Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Lời căn dặn ấy của người luôn nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn chăm lo cho thế hệ măng non những chủ nhân tương lai của đất nước.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân là nền tảng đầu tiên, là cơ sở ban đầu để hình thành nhân cách con người. Vì vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.

Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói riêng. Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học” qua hoạt động vui chơi ngoài trời giúp trẻ phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm kĩ năng xã hội qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Qua hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát cảnh vật, thế giới xung quanh trẻ, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và đặc biệt là trẻ được tự do, thoải mái hoạt động. Thông qua hoạt động chơi ngoài trời phát triển ở trẻ em tình cảm, biết quan tâm giúp đỡ, nhường nhịn lẫn nhau, không tranh dành đồ chơi với bạn, rèn luyện cho trẻ tinh thần đoàn kết, hợp tác, có tinh thần tập thể trong lúc chơi qua đó giáo dục nhân cách cho trẻ về lối sống, về phẩm chất đạo đức, về sự lễ phép, kính trọng đối với người lớn, tạo cho trẻ mối quan hệ tốt giữa người với người, giữa trẻ và gia đình, bạn bè Chính vì thế hoạt động chơi ngoài trời là một hoạt động vô cùng cần thiết với trẻ mầm non.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 16468 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với nước : Nước giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và thích thú. Chơi với nước trẻ sẽ được thư giản, giải trí vì nó không đòi hỏi hay bắt buộc trẻ phải hoàn thành bất cứ một nhiệm vụ nào.
Khi chơi với nước trẻ biết đong nước vào các chai, biết ước lượng thể tích nước, biết vật nào nổi vật nào chìm trong nước do sự nặng nhẹ khác nhau, biết nước có thể hoà tan một số chất hay nước thì chảy từ trên cao xuống từ đó những khái niệm đơn giản về khoa học hay học toán dần được trẻ khám phá, ngôn ngữ của trẻ cũng từ đó mà phát triển hơn
+ Chơi với cát: Trẻ có được cảm giác sảng khoái khi chạm tay vào cát, bốc, nắm, miết tay trong cát hay đào bới, xúc, in, gạt Khi chơi với các trẻ sẽ phát triển được khả năng sáng tạo của mình, trẻ thoải mái theo những suy nghĩ, sáng kiến của trẻ mà không cần bắt chước hay theo chỉ dẫn của người khác. 
Khi chơi với cát trẻ sẽ biết cát có nhiều hạt nhỏ li ti, trộn với nước sẽ làm ướt cát và khi cát ướt có thể xây toà tháp, ngôi nhà làm những chiếc bánh hình vuông, hình tròn qua những chiếc ca, chén nhựa
+ Chơi với sỏi : Trẻ biết hạt sỏi to hơn hạt cát, cứng, nhiều màu sắc có thể dùng để xếp các hình theo ý thích như : ngôi nhà, ông sao, bông hoa, hình tròn, 
 + Chơi với lá cây trẻ có thể phân biệt được các loại lá tròn, dài, hình bầu dục, to, nhỏ khác nhau. Trẻ phát triển được vận động tinh qua trò chơi này đồng thời các kĩ năng cắt, xé, ghép, dán cũng được luyện tập thành thạo. Trẻ có thể cắt, xé dán, xếp những chiếc lá cây thành hình những con vật hay đồ vật mà trẻ biết theo ý tưởng, sự tưởng tượng hay sáng tạo của trẻ như : Làm con trâu, con voi, đan lá thành mũ đội,
- Kích thích trí não của trẻ bằng các trò chơi có các chi tiết bí ẩn bắt buộc trẻ phải suy luận, phán đoán để tìm ra câu trả lời
+ Trò chơi giải mã sơ đồ: Trẻ biết đọc sơ đồ và tìm ra đường dẫn đến nơi cất giấu kho báu hoặc bé hãy tìm ra đường đi dến siêu thị hay bé hãy tìm đường về nhà. 
* Trò chơi phát triển vận động:
Các trò chơi vận động luôn mang lại cho trẻ niềm đam mê và sự thích thú, ta dễ dàng nhận thấy rằng trẻ hoạt động tích cực nhất thông qua các trò chơi vận động. Tuỳ thuộc vào độ tuổi mà giáo viên đưa ra mục đích yêu cầu và mức độ chơi cho trẻ, giúp trẻ đạt được những kĩ năng cần thiết.
Trẻ được tham gia các trò chơi vận động với những đồ chơi có sẵn ở trường như : Cầu trượt, bập bênh, nhà banh, trẻ hoạt động, leo trèo trên các đồ chơi, thiết bị ngoài trời ấy sẽ rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo dai của đôi tay và đôi chân.
Cô lưạ chọn và đưa các trò chơi vận động phù hợp với độ tuổi của trẻ vào giờ chơi, một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như : trò chơi đoàn kết, trời nắng trời mưa, đổi chỗ cho bạn, cá sấu lên bờ, trèo lên xuống thang dây, đi trên cầu vánNhững lốp xe hơi bị bể có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò chui, đi thăng bằng trên lốp xe.
 2.2.4. Lồng ghép các bài đồng dao, câu đố, hò vè, các trò chơi dân gian vào hoạt động.
Chắc hẳn rằng tuổi thơ ai cũng gắn liền với những trò chơi dân gian, từ xa xưa, những bài đồng dao, ca dao, câu đố, hò vè hay những trò chơi dân gian luôn gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ làng quê mộc mạc và cho đến ngày nay những bài đồng dao, ca dao hay những trò chơi dân gian ấy vẫn còn lưu truyền và được tiếp nối. Đồng dao, ca dao, hò vè, trò chơi dân gian được xem là một hình thức giáo dục đơn giản giúp trẻ hình thành nhân cách cũng như thể lực ở trẻ nhỏ. Những bài đồng dao, ca dao, hò vè, trò chơi dân gian không chỉ phát triển trí tuệ, khả năng tư duy ở trẻ qua việc suy nghĩ để tìm tòi ra đáp án đúng mà còn phát triển ngôn ngữ qua những câu thơ giàu vần điệu, đầy hình ảnh sinh động.
Trò chơi dân gian mang tính tập thể cao, trẻ chơi theo nhóm qua đó trẻ sẽ có tinh thần đoàn kết, hợp tác trong vai chơi và nhiệm vụ chơi như : Rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ, chi chi chành chành, nhảy dây, nhảy sạp, kéo co, nhảy bao bố, đi cà kheo.
* Trò chơi: Ô ăn quan
Vẽ một hình chữ nhật chia đôi theo chiều dài và chia thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau thành 10 ô vuông nhỏ, hai đầu hình chữ nhật ta vẽ 2 hình vòng cung nối vào 2 góc hình chữ nhật làm 2 ô quan lớn cho mỗi bên, đặt một viên sỏi lớn có hình và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô. Hai trẻ chơi hai bên, oẵn tù tì trẻ nào thắng sẽ được đi trước, trẻ thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào trẻ chơi chọn ô, sỏi được rãi đều từng viên một trong những ô vuông có cả phần của ô quan lớn, khi đến viên sỏi cuối cùng ta bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan. Cho đến khi viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, ta sẽ ăn những viên sỏi ở ô kế tiếp, tiếp theo đến lượt chơi của trẻ đối diện. Đến lượt đối phương đi quan cũng như trẻ đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan đến khi nào ăn được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Nếu 1 trong 2 đã thua hết quan muốn tiếp tục chơi lại thì trẻ thua quan phải vay của trẻ thắng và từ đó tính thắng thua theo số lượng quan ăn được. Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng khi chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình.
* Trò chơi: Chi chi chành chành
Cách chơi và luật chơi:
Số lượng trẻ chơi từ 3 trẻ trở lên, một trẻ hoặc cô đứng ra trước xòe bàn tay ra các trẻ khác giơ ngón trỏ ra chỉ và đặt vào lòng bàn tay người xoè. Trẻ xòe bàn tay đọc: Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa chết chương. Ba vương ngũ đế. Chấp chế đi tìm. Ù à ù ập.
Đọc đến chữ “ ập” trẻ xòe tay nắm lại, những trẻ đặt tay cố gắng rút tay ra thật nhanh để không bị bắt lại, trẻ nào rút không kịp bị nắm trúng thì sẽ phải thế chỗ cho trẻ xòe tay và cùng đọc bài đồng dao cho các bạn còn lại chơi.
- Qua những câu hò vè đơn giản về vần điệu giúp cho trẻ hứng thú khi hoạt động vừa hát vừa vui vẻ chơi, nhặt lá vàng rơi hay thích thú khi vẽ những lá vàng mà trẻ đã nhặt được trong sân trường. Đồng thời còn giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức được rằng phải biết giữ gìn bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên. 
2.2.5. Tạo môi trường chơi thoải mái, tự do cho trẻ.
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi mà ở đó trẻ có thể hoạt động tích cực, đáp ứng được nhu cầu của trẻ, môi trường chơi hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn, các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ được hình thành, củng cố và đa dạng hơn. Môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên, góp phần hình thành nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Sự tập trung, tư duy ở trẻ nhỏ còn rất hạn chế, trẻ không thể tiếp thu kiến thức một cách khoa học, bài bản, có hệ thống như trẻ ở phổ thông, chính vì vậy giáo viên cần tạo cho trẻ một môi trường thật thoải mái để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. “ Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. Giáo viên nên chú ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, bầu không khí vui tươi giữa cô và trẻ để buổi chơi đạt kết quả cao nhất. 
2.2.6. Sử dụng các nguyên vật liệu mở, sẵn có ở địa phương nhằm tạo sự gần gũi, hứng thú của trẻ.
Việc tận dụng các nguyên vật liệu mở, sẵn có tại địa phương có thể giúp chúng ta tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ ở trường mầm non, nó đem lại hiệu quả cao cho trẻ trong việc phát triển trí tượng tượng, sáng tạo và cảm xúc cho trẻ. Ngoài ra, việc sử dụng các nguyên vật liệu mở giúp cho trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và có ý thức biết làm ra một số sản phẩm để phục vụ cho việc học tập và hoạt động vui chơi của trẻ. Bên cạnh đó việc sử dụng các nguyên vật liệu mở giúp trẻ ý thức được việc tiết kiệm mua sắm nguyên vật liệu, đồ chơi và giúp giáo viên có thể tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể phụ huynh trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu mở cho trẻ sử dụng không chỉ ở lớp mà còn tại gia đình. Hiểu rõ được những tác dụng quan trọng của các nguồn nguyên vật liệu mở đó, ngay từ đầu năm học thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi cũng đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh tầm quan trọng cũng như tác dụng của những nguyên vật liệu đó và khuyến khích phụ huynh sưu tầm và ủng hộ giáo viên trong công tác thu thập học liệu phục vụ cho việc học tập của trẻ.
Trong các giờ hoạt động chơi ngoài trời tôi luôn khuyến khích trẻ sưu tầm và tự tạo ra một số nguyên vật liệu có sẵn trong trường để chơi như: Lá cây, cành cây khô, cát, sỏi,nắp chai ....Trẻ lớp tôi rất hứng thú với những hoạt động này nó vừa mang tính vui chơi lại tạo ra được một nguồn nguyên liệu đa dạng để làm ra những sản phẩm tuỳ ý thích của trẻ.
2.2.7. Tạo không gian chơi cho trẻ.
Không gian chơi cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với trẻ, không gian chơi ảnh hưởng đến sự hứng thú của trẻ, không gian chơi hợp lý sẽ tạo hứng thú cho trẻ khi chơi chính vì vậy trường mầm non chúng tôi luôn tìm ra những giải pháp, sự mới mẻ, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ. Chúng tôi sắp xếp những đồ dùng, đồ chơi một cách thật khoa học và hợp lý tạo không gian rộng rãi cho trẻ được vui chơi thoải mái mà không bị gò bó, ngoài việc sắp xếp đồ dùng khoa học chúng tôi còn tân dụng những bức tường rào vẽ lên đấy những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu tạo cho trẻ một không gian không khác gì ở công viên hay những khu vui chơi có quy mô. Nếu thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt một cách nghiêm trọng, ngôn ngữ phát triển chậm, từ đấy trẻ sẽ nhút nhát, khó hòa đồng và khó thích nghi với cuộc sống sau này. Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình.
2.2.8. Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh.
Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo thì có hai môi trường chính đối với trẻ đó là gia đình và trường học, Giáo dục gia đình là giáo dục bằng tình cảm huyết thống không có một tổ chức nào thay thế được, với trẻ đây là môi trường thuận lợi nhất để trẻ hình thành và phát triển nhân cách vì vậy giáo dục gia đình là yếu tố không thể thiếu đối với trẻ nhỏ.
Ở trường mầm non, công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh đóng vai trò quan trọng, để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng như giờ chơi, hoạt động ngoài trời nói riêng giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, tạo mối quan hệ mật thiết với gia đình trẻ. 
Qua giờ đón trả trẻ hay những buổi họp phụ huynh tôi phổ biến đến cho phụ huynh những kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ, tầm quan trong của giờ chơi, hoạt động ngoài trời đến sự phát triển ở trẻ, vì thế phụ huynh cần tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơi, cũng như hoạt động của gia đình, cung cấp cho trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh.
Ví dụ như : Cho trẻ đi chơi khu vui chơi và trẻ được quan sát và trò chuyện cảnh vật, cây cối, hoa lá, đồ chơi... Qua những buổi đi chơi cùng gia đình đó trẻ cũng có thêm được một số hiểu biết về sự vật xung quanh không khác gì những giờ học trên lớp.
Không dừng lại ở đấy qua công tác tuyên truyền cô còn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ tự phụ huynh với những chiếc lốp xe cũ đã qua sử dụng, hay những mảnh ván thừa, những lon sữa để cô tận dụng vào làm những đồ chơi vận động cho trẻ. Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền đối với phụ huynh và cũng là một giải pháp không thể thiếu trong việc giáo dục trẻ.
Có thể nói, trong suốt năm học, hình thức tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ thực sự mang lại hiệu quả cao. Phụ huynh phối hợp chặt chẽ, có ý thức tự giác.
2.3. Kết quả đạt được:
* Đối với trẻ:
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, áp dụng các biện pháp vào giờ chơi, hoạt động ngoài trời cho trẻ cho số liệu trước và sau khi thực hiện các biện pháp có những chuyển biến tích cực trên trẻ như sau: 
Nội dung
SL trẻ đạt
Đạt tỉ lệ
SL trẻ chưa đạt
Chiếm tỷ lệ
- Trẻ hứng thú vào các hoạt động
33
97,06%
1
2,94%
- Trẻ có tính tập thế, kỉ luật, hợp tác trong các hoạt động
32
94,12%
2
5,88%
- Trẻ mạnh dạn, tự tin
33
97,06%
1
2,94%
- Trẻ ham học hỏi, khám phá, trải nghiệm.
31
91,18%
3
8,82%
Vốn từ của trẻ thêm phong phú hơn, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc hơn, biết diễn đạt câu và sử dụng đúng ngữ điệu giọng điệu qua đó trẻ nhận thức thế giới xung quanh dễ dàng hơn.
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ rệt, cụ thể là các cháu có tính nhút nhác như: Mai Linh, Hoàng Long, Minh Đạt, Thu Nga. đến gần cuối năm học các cháu trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, hoạt bát hơn và không còn rụt rè nhút nhát như lúc đầu năm học, hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh cũng phát triển rõ rệt, cháu chăm học hơn và luôn chủ động trong mọi hoạt động khám phá về thế giới xung quanh.
* Đối với phụ huynh:
Đa số các bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục trẻ mầm non nói chung và vai trò của giờ chơi, hoạt động ngoài trời nói riêng trong việc giúp hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
Các bậc phụ huynh đã nhiệt tình phối kết hợp giúp giáo viên ủng hộ những nguyên vật liệu mở, sẵn có để cô làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ trong công tác giảng dạy và học tập của trẻ.
* Đối với giáo viên:
Sau một năm thực hiện đề tài này bản thân tôi đã rút ra cho mình được rất nhiều bài học quý giá như:
Kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao rõ rệt đặc biệt là tổ chức giờ chơi, hoạt động ngoài trời cho trẻ
 Có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung hoạt động cho trẻ. Biết sử dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các giờ hoạt động cho trẻ, biết tận dụng sản phẩm của trẻ để trang trí, tạo môi trường một cách phù hợp. 
Có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác phối kết hợp với phụ huynh để tạo cho trẻ cơ hội phát triển toàn diện về mọi mặt. 
	* Bài học kinh nghiệm:
Hoạt động ngoài trời có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Qua một năm cho cháu hoạt động ngoài trời theo các phương pháp trên tôi nhận thấy: Hoạt động ngoài trời có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Cũng sau một năm thực hiện cho trẻ hoạt động ngoài trời theo các phương pháp đã nêu ở trên tôi nhận thấy trẻ trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Trẻ đã biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời.
Sau quá trình thực hiện tôi còn rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân như sau: 
Bản thân phải biết tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, mạng internet, chuyên môn và đồng nghiệp
Phải có kế hoạch cụ thể, phù hợp với độ tuổi cũng như tình hình thực tế của trường, lớp và trẻ
Cần sáng tạo, cải biên, đa dạng hoá các trò chơi tạo cho trẻ sự hứng thú, hấp dẫn khi tham gia chơi
Cần có sự ủng hộ, quan tâm và phối hợp từ các bậc phụ huynh
Tạo được không gian chơi, môi trường chơi thoải mái, tự do cho trẻ
Trẻ luôn là mục tiêu, đóng vai trò chủ đạo và việc lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng cần thiết
3. Kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
  Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, hoạt động ngoài trời chiếm nhiều ưu thế để phát triển mọi mặt cho các cháu mà ít thời điểm sinh hoạt nào trong ngày có thể so sánh được. “Tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ” là một nội dung trọng tâm và cơ bản trong hoạt động giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Nó góp phần định hướng cho quá trình hoạt động và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. Hoạt động ngoài trời được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Nó không chỉ quan tâm tới trẻ "học được cái gì" mà còn chú trọng "học như thế nào", tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học.
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt ở trẻ, chất lượng giờ hoạt động chơi ngoài trời được nâng lên, bản thân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động cho trẻ. Trẻ trở nên thông minh nhanh nhẹn, tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Trẻ biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi cho cả cô và các bạn khác cùng suy nghĩ trả lời. Ngoài ra hoạt động chơi ngoài trời còn giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, trẻ nhanh nhẹn và hoạt bát hơn, khi tham gia các hoạt động đều đặn và có sự phối hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ phát triển thể chất một cách tối đa và cơ thể luôn có sức đề kháng cao.
Trẻ dễ dàng nạp được lượng vitamin D qua quá trình chơi ngoài trời, hấp thụ được một lượng canxi lớn xây đắp cho xương rắn chắc và dẻo dai hơn.
Tham gia hoạt động chơi ngoài trời trẻ sẽ được tiếp xúc, tương tác với các bạn, trẻ sẽ linh hoạt, ít có biểu hiện trầm cảm, lo lắng, ngôn ngữ trẻ phát triển, do đó trẻ sẽ dễ hòa nhập hơn.
Không những thế, trẻ còn hình thành được những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp với các bạn, biết nhường nhịn, chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn là niền vui của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục như tôi.
 3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Có thể nói rằng việc xây dựng môi trường giáo dục dục lấy trẻ làm trung tâm gắn liền với công tác tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ ở trường Mầm non là việc làm thực sự cần thiết và quan trọng nhưng cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Vì vậy tôi xin có một vài đề xuất nhỏ như sau:
 * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
 Tăng cường tổ chức hội thảo theo các chuyên đề về “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, tập trung chú trọng đến công tác tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ để cho Cán bộ quản lý - giáo viên được thường xuyên giao lưu trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. 
 Mở các lớp tập huấn chuyên môn về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ vào đầu tháng 8.
Tham mưu với lãnh đạo các cấp có sự hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời cho các cháu.
* Đối với nhà trường: 
Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường cho giáo viên đi bồi dưỡng chuyên môn về cách tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ theo chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm do phòng giáo dục và sở giáo dục tổ chức. Cho giáo viên được tham quan thực tế các trường thực hành của Sở để nâng cao trình độ chuyên môn trong việc tổ chức hoạt động chơi của trẻ.
Tham mưu tích cực với lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể để nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
* Đối với giáo viên: 
Tăng cường công tác dự giờ đồng nghiệp, tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là tự học tự bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội thảo, hội thi...
Giáo viên luôn tìm tòi sáng tạo, lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. 
 Trên đây là “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo ở trường mầm non” mà bản thân đã thực hiện trong thời gian qua, phần nào đã góp phần nâng cao chất lượng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và viết đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế rất mong được sự góp ý hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi được tiếp tục vận dụng trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua thực hiện chương trình GDMN có kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
 XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY

File đính kèm:

  • docMột số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo ở trường.doc
Sáng Kiến Liên Quan