Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

 Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi trẻ được nghe tiếng ru “à ơi” của bà của mẹ. Tâm hồn trẻ hồn nhiên trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây, âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách chân, thiện, mỹ cho trẻ.

 Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc một cách rõ ràng. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc.

Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.

 Âm nhạc có ảnh hưởng tốt đến hành vi văn hóa của trẻ, giáo dục cho trẻ văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành phẩm chất đạo đức của trẻ. Khi trẻ tham gia các hoạt đông âm nhạc thì mỗi trẻ đều phải chấp hành tốt tổ chức, biết điều khiển vận động phù hợp với nhạc, biết nhường nhịn, giúp đỡ nhau.

Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc. Giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.

 

doc37 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 múa ca
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
Bài hát: Em thương thầy mến cô
 Nhạc và lời : Phạm Trọng Cầu
	Nhanh vừa	
 Sao em thương thầy và mến cô, hằng chăm lo,
 hằng gắng sức, quyết chí đem trọn niềm hăng say Vì hôm nay vì mai đây. Nên em luôn cố gắng
 Công học hành. Rề la la rề sí sí.
 Nên em luôn luôn khắc ghi trong lòng một tình yêu non sông.
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Bài hát: Tiếng gió
 Nhạc Anh
 Cô giáo sưu tầm 
	Vui tươi - rộn ràng	 
 Lặng mà nghe! Lặng mà nghe! Lặng mà nghe! l gió đưa. Ù u u ù u u ù u u gió đưa. Lặng mà nghe! Lặng mà nghe! Lặng mà nghe! Gió đưa
 Gió đưa vi vu. Gió đưa vi vu 
 Như tiếng mẹ hát ru. 
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
Bài hát : Hát bên rừng
 Nhạc nước ngoài
 Lời Việt : Hoàng Long 
 Vui- Dí dỏm
 Xanh biếc cây trong rừng, trên cánh đồng một màu xanh 
 bát ngát. Đàn em tung tăng cùng vui ca như. 
 chào nắng tươi chan hoà. Mùa xuân lan tràn núi đồi. 
 Mùa xuân sang trong veo tiếmg cười . Gió hát với rừng cây xanh xanh.
 Qua những bài hát mà tôi đã sưu tầm, giúp trẻ nhớ lâu hơn so với đồ vật mà trẻ được tiếp xúc và những bài hát này dường như để lại cho trẻ một ấn tương sâu sắc.
 	Trẻ ở lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Các hoạt động âm nhạc như ca hát, vận động nghe... tổ chức dưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ thường được mọi trẻ yêu thích. Trong thực tế các loại trò chơi âm nhạc được lồng vào quá trình học hát, nghe hát, biểu diễn. Dù ở hình thức nào trò chơi âm nhạc cũng tuân theo nguyên tắc: âm nhạc quyết định nội dung và tính chất các hoạt động nhằm phát triển cảm giác nghe nhạy bén. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ tích cực, sáng tạo, có sự tưởng tượng phong phú, có tinh thần tập thể, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn. Các yếu tố đó góp phần giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt hơn.
 	Trò chơi âm nhạc đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục, những kỹ năng âm nhạc cơ bản. Chính vì vậy bản thân tôi đã sưu tầm và sáng tác một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú trong kho tàng trò chơi âm nhạc cho trẻ.
Trò chơi: “Những âm thanh vui nhộn”
Trò chơi giúp phát triển tai nghe cho trẻ và giúp trẻ phân biệt và phản xạ với âm thanh, tiết tấu khác nhau. Trẻ phản ứng nhanh trong mọi hoạt động..
Chuẩn bị: Quả bóng, xúc xắc.
Cách chơi: Trẻ ngồi đội hình vòng tròn. Cô ngồi đối diện và làm nhiệm vụ tung bóng hoặc lăn bóng. Trẻ cầm xúc xắc và có nhiệm vụ quan sát. Nếu cô tung bóng cho nhau thì trẻ gõ dụng cụ 1 tiếng, nếu cô lăn bóng cho nhau thì trẻ phải lắc dụng cụ liên tiếp.
Trò chơi: “Giọng hát thân quen”
Trò chơi giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận về âm thanh. Phát trển khả năng sáng tạo của trẻ.
Chuẩn bị: Một ống nhựa cong sao cho một đầu vừa miệng của trẻ, đầu kia vừa tầm với tai nghe của trẻ.
Cách chơi: Cho trẻ cầm ống nhựa, một đầu để gần miệng, đầu kia để gần tai. Cho trẻ nghe một bài hát sau đó yêu cầu trẻ hát lại. Khi hát trẻ áp ống nghe vào tai, như vậy trẻ có thể nghe giọng hát của mình một cách rõ ràng. Cho trẻ làm ống nghe không chỉ gây hứng thú cho trẻ, khi cầm ống nghe trẻ sẽ cảm nhận được sự rung động của dây âm thanh khi giọng của trẻ phát âm trong ống nghe.
Trò chơi: “Nghe thấu hát tài”
Trò chơi này giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng.
Chuẩn bị: Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã thuộc.
Cách chơi: Thành viên thứ nhất của hai đội ra ngoài lớp. Cô nói thầm vào tai từng thành viên của 2 đội một câu hát giống nhau sau đó 2 trẻ có nhiệm vụ chạy về 2 đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm vào tai bạn thứ 3 cứ thế tiếp tục cho đến bạn cuối cùng của đội. Trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc.
 Trò chơi: “Ô cửa bí mật”.
Qua trò chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc, nói đúng tên và hát đúng bài hát
Chuẩn bị: 4 ô cửa có các hình ảnh có liên quan đến nội dung bài hát mà trẻ biết như: Cô giáo, bông hoa, con vật, địa danh...
Cách chơi: có 3 đội chơi, các đội cử một bạn lắc chuông. Khi ô cửa được mở thì đội nào lắc chuông nhanh nhất sẽ dành được quyền trả lời. Nếu trả lời không đúng, đội khác sẽ dành quyền trả lời. Ví dụ: Ô số hiện lên hình ảnh Tháp rùa trẻ phải chọn một bài hát về tháp rùa và cả đội hát bài hát đó. Đội nào chọn đúng và hát được nhiều bài, đội đó sẽ thắng cuộc.
Hình ảnh minh họa trò chơi “Ô cửa bí mật”
Trò chơi: “Thử tài của bé”
Trò chơi giúp phát triển tai nghe và luyện khả năng phản xạ nhanh.
Chuẩn bị: Máy vi tính, loa, những bài hát khuyết một câu hát, chuông lắc.
Cách chơi: Có 4 đội tham gia chơi. Cô cho các đội nghe một bài hát, nhiệm vụ của các đội phải nói được tên bài hát và hát lại cho đủ lời và đúng bài hát. Đội nào lắc chuông nhanh sẽ dành được quyền trả lời. Cuối cùng đội nào trả lời nhiều và hát đúng sẽ dành chiến thắng.
Trò chơi: “Nốt nhạc may mắn”
Trò chơi này giúp trẻ ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn khám phá những bí mật bên trong những ô cửa.
Chuẩn bị: Một số hình ảnh, các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo từng chủ đề ở phía sau những ô cửa, thùng các tông sơn màu làm ô cửa và một số đồng tiền vàng để tặng trẻ.
Cách chơi: Trẻ chia làm 4 đội, 4 đội trưởng lên oẳn tù tì để tìm ra đội nào chơi trước. Có từ 5-6 ô cửa được đánh dấu thứ tự từ 1-6. Đội nào chơi trước sẽ chọn bất kỳ 1 ô cửa, bên trong ô cửa có đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh gì thì đội đó phải hát bài hát có nội dung về hình ảnh đó.
VD: Mở ô cửa số 2 có con mèo thì trẻ phải hát bài về con mèo như bài: “Chú mèo con” Nếu mở ô cửa và hát đúng bài hát với hình ảnh trong ô cửa thì đội đó được tặng 1 đồng tiền vàng. Tiếp tục đội kia chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn. 
Trò chơi: “Chiếc nón kỳ diệu”
Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và giai điệu bài hát đã học.
Chuẩn bị: 1 chiếc đĩa quay được chia các ô, mỗi ô có tên các bài hát.
Cách chơi: Cô cho trẻ lên quay đĩa. Khi đĩa dừng lại, kim chỉ vào ô có bài hát nào, cô đọc tên bài hát đó và trẻ phải hát lại bài hát cho đúng. 
Hình ảnh minh họa trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
Qua những trò chơi mà tôi đã sưu tầm và cải biên đã giúp trẻ rèn luyện các thuộc tính âm nhạc: Cao độ, trường độ, tiết tấu, nhịp độ... ngoài ra giúp trẻ rèn luyện và phát triển trí nhớ âm nhạc. 
6. Biện pháp 6: Sử dụng trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại vào giờ dạy 
 Ngày nay chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin với sức phát triển mạnh như vũ bão trên toàn thế giới. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy. Chính vì vậy việc để các bé được tiếp cận với chân trời tri thức khoa học công nghệ mới trong tương lai là rất cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Cần cho trẻ làm quen với các phương tiện kỹ thuật hiện đại sớm để cho trẻ luôn đi cùng sự phát triển của thời đại, tham gia hào hứng, sổi nổi nhiệt tình hơn.
Những giọng hát hay, điệu múa đẹp của giáo viên và sự trợ giúp của các đồ dùng trực quan sáng tạo cũng rất quan trọng. Để giờ hoạt động âm nhạc thêm sinh động, sôi nổi và đạt hiệu quả cao. Tôi đã làm một số hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh và đầy hấp dẫn cho trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc trên máy vi tính. Những hình ảnh sinh động phù hợp với nội dung bài hát mà cô dạy trẻ hát hay vận động. 
Cụ thể tôi đã lấy tài liệu trên mạng chụp ảnh làm video với các hình ảnh ngộ nghĩnh sinh động cho trẻ xem để giới thiệu vào bài hát có nội dung phù hợp. Cho trẻ xem trên màn hình lớn như xem phim ở rạp, mỗi hình ảnh mới lạ gây bất ngờ cho trẻ nên trẻ rất thích thú. 
Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài Gà trống , mèo con và cún con của cô cần tạo dựng lên một số hình ảnh đẹp bằng cách cô chọn trong mạng một số con vật để cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy vi tính, tạo hứng thú và giúp trẻ biết yêu quý các con vật gần gũi xung quanh.
 Ví dụ 1: Khi dạy trẻ bài hát “Chú mèo con” tôi đã cho trẻ xem trên máy vi tính hình ảnh động của con mèo. Hoặc khi dạy trẻ bài hát “Ta đi vào rừng xanh” tôi cho trẻ xem hình ảnh một khu rừng bằng máy chiếu cho trẻ quan sát. Như vậy trẻ rất thích thú say mê học, qua đó giờ học âm nhạc có chất lượng và hiệu quả hơn.
 Ngoài ra tôi còn sưu tầm băng đĩa nhạc không lời cắt những đoạn phim hay video cần minh họa và lồng nhạc có nội dung bài hát cần dạy. Với những đĩa nhạc có lời mang âm hưởng, tính chất dân ca tôi thưởng mở cho trẻ nghe vào giờ ngủ của trẻ. Những giai điệu mượt mà, êm ái ru trẻ vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng qua đó trẻ cảm nhận được các làn điệu dân ca của quê hương đất nước.
 	Việc ứng dụng các thiết bị, kỹ thuật hiện đại trong hoạt động âm nhạc giúp trẻ nhớ lâu và có ấn tượng sâu sắc với bài hát mà trẻ được học.
7. Biện pháp 7: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giúp trẻ học tốt môn âm nhạc
Như chúng ta đã biết “Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ”. Gia đình là nơi có điều kiện để hiểu trẻ sớm nhất, toàn diện nhất. Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng sớm nhất, mạnh mẽ nhất, mang tính quyết định nhất tới sự hình thành và phát triển nhân cách đầu tiên của trẻ, điều đó được thể hiện thông qua các hình thức: Giáo dục trực tiếp, giáo dục gián tiếp.
 	Việc thực hiện chương trình đổi mới giáo dục âm nhạc cho trẻ theo hướng thích hợp đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên. Vì vậy tôi đã thực hiện tuyên truyền phụ huynh bằng cách:
	+ Lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ đề và thay đổi hàng tuần, hàng ngày để phụ huynh biết cùng phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ.
 + Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh giúp đỡ hỗ trợ về mặt kinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi giảng dạy hoặc mang đến cho các cô những nguyên vật liệu mở như lon bia, hộp sữa, chai nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hoá trangĐể cô và trẻ có thể tự tạo ra những nhạc cụ, đạo cụ hoá trang nhằm tăng thêm sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc.
 + Trao đổi với phụ huynh về những trẻ có năng khiếu âm nhạc để gia đình có hướng bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà. Tuyên truyền với các bậc phụ huynh mua băng đĩa nhạc có các bài hát mầm non thuộc chủ đề để các con được luyện tập ở nhà. 
	Từ những việc làm trên, trẻ đã có nhiều đồ dùng đồ chơi, trang phục phục vụ cho hoạt động âm nhạc. Qua đó sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc. Phụ huynh phấn khởi, tin tưởng cộng tác với giáo viên và nhà trường chăm lo công tác chăm sóc giáo dục trẻ	
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
	Việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ đã góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, nhận thức quan hệ xã hội, phát huy trí tưởng tưởng sự cảm thụ âm nhạc yêu thích và sáng tạo nghệ thuật, giáo dục trẻ yêu thiên nhiên con người.
	Một số biện pháp nêu trên, cô và trẻ lớp tôi đã đạt được những kết quả tốt trong hoạt động giáo dục âm nhạc như sau:
1. Đối với trẻ
Trẻ mạnh dạn tự tin thích được tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc cũng như các hoạt động biểu diễn văn nghệ của trường của lớp.
100 % trẻ lớp tôi thực sự hứng thú khi học bộ môn giáo dục âm nhạc, tích cực tham gia chơi các trò chơi âm nhạc thành thạo, tạo không khí vui tươi hào hứng khi học, từ đó hoạt động âm nhạc đạt chất lượng cao.
 	Thông qua hoạt động âm nhạc cô và trẻ gần gũi nhau hơn. 
Các kỹ năng trong các hoạt động giáo dục âm nhạc tiến bộ rõ rệt như: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca nhanh hơn, trẻ múa và vận động nhịp nhàng, biết lắng nghe và cảm thụ các tác phẩm âm nhạc
Chất lượng của hoạt động âm nhạc nâng cao hơn đầu năm
Kết quả thực hiện trên trẻ:
Tổng số học sinh lớp là: 30 học sinh. 
STT
Nội dung
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Đ
TL %
CĐ
TL %
Đ
TL %
CĐ
TL %
1
Sự hứng thú
17 
57%
13 
43%
29 
97%
1 
3%
2
Trẻ hát đúng giai điệu lời ca
14 
47%
16 
53%
27 
90%
3 
10%
3
Vận động và múa nhịp nhàng
12 
40%
18 
60%
25 
83%
5 
17%
4
Khả năng cảm thụ âm nhạc
15 
50%
15 
50%
87 
90%
4 
13%
5
Trẻ mạnh dạn tự tin biểu diễn
11 
37%
19 
64%
24 
80%
6
20%
2. Đối với giáo viên
 Nâng cao hơn trình độ nhận thức, tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc. Nắm chắc nội dung phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo.
 Giáo viên có kỹ năng hát, biểu diễn văn nghệ. Hiểu sâu sắc hơn về các loại hình nghệ thuật, các thể loại âm nhạc, các loại nhạc cụ.
 Có nhiều kinh ngiệm hơn trong việc làm đồ dùng, đồ chơi, thiết kế
trang phục, trang trí. Tạo được không khí nhẹ nhàng, thoải mái khiến trẻ say
mê, yêu thích hoạt động âm nhạc.
 Sử dụng thành thạo máy vi tính, biết lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin tích hợp vào bộ môn âm nhạc đạt hiệu quả cao.
3. Đối với phụ huynh
Nhận thức của phụ huynh học sinh ngày một nâng cao, phụ huynh đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non .
Phối hợp ngày càng chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ. Phụ huynh nhận ra được khả năng âm nhạc của con em mình và tạo điều kiện phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ.
VI. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Nguyên nhân thành công
Để giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng thành thục trong hoạt động âm nhạc tôi đã:
Xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp lứa tuổi, phù hợp chủ đề. Hiểu tâm lý của trẻ và tạo không khí vui tươi cho trẻ thoải mái, hứng thú tham gia hoạt động.
Kết hợp với phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu.
Giáo viên nhiệt tình, chịu khó học hỏi kinh nghiệm để không ngừng nâng cao nghệ thuật lên lớp cũng như kỹ năng hát, biểu diễn và sáng tạo về đồ dùng, trò chơi để cho trẻ thích thú tham gia vào hoạt động.
2. Bài học kinh nghiệm
 Để giúp trẻ học bộ môn âm nhạc có chất lượng hiệu quả cao. Bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm như sau:
 	Giáo viên phải nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản, không ngừng học hỏi tham khảo tài liệu của giáo dục âm nhạc. Xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với lứa tuổi với khả năng của trẻ.
Tích cực học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu bộ môn âm nhạc và không ngừng rèn luyện kỹ năng hát múa, vận động sáng tạo trong giảng dạy.
 	Tạo tình cảm gần gũi giữa cô và trẻ. Nắm bắt trình độ và cá tính của trẻ, kiên nhẫn và nhẹ nhàng giúp trẻ theo phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học”.
Khen ngợi động viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường học tập tốt cho trẻ.
	Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, tạo sự gần gũi, niềm tin và thống nhất trong ciệc hướng dẫn trẻ hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc.
	Tổ chức tốt ngày hội lễ để tạo sự mạnh dạn và trẻ thể hiện cảm xúc cái hay cái đẹp của âm nhạc trước đám đông và giao lưu tập thể.
	Giáo viên tích cực sưu tầm sáng tác một số bài hát, trò chơi âm nhạc mới phù hợp hấp dẫn để trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc.
C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN 
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. 
Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. 
Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ là rất quan trọng. Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm. Biết xây dựng và sử sụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học. Cô giáo phải chịu khó tìm tòi sáng tạo những hình thức, phương pháp dạy phù hợp lứa tuổi. Không những thế việc tạo môi trường học tập giúp trẻ say mê tích cực tham gia hoạt động.
Để hình thành các kỹ năng âm nhạc cho trẻ tốt phải có một quá trình sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay hải đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc. 
Việc sử dụng những biện pháp trên đã thu được kết quả nhất định.Tôi thấy trẻ có các kĩ năng cơ bản của bộ môn âm nhạc: Hát, múa, vận độngphát triển tính tích cực sáng tạo. Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng khiếu cho trẻ. 
Qua công trình nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” chúng tôi nhận thấy rằng trẻ mẫu giáo có khả năng ca hát, vận động theo nhạc và chơi trò chơi rất tốt. Từ đó có thể đề ra và vận dụng những biện pháp phù hợp với khả năng của trẻ.
II. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ
	Để hoạt động âm nhạc của trẻ ở trường Mầm non được phong phú, đa dạng và tổ chức tốt hơn, tạo điều kiện cho trẻ học tốt nhất bộ môn này, tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau: 
1. Về phía phòng giáo dục
	Tổ chức nhiều buổi kiến tập có sự đầu tư và chất lượng cao cho giáo viên trong huyện học hỏi lẫn nhau.
 Tổ chức các lớp học chuyên đề: Đàn, thanh nhạc, múa... để giáo viên được học hỏi, nâng cao trình độ và khả năng âm nhạc.
	Bổ xung tài liệu chuyên ngành về bộ môn này, tạo điều kiện cho giáo viên tham khảo, học hỏi, mở rộng kiến thức để có nhiều kinh nghiệm truyền đạt cho trẻ, giúp trẻ có tiền đề vững trắc vào trường tiểu học.
2. Về phía nhà trường
	Xây dựng các buổi kiến tập bộ môn âm nhạc cho giáo viên trong trường học tập.
	Đầu tư thêm trang thiết bị như máy vi tính, loa, đàn để giáo viên có thêm phương tiện tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng tại lớp mẫu giáo nhỡ đã đạt kết quả cao. Tôi rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp đóng góp xây dựng để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn, đáp ứng yêu cầu của ngành và sự mong đợi của phụ huynh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
D- TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp - TS Lê Thu Hương (chủ biên) - Lý Thu Hiền - Phạm Thị Hòa - Lê Thị Đức - Viện chiến lược và chương trình giáo dục. Trung tâm nghiến cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non.
Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc mẫu giáo (Theo nội dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc) - Vụ giáo dục mầm non - nhà xuất bản âm nhạc Hà Nội- 2004 - Hoàng Văn Yến. 
Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II (2004 2007). Nhà xuất bản giáo năm - 2004.
Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non ( 4-5 tuổi) - TS Trần Thị Ngọc Trâm - TS Lê Thị Hương - PGS. TS Lê Thị Ánh Tuyết (Đồng chủ nhiệm) - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Giáo dục âm nhạc - tập II - Phạm Thị Hòa - Nhà xuất bản đại học Hà Nội năm 2008.
Tuyển tập bài hát mẫu giáo (Vụ Giáo dục mầm non).
Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) Tâm lý học đại cương, NXB đại học sư phạm.
Giáo trình tâm lý học lứa tuổi mầm non (Từ lọt long đến 6 tuổi). NXB đại học sư phạm. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên)- Nguyễn Thị Nh Mai- Đinh Thị Kim Thoa.
Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề cho trẻ 4-5 tuổi, NXB giáo dục. Trung tâm nghiên cứu, chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non.
 Lê Thu Hương (Chủ biên) Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (Trẻ 4-5tuổi). NXB giáo dục Việt Nam

File đính kèm:

  • docGD mau giao_Ho Huong_MN Hoa Thuy Tien.doc
Sáng Kiến Liên Quan