Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho trẻ Mầm non

 Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, sinh trưởng và phát triển.

 Song song với việc chăm sóc là việc nuôi dưỡng trẻ mà ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc hết sức gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và trường mầm non. Vậy nấu ăn như thế nào để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt đối với trẻ mầm non ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý.

Vì vậy công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một việc hết sức quan trọng. Thông qua các món ăn mà các bé có thể cảm nhận được tình yêu của các cô giáo ở trường mầm non dành cho bé, những ký ức về tuổi thơ sẽ theo các bé lớn lên hàng ngày.

 Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất và tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội " Không thể có sự thông minh trong cơ thể ốm yếu". Do vậy việc tăng cường sức khoẻ cho trẻ em những chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm thiêng liêng, cao cả là trách nhiệm của gia đình, xã hội và đặc biệt là đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm non, lực lượng trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ giúp trẻ lớn lên trở thành những con người mạnh về thể chất, đẹp về tâm hồn, cao về trí tuệ. Trẻ em hôm nay là nguồn nhân lực của ngày mai, yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của đất nước trên con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

 

doc22 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác loại côn trùng và chúng bay đến đậu nơi thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Các chất thải ra phải cho vào thùng rác và có nắp đậy. Rác thải đã được nhà trường ký kết hợp đồng với phòng vệ sinh môi trường thu gom và xử lý hàng ngày, vì vậy khuôn viên trường lớp không có rác thải tồn đọng và mùi hôi thối.
	3.2. Sơ chế thực phẩm
Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, các nhà sản xuất thường lạm dụng các chất kích thích, chất bảo quản do đó việc sơ chế thực phẩm trước khi đem vào chế biến rất quan trọng và cần thiết làm tốt việc sở chế sẽ làm mất được nhiều các chất bảo quản có trong thực phẩm.
Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng cụ: Dao, thớt sạch sẽ tránh để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt
Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín.
Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, thìa, ly phải được rửa sạch để ráo trước khi sử dụng. 
Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật thì rửa sạch trần bằng nước sôi sau đó bỏ nước trần thịt đi rồi mới xay nhỏ, chế biến.
Còn đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sau khi sơ chế sạch sẽ rửa sạch và ngâm nước 30 phút mới chế biến.
	3.3. Cách chế biến món ăn.
 Để phù hợp với lứa tuổi mầm non các cháu nhỏ, dễ tiêu hoá khi chế biến món ăn cho trẻ tôi đã lưu ý những vấn đề sau:
 - Khi chế biến các món ăn cho trẻ tôi thường phải băm hoặc xay nhỏ với những món thịt, lạc, vừng, thái hạt lựu nhỏ với những loại củ quả như su hào, cà rốt, khoai tây và những món nấu cho trẻ cẩn nấu nhừ.
 - Trong quá trình chế biến tôi sử dụng nước lọc đã qua kiểm tra đảm bảo yêu cầu để nấu cháo, cơm, canh và thức ăn mặn.
 - Chế biến thực phẩm đảm bảo chất lượng hấp dẫn, phù hợp với trẻ đảm bảo an toàn, không xảy ra ngộ độc... Khi chế biến thực phẩm, tôi luôn chú ý phải làm khâu rửa thường xuyên các thực phẩm cũng như các dụng cụ bếp:
 	+ Rửa sạch và vệ sinh tất cả các dụng cụ chế biến thực phẩm.
 	+ Luôn luôn giữ sạch khu bếp tranh xâm nhập của côn trùng, sâu bọ, ruồi, gián và các loại động vật gây bệnh.
 	+ Chú ý luôn rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh.
 	+ Các dụng cụ dao thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín phải sử dụng riêng biệt. Cần được rửa sạch sau khi đã sử dụng.
	- Dù thực phẩm sống hay là thực phẩm chín cần được để trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh những sinh vật như ruồi, muỗi, gián, côn trùng đậu vào mang mầm bệnh vào thức ăn của trẻ.
 	3.4. Cách đun nấu, sử dụng và lưu thực phẩm:
	- Tôi luôn chú ý đun nấu các loại thực phẩm trên 100 C mới được sử dụng. Khi nấu, cần sử dụng nước sạch an toàn tức là nước không màu, không mùi, không vị để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ cho trẻ.
	- Với các loại thực phẩm gia cầm, khi nấu chín phải đảm bảo miếng thịt chín trong, thịt không có màu hồng. Với các loại thực phẩm không cần nấu chín như các loại hoa quả thì phải ăn ngay sau khi bóc vỏ.
	- Việc lưu thức ăn là một công việc hết sức quan trọng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Chính vì vậy, hàng ngày khi chia cơm, chia thức ăn, tôi luôn đều lưu lại mỗi loại thực phẩm vào một âu riêng, có nắp đậy, có nhãn mác của từng loại thực phẩm và để vào tủ lưu trong 24 giờ. Nếu có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra ở trẻ thì thực phẩm lưu có được dùng để kiểm tra xác định nguyên nhân gây ngộ độc. Cần chú ý, không được cho trẻ ăn thức ăn còn lại của hôm trước. Thức ăn thừa ngày nào đổ hết của ngày đó, hôm sau chế biến thức ăn mới cho trẻ.
	3.5. Vệ sinh khu vực bếp và nơi chế biến thực phẩm:
	- Khi chế biến thực phẩm phải đảm bảo nguyên tắc bếp ăn một chiều nhằm tránh thực phẩm sống và chín dùng chung một lối đi. Bếp luôn phải sạch sẽ, gọn gàng và có biển đề rõ ràng: nơi tiếp nhận thực phẩm, nơi sơ chế thực phẩm, khu nấu chính và nơi chia cơm từng lớp. Bếp phải có 2 cửa và 3 khu vực:
 	+ Khu tập kết và sơ chế thực phẩm sống.
 	+ Khu chế biến thực phẩm.
 	+ Khu chia thực phẩm chín.
	- Hàng ngày, tổ nhà bếp chúng tôi luôn mở cửa thông thoáng để bếp có đủ ánh sáng, lau chùi sàn bệ, kiểm tra toàn bộ hệ thống ga trước khi sử dụng.
	- Ở nhà bếp phải có bảng phân công trong ngày: người nấu chính, người nấu phụ, người tiếp nhận, người sơ chế và phải có thực đơn theo tuần, bảng định lượng thực phẩm từ sống sang chín, bảng định lượng suất ăn, công khai tài chính. Phải thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu phần ăn cho trẻ, khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch, khi nấu xong phải dọn dẹp sạch sẽ. 
	- Tôi đặc biệt chú ý đến đồ dùng, dụng cụ nhà bếp. Các cụ ta đã có câu: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.” Cho nên chén, bát, thìa phải để ở nơi thoáng, cao ráo, sạch sẽ. Bát hàng ngày phải được rửa sạch, phải có rổ úp bát ướt và trạn để úp bát khô, không dùng bát nhựa, các dụng cụ nấu đều phải sạch sẽ, khô ráo, được kê và treo lên cao thoáng.
	- Để riêng dụng cụ sống chín.Chúng tôi thống nhất trong nhà bếp thực hiện nguyên tắc “ Làm đâu sạch đây, đứng dậy dọn ngay”. 
	3.6. Vệ sinh môi trường
	- Hàng ngày, khi chế biến thực phẩm đều có rác thải ra. Do đó, số rác đó cần đổ đúng nơi quy định, rác ngày nào phải xử lí ngay hôm đó, không để hôm sau mới xử lí sẽ làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh sinh sôi nảy nở. Sau mỗi ngày nấu nướng xong, chúng tôi đều thu gom, phân loại từng loại rác để gọn, dọn sạch khỏi khu bếp, lau và rửa mọi ngõ ngách cho sạch tránh cho ruồi muỗi hay bọ gậy sinh sôi nảy nở gây bệnh cho trẻ.
	- Rác phải để nơi xa khu chế biến, cống rãnh phải khơi thoáng, không ứ đọng. Rác cho gọn vào thùng và đưa ra khu tập kết thật gọn gàng, sạch sẽ. 
 	4/ Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng chế biến các bữa ăn cho trẻ
Muốn cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết phần thức ăn của mình thì khâu chế biến món ăn là rất quan trọng. Khi công việc giao nhận thực phẩm đã hoàn tất, tôi bắt tay ngay vào sơ chế thực phẩm.
	Khi sơ chế thực phẩm, chú ý nơi sơ chế phải sạch sẽ, các dụng cụ để gọn gàng và chú ý cách chế biến các loại thực phẩm:
 	- Đối với các loại canh, ta chế biến theo mùa. Tùy theo các loại rau của từng mùa mà chế biến các món canh sao cho hợp lí để đảm bảo cung cấp đủ vitamin trong các loại rau cho trẻ.
	- Với các loại rau: Loại bỏ các phần không ăn, rửa sạch rau bằng nước lã sau đó ngâm nước muỗi loãng trong vòng 15 phút – 30 phút, vớt ra để ráo nước. Các loại rau không nên để lau mới nấu vì như vậy sẽ mất lượng vitamin có trong rau.
 	+ Với rau mồng tơi, bầu: khi nấu ta không nên đun quá lâu sẽ làm rau nhừ quá mà mất đi hương vị của rau.
 	+ Với rau muống khi ta nấu mà cho me, muỗng vào thì ăn rất ngon miệng nhưng thực chất thì chất axit có trong quả chua sẽ làm mất lượng lớn vitamin trong rau khiến trẻ ăn rất ngon song lại không có dinh dưỡng.
 	+ Món canh rau thập cẩm nấu cua món ăn gồm có rau lang, rau giền, rau đay. Màu sắc của canh xanh mát, có vị ngọt của rau của cua đồng. Tạo mùi vị ngon, hấp dẫn. Khiến trẻ ăn hết xuất.
 	+ Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt lợn là món mà trẻ hứng thú nhất sau món canh thập cẩm. Bí đỏ rất ngọt lại có màu vàng hấp dẫn cũng đỗ xanh và thịt lợn giúp món canh vừa lạ vừa ngon mà trẻ cũng ăn hết khẩn phần ăn của mình.
 	+ Canh tôm nấu bí xanh là món canh lúc đầu chúng tôi tưởng trẻ sẽ khó ăn và sợ ăn vì có bí cứng lại tôm tanh nên khi chế biến để hạn chế độ tanh của tôm chúng tôi đã cho cá vào đảo qua với mỡ, đun nước cho sủi rồi cho bí và tôm vào đến khi sôi bắc ra ngay làm như vậy canh sẽ không bị nồng mà vẫn giữ nguyên được vị ngọt của bí và tôm làm trẻ thấy lạ miệng và ăn rất ngon.
	- Với các loại thịt: Các cháu ở mẫu giáo còn nhỏ, răng chưa hoàn thiện có độ chắc chắn nên khi chế biến chúng tôi đều phải băm nhỏ, xay nhỏ hoặc thái hạt lựu cho trẻ dễ ăn.
 	+ Với thịt lợn: Đa phần trẻ rất thích món thịt kho tàu với trứng chim cút vì món này có màu nâu cánh gián và vị ngọt đặc trưng làm trẻ rất thích thú. Khi nấu món này, để có được màu nâu của cánh gián và vị ngọt của đường thì lúc ta trưng nước hàng ta cho một chút nước vào đường làm tan ra sau đó mới cho lên bếp trưng như vậy, đường chuyển thành màu nâu cánh gián rồi những vẫn còn vị ngọt của đường. Nếu ta không làm như vậy thì nước hàng sẽ có màu đen và có vị đắng làm mất hương vị của món này. Thịt lợn đem xay nhỏ, ta ướp gia vị vào thịt để cho ngấm sau đó cho nước hàng sâm sấp với thịt và cho lên bếp đun nhỏ lửa đến khi chín mềm.
 	+ Với thịt bò: Trẻ đặc biệt hứng thú với món thịt bò hầm cốt dừa, thịt bò tẩm ướt gia vị vừa đủ, phi tỏi xào thịt săn lên rồi đổ vào nồi hầm, đun khoảng 40 phút – 45 phút thịt chín rồi cho khoai, cà rốt ( thái hạt lựu) xào lên rồi đổ vào nồi hầm, đun gần chín cho nước cốt dừa vào, món ăn sánh quyện các loại gia vị vào nhau cùng các màu sắc của khoai và cà rốt làm trẻ rất thích thú.
 	+ Với thịt gà: Món thịt gà nấu cari là món ăn mới mà năm nay tôi mạnh dạn đưa vào thực đơn thi nhân viên giỏi cấp trường và được ban giám hiệu đánh giá cao và tôi làm cho trẻ ăn, các cháu rất thích thú với món ăn mới, trẻ đều ăn hết khẩu phần ăn của mình rất nhanh và đều hứng thú với món ăn này. Khi chế biến món ăn này, thịt gà tôi lọc bỏ xương, phần thịt cho xay nhỏ, thịt gà tẩm ướt gia vị bột cari, sả củ xay nhỏ vắt lấy nước tẩm với thịt gà, cho lên xào săn rồi đổ vào nồi hầm, khoai tây thái hạt lựa xào ra rồi đổ vào nồi hầm, đến khi chín cho rau mùi vào làm món ăn có mùi thơm của mùi và của cari khién trẻ ăn hết suất của mình.
 + Với cá: Trẻ rất sợ đồ tanh nên tôi đặc biệt chú ý khi sơ chế cá. Cá cần được làm sạch, sau đó cho xát ra từng khúc, cho vào rán đến khi chín bắc ra gỡ lấy phần thịt rồi còn cho vào rang, rim hoặc sốt hoa viên.
	5/ Biện pháp 5: Phối hợp với giáo viên trong việc tổ chức giờ ăn cho trẻ, kết hợp cùng gia đình cùng tăng các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn cho con
Để tổ chức giờ ăn cho trẻ đạt kết quả cao, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất tôi cùng giáo viên tổ chức giờ ăn cho trẻ, qua đây tôi cũng được chăm sóc cho trẻ, xem trẻ ăn có ngon miệng không. Để giờ ăn đạt hiệu quả cao tôi cùng giáo viên trên lớp giới thiệu món ăn của ngày hôm nay tên là gì và món ăn hôm nay được phối hợp như thế nào có ý nghĩa như thế nào bên cạnh đó tôi cùng giáo viên còn động viên trẻ ăn hết xuất, tham kham khảo ý kiến các cháu “ Hôm nay các con ăn món này có ngon miệng không” để cùng điều chỉnh thực đơn.
Ví dụ: Đối với trẻ có tình trạng béo phì thì cho các cháu ngồi riêng bàn chia cơm cho trẻ 2 bát thành 3 bát để cho trẻ có cảm giác ăn được nhiều và tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau.
Hỗ trợ giáo viên trên lớp tuyên truyền về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức như: Tổ chức cho trẻ chơi “ Bé tập làm nội trợ’, xây dựng góc học tập tranh ảnh, đặc biệt là khâu chế biến tại bếp nhà trường, cho trẻ các lớp thăm quan nhà bếp vào tháng 9 đầu năm học. Tôi giới thiệu cho trẻ hiểu thêm về việc làm hàng ngày của tổ nuôi và động viên trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dán bảng theo dõi sức khoẻ của trẻ hàng tháng ở cửa lớp, có bảng tài chính công khai ở tất cả các khu lớp.
Với tâm huyết và yêu thích công việc của mình tôi luôn suy nghĩ lắng nghe ý kiến của các cấp lãnh đạo, bạn đồng nghiệp và tham khảo thực đơn của các trường bạn, ý kiến của các bậc phụ huynh học sinh về sở thích ăn của các cháu cùng tìm hiểu sách báo để điều chỉnh thực đơn cho hợp lý phù hợp với giá cả thị trường và trẻ được ăn ngon miệng hết xuất.
Ngoài kết hợp với giáo viên đứng lớp, tôi còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về cách chăm sóc con theo khoa học, thông báo sức khỏe của trẻ cho phụ huynh nắm được để từ đó gia đình phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và cô nuôi cùng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn, đặc biệt với những trẻ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và thấp còi.
Tôi vận động phụ huynh tham gia tích cực vào công tác phòng chống suy dinh dưỡng. Tôi cho họ thấy được tầm quan trọng cũng như giá trị của chất dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm quan trọng như thế nào với sức khỏe của trẻ, cũng như hướng dẫn họ cách cân đối các loại thực phẩm đó trong cách chế biến các món ăn để đảm bảo cung cấp đủ chất cho con em mình. Tôi còn tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng những cách hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ khi ở nhà nhất là trong khâu cân đối các chất dinh dưỡng khi chế biến các món ăn cho trẻ, cho họ xem các hình ảnh về tháp dinh dưỡng để các bậc phụ huynh nắm vững từ đó kết hợp cùng nhà trường quan tấm đến các cháu tốt nhất. Chính điều này sẽ để cho họ hiểu rõ việc trẻ ăn bán trú tại trường là rất quan trọng.
	6/ Biện pháp 6: Luôn luôn lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh và tìm hiểu qua sách, báo, trên các phương tiên truyền thông đại chúng về chất lượng dinh dưỡng cho trẻ
Mỗi trẻ sẽ có sở thích cũng như chế độ dinh dưỡng cần thiết khác nhau. Tôi thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người để củng cố chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thiện khả năng nấu của bản thân. Ngoài lắng nghe ý kiến của mọi người, tôi thường xuyên xem các báo.....để tìm hiểu thông tin về các món mới, tôi sưu tầm lại và cắt dán vào một quyển sổ tư liệu riêng của bản thân, coi đó là sổ nhật kí nấu nướng của bản thân. Tìm hiểu xong, tôi bắt tay vào nấu thử các món đó, rồi tự cải tiến các loại gia vị, cách nấu sao cho phù hợp với trẻ.
Ví dụ: Khi nấu món canh thập cẩm, nếu nấu cho người lớn thường thái rau to, nấu tái, nhưng nếu là nấu cho trẻ nhỏ, chúng tôi phải thái hạt lựu các loại rau, khi nấu kể cả thịt và rau đều phải nấu chín mềm cho trẻ ăn dễ nhuốt.
Ngoài tìm hiểu các loại sách báo ra, tôi thường lên mạng, tìm trên Internet các trang về nấu ăn để tìm hiểu về các món ăn pha chế nấu cho trẻ. Tôi thường xuyên tìm đọc các trang về dinh dưỡng, tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng hay mắc bệnh béo phì, cùng các loại dinh dưỡng phù hợp với những trẻ đó để có cách chế biến món ăn sao cho hợp lí, kích thích trẻ ăn ngon, phụ huynh tin tưởng khi gửi trẻ ăn bán trú tại trường.
	 IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Với tình thần trách nhiệm cao tôi cùng chị em trong tổ bếp đã hoàn thành tốt công việc nuôi dưỡng của mình cũng như tiêu trí của trường đề ra đó là nắm vững “ Mười nguyên tắc vàng” để chế biến thực phẩm an toàn:
 * Chọn thực phẩm an toàn
 * Ăn ngay sau khi nấu ( 2- 4h)
 * Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín
 * Nấu lại thức ăn thật kỹ
 * Tránh ô nhiễm giữa thức ăn sống và chín với bề mặt bẩn
 * Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn đã làm việc khác. Nếu người làm bếp bị thương ở tay thì phải băng kín.
 * Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn, khăn lau bát đĩa cần luộc nước sôi sau khi sử dụng.
 * Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các loại động vật khác.
 * Sử dụng nguồn nước sạch và an toàn.
 Ngoài việc thực hiện “Mười nguyên tắc vàng” ra chúng tôi còn thực hiện tiêu chí “ Bếp ăn 5 tốt”: 
 * Quản lý đồ dùng, dụng cụ nấu ăn.
 * Chế biến thức ăn ngon, sạch đảm bảo khẩu phần.
* Tiết kiệm.
* Đúng giờ.
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững trãi để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1.
 Một trong những nội dung giúp trẻ được các điều kiện trên đó là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non. Cô giáo và nhân viên nhà bếp phải nắm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn.	
Từ việc áp dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong chế biến món ăn cho trẻ ở mầm non, tôi xin rút ra một số bài học sau:
	1. Mỗi cô nuôi phải làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức về chất lượng dinh dưỡng cho trẻ, thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như trong cách chế biến món ăn để cung cấp đủ chất cho trẻ cũng như giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng.
	2. Làm tốt công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho nhà bếp.
	3. Tăng cường công tác vệ sinh khu bếp, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường.
	4. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để theo dõi sức khỏe của trẻ, phòng chống dịch bệnh, chú trọng tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
	5. Luôn luôn học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ với các đồng chí giáo viên, nhân viên trong tổ, trong trường cùng đội ngũ cô nuôi từ đó khắc phục khó khăn trong các chế biến đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã rút ra từ thực tế công việc hàng ngày tại trường. Tôi mong muốn được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp và sự góp ý của cấp trên và các chuyên viên làm công tác dinh dưỡng để tôi rút ra kinh nghiệm và góp phần nhỏ bé của mình vào công tác chế biến các món ăn để chăm sóc tốt nhất cho trẻ.
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	I. KẾT LUẬN
Đối với trẻ mầm non, công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển về các mặt: Đức – Trí – Lao – Thể - Mĩ. Trong những năm đầu tiên, trẻ khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện không những trước mắt mà còn sau này. Qua quá trình thực hiện các biện pháp đạt được những kết quả, bản thân tôi nhận thấy công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tìm tòi các biện pháp để nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ là điều không dễ dàng. Vì vậy, công tác công tác chăm sóc trẻ luôn được các cấp, các ngành hết sức quan tâm cùng góp phần hình thành và phát triển con người mới, đáp ứng với lòng mong mỏi của Bác Hồ: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.” Ngành giáo dục Mầm non là nền tảng hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững chắc để chuẩn bị đủ mọi điều kiện tốt cho trẻ vào lớp 1.
Một trong những nội dung giúp trẻ có được các điều kiện trên đó là công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường mầm non. Cô nuôi và nhân viên nhà bếp phải nắm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh và an toàn. Chính vì vậy mà trong năm học vừa qua, bản thân tôi đã tích cực tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng một số hoạt động, biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dinh dưỡng cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Các hoạt động bước đầu đã đem lại hiệu quả đáng kể: nâng cao được nhận thức của các ban ngành đoàn thể, nhà trường và đặc biệt với phụ huynh học sinh về vấn đề dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, tham mưu để tăng cương cở sở vật chất phục vụ ăn bán trú. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên rõ rệt.
	II. KIẾN NGHỊ
	- Để nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn cho trẻ, bản thân chúng tôi ngoài trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ tay nghề, chúng tôi cũng muốn đề cập với các cấp lãnh đạo một số vấn đề sau:
+ Đề nghị cấp trên tăng cường mở các buổi hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm, các cách chế biến món ăn giữa các cô nuôi trong trường mầm non để từ đó củng cố, mở rộng, nâng cao thêm trình độ nấu ăn cũng như cách chế biến món ăn cho trẻ.
	- Tôi rất mong nhà trường tạo mọi điều kiện cho tôi được đi kiến tập tại các trường điểm và cuộc thi cô nuôi giỏi để tôi có điều kiện học hỏi, tìm hiểu thêm về một số kinh nghiệm và nâng cao tay nghề chế biến món ăn cho trẻ để trẻ trường tôi ngày càng được chăm sóc tốt hơn. 
 - Riêng với cô nuôi, mỗi cá nhân cần tích cực học hỏi hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân nhằm chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu tốt hơn.
	Trên đây là một số giải pháp tôi đã thực hiện trong quá trình áp dụng đề tài. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp trên và của các đồng nghiệp.
PHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục học mầm non
2. Quy chế nuôi dạy trẻ
3. Điều lệ trường mầm non
4. Vệ sinh an toàn thực phẩm
5. Các tập san, tạp chí giáo dục mầm non
6. Các kênh thông tin, tuyên truyền về chất lượng dinh dưỡng nâng cao bữa ăn cho trẻ
7. Sách chiến lược giáo dục đến năm 2020
8. Sách tỉ lệ dinh dưỡng trong các bữa ăn cho trẻ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_b.doc
Sáng Kiến Liên Quan