Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phần đội hình đội ngũ môn Thể dục Lớp 4

 Đối với giáo viên :

Từ thực tiễn những năm qua do chương trình thay sách giáo khoa mới, thiết bị cũng vừa được cung cấp về, đa số giáo viên trong tổ khối chưa được tiếp cận nhiều với trang thiết bị mới. Nên việc nghiên cứu và sử dụng rất khó khăn, do đó hiệu quả đạt không cao trong tiết thực hành.

 Về phía nhà trường :

Cơ sở vật chất còn thiếu các thiết bị chủ yếu được để tập trung, chưa có phòng bộ môn dẫn đến tình trạng sử dụng thiết bị còn hạn chế, kém hiệu quả. Hầu hết thiết bị được cung cấp chất lượng không cao, sử dụng vài lần thì xuống cấp phải sửa chữa và tu dưỡng lại.

 Đối với học sinh :

 Với đặc thù một trường vùng sâu, nhiều học sinh thuộc diện nghèo nên vẫn còn thiếu sách giáo khoa, dụng cụ học tập, trang phục thể dục thể thao không đồng bộ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 15103 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phần đội hình đội ngũ môn Thể dục Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
PHẦN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ MÔN THỂ DỤC LỚP 4
.....oOo.....
A. PHẦN MỞ ĐẦU :
I. Lý do chọn đề tài : 
Đối với giáo viên : 
Từ thực tiễn những năm qua do chương trình thay sách giáo khoa mới, thiết bị cũng vừa được cung cấp về, đa số giáo viên trong tổ khối chưa được tiếp cận nhiều với trang thiết bị mới. Nên việc nghiên cứu và sử dụng rất khó khăn, do đó hiệu quả đạt không cao trong tiết thực hành. 
Về phía nhà trường : 
Cơ sở vật chất còn thiếu các thiết bị chủ yếu được để tập trung, chưa có phòng bộ môn dẫn đến tình trạng sử dụng thiết bị còn hạn chế, kém hiệu quả. Hầu hết thiết bị được cung cấp chất lượng không cao, sử dụng vài lần thì xuống cấp phải sửa chữa và tu dưỡng lại. 
Đối với học sinh : 
 	Với đặc thù một trường vùng sâu, nhiều học sinh thuộc diện nghèo nên vẫn còn thiếu sách giáo khoa, dụng cụ học tập, trang phục thể dục thể thao không đồng bộ. 
Từ những vấn đề trên nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học theo phương pháp tích cực, cũng như nâng cao chất lượng dạy và học giúp học sinh thực hành xếp loại từ hoàn thành trở lên, qua bài kiểm tra đánh giá được khả thi hơn. Bởi thế tôi lựa chọn và viết đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phần đội hình đội ngũ môn thể dục lớp 4” 
II. Mục đích nghiên cứu :
Để phục vụ tốt cho công tác dạy và học : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phần đội hình đội ngũ môn thể dục lớp 4” là học sinh biết lập kế hoạch thực hành vừa tạo điều kiện cho học sinh rèn kỹ năng học thực hành tốt hơn. 
III. Đối tượng nghiên cứu : 
Môn thể dục lớp 4 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phần đội hình đội ngũ môn thể dục lớp 4” 
IV. Kkhách thể và phạm vi nghiên cứu : 
- Học sinh lớp 4. Trường Tiểu Học Mỹ Tú A . Xã Mỹ Tú. 
- Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, chức năng của đồ dùng dạy học. 
- Nghiên cứu về các giải pháp giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn thể dục lớp 4. 
V. Các phương pháp nghiên cứu : 
Khi viết đề tài này tôi đã tìm hiểu và vận dụng các phương pháp có liên quan đến việc học tập, thực hành của học sinh ở trường. 
1. Phương pháp trò chuyện : 
Trò chuyện với đồng nghiệp và học sinh để bổ sung thêm thông tin trong giảng dạy. 
2. Phương pháp quan sát : 
- Quan sát theo dõi hoạt động của lớp trong tiết thực hành, rèn luyện kỹ năng đội hình đội ngũ. 
- Sử dụng có hiệu quả, đúng lúc, đúng mục đích tranh đội hình đội ngũ sẵn có làm phương tiện quan sát...
3. Phương pháp đọc sách : 
Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu viết về đề tài nghiêu cứu khoa học có in trong các tạp chí giáo dục và tiếp xúc trước với thiết bị phục vụ cho tiết dạy. 
4. Các phương pháp khác : 
Tham dự các chuyên đề do nhà trường tổ chức, dự giờ rút kinh nghiệm, trao đổi trong tổ, tham dự họp tổ khối chuyên môn trong nhà trường... học hỏi và viết sáng kiến kinh nghiệm từ Ban giám hiệu và từ đồng ngiệp ...
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN : 
- Chương trình thể dục 4 giúp học sinh hiểu biết về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong học tập vì độ tuổi của các em rất thích tham gia vào quá trình tìm tòi, sáng tạo. Quá trình hưng phấn thường chiếm ưu thế, vì vậy các em rất hiếu động. Các em thường ham chơi, ưa thích hoạt động, thích bắt chước và cố gắng làm theo đúng động tác, điệu bộ, hành vi của giáo viên. Ở lớp 4, học sinh đã có thể thực hiện được một số kỹ năng vận động cơ bản ở mức độ khá thành thạo, có khả năng phối hợp vận động tương đối tốt, mức độ phức tạp của động tác kỹ năng và biên độ vận động của các động tác được các em thực hiện cao hơn so với các lớp dưới. Tuy nhiên kỹ năng đó còn ở mức độ thấp mang nặng tính tự nhiên và chưa bền vững. 
- Khả năng thích ứng của cơ thể các em với môi trường sống còn nhiều hạn chế, sức chịu đựng đối với sự thay đổi thởi tiết còn thấp, ý thức hiểu biết liên quan về vệ sinh và bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ còn yếu ...
- Hình thức tổ chức kỷ luật,tính tự giác, tính thẫm mỹ chưa cao, nhận thức về tinh thần tập thể còn nhiều hạn chế...
Vì vậy : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phần đội hình đội ngũ môn thể dục lớp 4” là yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy bộ môn thể dục ở tiểu học hiện nay. 
- Chương trình thể dục lớp 4 phần đội hình đội ngũ nhằm củng cố và nâng cao những kỹ năng đã học ở các lớp 1, 2, 3 như : tập hợp hàng dọc, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, dồn hàng, điểm số, báo cáo, tư thế nghỉ, nghiêm, quay trái, quay phải, dàn hàng, đi đều, vòng phải, vòng trái, giậm chân... Biết các khẩu lệnh 
và thực hiện các động tác trên ở mức độ tương đối chính xác, đều, đẹp, nhanh, không mất trật tự, không chen lấn xô đẩy nhau ...
- Đội hình đội ngũ là tổ chức sắp xếp trong tập thể nhằm đảm bảo hoạt động thống nhất trong hàng ngũ. Bồi dưỡng tinh thần tập thể, ý thức kỷ kuật. Khẩn trương nhanh nhẹn về nề nếp lớp học làm thế nào mỗi học sinh trong lớp hiểu và đạt được kỹ năng đó. 
- Rèn cho học sinh có tư thế, tác phong đúng đắn, ngay ngắn chính xác và chấp hành nghiêm về mệnh lệnh. Đội hình đội ngũ được sử dụng rộng rãi trong khi lên lớp thể dục, diễu hành và trong các cuộc buổi biểu diễn thể dục khác. 
¬ Kiến thức : 
Giúp họs sinh có những hiểu biết nhất định về nguyên nhân và phong cách phòng chống một số bệnh tật, biết cách hổ trợ kỷ thuật, vận dụng các trò chơi hiểu biết những điều luật thi đấu và phương pháp tập luyện hợp lý... 
¬ Kỹ năng : 
- Học sinh biết thực hiện các động tác ở mức độ tương đối chính xác, nhanh, không chen lấn, xô đẩy nhau, các động tác theo từng khẩu lệnh cụ thể : Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghỉ, nghiêm, quay trái, quay phải, đi đều, đứng lại, đổi chân khi sai nhịp, xin phép ra vào lớp ...
 - Biết vận dụng các kỹ năng đã học vào các hoạt động chung của trường và ngoài nhà trường ... 
¬ Thái độ hành vi : 
- Học sinh có ý thức tự giác trong tập luyện, có tinh thần kỹ luật cao. Tác phong nhanh nhẹn, có thái độ giữ vệ sinh chung thực hiện nếp sống lành mạnh ... 
- Học sinh nhận thức được tập thể dục thường xuyên, có kế hoạch giúp các em có nếp sống lành mạnh, vui chơi, chống lại bệnh tật và học tốt các môn học khác ...
II. THỰC TRẠNG : 
1. Đối với giáo viên : 
- Chưa tổ chức cho các em học theo tổ, nhóm ở từng lứa tuổi và giới tính ...
- Giáo viên khi giảng dạy có nêu vấn đề nhưng chưa kết hợp tốt với tranh ảnh để các nhóm tự thảo luận và làm theo . 
- Cách tổ chức lớp học chưa hợp lý, cán bộ lớp quản lý lớp học chưa thật tốt. 
- Giáo viên chưa tập trung sửa sai, uốn nắn kịp thời những lỗi mà học sinh mắc phải. Chẳng hạn : Khi chia nhóm tập luyện, giáo viên quan sát không hết cả lớp, giáo viên bao quát lớp chưa tốt .v.v...
 	2. Đối với học sinh : 
- Trang phục thể dục thể thao chưa đồng bộ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình học tập.
- Tư thế đứng trong tập luyện còn gò bó, không tự nhiên hoặc xô đẩy nhau khi tập hợp lớp. 
Chẳng hạn : 
+ Quay sau : Khi quay làm mất thăng bằng hoặc không hết biên độ động tác, tay cón cử động mạnh ...
+ Đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại 
Đi đều chỗ vòng em bên trong thì đi quá nhanh, làm cho các em bên ngoài đi theo không kịp, gây rối loạn đội hình. 
+ Đổi chân khi sai nhịp : 
Khi thực hiện động tác học sinh thường hay nhảy lên hoặc bước bước đệm quá dài...
3. Đối với sân bãi và cơ sở vật chất : 
- Sân bãi quá hẹp, thường bị ngập vào mùa mưa chưa đáp ứng nhu cầu tập luyện của học sinh. 
- Các điểm lẻ thường không có bóng mát để tập luyện hoặc gần lộ giới ảnh hưởng đến việc học của các em. 
- Tranh ảnh phục vụ cho dụng cụ trực quan trong từng tiết học còn thiếu nhiều ...
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT : 
1. Yêu cầu : 
Ở học sinh lớp 4 yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác, nhanh, không chen lấn, xô đẩy nhau các động tác theo từng khẩu lệnh cụ thể : Tập hợp hàng dọc, tập hợp hàng ngang, dàn hàng, dóng hàng, điểm số,báo cáo, xin phép ra vào lớp, thực hiện nghi thức trên lớp ... các động tác nghỉ, nghiêm, quay trái, quay phải, quay đằng sau, giậm chân tại chổ, đi đều vòng trái, vòng phải và đứng lại ... 
Từ những động tác trên học sinh muốn thực hiện được đòi hỏi có những biện pháp cụ thể từ phía nhà trường, giáo viên, cơ sở vật chất phải thật sự đáp ứng được nhu cầu cho một tiết dạy để góp phần “Rèn kỹ năng học đội hình đội ngũ” mang tính kỷ luật và tinh thần tập thể cao. 
2. Đối với giáo viên : 
- Ngay từ đầu năm học khi giáo viên giới thiệu về môn học cần hình thành nhóm và có kế hoạch bồi dưỡng các nhóm trưởng hoạt động theo quy trình cụ thể từng phần, từng nội dung của tiết dạy. Nên chia nhóm nam riêng và nữ riêng.
- Khi soạn bài lên lớp giáo viên cần quan tâm đến tranh ảnh, thiết bị phục vụ cho tiết học, giúp học sinh thực hiện bài giảng tốt hơn. 
- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ về nội dung tiết dạy, có sự bố trí hợp lý về thời lượng vận động theo từng nhóm, từng nội dung cụ thể cái gì tập trước và cái gì tập sau theo hệ thống bài . 
- Khi lên lớp giáo viên có sự bao quát lớp tốt, chú ý những lỗi sai mà học sinh mắc phải từ đó có hướng uốn nắn, sửa sai kịp thời . Chẳng hạn : 
¬ Dạy : Quay đằng sau : Giáo viên làm mẫu động tác chậm cho học sinh xem và tập chậm 2 cử động .
+ Cử động 1 : Lấy gót chân phải và nửa bàn chân trái làm trụ quay người qua bên phải – ra sau. 
+ Cử động 2: Thu chân trái về sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm. Sau đó cho học sinh tập lại phối hợp hai cử động lại . 
+ Khẩu lệnh giáo viên hô rõ ràng, có dự lệnh và động lệnh tương đối chậm. 
¬ Dạy : Đi đều, vòng phải, vòng trái ... đứng lại 
- Giáo viên sửa sai bằng cách : Làm mẫu động tác chậm kết hợp với phân tích kỹû thuật động tác, sau đó cho tổ mẫu tập. Tiếp theo, cho các tổ học sinh tập luyện theo đội hình hàng dọc. 
- Khi học sinh đã biết đi đều vòng bên phải hoặc bên trái, đứng lại theo hàng dọc, Giáo viên cần nhận xét nhắc nhỡ sửa sai. 
¬ Dạy : Đổi chân khi đi đều sai nhịp 
Giáo viên làm mẫu động tác chậm và giảng giải cách bước theo nhịp hô, sau đó cho học sinh tập theo các cử động .
+ Cử động 1 : Bước chân trái lên phía trước một bước ngắn. 
+ Cử động 2 : Chân phải lướt sát gót chân trái, đồng thời chân trái bước tiếp một bước ngắn về trước, giữ nguyên tư thế của hai tay khi thực hiện lướt đệm. 
+ Cử động 3 : Chân phải bước lên phía trước một bước bình thường vào nhịp hô 2. 
3. Đối với học sinh : 
Đầu năm giáo viên thể dục kết hợp với giáo viên chủ nhiệm xin ý kiến Ban giám hiệu vận động học sinh trang bị trang phục thể dục thể thao theo yêu cầu nhằm giúp các em học tốt môn thể dục khi vận động ngoài sân. 
- Giáo dục các em về tính kỷ luật, tính tự giác, tinh thần đoàn kết trong tập thể ... Để tránh những trường hợp xô đẩy nhau làm ảnh hưởng đến nội dung bài học và không có tính thẩm mỹ cao trong đội hình. 
4. Đối với sân bãi – cơ sở vật chất : 
- Đề nghị nhà trường nâng cấp sân trường, trồng thêm cây xanh để tạo bóng mát, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh. 
- Đề xuất với chuyên môn xếp thời khoá biểu tránh những tiết thứ nhất và tiết thứ hai ở buổi chiều và tiết bốn, năm vào buổi sáng để tránh nắng ...
- Bàn bạc trao đổi với tổ chuyên môn làm thêm một số tranh, ảnh, dụng cụ học tập để đáp ứng nội dung tiết dạy. 
IV. KẾT QUẢ : 
Trên cơ sở thực trạng và những giải pháp trên, cộng với sự học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong học kỳ I đối với môn thể dục của trường Tiểu Học Mỹ Tú A đạt được kết quả như sau : 
- Tổng số học sinh khối lớp 4 là 78 học sinh 
- Xếp loại học kỳ I như sau : 
Lớp
T.Số HS
Hoàn thành
tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn
thành
4A1
25
20
5
4A2
27
24
3
4A3
26
19
7
Cộng
78
63
15
C . PHẦN KẾT THÚC
I. KẾT LUẬN : 
Đối với học sinh lớp 4 là lứa tuổi có nhiều chuyển biến về tâm – sinh lý và tư duy, hành động của các em chuyển dần từ thụ động giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Học sinh đã có ý thức và khả năng tự quản tương đối tốt, biết phối hợp và giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện :
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phần đội hình đội ngũ môn thể dục lớp 4” làm cho học sinh có khả năng thích ứng của cơ thể vớ môi trường sống còn nhiều hạn chế, ý thức bảo vệ cơ thể, giữ gìn sức khoẻ, chống lại bệnh tật 
Nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, tìm tòi học hỏi, có sáng tạo trong soạn giảng và có phương pháp đúng đắn khi truyền thụ kiến thức bài học. 
“Nâng cao chất lượng dạy và học đội hình đội ngũ” góp phần tăng cường sức khoẻ phát triển tốt các tố chất thể lực, tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cho học sinh. 
Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh hình thành nhân cách con người mới ...
Vận dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phần đội hình đội ngũ môn thể dục lớp 4” . Giáo viên phải chuẩn bị từ khâu soạn giảng đến phương tiện dạy học. Nghiên cứu tìm ra những biện pháp tổ chức lớp học sao cho linh hoạt và sinh động để gây hấp dẫn, kích thích các em học tốt như hoạt động nhóm, vận dụng một số trò chơi về phần đội hình đội ngũ ... 
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 
Qua thưcï tế giảng dạy thể dục trong những năm qua bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học trong giảng dạy như sau : 
- Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa và phân phối chương trình của từng khối lớp và các tài liệu có liên quan đến bộ môn. 
- Chuẩn bị đầy đủ tranh, ảnh, dụng cụ phục vụ cho từng phần nội dung của tiết học 
- Khi lên lớp nhắc nhỡ học sinh có tính tự giác trong học tập luyện , giao phần việc cụ thể khi học sinh về nhà. 
- Thường xuyên trò chuyện với học sinh để tìm hiểu về tâm lý trẻ để định hướng thời lượng vận động của các em cho phù hợp. 
- Vận dụng một số trò chơi hổ trợ cho nội dung bài làm sinh động lớp học. 
- Thường xuyên dự giờ, thao giảng, trao đổi kinh nghiêm với đồng ngiệp từ đó làm kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân. 
- Khi soạn giảng lựa chọn phương pháp phù hợp với trình độ của học sinh, có sửa sai, uốn nắn kịp thời những lỗi mà học sinh mắc phải, có khen thưởng động viên những học sinh tích cực, kích thước các học sinh khác ham học. 
III. KIẾN NGHỊ : 
- Giáo viên thường xuyên đề xuất Ban gián hiệu nâng cấp sân bãi tập luyện, trồng thêm cây xanh để tạo thêm bóng mát cho học sinh học tích cực hơn. 
- Đề nghị đến tổ chuyên môn hổ trợ giáo viên bộ môn thể dục làm thêm một số tranh ảnh, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết học. 
- Giáo viên bộ môn kết hợp giáo viên chủ nhiệm vận động phụ huynh học sinh mua trang phục thể dục cho học sinh để các em vận động được dễ dàng. 
- Giáo viên đề nghị đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cấp trường để gây hứng thú trong học tập của học sinh. 
Trên đây là một số giải pháp về nâng cao chất lượng dạy và học môn thể dục, tuy nhiên chưa phải là tuyệt đối nhưng góp phần cho bản thân tự học hỏi để nâng cao về chuyên môn đồng thời hiệu quả ngày càng đạt khả thi hơn, cũng rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp để bản thân tôi viết có chất lượng hơn . 
Tiểu Học Mỹ Tú A , ngày 21 tháng 3 năm 2009 
Xét duyệt của BGH 	Người thực hiện 
Võ Hải Sơn 
MỤC LỤC
NỘI DUNG 	Trang 
A. PHẦN MỞ ĐẦU :	1
I. Lý do chọn đề tài : 	1
II. Mục đích nghiên cứu :	2
III. Đối tượng nghiên cứu : 	2
IV. Kkhách thể và phạm vi nghiên cứu : 	2
V . Phương pháp nghiên cứu 	3
1. Phương pháp trò chuyện : 	3
2. Phương pháp quan sát : 	3
3. Phương pháp đọc sách : 	3
4. Các phương pháp khác : 	3
B. NỘI DUNG 	 4-5
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN : 	 4-5
II. THỰC TRẠNG : 	6
1. Đối với giáo viên : 	6
2. Đối với học sinh : 	6
3. Đối với sân bãi và cơ sở vật chất : 	7
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT : 	7
1. Yêu cầu : 	7
2. Đối với giáo viên : 	8
3. Đối với học sinh : 	9
4. Đối với sân bãi – cơ sở vật chất : 	9
IV. KẾT QUẢ : 	9
C . PHẦN KẾT THÚC 	 10
I. KẾT LUẬN : 	 10
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 	 11
III. KIẾN NGHỊ : 	 12

File đính kèm:

  • docSKKN_mon_The_duc.doc
Sáng Kiến Liên Quan