Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt 1 CGD

Chương trình, phương pháp và quy trình dạy TV CGD.

 Căn cứ vào khung chương trình quy chuẩn về thời gian, dung lượng kiến thức và mục tiêu chung của phân môn. TV1 CGD chia làm 37 tuần (10 tiết/tuần), bao gồm:

Phần chuẩn bị: Tuần 0 ( 2 tuần) học cách làm việc.

Học kỳ I: Tuần 1 đến tuần 17 (học phần âm và vần)

Học kỳ II: Tuần 18 đến tuần 35 (tiếp tục học vần, nguyên âm đôi và luyện tập tổng hợp).

 Phương pháp thực hiện chương trình.

Phương pháp Mẫu: Lập mẫu, sử dụng mẫu

Phương pháp Việc làm là phương pháp dạy học hoàn toàn mới, xây dựng trên cơ sở sự hợp tác mới giữa thầy và trò. Trong đó, thầy tổ chức việc học của trò thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy.

Công nghệ giáo dục cũng dung nạp một số phương pháp truyền thống như: Nêu vấn đề, trực quan, vấn đáp.coi đó như những hình thức, thủ pháp dạy học nằm trong hệ thống của mình.

 Quy trình dạy học gồm 3 loại:

 Loại 1 : Tiết Lập mẫu: Gồm 4 việc

Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm (chiếm lĩnh đối tượng)

Việc 2: Viết

Việc 3: Đọc

Việc 4: Viết chính tả

Loại 2: Tiết Dùng mẫu

Quy trình tiết Dùng mẫu giống quy trình của tiết Lập mẫu. Chủ yếu là tổ chức cho học sinh luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết Lập mẫu. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên là phải nắm chắc quy trình tiết Lập mẫu, chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Loại 3: Tiết Luyện tập tổng hợp

Quy trình 4 việc ở tiết Luyện tập tổng hợp được sắp xếp lại nhằm tập trung vào 2 kĩ năng đọc và viết:

Việc 1: Ngữ âm

Việc 2: Đọc

- Bước 1: Chuẩn bị

+ Đọc nhỏ

+ Đọc bằng mắt

+ Đọc to

 - Bước 2: Đọc bài

+ Đọc mẫu

+ Đọc nối tiếp

+ Đọc đồng thanh

+ Đọc hiểu (tìm hiểu bài)

Việc 3: Viết

Việc 4: Viết chính tả

 

doc23 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt 1 CGD", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng môi trường học tập thân thiện.
Một môi trường học tập bao gồm các yếu tố, các quan hệ diễn ra xung quanh hoạt động học tập của học sinh. Trong đó, có các mối quan hệ đặc trưng: quan hệ giáo viên - học sinh; quan hệ học sinh - học sinh; quan hệ học sinh - tập thể (học sinh), Qua thực tế điều tra, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên chưa tạo được sự gần gũi, thân thiện với tất cả học sinh, giữa học sinh với học sinh chưa có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. Mặt khác, phần lớn học sinh ở vùng khó thường có đặc tính rụt rè, nhút nhát, các em thường ít chủ động tham gia vào các hoạt động học tập. Sự rụt rè, nhút nhát ấy cũng do một phần các em chưa có sự chuẩn bị cho một môi trường mới, nơi có bạn bè, thầy cô và các hoạt động học tập đặc trưng. 
Trong môi trường học tập thân thiện, tích cực học sinh sẽ được phát huy năng lực học tập của mình ở trạng thái tốt nhất. Do vậy, việc tạo một môi trường học tập thân thiện là rất cần thiết để giúp các em mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia các hoạt động học tập, yêu thích đến lớp, đến trường. 
Giáo viên cần nắm được hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm sinh lí của mỗi học sinh, mặt mạnh và mặt còn hạn chế của các em, nên ghi nhận những thông tin ấy vào trong sổ tay riêng. Để biết được tính cách học sinh, giáo viên có thể tìm hiểu thông qua trò chuyện với các em, quan sát các em trong học tập và vui chơi,giáo viên nên dành một ít thời gian đến thăm gia đình những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp của mình. Có hiểu học sinh thì người giáo viên mới có thể gần gũi và tạo niềm tin nơi các em, giúp các em phát huy ưu điểm và khắc phục phần còn hạn chế.
 Biện pháp thứ mười: Quan tâm, hỗ trợ học sinh kịp thời
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần quan tâm, hỗ trợ học sinh kịp thời. Gợi ý, hướng dẫn khi các em gặp khó khăn, tuyên dương, khen thưởng khi các em thực hiện đúng yêu cầu; phải tạo cơ hội cho tất cả các em đều được tham gia đầy đủ các hoạt động học tập, nhất là với học sinh chậm tiến bộ.
Giáo viên phải hiểu và nắm vững thiết kế, có như vậy mới có thể điều khiển, tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt và nhẹ nhàng, giáo viên có thời gian để quan sát, giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Giáo viên cần chú ý về giọng nói và ngôn ngữ sử dụng khi đánh giá, nhận xét học sinh, phải thể hiện sự tôn trọng, động viên và khuyến khích các em, tránh những lời lẽ chê bai, xúc phạm học sinh.
Ngoài ra, đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sự quan tâm còn thể hiện ở việc hỗ trợ các em có đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết. Nguồn hỗ trợ được vận động từ các mạnh thường quân hoặc trích từ nguồn xã hội hóa giáo dục của nhà trường.
 Biện pháp thứ mười một: Thiết lập vai trò của bạn bè trong học tập.
Giúp học sinh nhận ra mỗi bạn đều có mặt mạnh, mặt yếu, có thể bạn giỏi trong hoạt động này nhưng lại làm chưa tốt trong học động khác. Vì thế, cần có sự hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Giáo viên cần rèn được cho học sinh có sự chủ động trong việc giúp đỡ bạn, ví dụ, khi phân tích tiếng hay luyện đọc, những bạn làm tốt sẽ hướng dẫn, làm mẫu cho bạn làm chưa tốt.
Tổ chức đôi bạn cùng tiến, giúp học sinh xây dựng mối quan hệ bạn bè trong học tập và vui chơi. Giáo viên nên bố trí một học sinh khá giỏi cùng một học sinh trung bình, yếu để em học sinh giỏi có thể hỗ trợ học sinh yếu trong học tập.
 Biện pháp thứ mười hai: Tổ chức giao lưu, sinh hoạt tập thể.
Nhà trường cần tổ chức và duy trì các hoạt động giao lưu giữa học sinh các khối lớp với nhau nhằm tăng cường mối liên hệ, tiếp xúc giữa các em, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Các hình thức giao lưu nên có sự đan xen giữa kiến thức, kĩ năng (theo từng đối tượng học sinh) và các trò chơi tập thể. Nên tổ chức định kì mỗi tuần hoặc mỗi tháng 1 lần.
Một số hình thức giao lưu gợi ý: giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”; kể chuyện sách, diễn kịch, thực hiện tốt các tiết Trại đọc qua sự kết hợp có hiệu quả của giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội và cán bộ thư viện.
Cuối mỗi tuần học, trong tiết sinh hoạt giáo viên nên tổng kết thi đua khen thưởng kịp thời cho những học sinh tích cực trong học tập và rèn luyện, nhắc nhở động viên những học sinh chưa tiến bộ, đồng thời có những biện pháp cụ thể phù hợp động viên, khích lệ các em vươn lên trong học tập.
 Biện pháp thứ mười ba: Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh
Chương trình TV1 CGD có thiết kế 2 Tuần 0 để giáo viên dạy học sinh làm quen với môi trường học tập mới, hướng dẫn học sinh biết cách nhận lệnh, thực hiện và báo cáo kết quả (sản phẩm). Hai tuần này dù học sinh không được học một chữ nào nhưng được đánh giá là có giá trị định hướng cho mọi việc về sau. Làm tốt Tuần 0 thì sẽ dễ làm tốt các tiết học về sau. Song, không phải giáo viên nào cũng nhận ra vai trò của tuần 0. Trong phần tự nhận xét của mình, nhiều giáo viên thừa nhận chưa thực hiện tốt việc rèn nề nếp học tập cho học sinh. Nề nếp học tập không tốt ảnh hưởng không ít đến quá trình tổ chức tiết học (giáo viên mất nhiều thời gian hơn trong điều khiển, tổ chức lớp học; phải nói nhiều vì lặp lại hiệu lệnh; khó kiểm soát kết quả việc làm của học sinh...) và nó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Vì thế, xây dựng tốt nề nếp học tập cho học sinh là điều cần phải thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy học TV1 CGD.
Trong hai Tuần 0, học sinh được hướng dẫn và thực hành theo các nội dung: 
Làm quen (giữa giáo viên - học sinh, giữa học sinh - học sinh)
Đồ dùng học tập và cách sử dụng (cách dùng và tư thế sử dụng bảng con, phấn, khăn lau; cách dùng và tư thế sử dụng bút chì, vở; hướng dẫn viết các nét cơ bản)
Xác định vị trí trên/ dưới; trái/ phải; trước/ sau; trong/ ngoài (kết hợp chấm điểm tọa độ và viết các nét cơ bản). 
Làm quen với kí hiệu
Luyện tập - củng cố kĩ năng
Qua “Tiết học chuẩn bị”, học sinh được làm quen và chuẩn bị những điều cơ bản, cần thiết nhất cho các hoạt động học tập chính thức. Với những nội dung trên, việc học sinh chưa qua mẫu giáo hay học sinh vùng khó đều không phải là trở ngại. Nhưng khi tổ chức thực hiện các tiết này, đòi hỏi giáo viên phải giao việc rõ ràng ngay từ đầu để đưa học sinh vào nề nếp, làm nghiêm túc, kỉ luật nghiêm; khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia, rèn luyện tinh thần tập thể. Giáo viên phải tuân thủ quy trình làm việc, làm việc nào chắc việc ấy. Khen học sinh làm tốt, không chê em làm kém trước lớp.
Biện pháp thứ mười bốn: Quy ước các kí hiệu sử dụng trong tiết học
Ngoài những nội dung được hướng dẫn trong thiết kế, giáo viên nên dùng các kí hiệu, tín hiệu để quy ước với học sinh trong hoạt động học tập. Những kí hiệu, tín hiệu quy ước sẽ giúp giáo viên hạn chế việc nói nhiều (việc sử dụng câu lệnh hay lời hướng dẫn dài dòng sẽ mất thời gian và dễ gây nhiễu thông tin đối với học sinh, đồng thời nó giúp các hoạt động của lớp học diễn ra nhịp nhàng, trật tự và nhanh gọn hơn. Ví dụ:
- Hiệu lệnh chuẩn bị - hiệu lệnh bắt đầu thực hiện - hiệu lệnh kết thúc: 
1 tiếng gõ thước nhẹ - 2 tiếng gõ thước nhẹ - 1 tiếng gõ thước nhẹ hoặc tiếng gõ thứ nhất - tiếng gõ thứ 2 - tiếng gõ thứ 3.
- Các kí hiệu sử dụng đồ dùng học tập: S/16 (sách giáo khoa, trang 16); B (bảng con); V (vở trắng - viết chính tả); TV/24 (tập viết, trang 24), Khi viết các kí hiệu ấy vào một góc riêng trên bảng lớp, học sinh nhìn thấy sẽ tự động thực hiện yêu cầu (lấy sách giáo khoa - mở ra trang 16; chuẩn bị bảng con - phấn - giẻ lau hay lấy vở tập viết - mở ra trang 24,), khi xóa kí hiệu ấy đi thì học sinh sẽ tự biết là kết thúc hoạt động và cất những vật dụng đó vào.
Giáo viên giữ vai trò chủ chốt trong việc chọn lựa những kí hiệu, hiệu lệnh quy ước với học sinh, sao cho những kí hiệu phải đơn giản, dễ nhận biết. Sau khi đã thống nhất, giáo viên dành thời gian tổ chức huấn luyện cho học sinh thực hiện theo những kí hiệu đã được quy ước ấy (kết hợp hướng dẫn thực hiện trong các tiết chuẩn bị của Tuần 0).
Tăng cường sự hợp tác của cha mẹ học sinh
Cha mẹ học sinh là một trong những lực lượng gián tiếp tác động đến chất lượng học tập TV1 CGD. Cha mẹ cần quan tâm, nhắc nhở con em trong học tập. Không bắt các em nghỉ học phụ việc gia đình, cho các em học trước chương trình hay dạy không đúng cách đều có tác động xấu đến các em. Vì vậy, nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh cần tăng cường sự hợp tác chặt chẽ với nhau.
Biện pháp thứ mười lăm: Hướng dẫn CMHS về cách học TV1 CGD
 Căn cứ theo nhu cầu và nguyện vọng của CMHS, nhà trường có thể tổ chức một buổi họp phụ huynh để hướng dẫn CMHS một cách cơ bản về cách dạy học TV1 CGD. Nhà trường cần có kế hoạch tổ chức cụ thể, chi tiết, nhất là chọn lọc nội dung cần hướng dẫn CMHS. Nội dung buổi họp phụ huynh cần phải thông qua ý kiến của Phòng GD&ĐT trực tiếp quản lí, để đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ trong chỉ đạo chuyên môn, tránh những sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện. Buổi họp nên tổ chức tập trung CMHS toàn khối 1, không nên tổ chức theo từng lớp và nên chọn giáo viên có kinh nghiệm dạy TV1 CGD để hướng dẫn mẫu cho CMHS. Ban giám hiệu cần theo sát buổi họp để kịp thời giải đáp những thắc mắc của CMHS khi cần thiết. Qua những buổi gặp mặt trong cuộc họp phụ huynh, giáo viên là người hướng dẫn cho CMHS về cách thức dạy các cháu cách tự học ở nhà. Góp phần nâng cao chất lượng về môn Tiếng Việt, để từ đó có kết quả cao hơn vào cuối năm học. Tuyên truyền trong phụ huynh và các lực lượng xã hội làm cho phụ huynh vững tin vào CGD, không nóng vội. Yêu cầu phụ huynh tuyệt đối không tự dạy đọc viết ở nhà khi không có sự kiểm soát hoặc yêu cầu của giáo viên.
 	Biện pháp thứ mười sáu: để dạy tốt TV1 CGD GV phải thường xuyên trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện bản thân mình:
 Để dạy tốt lớp 1 CGD không có cách nào hơn là phải thuộc Thiết kế và thành thạo các thao tác, bởi vậy ngay từ đầu, mỗi giáo viên cần phải tranh thủ đọc thiết kế và tập dạy trong nhóm; tập theo từng loại mẫu, quan trọng nhất là phải nhớ đúng quy trình của các mẫu. Quá trình thực hiện nếu thấy có vướng mắc cần hội ý tổ hoặc hỏi ngay cán bộ cốt cán; nếu chưa kịp hỏi, hoặc vẫn chưa hiểu thì trước mắt cứ làm theo thiết kế.
Việc phản ánh chất lượng học tập của học sinh hay những khó khăn vướng mắc đối với cán bộ quản lí các cấp hoặc giáo viên cốt cán cần hết sức đúng sự thật, không dấu dốt, không chạy theo thành tích vì bất kì một lí do nào. Công nghệ giáo dục không cho phép bất kì một sự dối lừa nào và không có sự dối lừa nào không được phát hiện khi kiểm chứng các sản phẩm công nghệ.
Tính chất tuyến tính của chương trình Công nghệ giáo dục là hết sức khắt khe nên nếu những bài đầu, việc đầu mà chưa làm được thì tuyệt đối chưa làm việc tiếp theo. Cũng vì thế việc duy trì sĩ số, động viên học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ là hết sức quan trọng, giáo viên rất cần sự hỗ trợ của phụ huynh trong vấn đề này. Cách tiếp cận của chương trình Tiếng Việt 1 CGD là từ Âm đến Chữ, bởi vậy trong quá trình sử dụng các vật liệu đòi hỏi giáo viên và học sinh phải phát âm thật chuẩn mực, rõ ràng. Cố gắng khắc phục các lỗi phát âm địa phương để đi dần từ “chính âm” đến “chính tả”.
 Giáo viên chỉ giao việc một lần; câu lệnh hoặc kí hiệu phải rõ ràng, đảm bảo 100% học sinh nghe và hiểu. Khi giao việc và làm mẫu giáo viên phải đứng ở vị trí thích hợp để tất cả học sinh đều nghe và quan sát được ( trung tâm trước bục giảng). Khi giao việc xong giáo viên phải đi xuống lớp để kiểm soát việc làm của tất cả học sinh, giúp đỡ, hướng dẫn học sinh; phải đảm bảo 100% học sinh hoàn thành một việc mới giao việc khác. Nhận xét, đánh giá phải trên cơ sở động viên, khích lệ học sinh để lấy việc phát huy ưu điểm mà khắc phục nhược điểm qua 4 mức độ: làm được, làm đúng, làm đẹp, làm nhanh.
 Phải thường xuyên có ý thức để ý theo dõi học sinh để biết được các nhu cầu, nguyện vọngở giai đoạn đầu nhiều học sinh không dám trình bày với bạn, với cô các nhu cầu cần sự giúp đỡ cho phép (cả về sức khỏe và học tập). Những thói quen về vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân cũng cần được hình thành ngay từ những buổi học đầu tiên này.
 Dạy Tiểu học nói chung và đặc biệt là dạy lớp 1 rất cần phải rèn luyện chữ viết, nhất là chữ viết bảng cần viết ít, đủ nhưng đúng và đẹp (chú ý cả về kĩ thuật viết các nét chữ, kích thước, khoảng cách và luật chính tả trong khi viết, trình bày bảng và cả trong chấm chữa, ghi lời phê của cô giáo).
Biện pháp thứ mười bảy: Hướng dẫn học sinh ngồi viết đúng tư thế.
 Tư thế ngồi học, ngồi viết: đảm bảo sự thoải mái, hợp vệ sinh (chú ý các yếu tố liên quan).
 Tư thế đứng phát biểu: đứng thẳng, mắt nhìn thẳng vào cô giáo hoặc người cần trả lời (tuyệt đối không vòng tay trước ngực khi trả lời).
 Nói, hát: Phát âm phải to, rõ ràng, dõng dạc, dứt khoát.
 Khoảng cách và kĩ thuật cầm bút: Cầm bút cao từ 2 - 2,5 cm; cầm bút bằng 3 ngón tay; dứt khoát phải kiểm soát được kĩ thuật và khoảng cách cầm bút của học sinh trước và trong khi các em viết chữ (điều này cần có thủ thuật). Để học sinh có thói quen cầm bút đúng khoảng cách và viết nhẹ tay, giai đoạn đầu dứt khoát phải yêu cầu học sinh sử dụng bút chì do chính cô giáo gọt.
 Đồ dùng học tập của học sinh: Sách giáo khoa, vở Em tập viết, bảng con, phấn viết, con nhựa, bút chì, vòng, que ngắn, que dài, bộ chữ rời (đồ dùng cần gọn, đảm bảo phù hợp kích cỡ và vệ sinh). Bảng con học sinh cần thống nhất, đồng bộ trong các lớp để giáo viên dễ hướng dẫn vẽ mô hình và viết chữ đúng kĩ thuât, tọa độ.
 Đồ dùng dạy TV 1 của giáo viên: Thước, bảng con, phấn viết, que chỉ, nam châm, vòng, que ngắn, que dài, gọt bút chì, bộ chữ học vần, bộ chữ mẫu tập viết ngoài ra cần có một số đồ dùng của học sinh dự phòng (các loại đồ dùng học sinh hay hỏng, hay quên như bút chì, bảng con, phấn viết,). Bảng lớp của khối 1 cần mua sắm loại bảng chống lóa có kẻ sẵn dòng ô li để giáo viên tiết kiệm thời gian và thuận lợi trong các thao tác hướng dẫn viết chính tả và trình bày bảng.
Như vậy, muốn giáo dục một con người, muốn thay đổi một thế hệ, muốn cải tổ một nền giáo dục phải bắt đầu từ lớp Một, cấp Một; phải thực sự coi “Lớp Một là móng, cấp Một là nền”; đầu tư cho lớp Một, cho giáo dục tiểu học là cách đầu tư khôn ngoan nhất và có lãi nhất! Giáo viên lớp Một là người mang trên mình sứ mệnh quan trọng nhất trong việc hình thành các động hình kĩ năng học tập, hành vi, ngôn ngữ giao tiếp, thói quen sinh hoạt và tất cả những gì khởi đầu cho việc hình thành nhân cách một con người.
 Trong hoạt động dạy học tích cực hóa học tập, phương pháp dạy học là một nhân tố của hoạt động dạy học, luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố khác. Mỗi phương pháp dạy học chỉ phù hợp với nội dung của từng bài dạy hay môn học nhất định. Nội dung dạy học mang tính toàn diện thì phương pháp dạy học cũng phải tính đa dạng. Các phương pháp dạy học, dù là phương pháp dạy học tích cực cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng không có phương PPDH nào là phương pháp tối ưu. Do vậy, cần lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo, không có một phương pháp dạy học tích cực nào là “vạn năng”.
2.3. Kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 1 của học sinh 
Qua quá trình áp dụng các biện pháp dạy học TV1 CGD và kết quả của HS trong năm học 2018 -2019 vừa qua, tôi nhận thấy:
Kĩ năng đọc: Các em đọc to rõ ràng, lưu loát hơn. Các em nắm chắc về ngữ âm; biết phân biệt cấu tạo của tiếng.
Kĩ năng viết: Các em nắm chắc luật chính tả nên khi viết các em không bị sai chính tả. Tốc độ viết của các em cũng đảm bảo nhanh hơn. 	
Kết quả khảo sát cuối năm năm học 2018 – 2019 tại lớp 1 khi đã thực hiện chương trình TV CGD:
Số HS
Điểm 10
Điểm 9
Điểm 8
Điểm 7
Điểm 6
Điểm 5
Dưới 5
24
3
9
6
4
1
1
0
Như vậy, sau khi học chương trình TV CGD học sinh đọc tốt hơn, không còn học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng Việt. Các em không những đọc, viết tốt mà các em còn nắm chắc phần ngữ âm và luật chính tả. Điều này chưa thể hiện rõ ở chương trình Tiếng Việt hiện hành. 
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
 Như vậy, dạy Tiếng Việt 1 theo CGD là một yêu cầu cấp thiết trong hoạt động giáo dục. Việc dạy tốt Tiếng Việt CGD là góp phần thực hiện tốt công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục- Đào tạo. Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt 1 CGD” đã chỉ ra được thực trạng về việc dạy TV1 CGD và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học TV1 CGD. Đề tài này giúp cho người đọc nói chung và những người trực tiếp giảng dạy TV1 CGD hiểu rõ hơn về mục tiêu và nội dung của môn TV1 CGD và đưa ra được các giải pháp để họ có thể tham khảo và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
 Để thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục đòi hỏi mỗi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ các giải pháp và áp dụng thực hiện tốt các giải pháp đó. Trước hết cần xác định rõ mục tiêu, nội dung dạy học TV1 CGD. Xác định rõ mục tiêu sẽ là cơ sở để chúng ta thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cự hóa hoạt động của học sinh. Giải pháp này không chỉ cho học sinh mà còn có giá trị như một giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục và phương pháp quản lý cho giáo viên. Với học sinh, kết quả học tập không chỉ là Tiếng Việt, mà còn là phương pháp tư duy ngôn ngữ và các quan hệ học tập hiện đại. Ngoài ra, để dạy học TV1 CGD có hiệu quả chúng ta cần chú ý đến nhóm biện pháp hỗ trợ. Nếu thực hiện tốt nhóm hỗ trợ xem như chúng ta đã thành công được một nửa trong dạy học TV1 CGD.
Mỗi biện pháp có ý nghĩa và chức năng khác nhau nhưng giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.Vì thế, cần phải thực hiện các biện pháp trên một cách đồng bộ. Đồng thời, để thực hiện được các biện pháp này cần có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp; sự nỗ lực của bản thân giáo viên các trường tham gia dạy học TV1 CGD nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học này.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
 Đối với nhà trường:
Quán triệt tinh thần triển khai dạy học TV1 CGD cho giáo viên nhận thức rõ khó khăn, thuận lợi và phải quyết tâm thực hiện đạt hiệu quả.
Tổ chức thường xuyên các hội thảo chuyên đề, tạo cơ hội cho cán bộ quản lí và giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quản lí, giảng dạy.
Phân công giáo viên dạy TV1 CGD một cách hợp lí, đảm bảo tính ổn
định. Nên chọn giáo viên có năng lực, trách nhiệm, tâm huyết dạy TV1 CGD.
Trang bị đầy đủ thiết bị dạy học phục vụ tốt cho hoạt động dạy học: nam châm, bảng lớn có kẻ li (cho giáo viên), xốp hoặc nắp chai ( cho học sinh).
Tuyên truyền cho phụ huynh học sinh để tạo sự đồng thuận về việc dạy học TV1 CGD. 
Tổ chức giới thiệu cho phụ huynh biết về cơ chế đánh vần mới và một số cách đọc các âm khác với cách đọc trước đó để phụ huynh biết và có thể giúp đỡ con em mình khi các em quên cách đọc. Nếu phụ huynh không rõ phải trao đổi với giáo viên.
Tâm lý của phụ huynh cũng rất hoang mang khi những tháng đầu kết quả học tập của con em chưa đạt như chương trình cũ, để các bậc phụ huynh yên tâm hơn, nhà trường cần phải tuyên truyền cho các bậc phụ huynh thường xuyên khuyến khích, động viên các em tự học, kiên nhẫn, biết đợi và biết lắng nghe những điều các em chia sẻ.
Về phía phụ huynh:
Lưu ý CMHS tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh đi học đầy đủ, hạn chế việc nghỉ học thường xuyên. không hướng dẫn con học ở nhà theo phương pháp dạy học Tiếng Việt của chương trình hiện hành;.
Nên thường xuyên khuyến khích con tự học.
Nên kiểm soát việc học của con bằng cách đặt câu hỏi.
Không nên nóng giận và đặt suy nghĩ của mình cho trẻ.
Không nên tạo áp lực cho trẻ về thành tích.
Nên kiên nhẫn, biết đợi và lắng nghe những điều con nói.
Nên khen con thường xuyên.
Mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở cho học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp tôi đã làm trong trong quá trình dạy Tiếng việt 1 – công nghệ giáo dục và kiến nghị của bản thân. Tôi đã mạnh dạn áp dụng và thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, bạn bè đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng môn Tiếng việt 1 CGD trong quá trình dạy học.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan