Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học Luyện từ và câu ở Lớp 4
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của tư duy. Là người Việt Nam, ai cũng tự nhận thấy rằng ngôn ngữ của chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đến tuổi đi học đều hình thành cho mình vốn từ, quy tắc giao tiếp nhất định. Bởi vậy, để tăng nhanh được vốn từ, để chính xác hóa nội dung ngữ nghĩa của từ cũng như thúc đẩy việc hình thành kĩ xảo ngữ pháp diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi không thể không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi cho các em vốn kiến thức về Tiếng Việt qua việc dạy học kiến thức Tiếng Việt. Kiến thức Tiếng Việt là tên gọi của mạch nội dung dạy học về tiếng, từ, câu thực hiện nhiệm vụ mà phân môn Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt hiện hành đảm nhiệm. Trong sách HDH TV4, nội dung dạy học kiến thức Tiếng Việt hầu hết được thực hiện ở nhóm bài A và nhóm bài C. Nó được phân thành hai mảng lớn, ứng với hai nhóm hoạt động : Lí thuyết về tiếng, từ, và câu trong hoạt động cơ bản và thực hành về tiếng , từ, câu được trình bày ở hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng.
Trong nội dung và chương trình sách HDH TV4, dạy học kiến thức Tiếng Việt gồm các nội dung sau:
- Ngữ âm – chính tả.
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ.
- Cấu tạo từ.
- Từ loại.
- Câu.
- Dấu câu.
nh. - Về học sinh: + Các nội dung kiến thức Tiếng Việt không được trình bày kế tiếp nhau mà đan xen với các mạch nội dung khác nên học sinh ít được củng cố, rèn luyện. + Mô hình VNEN đòi hỏi học sinh chñ yÕu tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu nên đôi lúc học sinh cũng chưa thực sự hiểu yªu cÇu của bài. + Khi lµm bµi nhiÒu häc sinh kh«ng ®äc kÜ bµi, suy nghÜ hÊp tÊp nªn lµm bµi cha ®óng. + Nhiều học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để làm bài. Năm học 2018– 2019, tôi được phân công chủ nhiệm và dạy văn hoá lớp 4C trường Tiểu học Đông Cương. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm của phân môn Luyện từ và câu với kết quả như sau: Số HS Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 38 SL TL SL TL SL TL SL TL 9 23,7% 15 39,5% 10 26,3% 4 10,5% Từ kết quả trên, tôi thấy cần có những biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 4 góp phần năng cao chất lượng dạy học . 2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Thiết kế bài học: Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học là những phương diện thể hiện sự thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Làm thế nào để có một giờ học tốt? Chuẩn bị và thiết kế một giờ học có vai trò và ý nghĩa quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy. Việc thiết kế bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các nội dung dạy học, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như quy trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. Khi thiết kế bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy ngoài dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn. Việc thiết kế bài học gồm các bước: - Bước 1: Xác định mục tiêu bài học. - Bước 2: Nghiên cứu sách HDH và các tài liệu liên quan. - Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. - Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. - Bước 5: Thiết kế bài học. 2. 3. 2. Chuẩn bị đồ dùng. Việc dạy học theo mô hình VNEN đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quanĐồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả cũng như thành công của tiết dạy đem lại hứng thú học tập cho người học. Ví dụ: Dạy HĐ cơ bản 2 bài 22A (Sách HDH TV4 tập 2A, trang 55) sẽ lôi cuốn học sinh hơn nếu sưu tầm tranh, ảnh về cây, hoa, quả sầu riêng. Ví dụ: Khi dạy HĐ thực hành 2 bài 24A (sách HDH TV4, tập 2A, trang 94) với yêu cầu Dùng câu kể Ai là gì? để giới thiệu các bạn trong lớp em ( hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em). Chắc chắn rằng, giờ học này sẽ sinh động hơn khi học sinh có tấm ảnh chụp cả gia đình, các em sẽ nhìn vào đó để giới thiệu thành viên của gia đình mình cho cả lớp nghe. 2. 3. 3. Hình thức tổ chức . Trong mô hình VNEN các hình thức tổ chức dạy học được thể hiện qua các logo. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng bài mà giáo viên điều chỉnh logo cho phù hợp. Các hình thức tổ chức bao gồm: + Hoạt động cá nhân. + Hoạt động cặp đôi. + Hoạt động nhóm. + Hoạt động cả lớp. - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau và phải luân phiên bằng phiếu bài tập, có khi là bằng bảng giấy hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng. Ngoài ra còn có thể cho thi đua giữa các nhóm. Ví dụ: HĐ cơ bản 1 bài 5C (sách HDH TV4 tập 1A, trang 85). Cùng đọc đoạn văn sau: Trời rạng sáng. Gió nhè nhẹ thổi. Trên những cây sấu, cây phượng gần nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều. Mọi người trong bản đã thức giấc. Đó đây, những ngọn lửa hồng đã bập bùng trên các bếp. + Hoạt động cá nhân: Cá nhân đọc đoạn văn, tìm các sự vật trong đoạn văn. + Hoạt động cặp đôi:HS trao về các sự vật tìm được, góp ý, sửa sai. + Hoạt động nhóm: Nhóm trưởng điều khiển cho các bạn trong nhóm xếp các từ chỉ sự vật vào cột thích hợp ( trong phiếu học tập) Từ chỉ người Từ chỉ con vật Từ chỉ cây cối Từ chỉ vật Từ chỉ hiện tượng + Hoạt động cả lớp: Đại diện nhóm báo cáo kết quả bằng cách dán phiếu học tập lên bảng. Các nhóm khác trao đổi, góp ý, thống nhất kết quả đúng. GV trình chiếu kết quả. 2. 3. 4. Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Phối kết hợp hoạt động ngoài giờ nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Cũng như các phân môn khác của Tiếng Việt một trong những nhiệm vụ của dạy Luyện từ và câu là bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt văn hoá. Nhiệm vụ này không chỉ bó gọn trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp mà còn cả trong việc học tập của các môn học khác với các hoạt động trong và ngoài nhà trường nữa. Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các giờ chơi, chào cờ, các cuộc toạ đàm trao đổi học sinh sẽ tích luỹ được vốn từ cho mình. VD: Sau khi học HĐ thực hành 3,4 bài 15A (HDH TV4, tập 1B trang 81) các em cũng thấy được những trò chơi nào có lợi, những trò chơi có hại, cần tránh trong các giờ chơi. Thông qua các cuộc toạ đàm trao đổi, các em biết đặt câu hỏi một cách lịch sự, tránh hỏi trống không hoặc những câu hỏi tò mò thiếu tế nhị. Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu. đề nghị. Giáo viên cũng nên tổ chức cho các em đi tham quan thực tế học tập để các em mở rộng vốn kiến thức về quê hương, đất nước từ đó các em hiểu hơn về cuộc sống, làm giàu thêm vốn từ. 3. 5. Linh hoạt giữa các hình thức dạy học. Đó là hình thức làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu. VD: Khi dạy HĐ thực hành 4, 5 bài 9A (Sách HDH TV4 Tập 1A trang 141) HĐ4: Thi ghép tiếng tạo từ cùng nghĩa với từ “ ước mơ” - Học sinh làm việc cá nhân: Ghép các tiếng đã cho để tạo từ cùng nghĩa với từ “ ước mơ” - Học sinh làm việc cặp đôi: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với ''ước mơ'' + 1 em tìm từ bắt đầu từ tiếng ''ước'' + 1 em tìm từ bắt đầu từ tiếng ''mơ'' - Học sinh làm việc nhóm: Đại diện nhóm thi trước lớp. HĐ 5: Học sinh thảo luận nhóm: Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá: đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, chính đáng. Sau thời gian thảo luận, học sinh đưa ra kết quả: - Đánh giá cao: ước mơ cao đẹp, ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả, ước mơ lớn. - Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ - Đánh giá thấp: ước mơ kỳ quặc, ước mơ dại dột, ứơc mơ viển vông. * Tóm lại: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học sẽ làm cho lớp học sôi nổi, gây hứng thứ cho học sinh. Mặt khác giáo viên cần hạn chế bớt phương pháp dạy học cũ là thuyết giảng từ một phía. Về điểm này, chương trình VNEN thể hiện rất rõ: - Học sinh tự đọc yêu cầu, câu hỏi, bài tập, tóm tắt nhiệm vụ, nêu những điểm cần chú ý khi làm bài; trong quá trình học sinh làm bài tập, giáo viên cần tới từng bàn để kiểm tra công việc của các em. + Xem học sinh có làm việc không. + Xem học sinh có hiểu việc phải làm không. + Trả lời thắc mắc của học sinh - Tổ chức báo cáo làm việc.( nhóm, cả lớp ) - Tổ chức đánh giá. 2. 3. 6. Khai thác triệt để sức mạnh của các phương pháp dạy học. 2. 3. 6. 1. Phương pháp rèn luyện theo mẫu. Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói (cũng có thể cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói) để thông qua đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của mẫu, có thể tạo mẫu, từ mẫu đó học sinh biết cách tạo ra các đơn vị lời nói theo định hướng của mẫu. Ví dụ : HĐ thực hành 5 bài 30A ( Sách HDH TV4 Tập 2B trang 26 ) 5. Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm: a, Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm M: la bàn, ......... b, Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua M: bão, ........ c, Những đức tính cần thiết của người thám hiểm M: dũng cảm,......... Đối với dạng bài tập này, giáo viên nên cho học sinh hoạt động cá nhân, đọc yêu cầu bài. Học sinh nêu theo sự hiểu biết của các em, nếu đúng giáo viên khen ngợi, nếu không tìm được giáo viên đưa mẫu như sách HDH. Học sinh thảo luận cặp đôi, nhóm, ghi kết quả. 2. 3. 6. 2 Phương pháp phân tích Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên tiến hành tìm hiểu các dấu hiệu theo định hướng bài học từ đó rút ra bài học. Giúp học sinh tìm tòi huy động vốn kiến thức cũ của mình để tìm ra kiến thức mới. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức (về nội dung và hình thức thể hiện) VD: Khi dạy HĐ cơ bản 7 bài 29A (sách HDH TV4, tập 2B trang 7 ). HĐ 7: Tìm hiểu về cách giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị. * Cá nhân: Đọc mẩu chuyện. Học sinh sẽ tìm được 2 lời đề nghị: Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi. 2. Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nghe. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài. * Hoạt động nhóm: Phân tích: H: Nhận xét về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa. H: Những lời đề nghị của bạn nào chưa lịch sự, vì sao? ( Bạn Hùng vì bạn nói trống không, không có từ xung hô) H: Những lời đề nghị của bạn nào lịch sự, vì sao? (Bạn Hoa vì bạn có từ xưng hô phù hợp) H: Theo bạn, cần nói năng như thế nào để giữ phép lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?(Có cách xưng hô phù hợp) Qua phân tích , học sinh rút ra đựơc bài học: Khi yêu cầu, đề nghị phải giữ phép lịch sự. VD: Lan ơi, cho tớ mượn cái bút! VD: Chiều nay, chị đón em nhé! 2. Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự, cần chọn từ xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ các từ làm ơn, giùm, giúp,... VD: Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi! VD: Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ! VD: Bác mở giúp cháu cái cửa này với! 3. Có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị. VD: Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không? 2. 3. 6. 3. Phương pháp thực hành giao tiếp. Với phương pháp này không chỉ hướng học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp mà còn là phương pháp cung cấp lí thuyết cho học sinh. Trong quá trình giao tiếp chẳng hạn, khi dạy xong HĐ1, 2 bài 19A (sách HDH TV4 tập 2A, trang 7) giáo viên có thể cho học sinh làm việc theo nhóm để các em tự giới thiệu về gia đình mình. Sau khi thảo luận, các em trong nhóm có thể tự giới thiệu về công việc của bố mẹ mình, anh chị, ông, bà. Như thế sẽ tạo ra không khí giờ học thêm sôi nổi và giúp các em hiểu nhau hơn. Khi vận dụng phương pháp này, chúng ta đã kiểm tra được kĩ năng sử dụng từ đặt câu và giúp học sinh rèn được kĩ năng học tập mới. 3. 7. Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú Điều này có ý nghĩa là phải tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực. Học sinh là người tham gia các hoạt động ấy, tự tìm tòi khám phá dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh phải trao đổi, thảo luận để giải quyết nhiệm vụ, học sinh được đóng vai tham gia vào trò chơi học tập, đóng kịch, diễn xuất ..Giáo viên chú ý cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, để được thể hiện phát biểu trên lớp. Ví dụ: Để kích thích hứng thú cho học sinh học kiến thức mới, trong mô hình VNEN, giáo viên có thể khởi động bằng trò chơi giải cấu đố, tìm hiểu về một bức tranh.Ví dụ: HĐ1 của bài 2A ( sách HDH TV4 tập 1A, trang 20) là một trò chơi dùng để gây hứng thú cho học sinh làm giàu vốn từ về chủ điểm Thương người như thể thương thân. Hay hoạt động khởi động ở bài 4C (sách HDH TV4 tập 1A, trang 70) giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhằm củng cố kiến thức đã học về từ đơn, từ ghép. Hay giúp học sinh nhận biết động từ HĐ cơ bản 5 bài 9C (sách HDH TV4 tập 1A, trang 147), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “ Xem kịch câm”: Nói tên các hoạt động, trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời. Thông qua trò chơi này, học sinh làm giàu vốn từ chỉ hoạt động, trạng thái. 2. 3. 8. Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực tự học của học sinh. Tổ chức hướng dẫn học sinh cách tự học, cách đọc sách, cách lấy thông tin, cách phân tích và hiểu thông tin, cách quan sát hiện tượng xung quanh. Về giải pháp này, mô hình VNEN với tài liệu học tập mới là sách HDH TV4, học sinh đã phát huy được khả năng tự học của mình. Học sinh theo các logo của bài học để đọc tài liệu, nghiên cứu bài, tìm hiểu kiến thức. Từ đó vận dụng thức kiến thức vào giao tiếp hằng ngày. 3. 9. Tổ chức hoạt động khám phá bằng cách đưa ra một hệ thống các câu hỏi . VD: Khi dạy HĐ cơ bản 2 bài 17C (sách HDH TV4 , tập 1B trang 126) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng. ? Trong đoạn văn trên có những câu nào là câu kể Ai làm gì? ? Bộ phận nào là vị ngữ của mỗi câu vừa tìm được? ? Vị ngữ có ý nghĩa gì? - Học sinh thảo luận, tìm được các câu kể Ai làm gì? Câu 1: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Câu 2: Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Câu 3: Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Xác định vị ngữ : Câu 1: đang tiến về bãi. Câu 2: kéo về nườm nượp. Câu 3: khua chiêng rộn ràng. - Ý nghĩa của vị ngữ: Nêu hoạt động của người, vật trong câu. * Chú ý: Đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học để cho các em được nói, được làm việc. 2. 3. 10. Sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học. Ví dụ dạy HĐ thực hành 3 bài 15A (HDH TV4, tập 1B, trang 81), qua khai thác triệt để các bức tranh (đồ dùng dạy học), học sinh tìm được các trò chơi bạn nam ưa thích, bạn nữ yêu thích; trò chơi nào có lợi, trò chơi nào có hại. Từ đó vận dụng vào thực tế cuộc sống. Hay dạy HĐ thực hành 2 bài 17C (HDH TV4, tập1B, trang 128), giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và khai thác triệt để tranh vẽ để có thể nói được từ 3 đến 5 câu kể Ai làm gì? miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh. Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu theo tinh thần "lấy học sinh làm trung tâm" giáo viên phải hình thành ở học sinh tính tích cực đối với học tập và khêu gợi những kích thích bên trong quá trình nhận thức và quá trình lĩnh hội kiến thức. Có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng sách Hướng dẫn học, sưu tầm hoặc tự làm đồ dùng dạy học đơn giản nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và tích cực tham gia vào hoạt động luyện tập thực hành, luyện tập về các kĩ năng: Mở rộng vốn từ; phân tích cấu tạo tiếng, từ; nhận biết về các từ loại cơ bản của tiếng Việt (danh từ chung, danh từ riêng, động từ, tính từ) cách viết hoa, dùng các dấu câu, các kiểu câu. 2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bền bỉ áp dụng những biện pháp như trên cùng với sự nỗ lực học tập của học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng phân môn Luyện từ và câu lần 2 vào tháng 3 năm 2019. Cụ thể kết quả như sau: Số HS Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 38 SL TL SL TL SL TL SL TL 18 47,4% 15 39,5% 5 13,1% 0 0 % Từ bảng số liệu trên, ta thấy: + Học sinh đạt điểm 9 - 10 tăng từ 23.7% đến 47,4%. + Học sinh dưới điểm 5 không còn. Từ kết quả trên và qua theo dõi trong quá trình thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 của tôi bước đầu đã có những chuyển biến : - Giáo viên tự tin, chủ động hơn trong các tiết Luyện từ và câu. Các giờ Luyện từ và câu cũng trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn. - Chất lượng giờ học được nâng lên, tỉ lệ học sinh hiểu bài, phát biểu bài nhiều hơn, chính xác hơn. - Học sinh ham thích khi học phân môn Luyện từ và câu. - Học sinh được bộc lộ khả năng của nình trước lớp thông qua trò chơi, hình thức hoạt động....... - Vốn từ ngữ của học sinh phong phú hơn. - Trong giao tiếp học sinh tự tin hơn, nói năng chuẩn hơn. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Qua quá trình tìm tòi, học hỏi, phát hiện và tiến hành thực nghiệm với mục đích giúp học sinh hứng thú, sôi nổi hơn trong giờ học, tôi thấy quá trình thực nghiệm của tôi đã vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, áp dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) đã phần nào mang lại kết quả khả quan. Qua nghiên cứu và thực hiện “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học Luyện từ và câu ở lớp 4”, bản thân đã rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4: - Giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ Tiếng Việt rất lý thú và bổ ích. - Giáo viên cần nắm và lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt cho phù hợp với nội dung bài dạy để gây hứng thú ở học sinh. - Đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng. - Cố gắng phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh. - Cần có những hình thức động viên kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ. 3.2. Kiến nghị Để những biện pháp của đề tài mang lại hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến nghị, đề xuất sau: a, Đối với giáo viên: Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nghiên cứu, tìm tòi nhiều phương pháp giảng dạy hay nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc. b, Đối với nhà trường: - Tổ chức ngoại khóa về bộ môn Tiếng Việt . - Tạo cho học sinh có thói quen rèn luyện khi dùn g tiếng Việt. - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học Luyện từ và câu. c, Đối với các cấp giáo dục: - Cần thường xuyên mở các hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong dạy học. - Nên có những tài liệu chính thống với những điều chỉnh logo phù hợp Trong thời gian nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm giảng dạy lớp 4C tuy thời gian không dài, với khả năng của bản thân phần nào còn hạn chế nhưng tôi thu được kết quả tương đối khả quan.Với tình hình đổi mới phương pháp hiện nay, tôi tin rằng đến hết năm học này kết quả phân môn Luyện từ và câu của lớp tôi còn cao hơn nữa. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy phân môn Tập đọc. Do kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi mong được sự đóng góp của các đồng chí đồng nghiệp giúp tôi có kinh nghiệm để việc dạy được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG Thanh Hoá, ngày 3 tháng 4 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Trần Thị Huệ . MỤC LỤC Nội dung Trang Mở đầu 1 1.1.Lí do chọn đề tài 1 1.2.Mục đích nghiên cứu 2 1.3.Đối tượng nghiên cứu 2 1.4.Phương pháp nghiên cứu 2 2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2. 1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 4 2.3.1. Thiết kế bài học. 4 2.3.2. Chuẩn bị đồ dùng. 5 2.3.3. Hình thức tổ chức. 5 2.3.4. Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 6 2.3.5. Linh hoạt giữa các hình thức dạy học. 6 2.3.6. Khai thác triệt để sức mạnh của các phương pháp dạy học. 7 2.3.7. Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú. 9 2.3.8. Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực tự học của học sinh 10 2.3.9. Tổ chức hoạt động khám phá bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi. 10 2.3.10. Sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học. 10 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 11 3. Kết luận và kiến nghị 12 3.1.Kết luận 12 3.2. Kiến nghị 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc