Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 8

THỰC TRẠNG NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU

1.1. Về phía giáo viên

Phần lớn giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. Những người được phân công giảng dạy tâm huyết với công tác bồi dưỡng, có năng lực chuyên môn vững vàng, biết áp dụng các phương pháp đặc trưng bộ môn và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển.

Song ph¬ương pháp ôn tập bồi dưỡng còn đơn điệu chủ yếu dạy kiến thức ở sách giáo khoa kết hợp với sách giáo viên, các tài liệu tự sưu tầm được và kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên khả năng kết hợp đa dạng các ph¬ương pháp trong ôn tập bồi dưỡng chưa linh hoạt, tính sáng tạo ch¬ưa cao.

Bên cạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên còn phải bảo đảm chất lượng đại trà, thậm chí còn làm công tác kiêm nhiệm khác, khối lượng công việc nhiều do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế.

1.2. Về phía học sinh

Trước đây học sinh quan niệm môn Lịch sử chỉ là môn học thuộc lòng, không cần phải tư duy, không có bài tập, không cần đọc thêm tài liệu tham khảo. Vì vậy học sinh chỉ học một cách hời hợt theo nội dung vở ghi, ít và thiếu phần mở rộng, liên hệ. Kết quả là khi kiểm tra, học sinh không nắm được các kiến thức, sự kiện, thời gian, câu hỏi mở rộng, nâng cao không giải quyết được.

Thời gian học môn bồi dưỡng của học sinh chưa nhiều do các em còn phải học các môn chính khóa và dành thời gian nhiều cho các môn học khác.

Học sinh chư¬a thực sự yêu thích môn học, phần lớn các em đều cho rằng học Lịch sử rất khó, khô khan, quá nhiều sự kiện cần ghi nhớ Hơn nữa chương trình Lịch sử 8 quá trừu tượng, phần kiến thức lịch sử thế giới quá dài, độ nhớ của các em không được lâu. Do đó, học sinh cảm thấy nhàm chán khi học lịch sử, nhận biết sự kiện không sâu sắc nhầm lẫn giữa sự kiện này với sự kiện kia. Chính vì vậy chất lượng đội tuyển chưa ổn định.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ví dụ: So sánh cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga. Giải thích vì sao có những điểm giống và khác nhau đó?
Điểm giống: 
Hai cuộc cách mạng đều giải quyết nhiệm vụ lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ những cản trở của chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển...
 Điểm khác: Lãnh đạo cách mạng: Cách mạng tư sản Pháp do giai cấp tư sản lãnh đạo, cách mạng tháng 2/1917 ở Nga do giai cấp vô sản lãnh đạo.
Động lực cách mạng: Cách mạng tư sản Pháp là liên minh giữa tư sản và nông dân, cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là khối liên minh công nông.
Hình thức chính quyền: Thắng lợi của cách mạn tư sản Pháp lập nên nền chuyên chính của giai cấp tư sản; cách mạng tháng 2/1917 thành công, lập nên chính quyền do giai cấp vô sản lãnh đạo, ngay sau đó giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời, xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
Hướng phát triển: Sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, giai cấp tư sản đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Sau khi cách mạng tháng hai năm 1917 kết thúc, giai cấp vô sản tiếp tục đưa cách mạng đi lên, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Giải thích:
Cả hai cuộc cách mạng có nhiệm vụ chung là đánh đổ chế độ phong kiến, mở đường cho đất nước phát triển. 
Hai cuộc cách mạng này diễn ra vào những thời đại khác nhau, hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Cách mạng dân chủ tư sản Pháp diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản đang lên, giai cấp tư sản còn tiến bộ, có khả năng lãnh đạo quần chúng đánh đổ chế độ phong kiến. Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga diễn ra vào thời đại đế quốc, khi mà giai cấp tư sản không còn tiến bộ; giai cấp vô sản được trang bị lý luận cách mang tiên tiến, đảm đương sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phong kiến. 
Hai cuộc cách mạng này giai cấp lãnh đạo khác nhau cho nên giải quyết nhiệm vụ khác nhau. Giai cấp tư sản Pháp đã hoàn thành sứ mệnh của mình khi lãnh đạo quần chúng lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản. Giai cấp vô sản ở Nga sau khi lãnh đạo quần chúng cách mạng lật đổ chế độ phong kiến thì tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa... 
3.2.4. Kĩ năng phân tích, chứng minh.
Phân tích, chứng minh là một kĩ năng được xem là "khó" nhất trong các kĩ năng khi tiến hành thực hiện một bài làm lịch sử. Với cấp độ yêu cầu đối với học sinh THCS, kĩ năng này thường chưa đặt ra yêu cầu cao, song lại phải vận dụng thường xuyên trong quá trình học và làm bài. 
Tuy nhiên để rèn luyện kĩ năng phân tích chứng minh một nội dung, sự kiện lịch sử đòi hỏi sự "tư duy" cao độ, bởi vậy qua quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi chúng ta nên chú ý rèn luyện cho các em kĩ năng này một cách nhuần nhuyễn.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, chứng minh, tức là rèn luyện cho các em biết "mổ xẻ". Một bài tập phân tích "sâu" tức là trả lời đầy đủ, chuẩn xác yêu cầu cần phân tích, mặc dù ở cấp THCS, trong kết cấu đề thi, kĩ năng này được đặt ra nhiều bởi biết "phân tích" là thể hiện cao khả năng tư duy lịch sử.
Ví dụ: Từ năm 1858 -1884 là quá trình nhà Nguyễn đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược nhưng nhân dân ta vẩn đứng lên kháng chiến. Bằng những kiến thức đã học em hãy chứng minh.
 Đối với yêu cầu này các em phải lấy sự kiện để chứng minh - sự kiện đó nằm trong chuyên đề: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) đồng thời các em phải biết khái quát tổng hợp để có kiến thức toàn diện khi đó mới làm đầy đủ.
3.3. Rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh
3.3.1. Kĩ năng đọc và tìm hiểu đề
 Việc đọc và tìm hiểu đề bài rất quan trọng. Nếu chủ quan dễ dẫn đến sai lạc yêu cầu của đề. Trước mỗi đề ra, tôi yêu cầu học sinh phải thực hiện: 
 Đọc kĩ đề viết ra giấy nháp những cụm từ quan trọng, nội dung cơ bản của đề thi và những vấn đề cốt lõi về yêu cầu của đề. 
 Trên cơ sở đó bắt đầu suy nghĩ với đề ra như vậy sử dụng kiến thức nào để làm bài. 
 Gạch những ý cơ bản cho câu trả lời vào giấy nháp, tức là phải xây dựng một sườn đáp án trước khi làm bài.
Ví dụ: khi tiếp xúc với đề, Bàn về cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Hồ Chí Minh viết “Càng nhớ lại những ngày tủi nhục, mất nước, nhớ lại những bước đường đấu tranh cách mạng đầy hi sinh gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lê-nin và cách mạng tháng Mười”
 (Hồ Chí Minh)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Nếu không đọc kĩ đề, các em sẽ hiểu nhầm yêu cầu của đề hỏi về ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và liên hệ những ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga đối với Việt Nam. Trong khi đó yêu cầu của đề trình bày nguyên nhân, diễn biến của Cách mạng tháng Mười năm 1917 và vai trò của Lê Nin trong cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Sau khi đọc kĩ đề các em phải hiểu đề. Đầu tiên các em bỏ thời gian nhất định để suy nghĩ, phân tích, tìm hiểu những yêu cầu, nội dung cơ bản của đề, tức là nêu những đòi hỏi của đề bài cần tập trung giải quyết. Hiểu được yêu cầu của đề giúp các em định hướng cho cách làm bài của mình.
3.3.2. Kĩ năng xây dựng đề cương bài viết
Xây dựng đề cương bài viết nhằm đáp ứng những yêu cầu cơ bản của bài, giữ được sự cân đối giữa các phần, chủ động thời gian làm bài.
 Sau khi lập dàn ý mới bắt đầu trả lời câu hỏi. Phải có phần mở đề trước khi làm bài các em có thể sử dụng hoàn cảnh lịch sử để mở bài nhưng không nên quá dài dòng, chỉ cần vài câu, đủ ý để dẫn dắt vào nội dung trả lời.
Phần thân bài: Dựa trên cơ sở những ý cơ bản đã vạch ra, tập trung liên hệ những kiến thức đã học, đã nắm được, nhớ được và sử dụng các phương pháp liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản để làm bài không làm theo kiểu gạch đầu dòng trên giấy nháp. Đây là trọng tâm nhất của câu trả lời, điểm cao hay thấp là ở nội dung phần này.
 Phần kết luận: Phải có phần kết luận trong làm bài, tóm tắt ý nghĩa, tác dụng của phần thân bài để làm kết luận - cũng như phần mở đầu, chỉ cần vài câu, không nên dài dòng học sinh có thể sử dụng phần kết quả, ý nghĩa, hay bài học kinh nghiệm cho phần kết luận.
Trong khi các em làm bài nên chọn câu dễ làm trước - nhưng trong thi học sinh giỏi môn Lịch sử khuyến khích làm các câu hỏi theo tiến trình lịch sử câu nào sự kiện trước thì làm trước. 
Trong quá trình làm bài hạn chế xóa lem nhem không được dùng bút tẩy, nếu lỡ có sai thì nên gạch một nét chỗ sai. Cố gắng để chữ viết dễ đọc, trình bày bài khoa học không nên viết chèn, hay gạch xóa quá nhiều trong bài làm.
Ví dụ: Ở đề bài, Có ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Với những nội dung cơ bản của 4 hiệp ước mà triều đình Nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Các em cần nêu phần mở đầu ngắn gọn “Rạng sáng ngày 1/9/1858, Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta, quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương thực hiện triệt để sơ tán, làm vườn không nhà trống đẩy lui nhiều cuộc tấn công của giặc không cho chúng tiến sâu vào đất liền, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị thất bại. Sau 5 tháng xâm lược chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà”.
Phần thân bài: Đây là phần chủ yếu và quan trọng nhất của bài, các em phải trình bày các sự kiện, ý tưởng... nhằm giải quyết các vấn đề được đặt ra. Trong phần thân bài, các em cần nêu cho được các luận điểm và mỗi luận điểm có các luận cứ để trình bày. Ví dụ với đề trên, chúng ta có thể lập đề cương phần thân bài như sau:
+ Nêu hoàn cảnh, nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862). 
+ Nêu hoàn cảnh, nội dung của Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) 
+ Nêu hoàn cảnh, nội dung của Hiệp ước Hác-măng (Hiệp ước Qúy Mùi) (25/8/1883)
+ Nêu hoàn cảnh, nội dung của Hiệp ước Pa-tơ nốt (6/6/1884)
Phần kết luận: Nêu khái quát các ý đã trình bày ở phần mở đầu và phần thân bài.
Trong việc lập đề cương một bài viết cần tránh hai việc: Một là lập đề cương quá sơ lược, không định hướng bài viết làm cho nên khi làm viết bài làm một cách tùy tiện; hai là, lập đề cương quá chi tiết, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc hoàn thành bài viết.
3.3.3. Kĩ năng phân bố thời gian làm bài
Trong thực tế nhiều năm qua, không ít học sinh làm bài môn khoa học xã hội nói chung và làm bài thi môn Lịch sử nói riêng thường bị lạm dụng về thời gian. Việc bố trí thời gian để làm các câu hỏi trong đề bài là rất cần thiết. Muốn vậy khi tiếp xúc với đề, các em cần phải bố trí thời gian để trả lời từng câu hỏi như thế nào? Trước hết chúng ta phải xác định câu nào có số điểm cao nhất, yêu cầu lượng kiến thức nhiều nhất, chúng ta giành thời gian cho câu đó nhiều nhất. Phải tránh tính trạng câu nào học thuộc thì chăm chú làm câu đó mà không biết cách phân định về thời gian.
 Ví dụ: đề ra có bốn câu:
 Câu 1 (2,5 điểm) Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc già (Anh, Pháp) với các đế quốc trẻ (Đức, Mĩ). Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?
 Câu 2 (3,5 điểm) Bàn về cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Hồ Chí Minh viết “ Càng nhớ lại những ngày tủi nhục, mất nước, nhớ lại những bước đường đấu tranh cách mạng đầy hi sinh gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lê-nin và cách mạng tháng Mười”
 (Hồ Chí Minh)
 Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 Câu 3 (1,5 điểm) Em hãy cho biết nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)? 
 Câu 4 (2,5 điểm) Sau khi hoàn thành công cuộc bình định bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam một cách quy mô, bằng kiến thức đã học em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 Với bốn câu của đề thi như vậy, chắc chắn rằng các em phải giành thời gian nhiều nhất cho câu 2.Trong thời gian 120 phút nên bố trí như sau: Câu 1: 25; Câu 2: 40 phút; Câu 3: 20 phút; Câu 4: 25 phút
 Các em phải giành một khoảng thời gian khoảng 10 phút để đọc dò lại toàn bộ bài làm trước khi nộp bài - đây là khâu khá quan trọng nhưng rất nhiều em học sinh hay bỏ qua.
 3.4. Kĩ năng nhận dạng đề thi
 Loại đề nhận thức lịch sử là đề thi theo một chủ đề hay vấn đề lịch sử nhất định được đặt dưới dạng câu hỏi yêu cầu cần giải đáp. Loại đề này thường có nội dung khó, yêu cầu học sinh phải suy nghĩ nhiều, hiểu biết kiến thức lịch sử chính xác, hệ thống. Học sinh phải có năng lực độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề nêu ra, học sinh phải có trình độ tư duy cao, có khả năng lập luận, lý giải vấn đề. Các dạng thường gặp như: Thông qua nội dung của 4 bản hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884 hãy chứng minh thái độ, trách nhiệm và sự đầu hàng từng bước một của triều đình nhà Nguyễn.
Phân tích, chứng minh là một dạng đề được xem là "khó" nhất trong các dạng đề thi khi tiến hành thực hiện một bài làm lịch sử. Với cấp độ yêu cầu đối với học sinh THCS, dạng đề này thường chưa đặt ra yêu cầu cao, song lại phải vận dụng thường xuyên trong quá trình học và làm bài. 
Ví dụ đề thi: Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy chứng minh rằng “Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại” nhưng “vẫn là cách mạng chưa đến nơi”.
	Để làm được đề này học sinh phải nắm vững các vấn đề cơ bản sau đây:
a. Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại:
 Triệt để trong việc giải quyết các nhiệm vụ của cách mạng tư sản:
 Nhiệm vụ dân tộc: Xóa bỏ sự chia cắt, tạo thống nhất thị trường, thống nhất dân tộc, đánh bại Liên minh phong kiến châu Âu, bảo vệ nước Pháp cách mạng	 Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến Pháp (lật đổ nền quân chủ chuyên chế, xử tử vua Lui XVI), thành lập nền cộng hòa, nền chuyên chính. Bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất, các quyền công dân (Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, ban hành hiến pháp 1793 - hiến pháp dân chủ nhất thời cận đại).
 Triệt để trong thái độ của giai cấp lãnh đạo cách mạng: Lãnh đạo cách mạng chỉ có giai cấp tư sản và những bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp tư sản lần lượt nắm quyền lãnh đạo: Đại tư sản đến tư sản Gi-rông-đanh đến tư sản Gia-cô-banh, thái độ cách mạng triệt để	
 Triệt để trong tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân: Quần chúng đấu tranh liên tục, quyết liệt, không chịu dừng bước khi chưa đạt mục tiêu
b. Cách mạng tư sản Pháp vẫn là cách mạng chưa đến nơi:
 Lý luận: Thực chất sau cách mạng là sự thay thế chế độ áp bức này bằng chế độ áp bức khác nên tính chất của cách mạng tư sản luôn là không triệt để.
 Trong quá trình tiến hành, Cách mạng tư sản Pháp có hạn chế là duy trì chế độ tư hữu, kết quả cuối cùng của cách mạng là sự ra đời của nền độc tài quân sựQuần chúng nhân dân là lực lượng chính tham gia cách mạng nhưng lại không được hưởng quyền lợi gì.
3.5. Chú trọng việc kiểm soát kiến thức của học sinh thông qua từng chuyên đề và qua các bài kiểm tra.
Đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công tác bồi dưỡng mà bản thân đã áp dụng trong thời gian được phân công trực tiếp giảng dạy. Trước khi học chuyên đề mới những kiến thức học sinh đã bồi dưỡng ở chuyên đề trước được giáo viên kiểm tra nhuần nhuyễn tạo cơ sở để các em dễ dàng tiếp cận các chuyên đề sau. Bởi lịch sử có sự logic của nó chuyên đề trước là nguyên nhân của chuyên đề sau.
Có hai cách kiểm soát kiến thức cho học sinh đó là: Kiểm tra bằng lời gọi học sinh lên bảng trình bày, giáo viên và các thành viên trong lớp nghe, nhận xét, bổ sung kiến thức với biện pháp này học sinh có cơ hội trình bày quan điểm của mình trước tập thể, rèn luyện cho các em tâm lí bình tĩnh tự tin khi làm bài. Trong quá trình kiểm soát giáo viên có thể cho học sinh tự kiểm tra lẫn nhau. Kiểm tra bằng cách gọi học sinh ghi lại phần kiến thức đã học. Biện pháp này có hiệu quả vừa tác động đến óc, tai mắt do vậy huy động tối đa khả năng của các em. Trong quá trình học sinh thể hiện giáo viên có thể điều chỉnh cách trình bày bài của các em. Qua phần kiến thức bạn trình bày các em có thể tự sữa sai và bổ sung những kiến thức còn thiếu. Đồng thời đây cũng là thời gian để các em tự tái hiện lại kiến thức khắc sâu nhớ bền vững kiến thức cho bản thân mình.
Công tác kiểm tra thường xuyên sau mỗi chương hoặc sau mỗi chuyên đề được giáo viên chú trọng. Việc làm này giúp học sinh tự trình bày những kiến thức đã thu nhận được vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các câu hỏi mở, qua đó giáo viên sẽ có điều kiện giúp các em điều chỉnh cách trình bày bài, cách dùng từ, diễn đạt ý. Học sinh giỏi môn Lịch sử nói chung và Lịch sử 8 nói riêng không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử, kĩ năng phân tích đánh giá sự kiện Lịch sử, mà còn có sự sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng cho học sinh chúng tôi thường xuyên quan tâm đến việc chấm và sửa bài cho học sinh một cách chu đáo kĩ càng để các em tự bổ sung kiến thức đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả cao. 
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Bằng những biện pháp thực hiện như trên, bản thân tôi mạnh dạn áp dụng thực hiện trong nhiều năm qua và đã mang lại kết quả hết sức khả quan.
Đối với giáo viên: Qua quá trình thử nghiệm đề tài, giáo viên được phát huy mọi khả năng của mình trong quá trình dạy học, kiến thức bộ môn được củng cố và nâng cao, giáo viên rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Kết quả của trò là niềm vui, niềm động viên lớn lao nhất đối với người giáo viên. Vì vậy làm cho giáo viên trở nên yêu nghề hơn, tự tin hơn, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
 Đối với học sinh: Các em được mở mang kiến thức, phát triển tư duy, phát huy tính độc lập sáng tạo, xóa bỏ được kiểu học nhồi nhét, học tủ, học vẹt, học đối phó. Qua đó tạo niềm say mê hứng thú học tập bộ môn, học sinh không chỉ hiểu, biết, mà nhận thức lịch sử một cách sâu sắc. Qua các thế hệ học trò cho thấy số lượng học sinh giỏi bộ môn đạt tỷ lệ khá cao, có nhiều em đạt giải được chọn vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 của tỉnh. Cụ thể: 
Thời gian
Số lượng học sinh tham gia
Giải cá nhân
Xếp vị thứ đồng đội
Năm học 2017 - 2018
03
03
5
Năm học 2018 - 2019
02
02
2
III. KẾT LUẬN
1. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Dạy học là trực tiếp đào tạo con người, sản phẩm của nghề dạy học chính là con người:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người.
Đặc biệt công tác ôn luyện học sinh giỏi muốn đạt hiệu quả cao, người dạy phải biết lấy thành quả đạt được của học sinh làm thước đo tay nghề nhà giáo. Bởi lẽ ai trồng cây cũng mong có ngày hái quả, muốn có được quả ngọt, quả sai chúng ta phải biết dày công chăm bón; song dày công chăm bón chưa đủ mà cần phải “chăm bón đúng kỉ thuật” nữa cơ! Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đòi hỏi người dạy biết lựa chọn đúng đối tượng học sinh, có tâm huyết với nghề và không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để luôn luôn tự hoàn thiện mình, biết xác định kiến thức trọng tâm, biết làm chủ điều mình dạy và biết dạy học sinh cách học. Biết phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
Trên đây là một số bí quyết nhỏ trong việc ôn luyện học sinh giỏi bộ môn Lịch sử 8 song chỉ mang tính chất sơ lược khái quát, rèn luyện kỹ năng cho học sinh cũng chỉ ở mức độ một số ví dụ minh họa. Bởi thời gian có hạn tôi không thể trình bày tỉ mỉ, chi tiết. Vì vậy khi ứng dụng đòi hỏi các đồng chí, đồng nghiệp phải phát huy hết năng lực chuyên môn và nghệ thuật sư phạm của người thầy Cũng xin lưu ý thêm rằng: Ngoài kiến thức cơ bản của sách giáo khoa, các bạn nên có tài liệu tham khảo và tài liệu nâng cao đồng thời còn biết hướng học sinh nắm được các sự kiện chính, các thuật ngữ ở những trang cuối của sách giáo khoa.
 Rất mong các bạn thành công và đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử để đưa chất lượng mủi nhọn của huyện nhà ngày một nâng cao.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do chính tôi viết, không sao chép của người khác, nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
2.1 Đối với nhà trường: 
- Ban giám hiệu nhà trường cần chú ý đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại hơn để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong dạy học Lịch sử.
- Thư viện nhà trường cần phải trang bị nhiều tư liệu, sách phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
2.2 Đối với phụ huynh:
- Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, tài liệu học tập.
- Thường xuyên liên lạc với thầy cô giáo, nhà trường để nắm tình hình học tập của học sinh.
- Biết khả năng năng lực của HS để tạo điều kiện tốt nhất, tuyệt đối không xem nhẹ và phân biệt các môn học bồi dưỡng.
2.3 Đối với các nhà quản lý giáo dục:
- Phải xác định môn Lịch sử là môn học hết sức quan trọng không thể thiếu trong chương trình giáo dục phổ thông và là môn học chính khóa, bắt buộc vì Lịch sử là môn học về quá khứ, liên quan mật thiết đến sự hình thành và phát triển của quốc gia, đến vận mệnh của dân tộc. Do vậy, cần được nhận thức trong một hệ thống kiến thức và không thể xem nhẹ vai trò, vị trí của môn học này
- Đưa môn Lịch sử vào các kỳ thi bắt buộc
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên, giáo khoa lịch sử 8, NXB Giáo dục.
2. Ngọc Đạo Phương Thảo, Học tốt Lịch sử 8, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Th.S Trương Ngọc Thơi, Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bích – Hoàng Thanh Tú (Đồng chủ biên), Phát triển năng lực trong môn Lịch sử 8, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. TS. Nguyễn Văn Ninh - Nguyễn Thị Phương Thanh (Đồng chủ biên), Bí quyết chinh phục điểm cao Lịch sử 8, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học Lịch Sử, NXB Giáo dục, 2004
7. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn lịch sử, Bộ giáo dục đào tạo - NXB Giáo dục.
8. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_b.doc
Sáng Kiến Liên Quan