Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi

Cơ sở lý luận khoa học của đề tài.

 1. Một số khái niệm cơ bản.

 Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một động tác nào đấy được tái hiện, nhớ lại. Như vậy, biểu tượng cũng có cảm giác và tri giác là hình ảnh “chủ quan của thế giới khách quan”.

 Biểu tượng hình dạng là hình ảnh về hình dạng của khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc của con người và do một tác động nào đấy tái hiện và nhớ lại.

 Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh. Trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo, thực hành sáng tạo.

 Biện pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp dạy học. Ở lứa tuổi mẫu giáo các biện pháp dạy học đặc biệt quan trọng nó làm cho quá trình dạy học hấp dẫn hơn, trẻ em tiếp thu được tốt các kiến thức là do biện pháp hấp dẫn, tác động phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ, nhờ đó nâng cao hiệu quả dạy học và làm cho hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn.

 Biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo là cách làm cụ thể nhằm phối hợp hoạt động giữa các giáo viên mầm non và trẻ mầm non để hình thành những biểu tượng về hình dạng cho trẻ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 4382 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghề. 
+ Cách chơi: Cô có bức tranh về các nghề (Làm ruộng, bác sỹ, thợ xây, cô giáo), cô sẽ cất đằng sau những ngôi nhà có gắn các hình đã học. Cô đóng làm thầy thuốc, trẻ làm rồng rắn vừa đi vừa đọc bài đồng dao: Rồng rắn lên mây.
Rồng ra rồng rắn
ăn sắn bỏ sơ, ăn mơ bỏ hột
Hỏi thăm nghề thầy thuốc (xây dựng, cô giáo)
Có ở nơi đâu.
Thầy thuốc trả lời nghề đó có ở ngôi nhà nào thì trẻ phải nhanh chân chạy về ngôi nhà đó và tìm bức tranh. Ví dụ: Thầy thuốc trả lời “Có ở ngôi nhà hình vuông” thì trẻ phải nhanh chân chạy về ngôi nhà có gắn hình vuông và lấy bức tranh về nghề thầy thuốc.
+ Luật chơi: Ai mà không tìm đúng nhà thì bị ra ngoài một lượt chơi.
Từ những nguyên vật liệu hết sức đơn giản tôi có thể tổ chức thành các trò chơi giúp cho trẻ được trải nghiệm khắc sâu kiến thức về các hình đã học. 
Ví dụ 2: Trò chơi: Tạo hình bằng dây.
Mục đích: Củng cố kiến thức về các hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 bảng gỗ có gắn móc (khoảng cách giữa các móc bằng nhau), 2-3 sợi dây chun buộc tóc. 
Cách chơi: Trẻ dùng dây chun móc vào các móc để tạo thành các hình theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Cô nói hình vuông, trẻ sẽ móc dây chun vào 4 móc tạo thành hình vuông và nói “4 cạnh bằng nhau”. 
Luật chơi: Ai không tạo được hình theo yêu cầu sẽ phải nhảy lò cò đến ngôi nhà có cửa hình vuông.
Ví dụ 3: Trò chơi: Đôi bàn tay diệu kỳ (tạo hình từ đôi tay). 
Cách chơi: Cô nói tên hình gì thì trẻ phải sử dụng những ngón tay trên 2 bàn tay của mình để tạo thành hình theo yêu cầu: Cô nói: Hình tròn - Trẻ lấy đầu ngón tay cái và đầu ngón tay trỏ của một bàn tay chạm vào nhau để tạo hình tròn. Hoặc cô nói “hình vuông” - đầu ngón tay giữa của tay phải chạm vào đầu ngón tay trỏ của tay trái và đầu ngón tay giữa của tay trái chạm vào đầu ngón tay trỏ của tay phải để ngang trước mặt; “hình tam giác” – Ngón tay giữa của tay trái và tay phải trồng lên nhau và đầu 2 ngón tay trỏ chạm vào nhau.
Ví dụ 4: Trò chơi: Gấp hình.
Mục đích: ôn luyện các hình vuông, tam giác, chữ nhật.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một tờ giấy hình vuông.
Cách chơi: Trẻ gấp tờ giấy hình vuông thành các hình đã học theo yêu cầu của cô như: Hình chữ nhật - gấp đôi tờ giấy hình vuông, hình tam giác - gấp chéo tờ giấy hình vuông.
Nếu là tiết học cung cấp kiến thức mới, tôi thường sử dụng trò chơi vào cuối giờ học. Nếu là tiết học ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng đã học thì tôi sử dụng nhiều trò chơi xen kẽ động và tĩnh nhằm củng cố khắc sâu kiến thức, kỹ năng cho trẻ.
Trò chơi học tập được sử dụng trong mọi loại tiết học toán và ở mọi lúc, mọi nơi.
3. Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp nội dung về hình dạng vào các môn học và Ngược lại.
Lồng ghép tích hợp là sự đan xen các môn học hoặc các hoạt động khác nhau một cách hợp lý nhằm thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ, tạo hứng thú cho trẻ trong học tập giúp cho giờ học đạt kết quả cao nhất.
Khi soạn giáo án tiết học hoặc các hoạt động cô phải soạn các hình thức, các biện pháp sao cho thay đổi được trạng thái hoạt động của trẻ, phải kết hợp giữa động và tĩnh. Tạo cho trẻ một tâm trạng thoải mái trong giờ học, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ nói chung và hình thành biểu tượng về hình dạng nói riêng, tôi đã linh hoạt tích hợp các môn học khác như môi trường xung quanh, âm nhạc, tạo hình để thay đổi trạng thái hoạt động và thu hút trẻ. 
Ví dụ: Tiết dạy: Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật.
	 Chủ đề: Trường mầm non.
Trong phần gây hứng thú, thu hút trẻ vào hoạt động tôi tổ chức cho cô và trẻ cùng hát vận động bài hát: “Quả bóng” của nhạc sỹ: Huy Trân. Phần ôn luyện củng cố về các hình, để thay đổi trạng thái hoạt động của trẻ tôi đã lồng ghép hoạt động tạo hình vào hoạt động đó là chơi: Ghép hình từ các hình đã học; ghép hình ô tô, lật đật. 
Ngược lại, tôi cũng đã lồng ghép nội dung hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ vào tất cả các môn học khác: Tạo hình, âm nhạc, môi trường xung quanh, làm quen với tác phẩm văn học một cách linh hoạt và nhẹ nhàng.
Ví dụ: Hoạt động tìm hiểu: Một số đồ dùng trong gia đình.
Chủ đề: Gia đình. 
Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Sắp xếp đồ dùng. 
Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ chọn và xếp một loại đồ dùng vào ngôi nhà có các hình theo yêu cầu của cô: Nhóm 1 chọn đồ dùng để ăn xếp vào ngôi nhà có dạng hình vuông; Nhóm 2 chọn đồ dung để uống xếp vào ngôi nhà có dạng hình tròn; Nhóm 3 chọn và xếp đồ dùng để ngủ vào ngôi nhà có dạng hình chữ nhật. Kết thúc bản nhạc đội nào chọn nhanh, đúng và sắp xếp gọn gàng là thắng cuộc.
Để giúp trẻ khắc sâu và nhớ lâu về các hình mà trẻ vừa học, tôi đã lồng ghép nội dung hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ ở tất cả các hoạt động trong ngày. 
Ví dụ: Chuẩn bị giờ ăn cô yêu cầu trẻ giúp cô lấy khăn lau tay để vào rổ nhựa hình vuông, để khăn lau bàn vào rổ hình tròn. Hoặc cất mũ vào tủ có cửa là hình chữ nhật
Tuỳ theo từng tiết dạy mà cô giáo có thể sử dụng các hình thức và đưa ra các phương pháp tích hợp cho hợp lý.
4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ là đưa các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại- chủ yếu là máy tính, máy chiếu, bảng điện tử thông minh vào trong quá trình giảng dạy, nhằm đạt được những mục đích yêu cầu của hoạt động. 
Phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ.
Giúp trẻ phát triển những kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin như sử dụng con chuột, bàn phím...
Giáo viên nghiên cứu các phần mền giáo dục như KIDSMART, KIDPIX, POWERPOINT, CONVERTER, PHOTOSHOP, 3M DIGITAL... để thiết kế các bài giảng, các trò chơi phù hợp với nội dung của bài dạy để dạy trẻ.
Tích cực vào mạng tìm hiểu những nội dung, hình ảnh, video, giáo án điện tử, quay phim, chụp ảnh, cập nhật những thông tin mới nhất ...có nội dung liên quan đến nội dung dạy trẻ để ứng dụng vào bài dạy.
VD:Trong tiết dạy: Ôn luyện hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác. 
Chủ đề: Một số nghề phổ biến.
Tôi đã thiết kế trò chơi: “Người kỹ sư tài ba” trên powerpoint, dựa trên trò chơi thiết kế đồ vật - đĩa ngôi nhà khoa học của SAMMY trong chương trình KIDSMART. Trong trò chơi này trẻ sẽ sử dụng con chuột để chọn các hình theo yêu cầu và ghép thành ngôi nhà hay đồ dung, phương tiện giao thông...
Ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng trên các tiết học, để biện pháp này đạt được hiệu quả tối ưu thì nhiệm vụ của người giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên cần lựa chọn nội dung, hình ảnh đưa vào bài dạy cho phù hợp. Tuỳ vào từng nội dung của tiết dạy mà giáo viên xác định đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào thời điểm nào là tốt nhất: có thể đưa vào ngay lúc đầu tiết học hoặc giữa hay vào cuối tiết học. Tuy nhiên về nội dung hình dạng thì chủ yếu đưa vào phần đầu để gây hứng thú hoặc vào phần giữa của tiết học để chơi các trò chơi ông luyện, củng cố kiến thức đã học.
Ví dụ 1: Trong tiết dạy trẻ phân biệt hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. Sau khi giới thiệu cho trẻ ôn nhận biết, khảo sát về các hình, tôi đã sử dụng phần mềm 3M để vẽ và giới thiệu về những đặc điểm đặc trưng của các hình cho trẻ xem như: hình tròn - lăn được về các phía, hình vuông- không lăn được và có 4 cạnh bằng nhau... hoặc chơi trò chơi hình gì biến mất hình gì xuất hiện để ôn luyện củng cố cho trẻ về các hình.
Tôi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào ngay thời điểm đầu tiết học, nhằm gây hứng thú, thu hút trẻ vào đối tượng kiến thức cần nằm.
Ví dụ: Tiết dạy: Ôn nhận biết hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.
Trong chủ đề: Thế giời động vật.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú. 
+ Dẫn trẻ đi chơi ở rạp xiếc (Ở địa phương không có rạp xiếc).
+ Đến nơi cô mở những hình ảnh về rạp xiếc cho trẻ xem.
+ Cho trẻ xem những hình ảnh về các con vật biểu diễn xiếc: Khỉ đi xe đạp, voi lăn bóng, chó biểu diễn xiếc
Hoạt động 2: Ôn nhận biết các hình đã học.
+ Các con vật ra biểu diễn xiếc.
+ Một số trẻ mặc trang phục các con vật ra biểu diễn xiếc: Đi thăng bằng trên dây trên vai có gánh các hình- Trò chuyện về tên gọi của các hình.
Hoạt động 3: Khảo sát để nhận biết đặc điểm đặc trưng của các hình.
Hoạt động 4: Luyện tập: Xếp các hình từ các hình hình học đã học.
5. Biện pháp 5: Tạo ra tình huống có vấn đề và giúp trẻ giải quyết.
Tình huống có vấn đề là quá trình tạo ra một tình huống có mâu thuẫn buộc trẻ phải suy nghĩ tích cực để giải quyết mâu thuẫn đó.
Sự có mặt của những tình huống có vấn đề sẽ tạo hứng thú và duy trì hứng thú của trẻ đến nhiệm vụ nhận thức, kích thích sự tò mò lòng ham muốn tìm hiểu khám phá hình dạng của các vật xunh quanh. Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo và phát huy tính tích cực, độc lập cho trẻ.
Thực chất của biện pháp này là tổ chức hoạt động tìm kiếm cho trẻ, cuốn hút trẻ vào hoạt động khám phá, tạo điều kiện cho trẻ chủ động lĩnh hội những kiến thức mới và cách thức hành động mới, hình thành năng lực sáng tạo về hình dạng của trẻ.
Tạo tình huống có vấn đề chính là việc giáo viên tạo ra tình huống mới, đòi hỏi trẻ phải giải quyết nhiệm vụ bằng các phương thức mới.
Ví dụ: Trong giờ học phân biệt hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác tôi đặt ra các câu hỏi:
Hình vuông và hình chữ nhật có gì giống và khác nhau?
Nếu ta xếp chồng hình tam giác lên trên hình vuông thì sẽ được hình gì?
Ta sẽ được hình gì nếu ta ghép 2 hình vuông này với nhau? Ngược lại, nếu ta ghép 2 hình chữ nhật với nhau ta sẽ được hình gì?
Sử dụng trong các tiết học hình thành các biểu tượng hình dạng cho trẻ, nhưng tuỳ vào từng tiết học cụ thể mà cô đưa ra các tình huống khác nhau.
Ví dụ: Tiết học nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Cô lăn hình tròn và hỏi trẻ vì sao hình tròn lăn được?
Cô đưa ra hộp bút và đố trẻ xem hộp bút có lăn được không? Vì sao?
 Các tình huống có vấn đề có thể tiến hành như sau:
+ Cô đặt ra cho trẻ những tình huống có vấn đề và bắt buộc trẻ phải huy động kiến thức, kỹ năng đã có để chiếm lĩnh đối tượng. 
+ Cô giáo dẫn dắt trẻ vào các tình huống có vấn đề, hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề cần giải quyết, giúp trẻ ý thức được vấn đề. 
Ví dụ: Cô chuẩn bị một chiếc hộp kín có các ô cửa hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác và những đồ dùng có dạng các hình vuông, tròn, tam giác như: vòng, mũ, hộp có dạng các hình, bánh xe, gạch nhựa, khối gỗ Cô yêu cầu trẻ hãy suy nghĩ xem làm thế nào cất các đồ dùng đó vào trong hộp được để đem tặng bạn gấu.
+ Khi đưa ra các tình huống có vấn đề tôi thường gợi mở kích thích hứng thú của trẻ vào tình huống và có mong muốn được giải quyết vấn đề đó. Tôi không đưa ra cách giải quyết cụ thể, không trực tiếp cầm tay trẻ khảo sát mà tạo điều kiện cho trẻ tự tìm kiếm, khảo sát để nắm được kiến thức, kỹ năng.
	Ngoài ra tôi còn tận dụng các tình huống có thực trong cuộc sống hàng ngày để dạy trẻ. Ví dụ: Các con hãy giúp cô tìm đồ dùng cho bạn An, bạn đánh rơi một chiếc vòng có màu hồng, tròn. Hoặc lấy giúp cô bức tranh vẽ chùm quả có dạng hình vuông.
6. Biện pháp 6: Tích cực làm đồ dùng- đồ chơi.
Theo các nhà tâm lí học thì đồ chơi không chỉ đơn thuần là bộ trò chơi mà nó chính là công cụ giúp phát triển trí não cho những ai tiếp xúc với nó, giúp cho chúng ta phát huy được trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ, sự phát triển trí tuệ vô cùng tuyệt vời và không giới hạn.
Trong quá trình hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ tôi nhận thấy rằng: muốn cho trẻ học tập đạt kết quả cao thì vấn đề đồ dùng đồ chơi trong tiết học hay trong giờ chơi ở góc toán phải được coi trọng vì đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé mang tính trực quan hành động hay nói cách khác muốn tiếp thu được kiến thức thì trẻ phải được thực hành, hoạt động với các đồ vật, đồ chơi. Sử dụng đồ dùng đồ chơi hợp lí trong giờ học giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động, nhớ lâu, nhớ sâu những biểu tượng về hình dạng mà trẻ được làm quen.
Để đồ dùng đồ chơi phát huy tối đa hiệu quả của nó, thì trước mỗi một bài dạy giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để làm ra đồ dùng đồ chơi học tập của cô và trẻ cho phù hợp với đề tài.
Ví dụ 1: Trong bài dạy ôn luyện các hình vuông, chữ nhật, tròn, tam giác, tôi đã đưa ra trò chơi “Tìm nhà”.
 Để đáp ứng nôi dung trò chơi này, trước đó tôi phải sưa tầm một số nguyên vật liệu có dạng các hình cần dạy như vỏ hộp, thùng, lon bia, bóng nhựa rồi làm những ngôi nhà có gắn các hình, cổng các ngôi nhà có dạng các hình đã học.
Cách chơi: Trẻ có hình nào phải bò chui qua cổng có hình dạng giống với hình trên tay trẻ và về dúng ngôi nhà của mình. 
Khi làm đồ dùng đồ chơi cần chú ý sao cho một đồ dùng có thể cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức khác nhau, sử dụng được cho nhiều hoạt động. Tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm các đồ dùng đồ chơi và đặc biệt các đồ dùng cho trẻ làm quen với toán phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn trong sử dụng và có độ bền cao. 
Ví dụ 2: Trong trò chơi: Đôi tay khéo léo. Tôi đã sử dụng các loại hộp đựng dầu gội đầu, sữa tắm có dạng các hình đã học để làm hộp quà tặng cho trẻ, bên trong hộp có đựng các hình cần ôn. Nhiệm vụ của trẻ là chỉ dùng tay để tìm hình theo yêu cầu của cô.
 Khi đã làm được đồ dùng đồ chơi rồi thì việc sử dụng chúng cũng cần đúng lúc, đúng chỗ và hợp lí. 
Để nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ tôi đã làm được một số đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu rất dễ tìm kiếm.
Ví dụ 3: Bộ thời trang độc đáo được làm từ bìa cát tông và giấy màu, được sử dụng để tổ chức biểu diễn thời trang, chơi trong hoạt động góc.
Bộ đồ chơi gôn: Làm từ những quả bóng bàn hỏng và gậy đánh gôn bằng gỗ. dùng trong trò chơi đánh gôn.
Cách chơi: Trẻ sẽ để quả bóng ở một vị trí theo quy định và dùng gậy đánh làm sao cho quả bóng đi vào lỗ, nếu quả bóng rơi vào “lỗ gôn” miệng là hình gì thì được thưởng một khối có mặt là hình đó. 
Bộ đồ chơi phương tiện giao thông: Từ xốp màu cắt thành các hình hình học và ghép các hình đó thành các phương tiện giao thông như ô tô, thuyền, máy bay.
II. Kết quả đạt được:
Sau khi tôi áp dụng một số biện pháp trên vào quá trình hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong năm học này tôi thấy:
 Trẻ mạnh dạn, tự tin và hứng thú hơn khi tham gia hoạt động.
 Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong các giờ hoạt động.
 Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động.
 Thời gian tập trung vào hoạt động của trẻ tốt hơn.
* Kết quả cụ thể: 
Các tiêu chí
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Cấp độ so sánh
Nhận biết được các hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác
Giỏi: 7/35 = 20%
Khá: 8/35 = 23%
TB: 15/35 = 43%
Yếu: 5/35 = 14%
Giỏi: 9/35 = 25%
Khá: 12/35 = 34%
TB: 12/35 = 34%
Yếu: 2/35 = 7%
Giỏi tăng 5%
Khá tăng 11%
TB giảm 9%
Yếu giảm 7%
Biết khảo sát và nắm được 1số đặc điểm đường bao quanh của hình.
Giỏi: 6/35 = 17%
Khá: 7/35 = 20%
TB: 16/35 = 46%
Yếu: 6/35 = 17%
Giỏi: 8/35 = 23%
Khá: 10/35 = 29%
TB: 14/35 = 40%
Yếu: 3/35 = 8%
Giỏi tắng 6%
Khá tăng 9%
TB giảm 6%
Yếu giảm 9%
Ứng dụng kiến thức về các hình đã học để xác định hình dạng các vật xung quanh trẻ.
Giỏi: 6/35 = 17%
Khá: 9/35 = 26%
TB: 15/35 = 43%
Yếu: 5/35 = 14%
Giỏi: 8/35 = 23%
Khá: 12/35 = 34%
TB: 12/35 = 34%
Yếu: 3/35 = 9%
Giỏi tắng 9%
Khá tăng 9%
TB giảm 9%
Yếu giảm 5%
III. Bài học kinh nghiệm.
 Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
 - Giáo viên phải nắm vững phương pháp, biện pháp, nắm được đặc điểm tâm sinh lý theo từng giai đoạn và độ tuổi. 
- Sử dụng đồ dùng trực quan một cách linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành các biểu tượng hình dạng cho trẻ. 
- Tạo cho trẻ môi trường hoạt động phong phú, phải thường xuyên đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các đồ dùng, đồ chơi và môi trường hoạt động của trẻ.
 - Xây dựng và sử dụng hệ thống trò chơi học tập phong phú đa dạng, phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ xa đến gần theo một hệ thống linh hoạt trong mỗi tiết học nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng và có hiệu quả.
 - Giáo viên mầm non cần mạnh dạn, tự tin, không ngại khó và không ngừng sáng tạo để thiết kế ra những bài giảng điện tử đạt hiệu quả cao để dạy trẻ. 
 - Tạo ra những tình huống có vấn đề để trẻ được trải nghiệm được tìm hiểu, đặc biệt cần tận dụng những tình huống có ngay trong cuộc sống thực để dạy trẻ.
 - Trong quá trình tổ chức các hoạt động hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức hoạt động để trẻ khỏi nhàm chán và hứng thú học tập bằng cách lồng ghép nội dung chủ đề và các môn học khác vào trong tiết học toán.
Phần III. KẾT LUẬN
	Việc hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi là một trong những nội dung quan trọng của chương trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non nhằm phát huy trí tuệ cho trẻ và góp phần vào việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nắm vững nội dung, phương pháp dạy học, luôn tìm tòi sáng tạo tìm ra những phương pháp, biệp pháp mới phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ nhằm hình thành biểu tượng đầy đủ về hình dạng vật thể. Từ đó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. 
	Giáo viên cần chú trọng quan tâm đến khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ, trẻ có hứng thú học tập thì mới tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Chính vì vậy, tạo hứng thú cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết, điều này đòi hỏi giáo viên mầm non cần có sự đầu tư suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo tìm ra những biện pháp hay để dạy trẻ, dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất. Một điều quan trọng nữa là cần tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và thể hiện khả năng học tập, sáng tạo, sáng kiến của mình trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
	Những kiến thức và kỹ năng về hình dạng mà trẻ có, cần được vận dụng vào hoạt động thực tiễn. Vì vậy giáo viên mầm non cần tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học, được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong lúc chơi, trong các hoạt động khác nhau. Qua đó những kiến thức kỹ năng về hình dạng của trẻ được khắc sâu.
Đặc biệt để nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ giáo viên phải biết phát huy sức mạnh cùng đồng nghiệp, phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục trẻ đạt kết quả cao, như ông cha ta có câu:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Xây dựng mối đoàn kết nhất trí cao, đồng tâm hiệp lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
Bản thân tôi thấy rằng trong bất cứ lĩnh vực công tác nào cũng cần có lòng nhiệt tình, năng động, sáng tạo, tính kiên trì, chịu khó học hỏi sẽ đem lại cho mình nhiều niềm vui và thắng lợi.
Trên đây là 1 số biện pháp của tôi đã thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Hoa Sữa, tạo tiền đề để trẻ được phát triển toàn diện, đáp ứng với yêu cầu mục tiêu của các cấp lãnh đạo, tạo niềm tin với phụ huynh và địa phương, góp phần nhỏ bé của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng nguời mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của quý phòng, ban thi đua, các bạn đồng nghiệp giúp đỡ để bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ, hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Thị Minh Liên “Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non”. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
2. PGS Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa “Giáo dục mầm non I,II, III”. Nhà xuất bản Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội I.
3. Nguyễn Quang Uẩn- Nguyễn Văn Lũy- Đinh Văn Vang. Giáo trình “Tâm lý học đại cương”. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
4. Nguyễn Thị Ánh Tuyết- Nguyễn Như Mai- Đinh Thị Kim Thoa “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non”. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
5. Tài liệu: Nghị quyết 49/CP của chính phủ kí ngày 04/08/1993, về công nghệ thông tin.
	6. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm học 2015 - 2016 của Phòng GD-ĐT huyện Gia Lâm.
	7. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 của Trường Mầm Non Hoa Sữa.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc
Sáng Kiến Liên Quan