Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng số lượng, con số và phép đếm ở trường mầm non

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Câu nói như một lời nhắn nhủ toàn nhân loại hãy ươm trồng và chăm sóc những mầm non của đất nước. Trẻ em của ngày hôm nay rồi sẽ trở thành chủ nhân của thế giới trong tương lai. Liệu những chủ nhân đó rồi sẽ làm gì cho thế giới ngày mai? Điều đó phụ thuộc vào bản thân mỗi chúng ta đã ươm trồng, chăm sóc những mầm non đó ra sao.

 Giáo viên mầm non chúng tôi có một vinh dự đặc biệt là ươm trồng và chăm sóc những mầm non, những người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của một con người, một thế hệ. Đó cũng chính là trách nhiệm mà chúng tôi phải suy nghĩ, trăn trở để làm sao dạy và chăm sóc trẻ tốt hơn, đạt hiệu quả hơn.

Ở trường mầm non dạy trẻ “Làm quen với toán” là một môn học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt nó có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển trí tuệ. Dạy toán cho trẻ không nhằm đào tạo cho trẻ những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhậy, trí thông minh, sự phán đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm

Môn toán là môn học rất khô khan và cứng nhắc. Các tiết học toán đặc biệt là tiết học hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là 5, 6, 7, .10. Cho nên nếu ta chỉ tập chung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán, không thu hút được sự chú ý của trẻ.

 

doc30 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng số lượng, con số và phép đếm ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho trẻ nhận biết số 7: Cho xuất hiện số 7, cho cháu nhận xét cấu tạo sau đó cô cho xuất hiện nét ngang, nét xiên. Cho trẻ xem các kiểu số 7 khác nhau. Ngoài ra, còn vô vàn các trò chơi mà cô có thể tạo ra trên máy tính nhằm củng cố ôn luyện chữ số và phép đếm
3/ Biện pháp 3: Phát huy tính tích cực cho trẻ 
Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ và tự hành động, thậm chí còn để trẻ tự suy nghĩ cả bài mới là biện pháp kích thích gợi mở hướng dẫn để trẻ hoạt động tích 
cực (dựa vào sự nhận thức của trẻ)
Ví dụ: Khi trẻ bắt đầu hoạt động đếm đến 7 nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7 thì giáo viên cần dạy trẻ tự tìm, tự đếm, tự xếp theo yêu cầu của cô, trẻ biết tự nhận xét nhóm đồ dùng đồ chơi đó có số lượng là 7, và để tương ứng với nhóm đồ dùng đó trẻ tự tìm số 7 gắn vào hoạt cô cho trẻ chọn đối tượng để tương ứng với số 7. Nhưng trên các tiết học tiếp theo sau khi trẻ đến 7 nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7, trẻ được học thêm bớt trong phạm vi 7 và chia nhóm 7 đối tượng thành 2 phần. Cô giáo có thể thiết kế tiết dạy thông qua các trò chơi để gây hứng thú ở trẻ và giúp trẻ nhớ lâu và quan trọng trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Ví dụ: Thiết kế bài dạy của cô trên giáo án điện tử, nếu sử dụng đồ dùng trực quan thì đồ dùng cần đẹp ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ điểm, còn phần thực hành của trẻ nên sử dụng thông qua trò chơi, luyện tập cá nhân cho trẻ chơi “Ai nhanh hơn” “Ai tinh mắt” cô gọi 2 trẻ lên chơi cho trẻ tìm thêm con vật và đem nó về đúng với môi trường sống của chúng như cá sống dưới nước, voi sống trong rừng, gà sống trong nhà. (Cô chuẩn bị ngôi nhà, rừng cây, hồ nước). Còn tổ chức trò chơi để luyện tập cả lớp như trò chơi “Ai nhanh tay” Cô chia lớp thành 3 tổ cho tổ 1 tìm con vật nuôi trong gia đình, tổ tìm con vật sống trong rừng, tổ 3 tìm con vật sống dưới nước và mỗi trẻ tìm đủ 7 con không cùng một loại (động vật nuôi trong nhà có gà, vịt chó, mèo) có số lượng 7, cô cho trẻ thêm và và bớt ra theo yêu cầu tổ chức cho 3 tổ thi đua nhau để trẻ hứng thú.
4/ Biện pháp 4: Sáng tạo một số trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ.
	Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo. Hoạt động chơi quyết định sự hình thành, phát riển tâm lý và nhân cách cho trẻ. Tính sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện rõ nét trong hoạt động chơi.
Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập. Trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái, làm trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn trở ngại nhất định. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập như nhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức trong lúc chơi được nâng cao. Chính vì vậy trong các tiết học Toán và các hoạt động khác tôi luôn cố gắng suy nghĩ sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi hoạt động chống sự chán nản, mệt mỏi, làm cho trẻ có hứng thú hoạt động.
Ví dụ: Với bài dạy “Đếm đến 9. Nhận biết các nhóm trong phạm vi 9. Nhận biết chữ số 9″, tôi cho trẻ luyện tập nhận biết các nhóm có 8 đối tượng qua bài thơ “Vườn xuân bé yêu” để trẻ đếm số hoa trong vườn xuân, gắn thẻ số tương ứng với số hoa trong vườn và trồng thêm hoa để vườn xuân có đủ số lượng là 8 cây. Qua đó trẻ đã rất chú ý, hứng thú tham gia hoạt động. Ở bài dạy này tôi còn tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi như: chung sức, bé vui xuân, trẻ được gắn hoa đủ số lượng là 9. Đặc biệt, trẻ được hoạt động vui chơi trên máy tính, trẻ lựa chọn các hình ảnh theo yêu cầu có đủ số lượng là 9, tô màu cho đủ 9 hình ảnh trong bưu thiếp. Với cách tổ chức trên, trẻ đã tích cực tham gia hoạt động, các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm của trẻ ngày càng cụ thể, rõ ràng.
Hay một số trò chơi như sau:
Trò chơi 1 “Câu cá" (Chủ đề thế giới động vật).
Chuẩn bị: Mỗi tổ 1 cần câu có móc câu, 10 con cá, trên miệng mỗi con có làm vòng tròn để trẻ câu 
Luật chơi: Trẻ phải nhảy qua các con suối (số con suối tương ứng với số lượng cần 
dạy trẻ,ví dụ 5, 6, 7, ....10) khộng dẫm vào vạch và câu được cá bỏ vào giỏ. Nếu 
dẫm vào vạch phải quay trở lại. 
Cách chơi: Chia lớp làm 2 hay 3 đội tuỳ ý, số trẻ bằng nhau. Lần lượt từng trẻ phải nhảy qua các con suối ( Ví dụ bài số 8 thì 8 con suối ). Sau đó cầm cần câu, câu cá bỏ vào giỏ. Cứ như vậy bạn này về, bạn khác tiếp tục lên. trong thời gian “một bản nhạc”, tổ nào câu được nhiều cá là thắng cuộc.
Trò chơi 2: “Nghe âm thanh tạo số lượng”
Mục đích trò chơi: Trẻ đếm số lượng trong phạm vi 10.Trẻ được vận động cơ thể. Luyện tai nghe cho trẻ	
Cách tiến hành: Tuỳ theo chủ đề tôi lựa chọn các hoạt động và âm thanh hợp lý, cho trẻ đếm sau đó cho trẻ làm lại động tác theo số lượng âm thanh do cô tạo ra hoặc trẻ giơ số tương ứng
Ví dụ: - Chủ đề nghành nghề tôi chọn tiếng và động tác đóng đinh của bác thợ mộc 
 - Chủ đề thế giới động vật cô giả làm tiếng kêu một số con vật cho trẻ đếm sau đó bắt chước lại.
	 - Chủ đề giao thông cho trẻ đếm tiếng còi xe .v.v...
Trò chơi 3: “Chơi gôn”.
Mục đích: Trẻ ôn luyện nhận biết chữ số từ 1đến 10 
Chuẩn bị: 5 đến 10 khốí cầu (quả bóng nhỏ - làm bóng gôn).Tạo các “lỗ gôn” có miệng là các chữ số trẻ đã học. Gậy đánh gôn.
Cách chơi: Trẻ sẽ để quả bóng ở một vị trí theo quy định và dùng gậy đánh làm sao cho quả bóng đi vào lỗ, nếu quả bóng rơi vào “lỗ gôn” miệng có gắn chữ số nào thì được thưởng một bông hoa hay một món quà có gắn chữ số đó hoặc được thưởng số điểm từng đó.
Luật chơi: Nếu trẻ đánh bóng không đúng “lỗ gôn” thì không được nhận quà hoặc không có điểm.
Trò chơi 4: “Hái quả”
Ứng dụng vào bài dạy “Đếm, nhận biết nhóm có 6 đối tượng”
Mục đích: +Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng.
 +Rèn tính nhanh nhẹn, mạnh dạn trong hoạt động tập thể.
Chuẩn bị: 3 cây có các chùm quả có số lượng trong phạm vi 6, màu sắc khác nhau,
8 chiếc làn, 3 chiếc rổ, 3 ghế băng.
Cách chơi: Cả lớp chơi thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc (số trẻ ở 3 đội bằng nhau). Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” các bạn đầu hàng sẽ phải đi qua một chiếc cầu rồi hái những chùm quả có số lượng là 6 cho vào làn, sau đó đi thật nhanh qua cầu về phát vào tay bạn, bạn tiếp theo lại lên hái quả. Trò chơi diễn ra trong thời gian một bản nhạc (khoảng 3 phút). Đội nào hái được nhiều chùm quả có số lượng 6 thì đội đó dành chiến thắng. Bạn nào đi qua cầu bị ngã là phạm luật bị mất lượt chơi.
Ảnh: Trẻ chơi trò chơi
Trò chơi 5: “Gà mái đẻ trứng”
Mục đích: Luyện khả năng đếm bằng thính giác. Luyện khả năng so sánh, thêm bớt trong phạm vi số đã học. Phát triển sự khéo léo của các ngón tay. Củng cố một số hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh.
Chuẩn bị: Mỗi trẻ có một số các viên sỏi kích thước phù hợp với tay của trẻ, số lượng nhiều hơn số trẻ đã học. 2 chiếc rổ để đựng sỏi. Một số đồ vật có thể phát ra tiếng động.
Cách chơi: Cô cho trẻ cầm tất cả các viên sỏi trên tay và ấp 2 tay vào nhau. Cô dùng xắc xô (tiếng mõ hoặc tiếng vỗ tay) làm hiệu lệnh.
Mức độ 1: Mỗi lần cô gõ xắc xô thì trẻ thả 1 viên sỏi vào rổ (chỉ dùng 1 rổ). Khi cô dừng tiếng gõ xắc xô, cô cho trẻ đếm số sỏi có trong rổ để xác định số trứng gà mái đã đẻ.
Mức độ 2: Cô yêu cầu trẻ: “Nghe cô lắc bao nhiêu tiếng xắc xô thì cho gà đẻ bấy nhiêu quả trứng vào rổ” (lần đầu có thể cho trẻ vừa nghe vừa đếm to thành tiếng để xác định số lượng tiếng gõ, sau đó có thể cho mỗi trẻ tự đếm nhẩm xác định số lượng tiếng gõ để từ đó xác định số lượng trứng gà). Sau khi trẻ làm xong, cô cho trẻ đếm, nêu số trứng; các trẻ so sánh và kiểm tra kết quả lẫn nhau. Cô xử lý các tình huống trẻ làm sai.
Mức độ 3: Cô cho trẻ để 2 chiếc rổ ra trước mặt làm 2 ổ trứng và cũng chơi theo luật “Có bao nhiêu tiếng xắc xô gà đẻ bấy nhiêu quả trứng”
Lần1: Là số trứng của gà mái thứ nhất (để vào rổ thứ nhất)
Lần 2: Là số trứng của gà mái thứ 2 (để vào rổ thứ 2)
Cô cho trẻ đếm số trứng trong từng rổ xếp ra sàn làm 2 nhóm. Cho trẻ so sánh số lượng trứng của cả 2 nhóm bằng kết quả đếm xem số lượng nhóm nào nhiều hơn – ít hơn và hơn kém nhau là bao nhiêu? Muốn số trứng của cả 2 nhóm nhiều bằng nhau phải làm như thế nào?
Ảnh: Trẻ chơi trò chơi
Trò chơi 6: “Bé chọn ghế nào?”
Mục đích: Củng cố khả năng nhận biết chữ số. Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khẩn trương. Phát triển khả năng quan sát, so sánh, nhận biết các chữ số.
Chuẩn bị: Một số cái ghế con có chữ số ở trên lưng ghế, các thẻ chữ số trong phạm vi đã học (số ghế bằng số thẻ và bằng số trẻ chơi).
Cách chơi: Cô cho trẻ nhận biết các chữ số và nêu đặc điểm của từng số.
Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh “tìm ghế”, trẻ có thẻ chữ số nào về ghế có chữ số ấy. Trẻ về chỗ xong, cô cho trẻ tự kiểm tra kết quả của nhau và sửa sai cho trẻ (có thể thay thẻ chữ số bằng thẻ chấm tròn).
Ảnh: Trẻ chơi trò chơi
5/ Biện pháp 5: Sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học.
Phiếu học tập bắt đầu xuất hiện năm 1985, đáp ứng nhu cầu đổi mới hình thức và phương pháp dạy học ở mầm non. Với nội dung mang tính tích hợp, hình thức đa dạng, phiếu học tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy trẻ MN:
+ Đây là một trong những công cụ cá thể hóa hoạt động học tập của trẻ, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của mỗi trẻ.
+ Phiếu học tập giúp tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. 
+ Phiếu học tập là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lý thông tin ngược.
+ Phiếu học tập cung cấp những tình huống hấp dẫn, những kiến thức và kỹ năng cơ bản, đó là những bài tập thực hành được sắp xếp theo một trình tự nhất định. 
Ví dụ 1: Bé hãy vẽ thêm hoặc gạch bớt các quả ở mỗi hàng ngang để được số lượng tương ứng với chữ số ở cùng hàng
7
6
9
Ví dụ 2: Bé hãy vẽ số quả trên mỗi cây tương ứng với chữ số bên dưới cây đó 
6
 7
V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong năm học 2016 – 2017 thực hiện chuyên đề làm quen với toán tôi nhận thấy đạt được một số kết quả sau.
1/ Về giáo viên:
- Bản thân tôi luôn tự tin khi tổ chức cho trẻ LQVT, nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc LQVT là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
- Đã tổ chức được nhiều trò chơi cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán. 
- Lồng ghép tích hợp các môn học vào trong  hoạt động “Làm quen với toán” giúp trẻ hứng thú trong giờ học, tiếp thu bài tốt hơn hoạt động đạt hiệu quả tốt.
2/ Về học sinh:
- Trẻ biết đếm để xác định số lượng của 1 nhóm đồ vật trong phạm vi 10, biết tạo nhóm đồ vật theo số lượng cho trước và biết mối quan hệ hơn kém của các nhóm số lượng trong phạm vi 10.
- Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật
- Trẻ hứng thú trong hoạt động làm quen với toán, tích cực tham gia hoạt động.
Qua quá trình hoạt động LQVT theo hình thức mới tại lớp. Tôi thực hiện nghiêm túc chương trình theo hướng mới, với việc vận dụng một số biện pháp, một số kinh nghiệm trên. Đến nay nhìn chung cháu rất thích học môn toán, trẻ hoạt động tự tin, thải mái, đặc biệt, trẻ đã có biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm. 
Đổi mới hình thức LQVT giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng nội dung về toán. Giờ hoạt động LQVT theo hình thức mới diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó, cô và trẻ cùng được hoạt động thoải mái, mở rộng được kiến thức. Đến nay nhìn chung cháu rất thích học môn toán, hoạt động tự tin thải mái, đặc biệt, trẻ đã có biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm. Kết quả đạt được như sau:
Khảo sát trẻ thực hành về số lượng, con số, phép đếm
Số trẻ
Sau thực nghiệm
Tốt
Khá
T.B
Yếu
Đếm đúng số lượng
42
30
11
1
So sánh thêm, bớt
42
22
14
5
2
Chia nhóm đối tượng
42
21
12
6
1
Mức độ chung
100%
60%
30%
8%
2%
Từ kết quả trên tôi nhận thấy tỷ lệ trẻ đạt khá, giỏi khi thực hiện dạy theo hệ thống các tiết học với nội dung và hệ thống các biện pháp dạy học đã nêu. Thông qua hệ thống bài tập, hệ thống trò chơi và hoạt động tích hợp, giáo viên khơi gợi và duy trì hứng thú học tập cho trẻ, giúp trẻ hoạt động tích cực, hào hứng, trẻ nỗ lực giải quyết các bài tập đạt kết quả cao. Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của trẻ. Phương pháp này phù hợp với qui luật hoạt động học tập và với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở trường mầm non. Các biện pháp đưa ra thực sự lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động Làm quen với biểu tượng số lượng. Trẻ hay hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tự tin hơn trong học tập và chính trẻ được thực hành, thoả mãn nhu cầu “Học mà chơi, chơi mà học” của trẻ.
So sánh kết quả ban đầu, số trẻ ham thích học toán, nắm được kiến thức và kỹ năng thực hành tăng.
Bằng những biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo lớn trong việc hình thành các biểu týợng toán sõ ðẳng. Cuối nãm lớp tôi ðã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
- Chất lượng và kết quả giờ dạy của tôi được nhà trường và chuyên môn đánh giá có chất lượng và sáng tạo.
- Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động làm quen với toán, trẻ đã phát huy được tính tích cực. 
- 100% các cháu 5 tuổi đã nhận biết được 10 chữ số, thêm bớt thành thạo trong phạm vi 10, tách và gộp nhóm t.ong phạm vi 10 bằng các cách.
- 90% các cháu có khả năng so sánh rất tốt.
VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Bằng kinh nghiệm thực tế trong quá trình dạy “Hoạt động làm quen với toán” có sự giúp đỡ của nhà trường, tôi đã thực hiện cho trẻ LQVT theo hướng đổi mới đạt kết quả cao trong năm học. Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và ham thích môn học.
- Giáo viên phải là người giàu kinh nghiệm, linh hoạt, tích cực tìm tòi, học hỏi.
- Giáo viên phải là người có kiến thức chuyên môn vững vàng về hình thức giáo dục về toán đổi mới. Có sáng tạo trong lời dẫn dắt bài dạy để gây hứng thú cho trẻ, thường xuyên sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp tích hợp vào giờ dạy.
- Biết chọn bài kết hợp phù hợp theo nội dung bài dạy và sắp xếp bài dạy hợp lý, giờ hoạt động phải biết sử dụng đồ dùng phù hợp, gây hứng thú cho trẻ. Biết chọn nội dung tích hợp, trình bày, hấp dẫn và phù hợp trẻ. Nắm vững đặc điểm nhận thức của từng trẻ để có phương pháp dạy phù hợp. Phát triển khả năng nhận thức về toán cho trẻ và đảm bảo chất lượng giáo dục đồng bộ. Kết hợp trong giờ khéo léo, sinh động gây hứng thú cho trẻ.
- Quá trình dạy, giáo viên phải quan tâm đến kiến thức cá nhân để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp. Phải tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Các bài tập chuẩn bị cho giờ hoạt động chung cũng như dạy các kỹ năng về toán cho trẻ. Đặc biệt phải gây được hứng thú cho trẻ để phát huy tính tích cực của trẻ bằng nhiều cách như:
+ Tạo môi trường toán học phong phú, đa dạng theo chủ đề. 
+ Biết sử dụng linh hoạt các hình thức khác nhau như: Gây hứng thú cho trẻ ngay ở phần giới thiệu bài; Biết cách lựa chọn chủ đề và lồng ghép xuyên suốt tiết học tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động nhận thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
+ Sáng tạo nhiều trò chơi mới, làm đồ dùng trực quan đẹp, dùng lời nói truyền cảm để thu hút và hấp dẫn trẻ.
+ Để bắt nhịp với thời đại và những đổi mới trong giáo dục cần ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo viên tìm tòi những nội dung và những thông tin cần thiết để thay đổi hình thức, gây hứng thú cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. 
	Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là ta cần phối hợp cùng với phụ huynh để thống nhất cùng quan điểm giáo dục trẻ. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục vì việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ riêng có trách nhiệm của nhà trường mà cần có sự phối kêt hợp của gia đình và xã hội.
C/ PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN:
Toán học rất cần thiết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chương trình toán học ở trường mầm non góp phần hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ, là những kiến thức tiền khoa học, trang bị cho trẻ những kỹ năng cụ thể nhằm giúp trẻ có bước đầu thực hành định hướng trong các mối quan hệ toán học. Nội dung, phương pháp, biện pháp phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.ta cần sử dụng hợp lý các phương pháp, biện pháp trong tiết dạy sẽ làm tăng hứng thú học tập của trẻ đặc biệt là phương pháp trò chơi, làm cho việc học của trẻ trở lên thoải mái nhẹ nhàng hơn.
	Giáo viên cần chú trọng quan tâm đến hứng thú của trẻ, trẻ có hứng thú học tập thì mới tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Chính vì vậy tạo hứng thú cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết, điều này không phải là việc làm đơn giản mà các nhà giáo dục cần có sự đầu tư suy nghĩ tìm tòi, cần phải dành thời gian và sự sáng tạo cần cho trẻ những gì tốt đẹp nhất trong điều kiện có thể. Một điều quan trọng nữa là cần tạo điều kiện để trẻ thể hiện trình độ học tập, sáng tạo, sáng kiến của mình trong việc tìm ra những biện pháp nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức.
	Trên đây là một vài sáng kiến nhỏ của tôi nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với biểu tượng số lượng, con số và phép đếm. Kính mong hội đồng xét duyệt nhà trường góp ý để đề tài nghiên cứu của tôi đạt kết quả cao hơn nữa.
Giáo dục làm quen với toán theo hình thức đổi mới giúp trẻ được hoạt động thoải mái, trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen với toán một cách tự tin.
Đổi mới hình thức làm quen với toán giúp trẻ cảm nhận được khả năng kiến thức, nội dung về toán.
Giờ hoạt động làm quen với toán theo hình thức đổi mới diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó, cô và trẻ cùng được hoạt động thoải mái, mở rộng được kiến thức thông qua tổ chức đưa trẻ làm quen vào hoạt động.
Để giờ hoạt động với toán đạt kết quả đòi hỏi giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tính linh hoạt và có khả năng kiến thức về toán, có kiến thức tổ chức hoạt động
II/ KIẾN NGHỊ
1/ Với phòng GDĐT
- Kính mong được sự quan tâm chú ý của các cấp lãnh đạo hơn nữa tới trường mầm non Dương Hà để cơ sở vật chất của trường ngày càng tốt hơn nữa, đáp ứng với những mong mỏi của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách hoàn thiện nhất.
- Trang bị cho giáo viên mầm non kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến đặc điểm tâm sinh lý trẻ, đến các phương pháp, biện pháp dạy học đặc bệt là phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ làm quen với toán. Tổ chức nhiều các buổi bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên giỏi để các giáo viên học tập lẫn nhau.
- Soạn thảo hệ thống bài tập, trò chơi học tập, hoạt động tích hợp chứa nội dung làm quen với toán để giáo viên tham khảo, trên cơ sở đó sáng tạo thêm nhiều ý tưởng mới có hiệu quả trong việc giáo dục trẻ.
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất ở trường mầm non nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức tốt môi trường hoạt động cho trẻ như: trang bị đồ dùng, đồ chơi hay nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi đẹp, đầy đủ, phong phú Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên mầm non.
2/ Với nhà trường:
- Cải tạo khuôn viên trường xanh sạch đẹp phù hợp với môi trường giáo dục MN. 
- Tổ chức học tập nâng cao kiến thức về phương pháp và biện pháp giáo dục trẻ làm quen với toán cho giáo viên.
- Tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
3/ Với giáo viên:
Là một giáo viên mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng số lượng, con số và phép đếm. Việc áp dụng các biện pháp này đã thu được kết quả khả quan song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp góp ý để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng đầy đủ và hoàn thiện.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo dục mầm non (tập 1,2) Đào Thanh Âm – NXB ĐHQG HN 1997
2/ Giáo trình giáo dục mầm non – Nguyễn Thị Hòa – NXB ĐHSP 2009
3/ Tâm lý học đại cương – Nguyễn Quang Uẩn – NXB GD 1997
4/ Tâm lý học trẻ mầm non – Nguyễn Ánh Nguyệt – NXB GD 1994
5/ Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục Mầm non – Đào Như Trang – NXB GD 1999
6/ Hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non – A. Msusina – NXB GD 1999
7/ Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo (tập 1,2) Đinh Thị Nhung – NXB ĐHQG HN 2000
8/ Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non – Ts Đỗ Thi Minh Liên – NXB ĐHSP 2009

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan