của bản thân mình để là tấm gương cho học sinh noi theo - Đối với học sinh: Luôn tích cực trong các hoạt động giáo dục của giáo viên. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Những biện pháp trên đây do sự tổng kết kinh nghiệm lí luận và thực tiễn của bản thân. Tại TTGDTX tỉnh Vĩnh phúc, tác giả chưa có điều kiện tổ chức thực nghiệm để đối chứng một cách bài bản nhưng bước đầu nhận định những biện pháp trên đã đem lại hiệu quả nhất định cho việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: - Học sinh thêm gắn bó và đoàn kết hơn - Học sinh đã thu được những kiến thức, kĩ năng sống nhất định trong mỗi giờ học kĩ năng sống mà bản thân tôi tổ chức cho học sinh. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Học sinh lớp 10, 11,12 năm học 2017 – 2018 Vĩnh Phúc, ngày tháng năm GIÁM ĐỐC Vĩnh Phúc, ngày 19 tháng 01 năm 2019 Tác giả sáng kiến
File đính kèm:
- 40.66.01.docx