Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên

Là người quản lý, tôi quan tâm đến phát triển văn hóa trong quản lý vào việc điều hành nhiệm vụ công việc. Trước hết tôi luôn thực hiện nghiêm túc, làm “đúng việc” theo nhiệm vụ được phân công, tuân thủ nghiêm túc quy tắc, quy trình, quy phạm đối với các loại việc, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tính khoa học và đạt hiệu quả cao nhất có thể. Làm cho mọi người thấy tôi đang làm việc có trách nhiệm và đầy tình thân ái với đồng nghiệp, tình yêu thương học trò.

Bên cạnh đó, tôi còn quan tâm đến việc xử lý các mối quan hệ nội bộ, xây dựng bầu không khí nhà trường lành mạnh bằng các biện pháp cụ thể:

+ Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc: quan tâm xây dựng, giữ gìn cảnh quan sư phạm nhà trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện. Tạo điều kiện thuận lợi nhất về sở vật chất phù hợp như không gian, trang thiết bị dạy học, trang phục.để tạo ra những “cảm xúc thẩm mỹ” tích cực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhờ đó làm xuất hiện trạng thái thư giãn thoải mái, sảng khoái dễ chịu là tiền đề cho tâm trạng vui vẻ phấn khởi của mọi người.

+ Tôi luôn coi trọng việc phân cấp, phân quyền, phân nhiệm vụ hợp lý cho giáo viên, đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giáo viên. Biết tập trung và dồn sức vào những nhiệm vụ ưu tiên, không lơi lỏng các việc khác.

+ Xây dựng phong cách làm việc khoa học, hiệu quả: Ngay đầu năm học, tôi cùng với giáo viên có sự thống nhất thực hiện kế hoạch chuyên môn năm học. Xác định rõ ràng bằng văn bản vai trò, vị trí, chức năng và quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận, xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc chặt chẽ và khoa học để sao cho bộ máy vận hành nhịp nhàng, ăn khớp, không chồng chéo hoặc cản trở lẫn nhau Tôi quan tâm đến việc phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm. Hàng tuần, sắp xếp để các tổ nhóm có buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.

+ Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động chuyên môn, tăng cường đối thoại, cùng tham gia trong các hoạt động chuyên môn. Điều này tác động mạnh vào tâm lý của giáo viên, nhân viên, tạo cho họ có cảm giác được tôn trọng, từ đó họ nâng cao ý thức trách nhiệm và tích cực hơn trong hoạt động chuyên môn. Tôi luôn lắng nghe ý kiến của giáo viên, nhân viên, quan tâm đến nhu cầu của giáo viên, học sinh. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn này sinh, phân tích đánh giá mâu thuẫn và áp dụng các biện pháp từ giáo dục thuyết phục đến các biện pháp hành chính để giải quyết ngay các mâu thuẫn, không để nó tồn tại lâu và lây lan trong tập thể.

+ Tôi cũng quan tâm đến việc công khai mọi hành động trong công tác chỉ đạo chuyên môn. Tập thể giáo viên biết tôi đang làm công việc gì, và đang giải quyết vấn đề đó như thế nào. Nhờ vậy mà tôi đã tạo được sự cảm thông của tập thể đối với những khó khăn phức tạp của người quản lý trong giải quyết các nhiệm vụ của tập thể.

+ Tôi luôn đối xử công bằng, đánh giá khách quan, công minh với giáo viên. Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để giáo viên phát huy tối đa khả năng của mình. Khuyến khích giáo viên tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Quan tâm đến công tác động viên khen thưởng. biểu dương những thành tích của giáo viên, học sinh và nhân viên của trường, dù là nhỏ nhất.

+ Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Nhà trường trong việc học tập, nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích phù hợp trong việc thực hiện văn hóa nhà trường.

+ Ngoài ra tôi quan tâm đến việc giao lưu với học sinh trong lớp thông qua các tiết dự giờ, giao lưu với học sinh toàn trường thông qua các tiết chào cờ, hoạt động ngoài giờ chính khóa. Làm cho học sinh biết là các em đang được yêu thương, được quan tâm chăm sóc.

 

docx12 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 2535 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt chẽ và khoa học để sao cho bộ máy vận hành nhịp nhàng, ăn khớp, không chồng chéo hoặc cản trở lẫn nhauTôi quan tâm đến việc phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm. Hàng tuần, sắp xếp để các tổ nhóm có buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. 
+ Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động chuyên môn, tăng cường đối thoại, cùng tham gia trong các hoạt động chuyên môn. Điều này tác động mạnh vào tâm lý của giáo viên, nhân viên, tạo cho họ có cảm giác được tôn trọng, từ đó họ nâng cao ý thức trách nhiệm và tích cực hơn trong hoạt động chuyên môn. Tôi luôn lắng nghe ý kiến của giáo viên, nhân viên, quan tâm đến nhu cầu của giáo viên, học sinh. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn này sinh, phân tích đánh giá mâu thuẫn và áp dụng các biện pháp từ giáo dục thuyết phục đến các biện pháp hành chính để giải quyết ngay các mâu thuẫn, không để nó tồn tại lâu và lây lan trong tập thể.
+ Tôi cũng quan tâm đến việc công khai mọi hành động trong công tác chỉ đạo chuyên môn. Tập thể giáo viên biết tôi đang làm công việc gì, và đang giải quyết vấn đề đó như thế nào. Nhờ vậy mà tôi đã tạo được sự cảm thông của tập thể đối với những khó khăn phức tạp của người quản lý trong giải quyết các nhiệm vụ của tập thể.
+ Tôi luôn đối xử công bằng, đánh giá khách quan, công minh với giáo viên. Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để giáo viên phát huy tối đa khả năng của mình. Khuyến khích giáo viên tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Quan tâm đến công tác động viên khen thưởng. biểu dương những thành tích của giáo viên, học sinh và nhân viên của trường, dù là nhỏ nhất.
+ Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Nhà trường trong việc học tập, nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích phù hợp trong việc thực hiện văn hóa nhà trường.
+ Ngoài ra tôi quan tâm đến việc giao lưu với học sinh trong lớp thông qua các tiết dự giờ, giao lưu với học sinh toàn trường thông qua các tiết chào cờ, hoạt động ngoài giờ chính khóa. Làm cho học sinh biết là các em đang được yêu thương, được quan tâm chăm sóc. 
3.2 Nâng cao chất lượng văn hóa cho học sinh thông qua hoạt động tập thể.
3.2.1 Nâng cao chất lượng văn hóa cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.  
Bên cạnh việc giáo dục kiến thức, nhiệm vụ của các nhà trường phải dạy cho học sinh biết xúc cảm, đồng cảm, chia sẻ, có ý thức trách nhiệm trong công việc. Phải biết tôn trọng và có ý thức giữ gìn bảo vệ những giá trị của “ chân, thiện, mĩ”, đồng thời kiên quyết chống lại tất cả những gì phản lại “chân, thiện, mĩ”. Việc giáo dục văn hóa cho học sinh phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên. Phải lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, lối sống văn hóa có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm của học sinh; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, trách nhiệm với bạn bè, chia sẻ, bao dung của người học. Một trong số giải pháp của tôi là giáo dục nếp sống có văn hóa thông qua các hoạt động ngoài giờ chính khóa. Cụ thể:     
- Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ vào mỗi thứ hai hàng tuần, biểu dương các tập thể, cá nhân, uốn nắn những thiếu sót và giới thiệu, định hướng những nội dung cần giáo dục cho học sinh.
          - Tổ chức tốt các ngày chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, ý chí quật cường và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Thông thường mỗi tháng trong năm học đều có ngày lễ lớn, dựa vào đó có thể tổ chức cho các em sinh hoạt theo chủ đề với nhiều nội dung phong phú chẳng hạn:
          + Tháng 9-10: Hãy viết và nói gì về kỷ niệm một ngày khai trường để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Hãy nói và kể những công việc em đã làm để làm sạch đẹp trường lớp;
         + Tháng 11: Trao đổi về tình thầy trò, ca hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm nói về thầy giáo, cô giáo;
         + Tháng 12: Hãy tìm tấm gương về người con anh hùng của đất nước, của quê hương;
          + Tháng 01-02: Mùa xuân và ước mơ của các em về nghề nghiệp; tìm hiểu lịch sử truyền thống nhà trường, truyền thống văn hóa địa phương.
          + Tháng 3: Hãy nói tình cảm của mình với bà, với mẹ, cô giáo; hát những bài hát về bà, mẹ, cô giáo, ;
         + Tháng 4: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Quân đội nhân dân Việt Nam;
          + Tháng 5: Trao đổi về thái độ học tập, về 5 diều Bác Hồ dạy, nói những gì em biết về thời niên thiếu của Bác Hồ, 
          Với những chủ đề trên, các em trao đổi, thảo luận sôi nổi, được phép trình bày quan điểm riêng của mình về chủ đề đó. Giờ sinh hoạt trở nên hấp dẫn, hứng thú và qua đó nắm bắt được suy nghĩ và hành động của học sinh trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục văn hóa cho phù hợp.
- Tổ chức cho học sinh tiếp xúc, giao lưu trò chuyện với người thật việc thật. Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn tùy nội dung cần giáo dục thông qua các ngày lễ ấy nhà trường mời các vị lão thành cách mạng, các anh hùng lực lượng vũ trang, những người đạt thành tích cao trong lao động sản xuất, , về trường gặp gỡ, trò chuyện, giao lưu với học sinh. 
          - Đẩy mạnh các hoạt động thiết thực phù hợp với lứa tuổi mang tính giáo dục như:
          + Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao (yêu quê hương đất nước, mừng Đảng mừng xuân, nhớ ơn Bác Hồ, hướng về ngày 20/11,). Đây là loại hình hoạt động khá hấp dẫn đối với các em học sinh, thu hút được nhiều em tham gia.
          + Hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: Áo lụa tặng bà, chăm sóc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, 
          + Hoạt động mang tính giáo dục lòng nhân ái như tham gia các đợt ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, tham gia các chương trình vì người nghèo, phong trào giúp bạn vượt khó, 
          + Hoạt động “Hội thi thiếu nhi vui khỏe”: Hội thi thiếu nhi là đỉnh cao của phong trào thiếu nhi, là kết quả của quá trình phấn đấu, học tập, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Qua hội thi thiếu nhi, các em sẽ đánh giá được kết quả rèn luyện của mình và đó chính là cơ hội, là môi trường để các em trao đổi thêm kinh nghiệm học tập, hoạt động với các bạn của mình, thắt chặt thêm tình đoàn kết, tình bạn bè.
          - Tổ chức các hoạt động tập thể trong phạm vi toàn trường tạo điều kiện để các em hình thành các mối quan hệ, gắn bó với nhau vì quyền lợi, danh dự chung, gây niềm vinh dự, tự hào về lớp mình, rất có ý nghĩa và tác dụng sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của học sinh. Qua hoạt động tập thể, lòng nhân ái, tính vị tha, tinh thần dũng cảm, trách nhiệm vì tập thể được thể hiện rõ và chính những hoạt động đó đã đẩy mạnh phong trào học tập của các em hơn. 
- Bên cạnh đó tôi quan tâm đến việc xây dựng quy định, hướng dẫn cụ thể trong thực hiện nếp sống, thói quen văn minh, lịch sự đối với các chủ thể trong trường học, như: văn hóa xếp hàng nơi công cộng, triển khai nguyên tắc tự giáo dục (tự phục vụ) trong các hoạt động liên quan (thư viện, trực nhật...).
- Đưa ra những quy định, giáo dục học sinh việc sử dụng mạng xã hội, tăng cường giáo dục, định hướng để học sinh sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin mạng xã hội trong học tập, rèn luyện, hướng nghiệp, khởi nghiệp, giải trí lành mạnh; thực hiện nghiêm Luật An ninh mạng.
3.2.2 Nâng cao chất lượng văn hóa cho học sinh thông qua hoạt động tổ chức các trò chơi dân gian.         
Tôi đã thống nhất với đồng chí tổng phụ trách Đội sắp xếp thời gian để các em được vui chơi cụ thể: Thống nhất cho học sinh toàn trường chơi trò chơi dân gian vào giờ ra chơi ngày thứ ba hàng tuần; giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh chơi vào giờ hoạt động tập thể cuối tuần của lớp, giáo viên thể dục tổ chức cho học sinh chơi vào 5 – 7 phút cuối của giờ tăng cường (buổi chiều) ngoài ra khuyến khích các em tự tổ chức chơi trước giờ vào học. Sau khi sưu tầm các trò chơi dân gian chúng tôi hướng dẫn các em chơi những trò như: Trò chơi Trốn tìm, trò chơi Đá cầu, trò chơi Nhảy dây, trò chơi tranh ghế, trò chơi Kéo co, trò chơi Ô ăn quan
Nhờ tổ chức tốt hoạt động vui chơi, các em đã tích cực hơn, tự tin hơn, tự nhiên hơn, trong học tập cũng như các hoạt động tập thể khác. Hoạt động vui chơi đã tạo sự giao lưu đa chiều: giữa học sinh với học sinh (trong lớp, trong khối, trong trường), giữa học sinh với thầy giáo, cô giáo, giữa học sinh với tổ chức Đội. Và các em đoàn kết hơn, thân thiện hơn, yêu bạn, yêu trường, gần gũi với thầy cô hơn sau những trò chơi đầy hấp dẫn của quê hương. Nhờ có trò chơi dân gian mà các con không còn chơi các trò chơi nguy hiểm. Từ trò chơi dân gian, giúp các em có thể lực tốt hơn, nhanh hơn, góp phần cho đội tuyển thể dục thể thao của nhà trường.
Trò chơi dân gian cùng các hoạt động ngoại khoá khác đã đem lại sự thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng, trong các giờ học văn hoá, giúp các em có kết quả học tập tốt hơn.
3.3 Nâng cao chất lượng văn hóa của người giáo viên
Văn hóa nhà trường được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố giáo viên và học sinh với giá trị nhân cách của họ góp phần tạo nên văn hóa nhà trường. Nhân cách của thầy cô giáo tác động trực tiếp đến nhân cách của học sinh.
Như ta đã biết, nhân cách của học sinh được hình thành và phát triển trong sự chi phối của ba yếu tố: bẩm sinh (yếu tố con người sinh học), môi trường và giáo dục, trong đó, yếu tố giáo dục với giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tác động mạnh mẽ đến nhân cách học sinh. Hình ảnh người thầy từ xưa luôn là chuẩn mực của cái hay, cái đẹp, cái mực thước, nghiêm túc, của sự kính trọng và lòng biết ơn trong mỗi phụ huynh, học sinh và toàn xã hội. Chính vì vậy tôi tuyên truyền để giáo viên hiểu công tác giáo dục cho mọi thành viên trong nhà trường trước hết phải chính là các thầy cô giáo. Hơn ai hết, người thầy sẽ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhân cách học trò. Tình yêu thương, sự tận tâm dạy bảo của người thầy sẽ là những bài học về đạo đức thiết thực nhất, là cách cảm hóa hữu hiệu nhất học trò của mình. Là người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lí học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên nhắc nhở, giáo dục học sinh trong lớp về tinh thần đoàn kết; cùng phối hợp với đội thiếu niên và giáo viên bộ môn trong việc quản lí, giáo dục học sinh (thông qua các hoạt động ngoại khóa và các giờ học giáo dục đạo đúc cho học sinh.)
Giáo viên phải để mắt thường xuyên và khoanh vùng những học sinh có cá tính mạnh, có hoàn cảnh đặc biệt để từ đó có cách thấu hiểu và chia sẻ riêng với các em. Khi chúng ta tìm được ngôn ngữ hay còn gọi là “bắt sóng” được suy nghĩ của học trò sẽ dễ dàng hơn trong việc làm bạn đồng hành cùng các em. Ngoài ra, còn phải tìm được đội ngũ “chim lợn” (cách gọi của học sinh về những bạn hay cung cấp thông tin của lớp tới cô giáo). Là nguồn thông tin rất nhanh và rất dễ hiểu các hiện tượng, các ý định của nhóm các học sinh cá tính đang ngầm thực hiện sau lưng các thầy cô giáo. Tôi cho rằng việc làm này chính là sự kết nối từ nhiều phía.
Đồng thời, các thông tin từ phía quần chúng cũng rất quan trọng (đa phần là phụ huynh học sinh trong lớp) vì nhiều em sau các buổi học hay kể với bố mẹ những chuyện xảy ra thường ngày ở trường lớp, khi người giáo viên chủ nhiệm kết nối được mạng lưới thông tin nhạy bén và nhanh này thì các ý định gây bão của học trò khó có thể “lọt lưới”. Việc nắm bắt được thông tin kịp thời về học sinh lớp chủ nhiệm sẽ giúp giáo viên kịp thời ngăn chặn những vụ ẩu đả đáng tiếc xảy ra. Những điều này không khó để chúng ta gây dựng, các mối quan hệ này giúp ích rất nhiều cho giáo viên chủ nhiệm lớp cân bằng được các hành vi của học sinh.
Tôi quan tâm đến công tác tuyên truyền để bản thân mối giáo viên phải thường xuyên tâm niệm nghề giáo của mình là cực kỳ quan trọng, có  ý nghĩa, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giáo dục một người thầy tốt, được cả một thế hệ”. Cho nên, mỗi giáo viên phải rèn luyện sao cho xứng đáng với cái cao quý của nghề, luôn rèn đức, luyện tài, luôn ý thức mình phải chuẩn mực trong lời ăn, tiếng nói, trang phục, cử chỉ, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 Tôi luôn phối hợp chặt chẽ cùng công đoàn nhà trường, tham gia quản lý, tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ, chính trị, tư tưởng, đạo đức, mặt khác, có những kiến nghị, giải pháp, tạo điều kiện hỗ trợ vật chất và tinh thần cho giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng.
Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức của giáo viên về xây dựng văn hóa ứng xử; thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của công chức, viên chức và quy tắc ứng xử trong nhà trường. Tôi quan tâm đến tuyên truyền để giáo viên có kĩ năng mềm, trên hết là kĩ năng kiềm chế cảm xúc. Những hạt sạn, điểm tối trên bức tranh thực trạng văn hóa nhà trường suy cho cùng cũng do việc thiếu kĩ năng kiềm chế cảm xúc. Ngoài ra còn một số kĩ năng khác cũng quan trọng như kí năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác.
Tôi luôn tham mưu với hiệu trưởng tổ chức các hội thảo, nêu gương, tuyên dương những điển hình tiêu biểu trong văn hóa ứng xử học đường nói riêng và những cái hay, cái đẹp của nghề giáo nói chung tại các buổi họp hội đồng nhà trường. Những điển hình hay, văn hóa ứng xử hiệu quả được nhân rộng một cách có thực chất, hiệu quả, góp phần tuyên truyền, đẩy lùi cái xấu, nhân rộng cái đẹp, xây dựng hình tượng đẹp về hình ảnh người thầy, về nét đẹp văn hóa học đường.
3.4 Tăng cường sự phối hợp của cha mẹ học sinh trong xây dựng văn hóa ứng xử của học sinh
Trong xã hội, một gia đình, bố mẹ có văn hoá, gia đình hoà thuận, đầm ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là nơi để các con cảm thấy thật sự an toàn khi sống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích cực đến định hướng giá trị nhân cách của các em. Với những gia đình mà bố mẹ có cách giáo dục sai lệch thiếu khoa học như bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu sâu sát, quan tâm..., gia đình mà cha mẹ có những hành vi lệch chuẩn thì định hướng giá trị nhân cách của các em cũng thiên về sự phát triển lệch lạc. Thực tế  cho thấy,  hành vi phạm tội của một số em bắt nguồn từ gia đình. Do cha mẹ đánh đập, chửi mắng, thiếu quan tâm, hoặc cha mẹ là những người nghiện ma tuý, cờ bạc, làm ăn phi pháp...
Vì vậy, trong các buổi họp đại diện cha mẹ học sinh các lớp hoặc các buổi trao đổi riêng với phụ huynh, tôi quan tâm đến việc tư vấn cho các bậc cha mẹ cần nắm thông tin, hiểu rõ tâm lý, nhất là hiểu đúng vai trò hết sức to lớn của mình trong sự nghiệp “trồng người”. Nếu con mắc lỗi, cha mẹ hãy phân tích góp ý và tạo cho con những cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Nếu cần trách phạt con, cha mẹ cần phân minh, vì nếu sơ suất trong cư xử để con chịu thiệt thòi sẽ hình thành những tâm lý không phục, mặc cảm, đối kháng và đây là yếu tố dễ dẫn đến các em hư hỏng, sa vào lỗi lầm. Cha mẹ nên thể hiện sự công bằng, yêu thương các con như nhau. Mỗi người con đều có mặt mạnh yếu, hãy tìm khen những ưu điểm để động viên con phát huy.
Tôi đề nghị cha mẹ các em thường xuyên quan tâm đến tâm tư, tình cảm, mối quan hệ bạn bè của con. Giúp con tự chủ, có tính độc lập, không ỷ lại vào cha mẹ và người khác. Cha mẹ cần làm gương cho con noi theo. Trong gia đình, cha mẹ phải luôn chú ý rèn luyện, tu dưỡng mình là tấm gương về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con để con noi theo và học tập. Cha mẹ dạy con phải thế này, thế khác nhưng hành động của bản thân cha mẹ lại không gương mẫu, nói một đằng làm một nẻo; điều đó làm cho việc giáo dục trở nên phản tác dụng. Con cái không tin cha mẹ, không tin người lớn, tự tìm những lối đi riêng cho bản thân, mất phương hướng, trong đó có những con đường lạc lối đã đưa trẻ đến vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, ở lứa tuổi này, các em đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách và khẳng định bản thân, cha mẹ cần phải hiểu và thông cảm, luôn gần gũi, chia sẻ với con, thường xuyên theo dõi mọi sự thay đổi của con để có biện pháp giáo dục phù hợp. Cân nhắc, đáp ứng đúng những mong muốn, đề nghị của con nếu chính đáng, trao đổi giúp con hiểu rõ thông tin và đi đến có quyết định đúng.  Bên cạnh đó, cha mẹ cần tạo điều kiện, giúp đỡ con tiếp cận thông tin, cơ hội phát triển, cùng con bàn bạc thực hiện kế hoạch bản thân. Phải quan tâm, dìu dắt để các em tiếp thu được ngôn ngữ, hành vi ứng xử và những quy tắc đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Bên cạnh đó, gia đình cần kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục giá trị đạo đức, nhân cách cho các em, không nên phó mặc trách nhiệm giáo dục con em mình cho nhà trường và xã hội. Các bậc phụ huynh phải đầu tư nhiều thời gian hơn, kết hợp trao đổi thông tin với nhà trường để động viên thành tích học tập và rèn luyện của các em, từ đó để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm, những tác nhân xấu đang “rình rập” ngoài xã hội.
Với vai trò là ngôi trường đầu tiên của mỗi cá nhân, gia đình có điều kiện, có trách nhiệm và nhiều ưu thế trong việc tham gia vào giáo dục đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ hôm nay; sự ảnh hưởng của giáo dục gia đình tới việc hình thành nhân cách của các em là rất lớn. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các bậc phụ huynh muốn thực hiện tốt vai trò là nhà giáo dục đặc biệt quan trọng của mình thì bên cạnh nhiệm vụ xây dựng kinh tế gia đình, các bậc phụ huynh cần phải tự mình học hỏi, trau dồi kiến thức mọi mặt, tạo lập môi trường sống lành mạnh cho con em mình. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình với nhà trường và các đoàn thể xã hội khác, bản thân ông bà, cha mẹ phải là tấm gương sáng về đạo đức cho con cháu noi theo.
Tóm lại việc xây dựng nhà trường văn hóa là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm của mỗi tổ chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề của ngành giáo dục và đào tạo trong đó vai trò của các trường học. Thông qua nâng cao chất lượng văn hóa của cán bộ quản lý, của mỗi người giáo viên, thông qua tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh, thông qua sự phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội đã góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lượng văn hóa của nhà trường.
III.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận          
Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên vào việc nâng cao chất lượng văn hóa trong nhà trường tôi thấy các em học sinh, nhất là các em học sinh cá biệt có chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện, biểu hiện cụ thể như sau:
         + Xác định được mục đích học tập, chuyên cần, ham học, trung thực trong học tập và đạt kết quả tốt. luôn khiêm tốn và giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ; mạnh dạn đấu tranh thói lười biếng, ỷ lại, thiếu trung thực trong học tập. Tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi thể dục chính khóa và ngoại khóa; luôn giữ vệ sinh cá nhân, giữ sạch đẹp trường lớp.
          + Thực hiện nếp sống lành mạnh, có văn hóa, có kỷ luật. Sống trung thực, đúng mực trong các mối quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, gia đình và những người xung quanh. Có ý thức thực hiện tốt pháp luật, chính sách liên quan đến bản thân. Có thái độ rõ ràng ủng hộ cái đúng, cái tốt; không đồng tình với những biểu hiện sai trái trong và ngoài nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
	Với ban giám hiệu và giáo viên nhà trường, mỗi cá nhân đều có ý thức tốt hơn trong việc giữ gìn, xây dựng nhà trường đoàn kết, kỉ cương, tình thương và trách nhiệm. Mọi hoạt động của nhà trường luôn được sự ủng hộ tham gia tích cực của các thành viên trong trường và luôn đạt được kết quả cao, được các cấp lãnh đạo ghi nhận. Ngôi trường Tiểu học Ngọc Lâm luôn là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh để gửi gắm con em mình.
Khuyến nghị
Ban giám hiệu nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu để có những cách làm thực chất, hiệu quả và sáng tạo hơn trong việc nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường.
Phòng GD&ĐT quận cần quan tâm nhân rộng những điển hình trong việc xây dựng trường học văn hóa để những gương điển hình lan tỏa được trong toàn quận.
Người viết
Đỗ Thị Thanh Huyền

File đính kèm:

  • docxquanly_huyen_thngoclamdoc_24082020.docx
Sáng Kiến Liên Quan